You are on page 1of 4

INTRODUCTION

Phần tương tác với người nghe:


*Cho xem ảnh mây đen* -> Nhìn vào hình ảnh trên, bạn có suy đoán gì về thời
tiết? Dựa vào đâu bạn có được dự đoán đó?
*Cho ngửi mùi bánh dừa* -> Bạn có thể ngửi và đoán chiếc bánh này có mùi gì
không? Bạn có thể miêu tả mùi của chiếc bánh không? Dựa vào đâu bạn có thể
biết đây là mùi của dừa? (dựa vào kinh nghiệm)
Các bạn có thể nào nhận biết được vị “mặn” của muối chỉ qua việc đọc sách vở
hoặc nghe người ta nói mà không cần nếm thử muối không? Làm sao một đứa trẻ
4 tuổi có thể điều chỉnh lực tác dụng vào chiếc bập bênh để được nhấc bổng
lên/hạ xuống trong khi nó vẫn chưa biết gì về nguyên lý đòn bẩy? Tất cả là nhờ
vào kinh nghiệm.
Kinh nghiệm không chỉ đơn thuần là trải nghiệm, kinh nghiệm chính là tri thức.
John Locke đã từng nói: “Tất cả tri thức của chúng ta đều căn cứ trên kinh
nghiệm, rốt cuộc để bắt nguồn từ nó”
Câu nói này liên quan gì đến những ví dụ tôi vừa đưa ra? Ý nghĩa của nó là gì?
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn câu nói trên dưới góc nhìn triết học nhé!
Nhưng trước tiên, bạn đã biết gì về chủ nhân của câu nói chưa? (Chắc chắn không
ai biết )))))))
Vậy thì hãy đi qua đôi nét về John Locke đã nào!!

NỘI DUNG CHÍNH


1. Tác giả
John Locke (1632–1704) là một bác sĩ, nhà triết học, nhà hoạt động chính
trị người Anh thời Vua Charles II . Ông là nhà triết học theo trường phái chủ nghĩa
kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực nhận thức luận.
John Locke là một trong những triết gia quan trọng nhất và ảnh hưởng nhất mọi
thời đại. Locke là một trong những triết gia và nhà chính trị học nổi tiếng nhất thế
giới thế kỷ 17. Locke thường được coi là người gầy dựng nền móng cho trường
phái đặc sắc mà ngày nay được gọi là chủ nghĩa Kinh nghiệm Anh. Tư tưởng
Locke gây ảnh hưởng to lớn trong sự phát triển khoa Triết học chính trị và nhận
thức luận thời kỳ quan trọng này.

Là triết nhân nổi bật trong lĩnh vực nhận thức luận, ông chủ trương con người
dùng lý trị và tự do ý chí để nhận chân – truy tìm chân lý – thay vì dễ chấp nhận
hệ giá trị mang tích áp đặt sẵn có trước đó hoặc được sinh ra bởi hệ niềm tin mơ
hồ mù quáng mà không tư duy, kiểm chứng, phản biện có phương pháp. (Luận về
sự hiểu biết của con người – 1689)

 Ông thường biết đến rộng rãi với danh vị “Cha đẻ Chủ nghĩa Tự do". John Locke
- sinh năm 1632 trong một gia đình trung lưu vùng Somerset - có những đóng góp
nền tảng cho lý thuyết hiện đại về chính quyền trung tả được giới hạn quyền lực
– qua các tác phẩm đồ sộ của mình, ngoài phát triển khế ước xã hội xét trong
tương quan chức năng và nguồn gốc nhà nước, Locke luôn đấu tranh chống chủ
nghĩa chuyền quyền, độc tài, toàn trị.

Chính những khái niệm về quyền của tự nhiên, khế ước xă hội và nhiều đóng
góp khác đă khiến ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng
và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đặc biệt là trong câu “Mọi người sinh ra đều bình
đẳng, tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong
đó có quyền sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc.”

