You are on page 1of 5

Lớp 221_71POLP10013_33 – Triết học Mác-Lênin

Nhóm 11: Trần Đỗ Phương Anh Trần Phương Khánh


Nguyễn Triều Cường Trần Nguyễn Thảo My
Lâm Mai Hương Giang Nguyễn Phi Nhi
Nguyễn Huy Hoàng Nguyễn Thị Uyên Phương
Dương Cảnh Siêu
Võ Trương Đức Thuần
Lê Thị Huyền Trang [Leader]
Lâm Gia Tuệ
Lữ Ngọc Tường Vy
NỘI DUNG CHUẨN BỊ NHÓM 11

 Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học?


 Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy,
giữa vật chất và ý thức. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định
cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng
minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.

 Các vấn đề cơ bản gồm có:

 Vấn đề về bản thể: vật chất và ý thức là gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế
nào?
 Vấn đề về chân lý: làm thế nào để xác định được một luận cứ đi từ tiền đề
đến kết luận có hiệu lực hay không? Làm thế nào để biết được một phát biểu
là đúng sai? Ta có thể trả lời những loại câu hỏi nào?
 Vấn đề về nhận thức: quá trình nhận thức diễn ra thế nào? Chúng ta có thể
nhận thức chính xác thế giới khách quan hay không? Thực tại là gì? Chúng
ta nhận thức thực tại như thế nào, có nhận thức toàn bộ thực tại hay không?
 Vấn đề về đạo đức: thế nào là "tốt", thế nào là "xấu" (hoặc thế nào là "giá trị",
thế nào là "phi giá trị")? Sự khác biệt giữa tốt và xấu? Hành động như thế
nào là đúng? Các giá trị có tính chất tuyệt đối hay tương đối? Thế nào là
các quy tắc tự nhiên? Hạnh phúc là gì?
 Vấn đề về thẩm mỹ: đẹp là gì, xấu là gì? Nghệ thuật là

 Câu 2: Chủ nghĩa duy vật? Chủ nghĩa duy tâm? Lấy vd , câu nói thể
hiện quan điểm duy vật hoặc quan điểm duy tâm?
 Chủ nghĩa duy vật là một trong những trường phái triết học lớn trong lịch
sử,bao gồm trong đó toàn bộ các học thuyết triết học được xây dựng trên lập
trường duy vật trong việc giải quyết vấn để cơ bản của triết học, đó là: “Vật chất
là tính thứ nhất, ý thức hay tinh thần chỉ là tính thứ hai của mọi tồn tại trong thế
giới” - tức là thừa nhận và minh chứng rằng: suy đến cùng, bản chất và cơ sở
của mọi tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội chính là vật chất.
Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua ba hình thức, đó là:
 Chủ nghĩa duy vật chất phác với hình thức điển hình của nó là các học thuyết
triết học duy vật thời cổ ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp.
 Chủ nghĩa duy vật siêu hình với hình thức điển hình của nó là các học thuyết
triết học duy vật thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu (tiêu biểu là
chủ nghĩa duy vật cận đại nước Anh và Pháp).
 Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập từ giữa thế
kỷ XIX.
 Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là hình thức -
trình độ phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học, vì
những lý do sau:

1. Do không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong việc lý giải các tồn tại trong giới
tự nhiên (như chủ nghĩa duy vật siêu hình trước đây) mà còn đứng trên lập
trường duy vật trong việc giải thích các hiện tượng, quá trình diễn ra trong đời
sống xã hội loài người - đó chính là những quan điểm duy vật về lịch sử hay chủ
nghĩa duy vật lịch sử.

2. Do nó không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong quá trình định hướng nhận
thức và cải tạo thế giới mà còn sử dụng phương pháp biện chứng trong quá
trình ấy. Từ đó tạo nên sự đúng đắn, khoa học trong việc lý giải thế giới và cải
tạo thế giới.
3. Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên cơ sở kế thừa
những tinh hoa của lịch sử triết học và trên cơ sở tổng kết những thành tựu lớn
của khoa học, của thực tiễn trong thời đại mới; nó trở thành thế giới quan và
phương pháp luận khoa học của giai cấp cách mạng và của các lực lượng tiến
bộ trong thời đại ngày nay.

VD Các câu ca dao của ông bà:


o Ai là người sinh ra mặt đất? Ai là người tạo ra bầu trời?
Bà Chày sinh ra mặt đất Ông Chày sinh ra bầu trời

o Non cao ai đắp mà cao?

Sông kia ai bới, ai đào mà sâu?

Nước non là nước non trời

Ai ngăn được nước ai dời được sông?

 Từ xưa, ông cha ta đã có quan niệm mang tính duy vật sâu sắc, không viện dẫn đến thần linh khi
cho rằng nguồn gốc của trời đất, muôn loài là do có sự hòa hợp, kết hợp giữa hai mặt đối lập
khác biệt nam, nữ, âm, dương hợp thành.

o Mệnh do ngã lập, khúc do kỷ cầu.

