You are on page 1of 13

CÂU HỎI ÔN TẬP CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN I

Câu 1: Triết học là gì?


Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của
con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển
chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy.
Câu 2: Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh
thần và giới tự nhiên , giữa ý thức và vật chất.
Câu 3: Vấn đề cơ bản của triết học gồm những mảng nào?
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
+ Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trươc, cái nào có sau,
cái nào quyết định cái nào?
+ Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Câu 4: Chủ nghĩa duy vật là gì?
Chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật
chất quyết định ý thức.
Câu 5: Hãy kể tên những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật?
+ Chất phát
+ Siêu hình
+ Biện chứng ( hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy vật )
Câu 6: Chủ nghĩa duy tâm là gì?
Chủ nghĩa duy tâm là chủ nghĩa cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý
thức quyết định vật chất.
Câu 7: Chủ nghãi duy tâm có những hình thức cơ bản nào?
+ Khách quan
+ Chủ quan
Câu 8: Giữa chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghãi duy tâm khách quan
có điểm giống khác nhau như thế nào?
+ Giống nhau: đều thừa nhận ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết
định vật chất.
+ Khác nhau:
- CNDTCQ: ý thức của con người.
- CNDTKQ: tinh thần khách quan, tồn tại độc lập với con người.
Câu 9 : Chỉ ra tiền đề lý luận có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra đời của triết
học Mác?
+ Tư tưởng nhân loại
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp
+ Kinh tế chính trị học Anh
+ Triết học cổ điển Đức
 Chủ nghĩa Mác-Lenin
Câu 10: Chỉ ra những tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời của triết học
Mác?
Sự phát triển KHTN cuối TK XVIII đầu TK XIX đặc biệt là 3 phát minh:
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
+ Học thuyết tiến hóa của Đắc-uyn
+ Học thuyết tế bào
Câu 11: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của
thế giới ?
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì bản chất của thế giới là thống
nhất ở tính vật chất.
Câu 12: Những phát hiện khoa học nào ( giai đoạn những năm cuối TK XIX
đầu TK XX) đã góp phần chỉ ra sai lầm trong quan niệm về vật chất của triết
học duy vật trước Mác?
+ Phát hiện ra tia X của Rontgen vào năm 1895.
+ Phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của Becquerel vào năm 1896.
+ Phát hiện ra điện tử và chứng minh điện tử là một trong những thành phần
cấu tạo nên nguyên tử của Thomson vào năm 1897.
Câu 13: Phạm trù vật chất theo định nghĩa của V. Leenin là gì?
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Câu 14: Vận động là gì?
Vận động theo nghĩa chung nhất là mọi sự biến đổi nói chung.
Câu 16: Phương thức tồn tại của vật chất là gì?
Phương thức tồn tại của vật chất là vận động.
Câu 17: Vật chất có thể tồn tại tách rời với vận động hay không? Tại sao?
Vật chất không thể tồn tại tách rời vận động. Vì vật chất chỉ tồn tại bằng
cách vận động và chỉ thông qua vận động mà vật chất biểu hiện sự tồn tại của
mình.
Câu 18: Theo Ph.Ănghen, vận động của vật chất bao gồm những hình thức cơ
bản nào?
Có 5 hình thức vận động cơ bản: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội.
Câu 19: Hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các hình thức vận động của vật
chất (theo cách phân chia của Ph.Ănghen)

Câu 20: Vận động và đứng im có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động. Đó là vận động trong thế
cân bằng, ổn định, vận động chưa làm thay đổi cơ bản về vật chất, về vị trí, hình
dáng, kết cấu của sự vật.
Câu 21: Hình thức tồn tại của vật chất là gì?
Hình thức tồn tại của vật chất là không gian và thời gian.
Câu 22: Tại sao một số loài động vật cấp cao có bộ óc, có hệ thần kinh và năng
lực phản ánh tương đối phát triển nhưng chúng vấn không có ý thức như con
người?
Vì chúng không có nguồn gốc xã hội.
Câu 23: Lao động có vai trò như thế nào đối với sự hình thành ý thức ở con
người?
Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức ở con người:
+ Thứ nhất, lao động đã làm thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại dáng đi thẳng đứng
bằng hai chân, giải phóng hai chi trước thành đôi tay, phát triển khí quan, phát triển
não bộ,…
+ Thứ hai, lao động đã làm cho giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những kết
cấu, những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng cụ thể, từ
đó con người nhận thức chúng và hình thành nên tri thức nói riêng và ý thức nói
chung.
