You are on page 1of 4

https://luatminhkhue.vn/nha-triet-gia-john-locke-va-quan-diem-cua-ong-trong-triet-hoc.

aspx#ve-
cau-truc-cua-kinh-nghiem-va-qua-trinh-nhan-thuc-cua-locco

http://triethoc.edu.vn/vi/truong-phai-triet-hoc/thuyet-duy-nghiem/khao-luan-cua-locke-ve-giac-
tinh-con-nguoi_961.html

G.Lốccơ: Tất cả tri thức của chúng ta đều căn cứ trên kinh nghiệm,
rốt cuộc để bắt nguồn từ nó.

Làm rõ khái niệm và nội dung câu nói


Tri thức là tất cả những dữ liệu, thông tin, kỹ năng,... có được qua trải nghiệm thực tế hoặc học
tập. Có 2 dạng tồn tại của tri thức là tri thức ẩn và tri thức hiện. Tri thức hiện là những thứ được
thể hiện qua văn bản, âm thanh, hình ảnh,... được truyền đạt dễ dàng qua hình thức giáo dục. Tri
thức ẩn là những tri thức được thu lại nhờ sự trải nghiệm thực tế rất khó truyền đạt, chuyển giao
mà phải tự trải nghiệm và tập luyện. Người tri thức có thể hiểu là người lao động trí óc, là người
có học, am hiểu nhiều kiến thức và cũng có thể là người khám phá và truyền bá tri thức ở các
chuyên môn nhất định, sự tiếp nối đó là trong quá trình rèn luyện của con người, bạn phải là
người tích cực tham gia phản biện xã hội, đưa ra ý kiến quan điểm cá nhân, tri thức là lương tâm
của xã hội.

Kinh nghiệm bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải
nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về
mặt lý thuyết hay thực hành. Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực thực
hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng; nó có thể ít nhiều mang
tính hình thức hay có tính hệ thống. Mặc dù có nhiều lý thuyết về tri thức, nhưng hiện không có
một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi người chấp nhận.

* Nội dung câu nói:


Sự Phụ Thuộc của Tri Thức: Câu nói bắt đầu bằng việc nhấn mạnh rằng "Tất cả tri thức của
chúng ta đều căn cứ trên kinh nghiệm." Điều này ám chỉ rằng nguồn gốc của tri thức không phải
từ không trung, mà là từ những trải nghiệm, những bài học và sự tương tác với thế giới xung
quanh.
Kinh Nghiệm Là Nền Tảng: Câu nói chốt lại bằng việc nói rằng tri thức cuối cùng "rốt cuộc để
bắt nguồn từ nó" - "nó" ở đây là kinh nghiệm. Điều này ám chỉ rằng kinh nghiệm là nền tảng cơ
bản, nguồn cảm hứng và dữ liệu thực tế mà chúng ta sử dụng để xây dựng, mở rộng và cải thiện
tri thức của mình.

* Ý Nghĩa và Hậu Quả:


Tôn Trọng Kinh Nghiệm: Câu nói nhấn mạnh sự tôn trọng đối với kinh nghiệm và ý thức về vai
trò quan trọng của nó trong quá trình học hỏi và phát triển cá nhân. Nó cũng thể hiện sự khẩn
trương để nắm bắt và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh.
Khuyến Khích Học Hỏi Thực Tế: Câu nói có thể tạo động lực cho việc thúc đẩy học hỏi từ trải
nghiệm thực tế, khuyến khích sự quan sát, thử nghiệm và tiếp xúc trực tiếp với thế giới để tích
lũy tri thức một cách sâu sắc và chân thực hơn.
Coi kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức, nhà duy vật Anh hiểu kinh nghiệm
không chỉ là khả năng nhận thức cảm tính (tức kinh nghiệm bên ngoài), mà cả bản thân lý tính
(được ông gọi là kinh nghiệm bên trong). Việc coi bản thân lý tính cũng chỉ là một dạng kinh
nghiệm cho thấy Lốccơ hoàn toàn đứng trên lập trường duy cảm, với luận điểm nổi tiếng "không
có cái gì trong lý tính, mà trước đó lại không có trong cảm tính". Theo ông quá trình nhận thức
diễn ra như sau:
+ giai đoạn thứ nhất: các sự vật tác động vào các giác quan của chúng ta “tức kinh nghiệm bên
ngoài”. Từ đây con người có được các tư liệu về những đặc tính cá biệt, về bên ngoài của các vật
dưới dạng đơn nhất
vd: khi đường ăn tác động vào các cơ quan cảm giác: mắt cho ta biết đường có màu trắng, dạng
tinh thể, lưỡi cho ta biết đường có vị ngọt , mũi cho ta biết đường k có mùi. Đó là nhận thức cảm
tính
NX: Đây chính là nguồn tư liệu cơ sở để ta đi sâu vào nghiên cứu
+ Giai đoạn hai: trên cơ sở các tư liệu mà cảm tính đem lại, lý tính bắt đầu quá trình so sánh,
phân tích… tạo ra các phạm trù, khái niệm chung thể hiện các đặc tính giống nhau của một
nhóm sự vật nhất định.
Tiếp tục ví dụ 1: Đi sâu vào nghiên cứu, nguoi ta biết đc cấu trúc tinh thể của đường, công thức
hóa học của đường, cách tinh chế đường. Đây là nhận thức lý tính. DẪN: Tuy nhiên, theo câu
nói của John, thì tất cả tri thức của chúng ta đều căn cứ trên kinh nghiệm, và bắt nguồn từ kinh
nghiệm, điều này có đúng không?