*Trở lại với câu nói của John Locke “Tất cả tri thức của chúng ta đều căn cứ trên
kinh nghiệm, rốt cuộc để bắt nguồn từ nó” Có thể nhiều bạn đang cảm thấy mơ
hồ, chưa hiểu được ý nghĩa của nó. Đừng lo lắng vì chúng mình sẽ giúp các bạn
giải đáp ngay thôi. Câu nói này liên quan đến một vấn đề thú vị trong triết học:
Chủ nghĩa kinh nghiệm.*

2. Chủ nghĩa kinh nghiệm


Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì?
Trong triết học, chủ nghĩa kinh nghiệm hay chủ nghĩa duy nghiệm là một lý
thuyết về tri thức với đặc điểm nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm. Trải nghiệm
có thể được hiểu là bao gồm tất cả các nội dung của ý thức hoặc nó có thể được
giới hạn trong dữ liệu của các giác quan mà thôi.
Trong triết học khoa học, chủ nghĩa kinh nghiệm là một lý thuyết về tri thức nhấn
mạnh đến các khía cạnh của tri thức khoa học có quan hệ chặt chẽ với trải
nghiệm, đặc biệt khi được tạo ra qua các sắp đặt thử nghiệm có chủ ý. Một yêu
cầu căn bản của phương pháp khoa học là tất cả các giả thuyết và lý thuyết đều
phải được kiểm nghiệm bằng các quan sát về thế giới tự nhiên thay vì chỉ dựa
trên lập luận tiên nghiệm, trực giác, hay mặc khải. Do đó, về bản chất, khoa học
được xem là theo lối kinh nghiệm một cách có phương pháp luận.

Nguồn gốc của tri thức theo Chủ nghĩa kinh nghiệm

Vấn đề nguồn gốc tri thức con người, quá trình hình thành và cơ cấu của nó,
được Locke xem xét trong quyền 2 của “Khảo luận về lý trí con người”. Sự nghiên
cứu này bắt đầu từ luận điểm cho rằng kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của
mọi tri thức. Chủ nghĩa kinh nghiệm như của Locke phủ nhận rằng con người có
các ý niệm bẩm sinh hay cái gì đó nhận biết được mà không phải tham chiếu tới
trải nghiệm.
Locke viết:"Toàn bộ tri thức của chúng ta đều hình thành từ kinh nghiệm. Sự
quan sát của chúng ta, hướng đến hoặc các sự vật cảm tính bên ngoài, hoặc hoạt
động bên trong của linh hồn, được chúng ta tri giác và phản tỉnh, đem đến cho lý
trí của chúng ta toàn bộ chất liệu tư duy”. Nói khác đi, cảm giác và phản tỉnh, hay
suy tưởng (reflexion) là hai nguồn gốc của tri thức, từ đó xuất hiện mọi ý niệm.
Từ kinh nghiệm, con người có được những ý niệm đơn giản. Khi đã trữ đầy
những ý niệm đơn giản, tâm thức con người có thể kết hợp chúng lại thành
những ý niệm phức tạp. Ý niệm đơn giản không thể do con người tự tạo ra,
chúng chỉ có thể có được từ kinh nghiệm và trong quá trình nhận thức đó, tâm
thức con người ở trạng thái thụ động. Còn khi kết hợp các ý niệm đơn giản thành
những kiểu ý niệm phức tạp khác nhau, tâm thức con người ở trạng thái hoạt
động.
Kết luận rút ra từ quan niệm của Locke về nguồn gốc cảm tính của tri thức: nhận
thức là một quá trình triển khai theo thời gian. Ông thường nói về sự hình thành
và phát triển tâm lý của con người, từ lúc là một đứa trẻ đến khi trưởng thành,
phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tích luỹ kinh nghiệm cá nhân và làm giàu nó
bằng những chất liệu ngày càng mới. Tâm hồn của đứa trẻ mới sinh, theo Locke,
tựa như  “tabula rasa” (tấm bảng trống trơn) không hề có dấu hiệu hay ý niệm
nào” Nhờ tiếp xúc với thế giới cảm tính mà tấm bảng ấy mỗi ngày lại đầy thêm ý
niệm, khái niệm, kinh nghiệm sống. Tâm hồn con người càng nỗ lực nhận thức
thế giới, thì càng đem đến nhiều chất liệu cho tư duy.
Theo Locke, ý niệm đơn giản, hình thành cả ở kinh nghiệm bên ngoài lẫn ở kinh
nghiệm bên trong, tạo nên nền tảng của quá trình nhận thức tiếp theo. Phù hợp
với kinh nghiệm bên ngoài có ý niệm quảng tính, hình thái, vận động, đứng yên,
nóng, lạnh, sáng, tối, trắng, đen…Liên quan đến kinh nghiệm bên trong, hay
reflexion, có ý niệm tư duy và ý niệm ham muốn, tương ứng với lý trí và ý chí. Ý
niệm phức hợp là sự hợp thành của các ý niệm đơn giản, chẳng hạn ý niệm
“người bạn”là tổng thể các ý niệm về con người, tình yêu, hành động v.v.. Tính
tích cực của trí tuệ bắt đầu khi nó tổng hợp các ý niệm đơn giản thành ý niệm
phức hợp.

You might also like