Câu 24: Ngôn ngữ có vai trò như thế nào đối với ý thức?
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung
ý thức. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn
ngữ là vỏ chất của tư duy, con người dùng ngôn ngữ làm phương tiện để suy nghĩ,
tư duy. Vì vậy, ngôn ngữ là chất xúc tác thúc đẩy nhanh sự phát triển của ý thức
con người.
+ Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể giao tiếp, trao đổi thông tin.
+ Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể khái quát, tổng kết, đức kết thực tiễn,
xây dựng được hệ thống tri thức về thế giới.
+ Nhờ có ngôn ngữ mà con người truyền đạt được kinh nghiệm, tư tưởng từ
thế hệ này sang thế hệ khác, giúp cho những thế hệ sau rút ngắn được quá trình
nhận thức.
Câu 25: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì bản chất của ý
thức là gì?
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá
trình phản ánh tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thữ tiễn xã hội.
Câu 26: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của vật chất
đối với ý thức?
Quan niệm của CNDVBC về vai trò của vật chất đối với ý thức:
+ Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức.
+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức.
+ Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Câu 27: Quan điểm của CNDVBC về tính độc lập tương đối và sự tác động
trở lại của ý thức đối với vật chất?
Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
+ Thứ nhất, ý thức tác động trở lại thế giới vật chất, thường thay đổi chaamjso với
sự biến đổi của thế giới vật chất.
+ Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người.
+ Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con
người.
+ Thứ tư, xã hội càng phát trieenrthif vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là
thời đại ngày nay.
Câu 28: Mối liên hệ là gì? Chỉ ra các tính chất của mối liên hệ?
Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương
hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng
hoặc giữa các đối tượng với nhau.
Các tính chất của mối liên hệ:
+ Tính khách quan
+ Tính phổ biến
+ Tính đa dạng, phong phú
Câu 29: Tại sao nói sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mang tính khách
quan?
Các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý
thức của con người.
Câu 30: Tại sao nói sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mang tính phổ biến?
Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời
gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng
một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối
liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác.
Câu 31: Tại sao nói sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mang tính đa dạng,
phong phú?
Sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian
khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia các mối liên hệ
thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu,
mối liên hệ thứ yếu, v.v.. Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự
tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.
Câu 32: Quan điểm toàn diện là gì?
Quan điểm toàn diện được hiểu là, khi nghiên cứu và xem xét sự vật hiện
tượng phải quan tâm đến tất cả các yếu tố, các mặt kể cả khâu gián tiếp hay trung
gian có liên quan đến sự vật hiện tượng.
Câu 33: Nội dung của nguyên lý nào được coi là cơ sở lý luận của quan điểm
toàn diện và quan điểm lịch sử-cụ thể?
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Câu 34: Nguyên tác toàn diện (quan điểm toàn diện) có những yêu cầu gì đối
với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn?
+ Nhận thức sự vật hiện tượng trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt
của chính sự vật và trong sự tác động giữa sự vật đó với sự vật khác.
+ Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi
bật các cơ bản nhất của sự vật hiện tượng.
+ Từ việc rút ra mối liên hệ của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản chất đó
trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật, xem xét cụ thể trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể.
+ Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện.
Câu 35: Đối lập với quan điểm toàn diện là quan điểm nào?
Quan điểm phiến diện.
Câu 36: Phát triển là gì? Chỉ ra các tính chất của sự phát triển?
Phát triển là một phạm trù cơ bản của triết học dùng để chỉ quá trình phát
triển theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hợn.
Các tính chất của sự phát triển:
+ Tính khách quan
+ Tính phổ biến
+ Tính kế thừa
+ Tính đa dạng và phong phú
Câu 37: Vận động và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Phát triển chỉ là một xu hướng của sự vận động – xu hướng vận động đi lên
của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là một trường
hợp đặc biệt của sự vận động.
Câu 38: Tại sao nói sự phát triển mang tính khách quan?
Nguồn gốc cửa sự phát triển là do các quy luật khách quan chi phối, chứu
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Câu 39: Tại sao nói sự phát triển mang tính phổ biến?
Sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực (tự nhiên, xã hội, tư duy), ở mọi sự vật
hiện tượng, ở mọi quá trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện.
Câu 40: Tại sao nói sự phát triển mang tính đa dạng?
Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không hoàn toàn giống nhau, ở
những không gian và thời gian khác nhau, chịu sự tác động của nhiều yếu tố và
điều kiện lịch sử cụ thể.