Câu nói cũng có thể kêu gọi sự tôn trọng đối với trải nghiệm và khuyến khích việc học hỏi thông
qua thực tế và tương tác thực tế, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ kết nối với
thế giới xung quanh để phát triển kiến thức và hiểu biết.
Khái niệm:
- Tri thức là sự hiểu biết, kiến thức và thông tin mà một người hoặc một cộng đồng tích lũy
được thông qua quá trình học hỏi, nghiên cứu, trải nghiệm và tương tác với môi trường
xung quanh.

- Kinh nghiệm nói chung là những trải nghiệm thực tế, học tập và làm việc mà người ta
tích lũy trong quá trình sống hay là tri thức, sự am hiểu của mỗi con người về một vấn đề
mà chính họ đã trải qua, đã đối mặt nghiệm trực tiếp với nó. Nói một cách đầy đủ hơn,
kinh nghiệm là tập hợp các tri thức cảm tính, chúng được con người thu thập thông qua
những hoạt động thực tiễn.

Ý nghĩa chung của câu nói:


- Mọi kiến thức đều được xuất phát, tích luỹ từ kinh nghiệm; kinh nghiệm là nguồn gốc
duy nhất của mọi tri thức. Khi chúng ta trải qua những sự kiện, thực hành, và tương tác
với thế giới xung quanh, chúng ta thu thập thông tin và hiểu biết. Tri thức được hình
thành và phát triển dựa trên cơ sở của những kinh nghiệm này.
Vd: Đầu tiên, khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác: mắt cho ta biết muối có màu
trắng, dạng tinh thể, lưỡi cho ta biết muối có vị mặn, mũi cho ta biết muối không có mùi. Từ đây
con người có được các tư liệu về những đặc tính cá biệt, về bên ngoài của các vật dưới dạng đơn
nhất. Đây chính là nguồn tư liệu cơ sở để ta đi sâu vào nghiên cứu.
Sau đó, khi đi sâu vào nghiên cứu, người ta biết được cấu trúc tinh thể của muối, công thức hóa
học của muối, cách tinh chế muối. Và từ đó chúng ta rút ra được những kiến thức về mặt hoá học
hay vật lý của muối.

Ví dụ: Những kiến thức khoa học được rút ra từ những lần trải nghiệm đầu tiên
Muối ăn được nhận biết thông qua các cơ quan cảm giác, cung cấp tư liệu cơ bản; từ đó đưa đến
những nghiên cứu sâu hơn về mặt khoa học.

- Câu nói cũng có thể kêu gọi sự tôn trọng đối với trải nghiệm và khuyến khích việc học
hỏi thông qua thực tế và tương tác thực tế, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
giữ kết nối với thế giới xung quanh để phát triển kiến thức và hiểu biết.

Thêm về kinh nghiệm

John Locke phân biệt hai dạng kinh nghiệm: kinh nghiệm bên ngoài và kinh nghiệm bên trong.

