You are on page 1of 33

1.

Tâm lý là toàn bộ hiện tượng tinh thần nảy sinh trong não người, gắn liền và
điều khiển mọi hoạt động, hành vi của con người
2. Hiện tượng tinh thần = hiện tượng tâm lý
3. Trong hiện tượng tinh thần gồm:
+ Nhận thức: con đường tiếp nhận thông tin ở thế giới bên ngoài, đưa vào
não bộ xử lý
Chia làm hai mức độ:
1. Hiểu biết mức độ thấp (cảm giác, tri giác hay còn gọi là qtrinh nhận thức
cảm tính)
2. Hiểu biết mức độ cao (tư duy, tưởng tượng hay còn gọi là nhận thức li
tính)
3. Trí nhớ là giai đoạn trung gian của nhận thức cảm tính và nhận thức li
tính
4. ĐN cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng,…: là quá trình tâm lý..
5. VD
+ Hạnh ngửi thấy mùi nước hoa -> tri giác => quá trình tâm lý
+ Hạnh thích đi xem phim -> hứng thú => thuộc tính tâm lý
+ Hạnh thấy lo lắng, mệt mỏi => trạng thái tâm lý
Trạng thái tâm lý kéo dài hơn quá trình tâm lý
+ Ý chí: mặt năng động của ý thức - quá trình tâm lý (vd cố gắng -> thuộc
tính tâm lý ), sự kiên trì, kiên cường… đều là thuộc tính tâm lý
+ Xúc cảm, tình cảm
+ Nhân cách: nhu cầu, hứng thú, năng lực, khí chất, tính cách + sở thích,…
=> thuộc tính tâm lý
4. Bản chất, chức năng và phân loại các hiện tượng tâm lý
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan : sự tác động qua lại
giữa thế giới khách quan và não người , để lại một dấu vết trên não,
mang nội dung tinh thần, đó chính là hình ảnh tâm lý => Thế giới khách
quan là nguồn gốc của tâm lý người
VD: học onl, cô Hạnh là hiện thực khách quan, mình đang sử dụng não
bộ tai mắt… tâm lý là những tri thức mà chúng ta tiếp thu được là dấu
vết trên não của nx gì cta đã nghe, đã nhìn,..
 Đặc điểm của phản ánh tâm lý:
+ Tính trung thực : hình ảnh tâm lý phản ánh trung thực những thuộc
tính của tgkq như màu sắc, hình dạng, âm thanh, mùi vị,… Nhờ đó, con
người hiểu đúng về tg khách quan -> Có những tác động thay đổi, cải
tạo. Trừ trường hợp cn có bệnh về thần kinh hay cơ quan nhận thức có
vấn đề -> Khiến sự phản ánh bị bóp méo, sai sự thật
+ Tính tích cực: Thể hiện ở chỗ con người không ngừng tác động vào thế
giới khách quan để cải tạo, thay đổi nó cho phù hợp với mục đích của
mình
+ Tính sáng tạo : hình ảnh về tgkq được phản ánh mang cái mới, sáng
tạo tùy thuộc vào kinh nghiệm và mức độ tích cực của chủ thể -> CN
không ngừng phát triển thế giới khách quan
 Tính chủ thể của tâm lý:
+ Cùng một hiện thực khách quan tác động vào nhiều chủ thể khác nhau
sẽ cho ra những hình ảnh tâm lý khác nhau ở từng chủ thể.
+ Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể trong
những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, điều kiện khác nhau,
trạng thái khác nhau sẽ cho ra những hình ảnh tâm lý mang sắc thái khác
nhau
+ Chủ thể là người đầu tiên trải nghiệm những hiện tượng tâm lý từ đó
có thái độ, hành động tương ứng khác nhau đối với hiện thực
VD: đứa trẻ lơn lên trong môi trường bạo lực gđ -> trở thành ng bạo
hành or trở thành ng ko bạo hành, tốt hơn
Đưa ra ý: tình huống
 Nguyên nhân dẫn đến tính chủ thể : do sự khác biệt về đặc điểm cấu
tạo hệ thần kinh, cơ quan cảm giác, mỗi cn có mt sống khác nhau
Lưu ý: có câu vận dụng vd từ tính chủ thể trong tâm lý người, là một gv
bạn fai lưu ý điều gì -> tôn trọng sự khác biệt hs, tìm hiểu nx điều hs đã
trải qua. Cần tôn trọng cái riêng, sự khác biệt của mỗi người và tránh sự
áp đặt cũng nhưu quá đề cao vai trò của cá nhân.

