You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & THỰC PHẨM

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG

ĐỀ TÀI

AN TOÀN KHO LẠNH TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Huỳnh Đinh Thuấn

Nhóm SVTH: 11

STT Họ và tên SV MSSV


1 Lâm Vũ Trúc Phương 19491991
2 Phạm Thị Lan Phương 19501741
3 Lê Thị Quỳnh Như 19500641
4 Ngô Thảo Sương 19495641
5 Nguyễn Thị Thủy Tiên 20056001
6 Nguyễn Văn Tùng 19485591
7 Nguyễn Hoàng Việt Anh 18048571

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TIỂU LUẬN

Nhóm có tổ chức 1 buổi họp qua Zoom.

Thời gian bắt đầu: 19h00 ngày 31/08/2021

Thời gian kết thúc: 20h00 ngày 31/08/2021

Chủ trì: Lâm Vũ Trúc Phương

Thư kí: Phạm Thị Lan Phương

Thành viên tham dự họp:

 Lê Thị Quỳnh Như


 Ngô Thảo Sương
 Nguyễn Thị Thủy Tiên
 Nguyễn Văn Tùng
 Nguyễn Hoàng Việt Anh

Được sự thống nhất các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng đã phân công công việc
như sau:

HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ ĐƯỢC


PHÂN CÔNG
Lâm Vũ Trúc Phương 19491991 Tìm hiểu các biện pháp
đảm bảo an toàn lao động
đối với kho lạnh, tổng hợp
word, làm ppt
Phạm Thị Lan Phương 19501741 Tìm hiểu về an toàn lao
động và kết luận, tổng hợp
word
Lê Thị Quỳnh Như 19500641 Tìm hiểu về nhiệt độ kho
lạnh và vai trò, tác dụng
của kho lạnh
Ngô Thảo Sương 19495641 Tìm hiểu về kho lạnh và
phân loại kho
Nguyễn Thị Thủy Tiên 20056001 Tìm hiểu tài liệu viết phần
mở đầu
Nguyễn Văn Tùng 19485591 Tìm hiểu quy định, yêu cầu
khi làm việc với kho lạnh
và những tác động với
người lao động, làm ppt
Nguyễn Hoàng Việt Anh 18048571 Tìm hiểu về cấu tạo và
thiết kế kho lạnh
MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

II. GIỚI THIỆU KHO LẠNH.......................................................................................2

1. Kho lạnh......................................................................................................................2

2. Phân loại......................................................................................................................4

2.1. Theo công dụng của kho lạnh.............................................................................4

2.2. Theo nhiệt độ sử dụng kho lạnh:........................................................................4

2.3. Theo dung tích chứa kho lạnh............................................................................5

2.4. Theo đặc điểm cách nhiệt....................................................................................6

3. Cấu tạo và thiết kế kho lạnh......................................................................................6

3.1. Nguyên lý hoạt động của kho lạnh.....................................................................8

3.2. Phương pháp sử dụng nhiệt độ.........................................................................10

4. Vai trò, tác dụng của việc bảo quản kho lạnh.......................................................11

III. VẤN ĐỀ AN TOÀN KHO LẠNH TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM...............................................................................................................................12

1. An toàn lao động......................................................................................................12

2. Yêu cầu khi làm việc ở kho lạnh.............................................................................13

3. Những tác động gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với người lao
động...............................................................................................................................14

4. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đối với kho lạnh.................................16

4.1. Đối với người sử dụng lao động........................................................................16

4.2 Đối với người lao động........................................................................................18

4.3. Chế độ bảo hộ người lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.......19

IV. KẾT LUẬN................................................................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................23


I. MỞ ĐẦU

Nghĩ đơn giản như một chiếc tủ lạnh trong ngôi nhà của chúng ta dùng để làm gì?
Đương nhiên, là để bảo quản dự trữ thức ăn cho gia đình. Vậy thì, kho lạnh cũng tương tự
như vậy nhưng nó ở một quy mô to và rộng lớn hơn. Chẳng hạn như trong nhà máy sản
xuất thực phẩm (sữa, thủy sản, rau củ, …) được lắp đặt với nhiều thiết bị dàn lạnh công
nghiệp với nhiệt độ thấp nhằm mục đích bảo quản thực phẩm, hạn chế tối đa tình trạng
hư hỏng hàng hóa, sản phẩm theo thời gian.

Việc ứng dụng kho lạnh vào bảo quản một số thực phẩm tươi sống, nông sản, thuỷ
hải sản hay rau quả, thuốc, dụng cụ, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp
thực phẩm, công nghiệp nhẹ…Và hiện nay, kho lạnh được sử dụng trong công nghiệp
chế biến thực phẩm rất rộng rãi và chiếm một tỷ lệ rất lớn. Và hơn nữa các sản phẩm liên
quan đến ngành công nghệ chế biến thực phẩm thì hầu hết đều là các sản phẩm dễ bị ảnh
hưởng bởi môi trường nhiệt độ phía ngoài và không để lâu được trong điều kiện môi
trường bình thường nên cần phải được bảo quản trong môi trường thích hợp. Vì với từng
loại sản phẩm, hàng hoá khác nhau thì cũng sẽ có điều kiện bảo quản khác nhau vậy nên
ta cần cân nhắc thật kĩ để bảo quản sản phẩm cho thật tốt , hạn chế hư hỏng. Mà có thể
thấy, hầu như hiện nay thì các mà máy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà nông muốn
bảo quản sản phẩm của họ được tốt và giữ được chất lượng sản phẩm trong thời gian dài
thì họ cũng đã sử dụng những kho lạnh hay kho lạnh bảo quản để bảo quản thực phẩm
của mình. Vì nhờ có bảo quản với nhiệt độ thấp trong kho lạnh như thế thì sản phẩm có
thể vận chuyển đến các nước láng giềng, những nơi lái buôn hoặc sang tận thị trường thế
giới trong thời gian dài mà không bị hư thối, hay mất chất dinh dưỡng. Và những sản
phẩm đông lạnh của Việt Nam có chỗ đứng vững vàng trên thị trường nội địa và cả thế
giới.
Cũng chính vì tầm quan trọng của kho lạnh trong các nhà máy sản xuất thực phẩm,
và các lĩnh vực có liên quan nên để khai thác triệt để cũng như biết cách sử dụng kho
lạnh một cách hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu về: Cấu tạo và thiết kế kho lạnh,
nguyên tắc hoạt động, mục đích sử dụng của kho lạnh, phương pháp sử dụng nhiệt độ
kho lạnh, các lưu ý khi sử dụng kho lạnh, …