Câu 41: Quan điểm phát triển là gì?
+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong khuynh hướng vận động,
biến đổi, chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hướng biến đổi.
+ Nhận thức sự vật, hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được tính
quanh co, phức tạp của sự phát triển.
+ Biết phát hiện và ửng hộ cái mới, chống bảo thủ, trì trệ, định kiến.
+ Biết thừa kế các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo
chúng trong điều kiện mới.
Câu 42: Nội dung của nguyên lý nào được coi là cơ sở lý luận của quan điểm
lịch sử cụ thể?
Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát
triển là cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử cụ thể.
Câu 43: Cái riêng là gì?
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất
định.
Câu 44: Cái chung là gì?
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
không những có ở một sự vật, một hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều
sự vật, hiện tượng khác nữa.
Câu 45: Cái đơn nhất là gì?
Cái đơn nhất là một phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những mặt,
những thuộc tính,… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất mà không lặp lại ở
các sự vật, hiện tượng kết cấu vật chất khác.
Câu 46: Chúng ta nên căn cứ vào đâu để phân biệt cái riêng này với cái riêng
khác?
Chúng ta phải căn cứ vào cái đơn nhất để phân biệt cái riêng này với cái
riêng khác.
Câu 47: Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa cái đơn nhất và cái chung?
* Giống nhau: cả cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khác quan, đều là bộ
phận của cái riêng.
* Khác nhau:
+ Cái chung là cái tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
+ Cái đơn nhất là cái chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng mà không lặp lại ở
các sự vật và hiện tượng khác.
Câu 48: Nếu tuyệt đối hóa cái riêng sẽ dẫn đến điều gì?
Nếu tuyệt đối hóa cái riêng sẽ vấp phải những sai lầm, mất phương hướng và
rơi vào bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, cục bộ, địa phương chủ nghĩa.
Câu 49: Nếu tuyệt đối hóa cái chung sẽ dẫn đến điều gì?
Nếu tuyệt đối hóa cái chung sẽ dẫn đến bệnh giáo điều, dập khuôn, máy
móc.
Câu 50: Nguyên nhân là gì?
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau thì gây ra một sự biến
đổi nhất định nào đó.
Câu 51: Muốn ngăn chặn hoặc điều chỉnh một kết quả nào đó, chúng ta nên
làm gì?
Muốn ngăn chặn hoặc điều chỉnh một kết quả nào đó, chúng ta nên ngăn
chặn nguyên nhân sinh ra nó.
Câu 52: Để đối phó với những biến ngẫu nhiên có thể xảy ra, chúng ta cần
phải làm gì?
Để đối phó với những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra, chúng ta cần phải có
những phương án dự phòng.
Câu 53: Để tiếp cận bản chất của sự vật, chúng ta cần phải bắt đầu từ đâu?
Để tiếp cận bản chất của sự vật, chúng ta cần phải bắt đầu từ hiện tượng.
Câu 54: Cách thức nói chung của sự phát triển được chỉ ra trong quy luật cơ
bản nào của phép biện chứng duy vật?
Cách thức nói chung của sự phát triển được chỉ ra trong quy luật lượng –
chất của phép biện chứng duy vật.
Câu 55: Chất là gì?
Chất là phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với
cái khác.
Câu 56: Lượng là gì?
Lượng là phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
về các phương diện số lượng của các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc
độ, nhịp điệu của quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Câu 57: Độ là gì?
Độ là khái niệm chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và
luongj, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về luongwjchuwa làm thay đổi
căn bản chất của sự vật, hiện tượng.
Câu 58: Bước nhảy là gì?
Bước nhảy là khái niệm chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi
về lượng của sự vật trước đó gây nên.
Câu 59: Thời điểm xảy ra bước nhảy được gọi là gì?
Thời điểm xảy ra bước nhảy gọi là điểm nút.
Câu 60: Nguồn gốc, động lực nói chung của sự phát triển được chỉ ra trong
quy luật nào của phép biện chứng duy vật?
Nguồn gốc, động lực nói chung của sự phát triển được chỉ ra trong quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập của phép biện chứng duy vật.
Câu 61: Mâu thuẫn là gì? Mâu thuẫn có những tính chất cơ bản nào?
Mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh,
chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng với nhau.
Mâu thuẫn có 3 tính chất cơ bản sau:
+ Tính khách quan
+ Tính phổ biến
+ Tính đa dạng và phong phú
Câu 62: Mặt đối lập là gì?
Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những
khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của
nhau.
Câu 63: Thống nhất giữa các mặt đối lập là gì?
Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, ràng
buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt
kia làm tiền đề tồn tại.
Câu 64: Đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì?
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ khuynh hướng tác
động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập.
Câu 65: Khuynh hướng nói chung của sự phát triển được chỉ ra trong quy
luật cơ bản nào của phép biện chứng duy vật?
Khuynh hướng nói chung của sự phát triển được chỉ ra trong quy luật phủ
định của phủ định của phép biện chứng duy vật
Câu 66: Thực tiễn là gì?
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch
sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Câu 67: Thực tiễn có những hình thức cơ bản nào?
Thực tiễn có 3 hình thức cơ bản:
+ Hoạt động sản xuất vật chất.
+ Hoạt động đấu tranh chính trị xã hội.
+ Thực nghiệm khoa học.
Câu 68: Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức?
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
+ Thực tiễn là cơ sở, là động lực của nhận thức.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Câu 69: Chân lý là gì?
Chân lý là tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan mà sự phù
hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.
Câu 70: Chỉ ra các tính chất của chân lý?
Chân lý có 3 tính chất sau:
+ Tính khách quan.
+ Tính tuyệt đối và tính tương đối.
+ Tính cụ thể.
Câu 71: Phương thức sản xuất là gì?
Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất
vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
Câu 72: Lực lượng sản xuất là gì?
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất,
tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi đối tượng vật chất của giới tự
nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
Câu 73: Trong lực lượng sản xuất yếu tố nào đóng vai trò quyết định? Vì sao?
Trong lực lượng sản xuất yếu tố người lao động là nhân tố quan trọng nhất.
Vì tư liệu sản xuất có nguồn gốc từ lao động của con người và được sử dụng bởi
con người.
Câu 74: Quan hệ sản xuất là gì?
Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong
quá trình sản xuất vật chất.
Câu 75: Quan hệ sản xuất bao gồm những mặt nào?
Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt cơ bản:
+ Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
+ Quan hệ trong tổ chức – quản lý sản xuất.
+ Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
Câu 76: Trong quan hệ sản xuất mặt nào đóng vai trò quyết định? Vì sao?
Trong quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò
quyết định nhất vì nó quyết định bản chất của quan hệ sản xuất.
Câu 77: Cơ sở hạ tầng của xã hội là gì?
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự
vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
Câu 78: Kiến trúc thượng tầng của xã hội là gì?
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với
những thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình
thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Câu 79:Trong xã hội có giai cấp thì yếu tố nào trong kiến trúc thượng tầng có
tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng của xã hội?
Trong xã hội có giai cấp thì yếu tố nhà nước trong kiến trúc thượng tầng có
tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng của xã hội.
Câu 80: Nguyên nhân trực tiếp đưa tới sự ra đời của giai cấp là gì?
Nguyên nhân trực tiếp đưa tới sự ra đời của giai cấp là do sự ra đời và tồn tại
của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Câu 81: Bản chất của nhà nước là gì?
Bản chất của nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về
mặt kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai
cấp khác.
Câu 82: Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là gì?
Nguyên nhân sau xa của cách mạnh xã hội là do mâu thuẫn gay gắt trong
bản thân nền sản xuất vật chất của xã hội, tức là mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu
khách quan của sự phát triển.
Câu 83: Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố cơ bản nào?
Tồn tại xã hội gồm 3 yếu tố:
+ Phương thức sản xuất.
+ Điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý.
+ Dân cư.
Câu 84: Bản chất con người là gì?
Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.
Câu 85: Quần chúng nhân dân có vai trò như thế nào trong lịch sử?
Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử là quần chúng nhân dân là
chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch
sử.
Câu 86: Tồn tại xã hội là gì?
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội.
Câu 87: Ý thức xã hội là gì?
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của
văn hóa tinh thần của xã hội.
Câu 88: Nguyên nhân sâu xa của xuất hiện giai cấp là gì?
Nguyên nhân sâu xa của xuất hiện giai cấp là sự phát triển lực lượng sản
xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện “của dư”, tạo khả năng khách
quan, tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của người khác.
Câu 89: Thực chất của hiện tượng tha hoá con người là gì ?
Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao động của con người bị tha
hóa.
Câu 90: Muốn giải phóng xã hội, trước hết phải giải phóng cái gì?
Muốn giải phóng xã hội, trước hết phải giải phóng các cá nhân.

You might also like