Tâm lý người có bản chất xã hội và có tính lịch sử


VD: phương Đông- Phương Tây
Bắc- Nam
- Tính lịch sử:
+ Luôn xem xét tâm lý con người trong trạng thái vận động
+ Chống lại quan điểm định kiến
+ Xem xét tâm lý một người phải gắn với thời đại, dân tộc, địa
phương… của con người
- Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan (tự nhiên và xã hội)
trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định (động vật cx có tâm lý)
 Tâm lý người đc hình thành theo cơ chế mang tính xã hội
Nền văn hóa-xh -> tâm lý riêng (thông qua hoạt động lĩnh hội, sử
dụng, sáng tạo)
- Tâm lý người hình thành - phát triển và biến đổi theo sự phát triển
của lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng VD: ngày xưa con người k
chấp nhận người bê đê,.. nhưng nay cn đã chấp nhận cộng đồng lgbt
 Không fai “cha mẹ sinh con trời sinh tính” mà tâm lý, nhân cách con
người có thể giáo dục được
 Cho trẻ tiếp xúc với nhiều mối quan hệ xã hội, nhiều sự vật hiện
tượng mang tính “người” để đứa trẻ có tâm lý phong phú, mau phát
triển.
 Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động (vui chơi, học tập, lao động, công tác
xh…) để thúc đẩy sự phát triển tâm lý trẻ.
Phân loại các hiện tượng tâm lý
a) Theo thời gian tồn tại
- Qúa trình ( Nhận thức, Xúc cảm, Ys chí ): mở đầu, diễn biến, kt rõ
rang; thời gian tồn tại tương đối ngắn; xuất hiện sớm trong đời sống
cá thể
- Trạng thái: không tồn tại một cách độc lập, đi kèm với hiện tượng tâm
lý khác và làm nền VD lo lắng trc thi but fai tư duy, học bài,.. ; thời
gian tồn tại lâu hơn, tính ổn định cao hơn QTTL
- Thuộc tính (xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực) : được hình
thành do lặp đi lặp lại, trở thành đặc trưng riêng của cá nhân ; thời
gian tồn tại rất lâu, tính chất ổn định và bền vững
b) Theo mức độ ý thức:
- Hiện tượng tâm lý có ý thức
- Hiện tượng tâm lý k có ý thức

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG – GIAO TIẾP


1. HOẠT ĐỘNG
a) ĐN: là mối qh tác động qua lại giữa con người (chủ thể) với thế giới
khách quan (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về
phía con người
b) Hai quá trình của hoạt động:
- Đối tượng hóa or còn là Khách thể hóa : chuyển hóa năng lượng của
mình thành sp của hđ
VD: năng lực, tính cách của mình
Khi mình đứng lên tt, thầy giáo sẽ đánh giá được năng lực, khả năng
của mình
=> Qúa trình xuất tâm
=> Thông qua sản phẩm hoạt động đánh giá đc con người (vd thông qua
nét chữ đánh giá được tính cách con người; viết sách – làm thơ -> quá
trình xuất tâm thể hiện một cách cụ thể và sâu sắc nhất)
- Chủ thể hóa: trong quá trình tác động vào thế giới, con người lĩnh hội
được nội dung tâm lý chứa đựng trong đối tượng => làm cho cn có nhận
thức mới – năng lực hđ mới
VD: sau khi tt xong, thầy giáo bạn bè sẽ góp ý, chỉnh sửa, mình sẽ lấy
những lời nhận xét đó là một bài học mới, rút ra kinh nghiệm để lần sau
có thể tt tốt hơn (bản than mình thay đổi)
=> Qúa trình nhập tâm
c) Đặc điểm của hoạt động
- Tính đối tượng : tác động vô cái gì
- Tính chủ thể: ai là người điều khiển hoạt động đó
- Tính mục đích: hđ đó có mục đích để làm gì
- Tính gián tiếp : hđ thông qua cái công cụ, thông qua phương tiện, cta
ko tác động trực tiếp vòa đổi tượng để tạo ra sp
=> KL:
- Hoạt động vừa là phương thức bộc lộ, vừa là phương thức lĩnh hội
- Hoạt động vừa làm thay đổi thế giới, vừa làm thay đổi chính bản than
mình (vừa tạo ra sp, vừa tạo ra nhân cách bản thân)
KL Sư Phạm:
 Bản than mỗi cá nhân cần tích cực hoạt động
 Dạy học/ giáo dục bằng hoạt động và thông qua hoạt động