Bên cạnh việc nằm lòng các nguyên lí vận hành và cách sử dụng kho lạnh, để đảm
bảo cho công việc được duy trì và đạt năng suất cao chúng ta còn phải đảm bảo an toàn
cho công nhân viên khi họ làm việc trong kho lạnh. Tránh và giảm thiểu tối đa tai nạn
nghề nghiệp, tai nạn lao động nếu có. Bởi vì, kho lạnh luôn được duy trì ở nhiệt độ thấp
vô cùng khắc nghiệt nên khi làm việc trong môi trường như vậy chúng ta cần phải trang
bị đầy đủ những bộ đồ bảo hộ, dụng cụ chuyên dụng, cũng như kiến thức vững vàng
trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Song muốn đảm bảo an toàn khi làm việc
trong kho lạnh thì công nhân viên nên tìm hiểu cũng như nắm bắt được quyền lợi, trách
nhiệm của mình khi làm việc ở kho lạnh. Đồng thời phải tuân thủ , chấp hành luật an toàn
lao động. Để khi có việc gì xảy ra ta còn biết cách để bảo vệ cũng như giành quyền lợi
cho chính bản thân mình. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng cần phải có trách nhiệm
với công nhân của mình, tuyên truyền và nâng cao ý thức để bảo đảm an toàn khi làm
việc cũng như phải biết lắng nghe và thấu hiểu những người công nhân của mình xem họ
cần gì, và phải luôn đảm bảo môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn, để họ có thể an tâm làm
việc. Vì vậy, an toàn kho lạnh trong nhà máy chế biên thực phẩm là một đề tài rất được
nhiều người quan tâm.

I. GIỚI THIỆU KHO LẠNH

1. Kho lạnh
- Kho lạnh là một phòng hay một kho chứa được thiết kế và lắp đặt hệ thống làm mát,
làm lạnh hay cấp đông để bảo quản, lưu trữ hàng hóa lâu và giữ được chất lượng tốt nhất
cho sản phẩm. Kho lạnh được áp dụng vào các khu công nghiệp, nhà máy chế biến và
kho xưởng cũng như những hộ gia lạnh kinh doanh. Đặc điểm của kho lạnh sẽ phụ thuộc
vào từng mục đích sử dụng của khách hàng hay theo từng loại hàng hóa được bảo quản.

+ Kho lạnh bảo quản thực phẩm.


+ Kho lạnh bảo quản hải sản.
+ Kho lạnh bảo quản nông sản.
+ Kho lạnh bảo quản trái cây.
+ Kho lạnh bảo quản rau sạch.
+ Kho lạnh bảo quản vacxin, dược phẩm.
+ Kho lạnh bảo quản sữa, bảo quản và lên men bia.
+ Kho lạnh bảo quản hạt giống và nhiều sản phẩm khác.

- Hiện nay kho lạnh được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp chế biến thực phẩm, bảo
quản hàng hóa.

Hình 1. Một số loại kho lạnh

* Nhiệt độ bảo quản trong kho lạnh

- Nhiệt độ bảo quản thực phẩm phải được lựa chọn trên cơ sở kinh tế kỹ thuật. Nó phụ
thuộc vào từng loại sản phẩm và thời gian bảo quản chúng. Thời gian bảo quản càng lâu
thì nhiệt độ càng thấp.

- Đối với các mặt hàng trữ đông ở các nước châu Âu người ta thường chọn nhiệt độ bảo
quản thấp khá thấp từ -25 đến -30℃ . Còn ở nước ta thường chọn trong khoảng -18 đến 2
℃ . Các mặt hàng trữ đông cần bảo quản ở nhiệt độ ít nhất bằng nhiệt độ sản phẩm khi
cấp đông để tránh không bị rã đông và tái kết tinh lại làm giảm chất lượng sản phẩm.
Dưới đây là chế độ và thời gian bảo quản của một số loại thực phẩm:
Bảng 1. Chế độ và thời gian bảo quản một số loại thực phẩm

2. Phân loại
2.1. Theo công dụng của kho lạnh
- Kho lạnh sơ bộ: Dùng làm lạnh sơ bộ hay bảo quản tạm thời thực phẩm tại các nhà
máy chế biến trước khi chuyển sang một khâu chế biến khác.

- Kho lạnh chế biến: Được sử dụng trong các nhà máy chế biến và bảo quản thực phẩm
(nhà máy đồ hộp, nhà máy sữa, nhà máy chế biến thủy hải sản, nhà máy xuất khẩu thịt,
…). Các kho lạnh loại này thường có dung tích lớn, cần phải trang bị hệ thống có công
suất lạnh lớn. Phụ tải của kho lạnh luôn thay đổi do phải xuất nhập hàng thường xuyên.

- Kho phân phối, trung chuyển: Dùng điều hòa cung cấp thực phẩm cho các khu dân
cư, thành phố và dự trữ lâu dài. Kho lạnh phân phối thường có dung tích lớn, trữ nhiều
mặt hàng và có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống sinh hoạt của cả một cộng động.

- Kho thương nghiệp: Kho lạnh bảo quản các mặt hàng thực phẩm của hệ thống thương
nghiệp. Kho dùng bảo quản tạm thời các mặt hàng đang được doanh nghiệp bán trên các
thị trường.

- Kho vận tải (trên tàu thủy, tàu hỏa, ôtô): Đặc điểm chung của kho là có dung tích
lớn, hàng hóa bảo quản mang tính chất tạm thời để vận chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Hình 2. Kho lạnh vận tải

- Kho sinh hoạt: Đây là loại kho rất nhỏ dùng trong hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng
dùng để bảo quản một lượng hàng nhỏ.