 Mặc dù người dân chưa lý giải được nguồn gốc của vũ trụ nhưng có quan điểm duy vật khi cho
rằng thế giới vật chất tồn tại khách quan, không do thần linh nào tạo ra, độc lập với ý thức con
người.

o Cha mẹ sinh con trời sinh tính.

 Phủ nhận môi trường giáo dục gia đình, cho rằng tính người do trời định

 Về chủ nghĩa duy tâm – nó cho rằng ý thức, tinh thần có trước và quyết định
giới tự nhiên. Giới tự nhiên chỉ là một dạng tồn tại khác của tinh thần, ý thức.
 Chủ nghĩa duy tâm đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại với hai hình thức chủ yếu là:

 Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của cảm giác, ý thức con
ngời, khẳng định mọi sự vật, hiện tợng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá
nhân, của chủ thể. Ví dụ quan niệm của Beccơly.
 Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nhng
đó không phải là ý thức cá nhân mà là tinh thần khách quan có trớc và tồn tại
độc lập với con ngời, quyết định sự tồn tại của tự nhiên, xã hội và t duy. Nó th-
ờng đợc mang những tên gọi khác nhau nh ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần
tuyệt đối hay lý tính thế giới.Ví dụ quan niệm của Platon, Hêghen.

=> Ta xét thấy cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều có nguồn gốc xã hội và
nguồn gốc nhận thức. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy vật là các lực lợng xã hội,
các giai cấp tiến bộ, cách mạng; nguồn gốc nhận thức của nó là mối liên hệ với khoa
học. Còn nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy tâm là các lực lợng xã hội, các giai cấp
phản tiến bộ; nguồn gốc nhận thức của nó là sự tuyệt đối hóa một mặt của quá trình
nhận thức (mặt hình thức), tách nhận thức, ý thức khỏi thế giới vật chất.
Trong lịch sử triết học luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa
duy vật, tạo nên động lực bên trong cho sự phát triển của t duy triết học. Đồng thời, nó
biểu hiện cuộc đấu tranh về hệ t tởng giữa các giai cấp đối lập trong xã hội.

VD các câu ca dao , tục ngữ:

o Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.

 Số ng chết có mệnh, giàu sang do trờ i cho rằ ng ngườ i tính không bằ ng trờ i tính, số ng chết có
mệnh, giàu sang do trờ i và thể hiện thế giớ i quan duy tâm, ý thứ c là cái có trướ c và là cái sả n
sinh ra giớ i tự nhiên.

Câu 3: Biện Chứng? Siêu Hình? Lấy một ví dụ nào đó trong cuộc sống để
thể hiện quan điểm biện chứng hoặc siêu hình. Từ đó rút ra kết luận
trong cuộc sống chúng ta nên theo quan điểm biện chứng hay siêu
hình?Vì sao?
 BIện chứng : Là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lí bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận
+ Siêu hình :dùng để chỉ triết học, với tính cách là khoa học siêu cảm tính, phi thực nghiệm
o Ví dụ : + Biện chứng : Con người tiến hoá từ loài vượn cổ là có cơ sở khoa học và đã được chứng mình bởi
nhiều thế hệ nhà khoa học khác nhau trên thế giới + Siêu hình : Con người là do Chúa trời tạo ra
 Cuộc sống chúng ta nên theo quan điểm biện chứng. Vì biện chứng mang ý nghĩa khoa học và nghiên cứu,
giúp ta khắc phục lối tư duy phiến diện, bảo thủ, giúp xem xét vấn đề một cách tổng quát và toàn diện
hơn, tiếp thu những cái mới và giúp nâng tầm cuộc sống.

Câu 4: Tìm hiểu về cuộc đời , sự nghiệp của các các Mác, Angghen,
Lenin. Chủ nghĩa Mac do ai sáng lập? Vì sao không có tên Angghen
trong chủ nghĩa Mác? Vì sao gọi là chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ
Chí Minh?
 Chủ nghĩa Mác do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập và được V.I Lênin phát triển kế thừa. - Ph.Ăngghen
không đồng ý để tác phẩm có tên mình trong đó vì ông cho rằng công lao sáng lập ra triết học và khoa
kinh tế chính trị học Mác chủ yếu thuộc về C.Mác - người bạn của ông. - V.I Lênin trong việc kế thừa, bảo
vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác được những người cộng sản đánh giá cao. Họ đặt tên cho chủ
nghĩa của mình là chủ nghĩa Mác-Lênin.
 CN Mác-Lênin : là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản,
giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con
người.
 Tư tưởng Hồ Chí Minh : là một hệ thống bao gồm các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
chung cơ bản có liên quan đến cách mạng Việt Nam, đây là kết quả của quá trình vận dụng và sáng tạo
dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin vào cách mạng Việt Nam.

You might also like