c) Phân loại hoạt động


 Xét trên phương diện cá thể :
+ Hoạt động vui chơi
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động xã hội
+ Hoạt động lao động
 Xét theo sản phẩm
+ Hoạt động thực tiễn: tạo sản phẩm vật chất
+ Hoạt động lý luận: diễn ra với hình ảnh, biểu tượng, khái niệm… tạo ra
sản phẩm tinh thần. (VD: thơ ca, tác phẩm truyện,…)
d) Cấu trúc của hoạt động:
Chủ thể ----- Khách thể
------
Hoạt động cụ thể ----- Động cơ (mục
----- đích lớn nhất)

Hành động ----- Mục đích


-----

Thao tác ----- Phương tiện


-----
 Sản phẩm
2. Giao tiếp
a) ĐN: là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người
trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, nhận thức lẫn nhau, ảnh hưởng qua
lại lẫn nhau.
NOTE: con vật k có giao tiếp
b) Phân loại:
 Theo phương tiện: giao tiếp phi ngôn ngữ, giao tiếp ngôn ngữ
 Theo khoảng cách: giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp (email, đth,
facetime)
 Theo quy cách: giao tiếp chính thức (một cuộc họp theo kế hoạch có quy
cách), giao tiếp không chính thức (ngồi tám chuyện không theo một quy
cách nào hết)
c) Vai trò và quan hệ giữa GT – Hoạt động
+ Giao tiếp là một dạng hoạt động (không phải là hoạt động )
+ Giao tiếp và hoạt động là hai phạm trù đồng đẳng
+ Nói cách khác, hoạt động và giao tiếp vừa là động lực của sự hình
thành và phát triển tâm lý đồng thời tâm lý người cũng chính là sản
phẩm của hoạt động và giao tiếp.
+ Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
+ Hoạt động – giao tiếp có vai trò quyết định đến sự hình thành và phát
triển nhân cách
Di truyền là tiền đề vật chất
Môi trường là tạo điều kiện choc ta phát triển
Giaos dục là vai trò chủ đạo
+ Thông qua hoạt động : con người nắm được các kinh nghiệm sống
(kiến thức, kĩ năng,..), lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức , tạo nên giá trị xã
hội của nhân cách, con người có thể tự ý thức và tự giáo dục
 Các yếu tố khác muốn ảnh hưởng đến cá nhân phải thông qua hoạt
động và giao tiếp với cá nhân đó
d) Chức năng giao tiếp:
+ Chức năng thông tin hai chiều giữa các chủ thể tham gia hoạt động
giao tiếp (thỏa mãn nhu cầu biết thông tin đối phương vd tên, tuổi, sở
thích,…)
+ Chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động của một nhóm
người trong cùng một hoạt động cùng nhau (vd họp bàn giao cv cho
một dự án nào đó cần có chức năng này cta mới phân công, làm việc
hiệu quả; làm việc nhóm )
+ Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi (vd mình đi học trễ thì cả lớp
sẽ bị phạt chung với mình vì thế mình fait hay đổi để phù hợp với cả lớp,
làm cái gì cũng phải xem xét, ra quyết định đúng đắn )
+ Chức năng xúc cảm: khi mình giao tiếp mình sẽ bộc lộ cảm xúc như vui,
buồn, thất vọng… nhờ đó mình bt đc tình trạng hiện tại đối phương
thông qua giao tiếp (giải tỏa cảm xúc của mình, nhận bt cảm xúc của đối
phương
+ Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau ( nhờ vào giao tiếp cta hiểu
nhau, bt về nhau từ đó có những nhận xét, góp ý cho nhau