2.2. Theo nhiệt độ sử dụng kho lạnh:


- Kho bảo quản lạnh: Nhiệt độ bảo quản nằm trong khoảng -2 đến 5℃ . Dùng để bảo
quản chủ yếu là rau quả và các loại nông sản hoặc có thể dùng để bảo quản thịt sử dụng
qua ngày, hàng thực phẩm chế biến, giò chả, nem chua, …

- Kho bảo quản đông: Kho lạnh có nhiệt độ bảo quản tối thiểu là -18℃ dùng để bảo
quản các mặt hàng đã qua cấp đông như những loại có nguồn gốc từ động vật (thịt, cá,
hải sản,…)

- Kho đa năng: Nhiệt độ bảo quản là -12℃ , buồng bảo quản đa năng thường được thiết
kế ở -12℃ nhưng có thể chỉnh lên đến 0℃ để bảo quản lạnh hoặc xuống -18℃ để bảo
quản đông tùy vào yêu cầu của công nghệ. Khi cần có thể sử dụng buồng đa năng để gia
lạnh sản phẩm. Buồng đa năng thường được trang bị dàn quạt nhưng cũng có thể được
trang bị dàn tường hoặc dàn trần đối lưu không khí tự nhiên.

- Kho gia lạnh: Dùng để làm lạnh sản phẩm từ nhiệt độ môi trường xuống nhiệt độ bảo
quản lạnh hoặc để gia lạnh sơ bộ cho những sản phẩm lạnh đông trong phương pháp kết
đông 2 pha. Tùy theo yêu cầu quy trình công nghệ gia lạnh, nhiệt độ buồng có thể hạ
xuống -5℃ và nâng lên vài độ trên nhiệt độ đóng băng của các sản phẩm được gia lạnh.
Buồng gia lạnh thường được trang bị dàn quạt để tăng tốc độ gia lạnh cho sản phẩm.

- Kho cấp đông: Sử dụng nhiệt độ từ -35 đến -45℃ để cấp đông nhanh sản phẩm như
hải sản, thực phẩm tươi sống như thịt và một số sản phẩm ngành nghề đặc thù
Hình 3. Kho cấp đông

2.3. Theo dung tích chứa kho lạnh


- Kích thước kho lạnh phụ thuộc chủ yếu vào dung tích chứa hàng của nó. Do đặc điểm
về khả năng chất tải của mỗi loại thực phẩm khác nhau nên thường quy dung tích ra tấn
thịt (MT – Meat Tons). Ví dụ: Kho 50MT, 100MT, 200MT, 500MT, … là những kho có
khả năng chứa 50, 100, 200, 500 tấn thịt.

2.4. Theo đặc điểm cách nhiệt


- Kho xây: Là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng và bên trong người ta bọc lớp cách
nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, giá thành tương đối cao, không đẹp, khó tháo dỡ, di
chuyển. Mặt khác về mặt thẩm mỹ và vệ sinh kho xây không đảm bảo tốt. Vì vậy, hiện
nay ở nước ta thường ít sử dụng kho xây để bảo quản thực phẩm.

- Kho panel: Được lắp ghép từ các tấm panel tiền chế polyuretan và lắp ghép với nhau
bằng các móc khóa cam locking và mộng âm dương. Kho panel có hình thức đẹp, gọn và
giá thành tương đối, rất tiện lợi khi lắp đặt, tháo dỡ và bảo quản các mặt hàng thực phẩm,
nông sản, thuốc men, dược liệu, … Hiện nay nhiều doanh nghiệp nước ta đã sản xuất ra
tấm panel cách nhiệt đạt tiêu chuẩn cao. Vì thế hầu hết các xí nghiệp, công ty thực phẩm
đều sử dụng kho panel để bảo quản hàng hóa.
Hình 4. Kho panel

3. Cấu tạo và thiết kế kho lạnh


* Cấu tạo kho lạnh gồm 2 phần chính:

- Vỏ kho lạnh: được thiết kế như 1 căn phòng hoặc 1 nhà kho. Vỏ kho lạnh có 4 vách
xung quanh, sàn kho lạnh và trần kho lạnh bằng tấm cách nhiệt (panel) chuyên dùng cho
tùy loại kho lạnh, kho đông lạnh hoặc kho cấp đông.

+ Cửa kho lạnh được thiết kết đặc biệt với bản lề, tay khóa, gioăng cửa và có cơ cấu
chống nhốt bên trong. Cho dù có khóa bên ngoài thì người ở bên trong có thể tự
đẩy cửa mở ra tránh nguy hiểm đến tính mạng người trong kho lạnh.
+ Đèn chiếu sáng là loại chuyên dùng, đạt tiêu chuẩn chống ẩm trong kho lạnh để
tránh nguy cơ cháy nổ.
+ Các thiết bị, vật tư khác cũng là loại chuyên dùng trong kho lạnh để tránh xảy ra
sự cố và tốn tiền điện cho việc dùng các thiết bị không đạt chuẩn kho lạnh.

- Hệ thống kho lạnh:

+ Cụm máy nén dàn ngưng và dàn lạnh của kho lạnh được thiết kế dạng rời 2 cực
như máy lạnh dân dụng nhưng cấu tạo dạng công nghiệp và được lắp đặt theo tiêu
chuẩn lạnh công nghiệp với các thiết bị bảo vệ tránh như hỏng máy.
+ Hệ thống điều khiển: Tủ điều khiển hệ thống lạnh trong kho lạnh được thiết kế bởi
các kỹ sư nhiều kinh nghiệm với các thiết bị bảo vệ và điều khiển phù hợp với
từng loại kho lạnh khác nhau. Tối ưu hóa hoạt động của thiết bị để tăng cường độ
bền cho cụm máy của kho lạnh.
+ Các thiết bị phụ trợ và hệ thống ống đồng, bảo ôn phù hợp và đạt tiêu chuẩn nhằm
tránh giảm công suất máy và hư hỏng cụm máy kho lạnh.
* Những yêu cầu về thiết kế kho lạnh an toàn, đảm bảo:

- Cần xây dựng nơi khô ráo, không bị trũng, có động nước. Nên đặt nơi thuận tiện về giao
thông, cách xa khu vực có nguồn gây ô nhiễm. Đặc biệt khi thiết kế kho lạnh cần chọn
nơi có nguồn điện đảm bảo hoạt động tốt, thuận tiện cho quá trình sản xuất.

- Đủ nguồn nước sạch cung cấp, đáp ứng những yêu cầu của Bộ Y tế về an toàn và vệ
sinh.