Kinh nghiệm bên ngoài được cấu thành từ tổ hợp các cảm giác, nguồn gốc của nó là sự tác động
của thế giới vật chất khách quan đến các cơ quan cảm giác của con người và gây ra cảm giác.
Không có kinh nghiệm bên ngoài thì không thể có cuộc sống bình thường của con người, ở tuổi
thiếu niên, chính kinh nghiệm bên ngoài chiếm vị trí áp đảo, tác động đến sự hình thành tâm lý
con người.

Kinh nghiệm bên ngoài bao gồm các cảm giác từ sự tác động của thế giới vật chất khách quan
đến các cơ quan cảm giác của con người; hay thông qua sự tương tác với thế giới xung quanh
Kinh nghiệm bên ngoài không chỉ là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình hình thành tâm lý
con người, mà còn góp phần trong quá trình hình thành tri thức, kỹ năng và phát triển cá nhân.
Ví dụ:

Kinh nghiệm bên trong được hình thành từ những quan sát của trí tuệ đối với hoạt động nội tại
của mình, thực chất đó là thế giới nhận thức của con người. Do đó, John Locke còn gọi kinh
nghiệm bên trong là cảm tính bên trong, hay phản tỉnh, suy tưởng. Kinh nghiệm bên trong là
tổng thể các phương thức thể hiện của hoạt động trí tuệ đa dạng, đem đến cho lý trí chúng ta
những ý niệm mà chúng ta không thể nhận được từ các sự vật bên ngoài.

Kinh nghiệm bên trong là những quan sát của não bộ với những hoạt động nội tại của bản thân,
thực chất đó là thế giới nhận thức của con người.
Do đó, John Locke còn gọi kinh nghiệm bên trong là cảm tính bên trong, hay phản tỉnh, suy
tưởng; và là tổng thể các phương thức thể hiện của hoạt động trí tuệ đa dạng, đem đến cho lý trí
chúng ta những ý niệm mà chúng ta không thể nhận được từ các sự vật bên ngoài.

VD: Khi nhớ lại một kỷ niệm vui vẻ, bạn cảm thấy hạnh phúc. Đó là kết quả từ sự hoạt động của
não bộ, nó tái tạo lại những âm thanh, hình ảnh, mùi vị, cảm xúc của kỷ niệm khi ấy. → kinh
nghiệm bên trong góp phần hình thành nhận thức của bản thân.
Kinh nghiệm bên trong về cơ bản phụ thuộc vào kinh nghiệm bên ngoài, song trong nhiều trường
hợp nó mang tính độc lập tương đối. Kinh nghiệm bên trong là môi trường bền vững, thậm chí tự
thân, có thể vận hành mà không cần đến sự liên kết với kinh nghiệm bên ngoài. Các đặc trưng
của kinh nghiệm bên trong càng làm sáng tỏ thuộc tính của ý thức con người, trong đó có những
năng khiếu, tư chất không hẳn lệ thuộc vào kinh nghiệm bên ngoài.

Kinh nghiệm này gồm hai dạng: một là kinh nghiệm của các giác quan bên trong, cái còn lại là
kinh nghiệm đến từ các giác quan bên ngoài. Kinh nghiệm bên ngoài được chuyển giao và truyền
đạt bằng những giác quan của cơ thể và được gọi là cảm giác; kinh nghiệm bên trong là tri giác
về bản ngã và được gọi là sự phản tư, là tri giác. Những ví dụ cho loại kinh nghiệm này gồm có
những tri giác của ta về hành vi nhìn, hành vi cảm xúc và hành vi đam mê, vân vân. Theo Locke,
sự phản tư tiền giả định cảm giác. Trong thực tế, đây là sự tái lập của ông đối với câu châm ngôn
cổ xưa: không có gì trong trí tuệ mà không có nguồn gốc trước đó từ các giác quan (nihil est in
intellectu quod non fuit prius in sensu). Locke giải thích ý nghĩa ông muốn nói đến trong phát
biểu rằng nội dung tinh thần có nguồn gốc từ trong kinh nghiệm khi ông khảo sát sự hình thành
các ý niệm của ta.

CÂU HỎI
1. Mục tiêu của những kinh nghiệm bên trong là gì?
a. Tương tác với thế giới xung quanh.
b. Hiểu biết và tương tác với nội tại của bản thân.
c. Học hỏi từ người khác.
d. Hình thành tâm lý con người.

You might also like