CHƯƠNG 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ, Ý THỨC


1. Sự hình thành và phát triển tâm lý
 Về phương diện loài
- Tiêu chuẩn của con vật để có tâm lý: có tính cảm ứng hay nói cách
khác là có não
- Các thời kì phát triển: cảm giác -> tri giác -> tư duy (cao nhất)
 Về phương diện cá thể
- Sự hình thành và phát triển tâm lý là quá trình chuyển đổi liên tục từ
cấp độ tâm lý này sang cấp độ tâm lý khác trong suốt một đời người.
- Sự phát triển tâm lý cá nhân là tiến trình chuyển đổi liên tục từ cấp
độ này sang cấp độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lý
đạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo những quy luật đặc thù
- Hoạt động chủ đạo là hoạt động quy định những biến đổi chủ yếu
nhất trong các quá trình tâm lý căn bản ở từng giai đoạn lứa tuổi,
đồng thời nó quy định tính chất của các hoạt động khác trong cùng
độ tuổi
2. Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi:
- Sơ sinh & hài nhi
+ 0-2 tháng (sơ sinh): ăn ngủ
+ 2-12 tháng (hài nhi): giao lưu cảm xúc
- Giai đoạn trước tuổi đi học:
+ Vườn trẻ (1-3 tuổi): hoạt động với đồ vật
+ Mẫu giáo (3-6 tuổi): hoạt động vui chơi
- Giai đoạn tuổi đi học:
+ HS tiểu học: học tập (tuổi nhi đồng)
+ HS THCS: học tập và giao lưu (tuổi thiếu niên)
+ HS THPT: hoạt động học tập hướng nghiệp là chủ đạo (tuổi đầu
thanh niên )
- Giai đoạn trưởng thành:
+ Sinh viên: chuẩn bị ngành nghề
+ Thanh niên, trung niên: lao động
- Gìa: nghỉ ngơi
3. Sự hình thành và phát triển ý thức
3 cấp độ
- Cấp độ chưa ý thức: vô thức, tiền thức, tiềm thức
- Cấp độ ý thức: ý thức và tự ý thức
- Cấp độ ý thức nhóm và tập thể
 Ý thức:
a) KN:
Là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản
ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá
trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan
 Ý thức là phản ánh của phản ánh, hiểu biết của hiểu biết (nghĩa là khi
ta nhìn vào hiện thực khách quan nó tác động vào não ta cho ta biết
đó là cái gì, sau đó não tiếp tục tác động vào hình ảnh đang có trong
đó và bày tỏ thái độ, cảm xúc -> Ý THỨC (là cái thái độ, quan điểm
của mình, bt mình làm sai but vẫn làm)
b) Đặc điểm của ý thức:
- Tính nhận thức: dấu hiệu đầu tiên
- Bày tỏ thái độ: thái độ đánh giá, lựa chọn hay không lựa chọn, cảm
xúc tích cực/ tiêu cực
- Sự điều chỉnh, điều khiển hành vi; sự diện kiến trước hành động
c) Cấu trúc của ý thức
- Mặt nhận thức: cảm tính, lý tính
- Mặt thái độ của ý thức
- Mặt năng động của ý thức
 Tự ý thức
a) ĐN:
Là ý thức về chính bản than mình
 Tự ý thức là sự phát triển đỉnh cao của ý thức cá nhân
b) Biểu hiện
+ Tự nhận thức về: hình dáng, năng lực, hành vi, tính cách, sở thích,
ước mơ, vị trí xh
+ Tỏ thái độ đối với bản than : tự tin, tự hào, trách cứ, yêu, ghét…
+ Tự điều chỉnh , tự giáo dục theo mục đích tự giác
c) Sự hình thành tự ý thức:
+ Tự ý thức được hình thành từ lúc 3 tuổi
+ Con đường hình thành tự ý thức: hoạt động, giao tiếp, tự phân tích,
tự đánh giá, tự so sánh…bản than mình, mình với người khác, mình
với chuẩn mực xh
 Cấp độ chưa ý thức
a) ĐN:
Là toàn bộ những hiện tượng tâm lý vượt qua ngoài ý thức
b) Đặc điểm:
- Không nhận thức được
- Không bao hàm thái độ
- Không có tính dự kiến trước hành động
c) Các tầng bậc của cấp độ chưa ý thức (vô thức):
Vô thức, tiềm thức, tiền thức
d) Biểu hiện:
- Vô thức thể hiện trong nhận thức:
+ Cảm giác: giác mơ báo bệnh
+ Tri giác: hoang tưởng..
+ Trí nhớ: ngủ nhưng vẫn nhớ, học trong lúc ngủ…
+ Tư duy: giải quyết vấn đề trong mơ
- Vô thức thể hiện trong ngôn ngữ:
Nói mớ, lỡ lời, nói nhầm mà không biết, viết sai…
- Vô thức thể hiện trong hành động:
+ Động tác thừa
+ Hành vi bệnh lý
+ Hành vi bắt chước
+ Hành vi tự động hóa, thói quen
+ Hành động khác: ngoại cảm, lên đồng,…
- Các dạng đặc biệt khác: linh tính (giác quan t6), trực giác, tâm thế
(tiềm thức)…
 Ý thức nhóm và tập thể
- Là một dạng của ý thức cá nhân nhưng nội dung ý thức đặc trung cho
một nhóm, tập thể
- VD: ý thức gia đình, yt dòng họ, yt dân tộc, yt trong một lớp…
- VD: nhận thức - thái độ - hành vi của tập thể đối với hành vi đi
trễ/quay cóp/học nhóm…