- Đáp ứng được các yêu cầu về mặt bằng và cấu trúc:

+ Mặt bằng đủ rộng, thuận tiện về mặt vận chuyển, bốc dở, tránh gây ô nhiễm.
+ Khi thiết kế kho lạnh cần đảm bảo nền là 0.8 – 1.4m so với mặt bằng xung quanh,
độ rộng của phòng tối thiểu 5m.
+ Cần có tường ngăn cách với bên ngoài.
+ Cần đảm bảo có kết cấu vững chắc, có mái che, cách nhiệt tốt.
+ Tường trần, phòng đệm, phòng thay bao bì cần được thiết kế với vật liệu bền.
+ Cửa kho lạnh cũng như phòng đệm cần được thiết kế với vật liệu không độc, độ
bền cao, cách nhiệt tốt, bề mặt nhẵn, vệ sinh dễ dàng.
+ Khu vực phòng đệm bốc dỡ hàng cần hạn chế ngăn chặn hơi nước, khi nóng cũng
như nhiệt độ khi dỡ hàng.
+ Khu vực thay đồ bảo hộ, nhà vệ sinh cần được thiết kế phù hợp, đảm bảo vệ sinh.

Hình 5. Cấu tạo của kho lạnh

3.1. Nguyên lý hoạt động của kho lạnh


- Kho lạnh hoạt động theo nguyên lý làm lạnh bằng phương pháp đối lưu cưỡng bức (là
quá trình trao đổi nhiệt được thực hiện nhờ sự chuyển động của chất lỏng hay chất khí
giữa các vùng có nhiệt độ khác nhau với dòng chuyển động do ngoại lực tác dụng như
quạt, bơm, …) Sau khi các sản phẩm được sắp xếp theo dạng block hoặc dạng rời và đặt
sẵn trên khay thì nhân viên kho lạnh sẽ đặt chúng lên một thiết bị gọi là xe cấp đông. Xe
cấp đông được làm bằng inox, được thiết kế theo tầng phải đảm bảo khi đặt các khay vào
thì vẫn đủ khoảng không gian để không khí có thể tuần hoàn đi qua. Không khí lạnh tuần
hoàn cưỡng bức trong kho xuyên qua các khe hở giữa các khay và trao đổi nhiệt về cả 2
phía, phía trên trao đổi nhiệt trực tiếp với sản phẩm còn phía dưới trao đổi nhiệt qua các
khay làm lạnh và dẫn nhiệt vào sản phẩm. Dàn lạnh này có thể tùy thuộc vào công suất
lớn hay nhỏ mà được kho thiết kế trên cao hay đặt dưới sàn.

Hình 6. Nguyên lí hoạt động của kho lạnh

* Những điều lưu ý khi sử dụng để kéo dài tuổi thọ của kho lạnh

- Có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc: Kho lạnh sử dụng hệ thống máy công
nghiệp vì vậy việc có kế hoạch bảo trì, bão dưỡng máy móc định kỳ là điều vô cùng quan
trọng. Việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc giúp tăng tuổi thọ của máy, giúp hệ thống vận
hàng trơn tru, phát hiện được những điểm bất thường của máy móc và kịp thời xử lý
trước khi xảy ra sự cố không mong muốn.

- Nên sử dụng rèm cửa kho lạnh trong kho lạnh bảo quản: Khi mở cửa ra vào hàng
hóa sẽ mất lượng nhiệt lớn ra ngoài, vì vậy sử dụng rèm cửa cách nhiệt chuyên dụng giúp
giảm thất thoát lượng nhiệt ra ngoài, giảm chi phí điện và tránh tình trạng hệ thống máy
phải hoạt động liên tục để bù lại lượng nhiệt trong kho.
Hình 7. Rèm trong kho lạnh

- Sắp xếp hàng hóa trong kho và lưu chuyển hàng:

+ Hàng sắp xếp trong kho sao cho đảm bảo sự lưu thông gió lạnh trong kho.
+ Hàng sắp xếp trong kho sao cho không cản dòng gió thổi của dàn lạnh
+ Với kho thương mại (kho nhỏ, không có hành lang lạnh) của lớn chỉ để người đi
qua lại, khi lưu thông qua phải đóng lại ngay.

- Vệ sinh kho lạnh: Trường hợp đòi hỏi vệ sinh panel thì phải sử dụng phương pháp
phun nước áp lực thấp để vệ sinh và sử dụng nước xử lý vi sinh theo quy định. Các bước
vệ sinh như sau:

+ Ngưng hoạt động dàn lạnh.


+ Phun nước
+ Sử dụng chất tẩy rửa
+ Phun sạch bằng nước sau khi sử dụng chất tẩy rửa
+ Vô trùng
+ Phun sạch bằng nước sau khi sử dụng phương pháp vô trùng
+ Làm kho bề mặt panel

- Ngưng hoạt động trong kho trong thời gian dài: Khi không sử dụng kho trong thời
gian dài cần tiến hành các bước như sau:

+ Ngắt nguồn điện cung cấp cho kho


+ Kho phải được vệ sinh kỹ càng
+ Cửa kho để thông thoáng

3.2. Phương pháp sử dụng nhiệt độ


* Phương pháp làm lạnh:
- Phương pháp làm lạnh tĩnh: Phòng lạnh được trang bị hệ thống dàn lạnh tĩnh hoặc
phương pháp làm lạnh qua nước muối. Nguyên liệu thực phẩm, nông sản được xếp trên
giá, với luồng không khí đối lưu tự nhiên và làm lạnh xuống -2 đến -3℃ . Đặc điểm
phương pháp làm lạnh tĩnh có thời gian làm lạnh chậm, nhưng tiêu hao thực phẩm thấp,
yêu cầu nhiệt diện tích để chứa thực phẩm.

- Phương pháp làm lạnh tăng cường: Kho lạnh được trang bị các vòi phun nước muối.
Đặc điểm phương pháp tiêu hao khối lượng thực phẩm, giữ được gái trị dinh dưỡng và
vitamin cao. Tuy nhiên phương pháp này không áp dụng cho các thực phẩm kỵ khí và
muối.

- Phương pháp nhúng sản phẩm trong nước muối lạnh: Lợi dụng hệ số trao đổi nhiệt
của nước muối lạnh, rút ngắn thời gian làm lạnh thực phẩm đáng kể. Phương pháp áp
dụng bảo quản thịt, cá có sử dụng bao nilon.

- Phương pháp làm lạnh chân không: Áp dụng chủ yếu bảo quản nông sản, rau củ. Môi
trường chân không giảm thiểu tình trạng hô hấp của rau củ, đảm bảo tính thẩm mỹ và giá
trị dinh dưỡng.

* Phương pháp lạnh đông:

- Lạnh đông gián tiếp: Thường sử dụng tác nhân không khí đối lưu tự nhiên hay cưỡng
bức (truyền nhiệt đối lưu) hạ thấp nhiệt độ môi trường lạnh đông xuống -40 đến -45℃ để
làm đông sản phẩm. Nếu lạnh đông chậm không khí đối lưu tự nhiên, còn lạnh đông
nhanh thì không khí đối lưu cưỡng bức. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng hỗn hợp nước
muối hoặc chất tải lạnh khác nhưng phải thân thiện với môi trường, con người và thực
phẩm.

- Lạnh đông trực tiếp: Thường sử dụng các tủ đông tiếp xúc, sản phẩm được đặt trong
khay và được kẹp giữa các tấm lắc cấp đông, bên trông các tấm lắc rỗng có môi chất làm
lạnh chạy qua, nhiệt độ bay hơi từ -45 đến -50℃ . Phương pháp này làm lạnh chủ yếu là
dẫn truyền, tốc độ làm lạnh tương đối nhanh. Ngoài ra phương pháp lạnh đông trực tiếp
cũng có thể dùng chất tải lạnh là nitơ lỏng có nhiệt độ bay hơi rất thấp -196℃ , tốc độ
lạnh đông cực nhanh chỉ tầm 5-10 phút nhưng giá thành cao nên không sử dụng cho các
loại thực phẩm thông thường mà sử dụng cho các loại sản phẩm cao cấp có giá trị kinh tế
cao.
4. Vai trò, tác dụng của việc bảo quản kho lạnh
- Kho lạnh đã được ứng dụng vào ngành kinh tế từ lâu, đặc biệt là trong một số ngành
công nghiệp nhất định như: Công nghệ chế biến thực phẩm, công nghiệp sản xuất, bảo
quản thực phẩm, ngành công nghiệp sản xuất và bảo quản thuốc, ngành công nghiệp lạnh,
ngành công nghiệp hóa chất…

- Đối với ngành công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm, kho lạnh đóng một vai trò
rất quan trọng. Bởi với một khối lượng lớn thực phẩm, cần phải có kho chứa, cần phải có
thời gian để phân phối đến các vùng thì chỉ có kho lạnh mới giúp bảo quản kho lạnh mới
giúp bảo quản thực phẩm lâu dài nhất, không bị biến đổi về màu sắc, dinh dưỡng, …
Nhiệt độ thấp trong kho lạnh sẽ kìm hãm hoạt động của vi khuẩn để chúng không làm
thực phẩm bị hư hỏng. Chính vì thế thực phẩm sẽ được bảo quản tốt hơn, lâu hơn trước
khi đến tay người tiêu dùng.

- Ngoài ra, còn mang lại những công dụng như:

+ Không sử dụng chất bảo quản: ngày nay khi muốn bảo quản thực phẩm trong
thời gian dài thì các nhà sản xuất thường sử dụng chất bảo quản để thực phẩm giữ
được độ tươi. Nhưng trên thực tế, ai cũng biết chất bảo quản là chất không tốt cho
sức khỏe của người tiêu dùng và là một trong những nguyên nhân gay bệnh ưng
thư. Với phương pháp bảo quản kho lạnh, thực phẩm không cần sử dụng chất bảo
quản mà vẫn giữ được độ tươi lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng.
+ Thực phẩm giữ được độ tươi ngon và bổ dưỡng: Một trong những ưu điểm của
quy trình bảo quản thực phẩm đó là quy trình đông lạnh ngắn, thao tác đơn giản và
nhanh chống. Ví dụ như đối với rau củ, chúng thường được đông lạnh vài giờ sau
khi thu hoạch, điều này giúp giảm hao hụt vitamin và khoáng chất, duy trì lượng
dinh dưỡng của thực phẩm.
+ Có thể sử dụng quanh năm: Khi sử dụng phương pháp đông lạnh người tiêu
dùng có thể thưởng thức các loại trái cây theo mùa bất kì khi nào người tiêu dùng
muốn, kể cả khi không phải mùa vụ của nó.
+ An toàn thực phẩm: Việc áp dụng kho lạnh giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại
trong thực phẩm có khả năng gây ngộ độc. Thực phẩm đông lạnh sẽ đảm bảo điều
kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, tốt cho sức khỏe nếu được bảo quản đúng cách và
tuân thu hướng dẫn rã đông và chế biến trước khi nấu.
+ Quản lý mùa vụ tốt: Trước khi có kho lạnh nhiều sản phẩm rau củ, hoa quả phải
bỏ đi hoặc chôn xuống đất vì số lượng lớn, không tiêu thụ hết trong thời gian
ngắn. Với quy trình đông lạnh, người nông dân hoàn toàn có thể bán toàn bộ sổ
phẩm đã thu hoạch, từ đó thu về lợi nhuận nhiều hơn.
II. VẤN ĐỀ AN TOÀN KHO LẠNH TRONG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM

1. An toàn lao động


- Những vấn đề chung về bảo hộ lao động, an toàn-vệ sinh lao động

Để xã hội tồn tại và phát triển thì hoạt động lao động sản xuất của con người là quyết
định. Lao động là tạo ra của cải, vật chất và các giá trị tinh thần xã hội. Trong quá trình
lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, thì con người tiếp xúc với máy móc, trang
thiết bị, công cụ và môi trường…Lao động của con người được thực hiện trong một hệ
thống lao động cùng với việc sử dụng những tri thức về khoa học lao động, an toàn để tạo
nên những giá trị vật chất và tinh thần cho cuộc sống con người. An toàn lao động-vệ
sinh lao động là môn khoa học có liên quan trực tiếp đến những giá trị nói trên. Và nó
cũng tác động phần nào đến an toàn kho lạnh trong nhà máy chế biến thực phẩm

+ An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm
nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá
trình lao động.
+ Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây
bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ cho con người trong quá trình lao động
Bên cạnh đó, chúng ta cần biết thêm về điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm, có
hại trong lao động từ đó ứng dụng vào bảo đảm an toàn kho lạnh trong nhà máy chế biến.

- Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên,
thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao
động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho
hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện
lao động nói chung, điều kiện trong kho lạnh nói riêng bao gồm như: Máy, điều kiện
trang thiết bị, nhà xưởng, đối tượng lao động, người lao động, các yếu tố tự nhiên (ánh
sáng, nhiệt độ…), các yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội liên quan đến trạng thái tâm lý người
lao động. Như vậy, chúng ta cần phải đánh giá được các yếu tố trên, đồng thời phải phát
hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi đe doạ đến an toàn và sức khoẻ người lao
động trong quá trình lao động. Trong đó, các điều kiện lao động không thuận lợi được
chia làm 2 loại chính:

+ Những yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động (là nỗi nguy hiểm, lúc
nào cũng rình rập và đe doạ tính mạng con người).
+ Những yếu tố có hại đến sức khoẻ gây bệnh nghề nghiệp tư thế lao động, không
gian làm việc, cường độ lao động, tâm lý không thuận lợi, …)

2. Yêu cầu khi làm việc ở kho lạnh


- Phải có đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ, không mắc các bệnh truyền nhiễm, người làm việc ở
khâu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (tiếp nhận, vận chuyển, bao gói sản phẩm) phải
được khám sức khoẻ định kỳ 1lần/1năm theo quy định của Bộ Y tế;
- Phải có kiến thức và chấp hành tốt các quy định về đảm bảo chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm;
- Trang bị đủ bảo hộ lao động cần thiết và đảm bảo vệ sinh: quần áo chống lạnh, mũ, ủng,
găng tay, khẩu trang.
3. Những tác động gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với người lao động
Điều kiện khí hậu của hoàn cảnh sản xuất là tình trạng vật lý của không khí bao gồm
các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ lưu chuyển không khí và bức xạ nhiệt
trong phạm vi môi trường sản xuất của người lao động. Những yếu tố này tác động trực
tiếp đến cơ thể con người, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm giảm khả năng lao động của
công nhân. Nguyên nhân là môi trường làm việc lạnh, ẩm, nhiều hóa chất, đặc biệt công
nhân phải thường xuyên tăng ca và thu nhập thấp, ít có điều kiện bảo vệ sức khỏe.
- Nhiệt độ: Trong khu vực chế biến đông lạnh, lao động nữ chiếm tới 83% và luôn sử
dụng các hóa chất sát trùng, độ lạnh chênh lệch giữa môi trường sản xuất với nhiệt độ cơ
thể rất lớn. Một số lao động do sức đề kháng kém đã bị ngất khi làm việc. Tác hại của
nhiệt độ thấp đối với cơ thể ít hơn so với nhiệt độ cao. Tuy nhiên sự chênh lệch quá nhiều
cũng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể:
+ Nhiệt độ thấp, đặc biệt khi có gió mạnh sẽ làm cho cơ thể quá lạnh gây ra cảm
lạnh.
+ Bị lạnh cục bộ thường xuyên có thể dẫn đến bị cảm mãn tính, rét run, tê liệt từng
bộ phận riêng của cơ thể.
+ Nhiệt độ quá thấp cơ thể sinh loét các huyết quản, đau các khớp xương, đau các
bắp thịt.
+ Nhiệt độ nơi làm việc lạnh có thể làm cho công nhân bị cóng, cử động không
chính xác, năng suất giảm thấp.
+ Làm việc trong môi trường lạnh, lâu dần cái lạnh sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây tác
hại đến sức khỏe chung và tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
+ Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra những triệu chứng như đau bụng, sình bụng,
sôi bụng, ăn uống khó tiêu, về sau có thể gây bệnh cho dạ dày, ruột già (tiêu chảy
mạn tính) Gây ra rất nhiều bệnh lý cho hệ hô hấp như viêm xoang, viêm họng mãn
tính, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản Lạnh có thể làm những cơn đau
nhức trở nên nặng và kéo dài hơn.
+ Không khí do máy lạnh tạo ra là một tác nhân lạnh và khô. Khi khí lạnh được hít
vào phổi, nó không chỉ gây những tác động ở hệ hô hấp mà còn có thể gây bệnh
cho toàn cơ thể. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ lạnh ra nóng rồi lại vào lạnh, diễn
ra liên tục nhiều lần trong ngày sẽ sinh ta vô số tác hại không lường hết được, do
cơ thể phải xáo trộn liên tục để điều chỉnh cho thích nghi với môi trường.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí nói lên lượng hơi nước chứa trong không khí tại
nơi sản xuất. Độ ẩm tương đối của không khí cao từ 75-80% trở lên sẽ làm cho sự điều
hoà nhiệt độ khó khăn, làm giảm sự toả nhiệt bằng con đường bốc mồ hôi. Nếu độ ẩm
không khí thấp, có gió vừa phải thì thân nhiệt không bị tăng lên, con người cảm thấy thoả
mái, nhưng không nên để độ ẩm thấp hơn 30%. độ ẩm vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
tại khu sản xuất là 79,86%. Độ ẩm không khí cao không những ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe, mà về lâu dài còn là nguyên nhân gây ra các bệnh: tai - mũi - họng, hô hấp, da
liễu cho người lao động.
- Tiếng ồn:
+ Đối với cơ quan thính giác:
 Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng
nghe tăng lên. Khi rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm có khả năng
phục hồi lại nhanh nhưng sự phục hồi đó chỉ có 1 hạn độ nhất định.
 Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đt rõ rệt và phải sau 1 thời gian
khá lâu sau khi rời nơi ồn, thính giác mới phục hồi lại được.
 Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác không còn khả năng phục
hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường được, sự thoái hoá dần dần sẽ phát triển
thành những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra bệnh nặng tai và điếc.
+ Đối với hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây
kích thích mạnh đến hệ thống thần kinh trung ương, sau 1 thời gian dài có thể dẫn
tới huỷ hoại sự hoạt động của dầu não thể hiện đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ
hãi, hay bực tức, trạng thái tâm thần không ổn định, trí nhớ giảm sút.
+ Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể:
 Ảnh hưởng xấu đến hệ thông tim mạch, gây rối loạn nhịp tim.
 Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ dày.
 Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây ra bệnh cao huyết
áp.
 Làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều, có thể dần dần bị mệt mỏi, ăn uống sút
kém và không ngủ được, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy nhược thần
kinh và cơ thể.
- Chất hóa học: Do phải làm việc tập trung, mùi hôi thuốc khử, mùi tanh tôm cá, mùi
máy lạnh đã khiến người làm bị đau đầu, chóng mặt và buồn nôn, nhiều người không
chịu được đã té xỉu ngay trong giờ làm; số khác thì mắc bệnh viêm khớp hay viêm xoang
mãn tính, nhiều người bị mắc bệnh ngoài da do hằng ngày phải tiếp xúc với nước, với
chất clogin khi lột tôm, …
- Tư thế làm việc: Công việc đòi hỏi đứng suốt ngày, hệ quả sẽ là giãn tĩnh mạch, mệt
mỏi cơ bắp nói chung, đau lưng dưới và cứng khớp.
4. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đối với kho lạnh
4.1. Đối với người sử dụng lao động
- Kiểm định an toàn hệ thống kho lạnh: Ngoài kiểm định kỹ thuật lần đầu (kiểm định
an toàn hệ thống trước khi đưa vào sử dụng) thì người sử dụng lao động phải thường
xuyên tiến hành kiểm định kỹ thuật định kỳ hệ thống kho lạnh. Tiến hành kiểm định theo
chu kỳ thời gian được quy định theo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trước khi hết thời hạn
của lần kiểm định trước. Chẳng hạn, hằng năm người sử dụng lao động phải tiến hành
kiểm định an toàn hệ thống 1 lần để đảm bảo hệ thống không bị hư hỏng để đảm bảo an
toàn cho người lao động khi làm việc trong kho lạnh. Quy trình kiểm định phải theo từng
bước sau:

+ Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.


 Kiểm tra mặt bằng vị trí lắp đặt hệ thống.
 Hệ thóng chiếu sáng vận hành.
 Sàn thao tác, cầu thang, giá treo.
 Hệ thống tiếp nối đất, an toàn chống sét.
 Kiểm tra thông tin kỹ thuật trên nhãn mác.
 Kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị.
+ Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong hệ thống.
 Kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại các bộ phận chịu lực.
 Kiểm tra tình trạng mối hàn, kiểm tra tình trạng cặn bẩn, han gỉ, …
+ Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật và thử nghiệm.
 Tiến hành thử nghiệm, thử bền, thử kín …
+ Bước 4: Kiểm tra vận hành hệ thống lạnh
 Kiểm tra vận hành theo điều kiện làm việc của thiết bị.
 Kiểm tra van an toàn, thiết bị chỉ báo …
+ Bước 5: Xử lý kết quả, dán tem kiểm định.

- Sử dụng phòng đệm trong các kho lạnh: Để tránh gây sốc nhiệt nên bố trí và sử dụng
phòng đệm có nhiệt độ trung gian. Vì khi gây ra sự cố gây sốc sẽ có tác động không tốt
tới sức khỏe công nhân làm việc trong các kho lạnh. Trước khi vào kho lạnh người làm
việc cần phải vào phòng đệm để có thể làm quen dần với nhiệt độ và môi trường để tránh
thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến đột tử. Ví dụ kho lạnh có nhiệt độ -18℃ nhưng ngoài
trời có nhiệt độ là 30℃ thì cần bố trí phòng đệm (hoặc hành lang) có nhiệt độ từ 10-18℃
.
Hình 8. Một số hình ảnh phòng đệm

- Bảo hộ lao động cho người lao động trong kho lạnh:

+ Chế độ làm việc:


 Đối với nữ công nhân đang có thai và đang có con dưới 1 tuổi thì không được làm
việc trong môi trường kho lạnh (nhiệt độ thấp hơn 20℃ ) và kho lạnh đông (nhiệt
độ thấp hơn 18℃ ).
 Công nhân làm việc trong kho lạnh có nhiệt độ âm và kho lạnh đông nên cứ 1 giờ
làm việc lại được nghỉ 10 phút trong phòng có nhiệt độ bình thường. Không được
làm việc 2 giờ liên tục rồi mới nghỉ.
+ Quần áo bảo hộ:
 Độ dày và giữ nhiệt độ quần áo: trong kho lạnh nhiều lúc nhiệt độ sẽ xuống âm tùy
vào từng môi trường. Nên giữ được thân nhiệt cho người lao động cần đảm bảo
quần áo phải dày dặn, giữ ấm tốt và tránh được khí lạnh xâm nhập vào cơ thể.
 Những bộ quần áo bảo hộ kho lạnh cần phải có mũ và bịt kín được cả tai và mũi.
Vì mũi là nơi hít thở nên nếu không giữ ấm rất dễ gây ra bệnh về đường hô hấp.
Tai cũng là tỏa nhiệt nên để đảm sức khỏe thì hai vị trí này giữ ấm tuyệt đối.
 Độ thông thoáng của quần áo: khi mặc những quần áo bảo hộ kít mít có thể con
người rất dễ cảm thấy bí và khó chịu dẫn đến năng suất làm việc giảm sút. Nên
yếu tố này nhằm tạo sự thoải mái cho người sử dụng.
 Chống bụi bẩn và tĩnh điện tốt: đối với kho lạnh thì yếu tố chống bụi cũng cần
được đảm bảo, đồng thời giữ hàng hóa được an toàn vệ sinh thực phẩm.
 Màu sắc thì thường là những gam màu nóng để tạo cảm giác ấm áp cho người
mặc.
Hình 9. Đồ bảo hộ cho nhân viên làm việc trong kho lạnh

- Xây dựng phòng nghỉ cho nhân viên: Làm việc lâu trong kho lạnh, ngay khi đã trang
bị đầy đủ trang phục bảo hộ lao động thì cũng tránh khỏi việc cơ thể của người lao động
bị ảnh hưởng. Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, người sử dụng lao động nên xây
thêm những phòng nghỉ ngoi có nhiệt độ ấm, thêm những thức uống nóng như trà, café,
sữa, … để hồi phục lại nhiệt độ cơ thể có người lao động.

4.2 Đối với người lao động


- Người lao động phải chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về vấn đề an toàn
lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

- Tuân thủ pháp luật và năm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp đảm bảo an toàn
lao động tại kho lạnh của nhà máy chế biến thực phẩm, sử dụng và bảo quản các phương
tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, các thiết bị an toàn lao động tại kho lạnh trong quá
trình làm việc. Ví dụ như là người lao động phải trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ thì mới
vào kho lạnh.