CHƯƠNG 4 HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC


Nhận thức:
- Nhận thức cảm tính: cảm giác, tri giác
- Nhận thức lí tính: tư duy, tưởng tượng
- Trí nhớ
- Chú ý
Qúa trình nhận thức cảm tính là mức độ thấp của hđ nhận thức. Gồm cảm giác và
tri giác. Đặc điểm dễ nhận thấy là quá trình tâm lý, phản ánh những thuộc tính
bên ngoài của sv và hiện tượng trong hiện thực khách quan khi chúng trực tiếp tác
động vào các giác quan của chúng ta
Cảm giác: là một quá trình nhận thức (quá trình tâm lý) phản ánh riêng lẻ từng
thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào
giác quan.
VD: thuộc tính bề ngoài: kích thước, màu sắc, hình dạng,.. tác động đến 5 giác
quan của cn
Đặc điểm của cảm giác:
- Cảm giác là một quá trình nhận thức, quá trình tâm lý: xảy ra trong
khoảng thời gian ngắn; có mở đầu, diễn biến, kết thúc một cách cụ
thể và rõ rang nhằm tìm hiểu thuộc tính ban đầu về đối tượng tác
động vào giác quan con người
- Cảm giác nảy sinh, diễn biến khi sv, ht or một trạng thái cơ thể của
thế giới xq tác động lên giác quan của ta. Khi kích thích ngừng tác
động thì cảm giác không còn nữa
- Cảm giác chỉ phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện
tượng thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ
VD khi con người phản ánh bằng cảm giác, có thể phản ánh thuộc
tính về khối lượng như: nhè nhẹ, nằng nặng,..hình dáng: tròn tròn,
mỏng mỏng…
 Cảm giác chỉ cho ta biết ít về sự vật, hiện tượng và có thể không
biết rõ đó là sự vật gì
- Cảm giác của con người mang bản chất lịch sử- xã hội (khác xa với
cảm giác của con vật)
+ Đối tượng phản ánh của cảm giác không chỉ có sự vật , hiện tượng
vốn có trong tự nhiên mà còn bao gồm cả những sản phẩm do lao
động tạo ra , nghĩa là có bản chất xã hội
+ Cơ chế sinh lý của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn ở hệ
thống tín hiệu thứ nhất mà còn bao gồm cả cơ chế thuộc hệ thống tín
hiệu thứ hai.
+ Cảm giác có liên quan chặt chẽ tới hoạt động của các giác quan. Trải
qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài của loài người, các giác của
con người sẽ phát triển hoàn thiện hơn so với giác quan ở con vật,
trở thành khí quan xã hội
+ Khả năng cảm giác của con người phát triển mạnh mẽ phong phú và
trở nên tinh vi do kết quả của việc rèn luyện, do ảnh hưởng của vốn
kinh nghiệm và hoạt động
VD: thợ dệt phân biệt được 60 màu đen, helen keller nhà văn mù và
câm điếc