- Phải tham gia huấn luyện an toàn lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong kho lạnh.
Hình 10. Tham gia tập huấn định kì

- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, hành vi vi phạm quy định an toàn kho
lạnh, báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn, sự cố hoặc phát hiện
nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, chủ động tham gia ứng
cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp
hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chẳng hạn như nếu thấy đồng nghiệp làm việc quá số giờ quy định trong kho lạnh thì
phải khuyên nhủ đồng nghiệp, hoặc phát hiện thiết bị của hệ thống lạnh của kho lạnh bị
hư hỏng cần sửa chữa thì người lao động phải báo ngay cho người sử dụng lao động để
có biện pháp sữa chữa.

4.3. Chế độ bảo hộ người lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động
- Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

+ Hằng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 1 lần cho
người lao động.
+ Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 thì lao động nữ phải được khám
chuyên khoa phụ sản, ngoài ra vì làm ở kho lạnh nhiệt độ thấp dễ bị viêm phổi và
suy hô hấp nên phải kiểm tra người lao động có bị bệnh này không trong khám sức
khỏe định kì.
+ Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động sau khi
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phù hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc
+ Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát
hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo yêu cầu, điều kiện
chuyên môn kỹ thuật. Như bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, …
+ Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề
nghiệp đế cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều
trị phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ Trưởng Bộ Y tế quy định.
+ Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị
bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định
tại các khoản 1, 2, 3 và 5.

Hình 7. Khám sức khỏe định kì 1 năm 1 lần

- Bồi thường cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

+ Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải
nghỉ trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
+ Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của
chính người này gây ra và người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
 Ít nhất 1,5 tháng lương nếu bị suy giảm từ 5%-10% khả năng lao động; sau đó cứ
tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ
11%-80%.
 Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81%
trở lên.
+ Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một
khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này thì ứng với mức
suy giảm tương ứng.
+ Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám
định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều
dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về
mức suy giảm chức năng lao động hoặc kẻ từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động
công bố biên bảng điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạ lao động chết
người.
+ Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y
khoa đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi
chức năng nếu còn làm việc.
+ Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp theo quy định Mục 3 Chương III.
+ Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả
cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy
định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp
lương và các khoản bổ sung thực hiện theo quy định pháp luật về lao động.
III. KẾT LUẬN

Hơn ai hết, các nhà nông, doanh nghiệp vừa và nhỏ thấu hiểu tình cảnh không ít các
sản phẩm tươi sống “sáng tươi, trưa héo, tối đổ đi” cũng như tình trạng thất thoát nặng nề
sau thu hoạch (lên đến 20-25%)và ý thức được giá trị của kho lạnh trong việc đảm bảo
chất lượng sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Từ đó cho thấy tầm quan
trọng của kho lạnh trong đời sống con người, cũng như trong ngành công nghệ chế biến
thực phẩm.

Các thực phẩm tươi sống, nông sản, thuỷ hải sản, hay rau quả là những sản phẩm bị
ảnh hưởng bởi môi trường và nhiệt độ phía bên ngoài. Chính vì vậy, khi sử dụng kho
lạnh là một giải pháp để hạn chế tình huống hư hỏng hàng hoá, giữ cho thực phẩm tươi
lâu mà vẫn đảm bảo được giá trị dinh dưỡng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Và
hiện nay không ít công ty, doanh nghiệp, cửa hàng, nhà nông ứng dụng kho lạnh vào việc
bảo quản hàng hoá, sản phẩm của chính mình bởi những lợi ích mà chúng mang lại cho
người sử dụng. Với công nghệ thiết bị, máy móc hiện đại giúp kho lạnh bảo quản thực
phẩm còn có thể tăng thời gian bảo quản từ 18-20% so với cách thông thường.

Việc ứng dụng kho lạnh vào đời sống đã mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng
như thế thì bên cạnh đó, an toàn kho lạnh trong công nghệ chế biến thực phẩm cũng là
một vấn đề đáng được quan tâm. Tuy nhiên, việc giữ an toàn trong kho lạnh là một vấn
đề không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người dùng cần chú ý an toàn khi trong quá trình sử
dụng kho lạnh. Trong các môi trường đông lạnh, nhiệt độ cực thấp như kho đông lạnh,
cấp đông… thì phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động kho lạnh điều đó giúp họ giữ ấm
được cơ thể và là điều bắt buộc phải có khi người lao động làm việc hằng ngày trong kho
lạnh.

Vậy nên, để đảm bảo an toàn trong kho lạnh thì người lao động cần phải tuân thủ các
quy tắc, chấp hành nội quy, quy trình, yêu cầu an toàn, vệ sinh lao động nơi làm việc,
tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về biện pháp đảm bảo an toàn, không
nên chủ quan trong công việc dù là công việc rất nhỏ. Còn người sử dụng lao động cần
phải bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu, bảo đảm máy móc trang thiết bị và cung cấp
những đồ bảo hộ cho công nhân làm việc. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo hộ lao động
cho mọi người và hiểu được ý nghĩa của công tác bảo hộ. Đồng thời tuân thủ, chấp hành
luật pháp về an toàn – vệ sinh lao động. Có như vậy, thì mới giảm thiểu được phần nào
tai nạn lao động, cũng như bệnh nghề nghiệp và mọi người làm việc an toàn hơn trong
kho lạnh nhà máy chế biến thực phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] An toàn cho công nhân chế biến ở nhà máy lạnh đông thực phẩm

Truy cập ngày 04/09/2021 từ https://antoanlatrenhet.com/an-toan-cho-cong-nhan-che-


bien-o-nha-may-lanh-dong-thuc-pham//

[2] Kho lạnh và vai trò của kho lạnh trong bảo quản

Truy cập ngày 04/09/2021 từ http://www.kholanhgiare.com.vn/tu-van/kho-lanh-va-vai-


tro-cua-kho-lanh-trong-bao-quan.html/

[3] KHO LẠNH: THÔNG TIN CHỌN NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN KHO LẠNH

Truy cập ngày 04/09/2021 từ https://www.reemart.vn/blog/kho-lanh-thong-tin-chon-


nhiet-do-bao-quan-trong-kho-lanh.html

[4] Luật số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội. Luật An toàn – Vệ sinh lao
động.

[5] 2017. Những lưu ý khi sử dụng kho lạnh bảo quản

Truy cập ngày 04/09/2021 từ http://codienkatana.com/nhung-luu-y-khi-su-dung-kho-


lanh-bao-quan-co-dien-katana//

[6] Ths. Đặng Thị Tố Loan (2020). Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động, NXB trường
Đại học Lâm Nghiệp.

You might also like