Vai trò của cảm giác:


- Cảm giác là hình thức đầu tiên của hoạt động nhận thức, nhờ cơ
quan cảm giác của con người nhận được nguồn thông tin, tài liệu
phong phú từ thế giới bên ngoài cũng như thông tin về trạng thái cơ
thể mình.
Mỗi giác quan của con người đều có vai trò quan trọng, nhất là tai-
mắt và những cảm giác do hai giác quan này đặc biệt qt khi chúng
đem đến những hình ảnh đầu tiên cho nhận thức
Đối với người khuyết tật thính giác hay thị giác thì cơ quan cảm giác
vận động và đụng chạm (cảm giac sờ mó) là con đường nhận thức
quan trọng đối với họ
- Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể với môi trường xung
quanh VD người nhận biết cảm giác nóng lạnh từ môi trường sống
- Cảm giác còn là điều kiện đảm bảo trạng thái hoạt động của võ não
VD “đói” hay thiếu cảm giác thì chức năng sinh lý của con người sẽ bị
rối loạn
Phân loại cảm giác
a. Cảm giác bên ngoài : là những cảm giác do kích thích từ bên ngoài cơ thể
gây ra
 Cảm giác nhìn (thị giác)
- Nảy sinh do sự tác động của song ánh sáng (song điện từ) phát ra or
phản xạ từ các vật
- Phản ánh ban đầu về hình thù, độ lớn, màu sắc, khối lượng, độ xa…
của sự vật. Cụ thể hơn cảm giác màu sắc phản ánh sắc điệu của màu
sắc phụ thuộc vào tần số dao động của ánh sáng
- Còn được tiếp diễn sau khi đã ngừng kích thích được gọi là hậu ảnh
(lưu ảnh). Ngay sau khi kích thích mạnh ngừng tác động, thì cảm giác
không mất ngay, mà nó còn tiếp diễn một thời gian ngắn
VD: khi nhìn lên mặt trời sau đó nhắm mắt lại thì hình ảnh mặt trời
vẫn còn duy trì một vài giây sau đó
+ Có hai loại hậu ảnh: dương tính và âm tính
+ Cảm giác nhìn có vai trò cơ bản trong nhận thức thế giới bên ngoài
của con người, trong 90% lượng thông tin từ thế giới bên ngoài đi
vào não là qua mắt
 Cảm giác nghe (thính giác)
- Là cảm giác do những song âm, tức là những dao động của không khí
gây nên
- Phản ánh thuộc tính của âm thanh : cao độ (tần số dao động), cường
độ (biên độ dao động), âm sắc (hình thức giao động)
- Có ý nghĩa to lớn trong đời sống của con người. Chính nhờ nó mà cn
nghe được tiếng nói, có khả năng giao lưu với người khác, kiểm tra
nn của bản than…
 Cảm giác ngửi (khứu giác)
- Cảm giác do các phần tử của các chất bay hơi tác động lên màng
ngoài của khoang mũi cùng không khí gây nên
- Phản ánh mùi của đối tượng
- Trong đời sống, cảm giác ngửi giữ vai trò tương đối ít quan trọng
VD một người bị khiếm khuyết chức năng ngửi vì một lý do nào đó
vẫn có thể sinh hoạt và sống bình thường, nhưng bị hỏng cảm giác
nghe và cảm giác nhìn thì cảm giác ngửi cùng cảm giác còn lại giữ vai
trò đặc biệt quan trọng
 Cảm giác nếm (vị giác)
- Do sự tác động của các thuộc tính hóa học của các chất hòa tan trong
nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi gây nên
- Phản ánh vị của đối tượng bao gồm 4 loại: ngọt, chua, mặn, đắng
Sự đa dạng của vị thức ăn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa cảm giác kể
trên phối hợp với cảm giác ngửi. Nếu mất hoàn toàn cảm giác ngửi
thì trog một mức độ đáng kể khó phân biệt được các vị khác nhau
của đồ ăn
 Cảm giác da (mạc giác)
- Do những kích thích cơ học và nhiệt học tác động lên da tạo nên.
Cảm giác da phản ánh những thuộc tính về nhiệt độ, áp lực, sự đụng
chạm , sự trơn nhẵn,… của đối tượng
- Gồm 5 loại: cảm giác đụng chạm, nén, nóng, lạnh, đau
- Độ nhảy cảm của các phần da khác nhau đối với các loại cảm giác trên
là khác nhau
VD cảm giác đụng chạm nhạy bén nhất ở đầu lưỡi, đầu các ngòn tay;
lưng nhảy cảm ít hơn đối với loại cảm giác này
Da thuộc các phần than thể được che kín thì nhạy cảm hơn đối với
cảm giác nóng lạnh
b. Những cảm giác bên trong : những cảm giác do kích thích bên trong cơ thể
gây ra
 Cảm giác vận động
- Do những kích thích tác động vào các cơ quan thụ cảm vận động nằm
ở các cơ gân, khớp xương tạo nên
- Phản ánh những biến đổi xảy ra trong cơ quan vận động như mức độ
co của cơ và về vị trí của các phần than thể chúng ta
 Cảm giác sờ mò
- Sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng chạm thành
cảm giác sờ mó
- Bàn tay là một cơ quan sờ mó và nó trở thành công cụ lao động và
nhận thức của con người. Cảm giác sờ mó là vật điều chỉnh quan
trọng đối với các động tác lao động, nhất là những động tác lao động
đòi hỏi độ chinh xác cao
 Cảm giác thăng bằng
- Khi cơ thể ta cử động nội dịch ở ba ống hình bán khuyên ở tai trong
rung động, tác động vào các niêm mao nằm trên ba thành ống ấy tạo
nên cảm giác thăng bằng
- Cảm giác thăng bằng cho ta biết phương hướng của đầu so với
phương thẳng đứng, hướng quay và gia tốc của đầu
 Cảm giác rung
- Do các dao động của không khí tác động lên bề mặt than thể gây nên,
những dao động này là do các vật thể bị rung động hay chuyển động
gây nên. Tất cả các mô trong cơ thể đều có thể phản ánh được sự
rung của môi trường bên ngoài và bên trong
- Phản ánh sự rung động của các sự vật
+ Ở những người thính giác phát triển bình thường thì cảm giác này
kém phát triển.
+ Ở người khuyết tật thính giác, đặc biệt là ở người vừa có khuyết tật
thính giác và thị giác thì loại cảm giác này phát triển rõ rệt và được
dung để định hướng trong tgxq
 Cảm giác cơ thể
- Do quá trình trao đổi chất môi trường bên trong gây nên khi những
tế bào thụ cảm ở những cơ quan bên trong cơ thể bị kích thích
- Phản ánh tình trạng hoạt động của các nội tạng. Gồm: cảm giác đói,
no, buồn nôn, đau ở các cơ qun bên trong cơ thể như đau dạ dày,…
 Báo sự rối loạn trong hoạt động của các nội quan.
Các quy luật cơ bản của cảm giác ( phần thi)
a. Quy luật về ngưỡng cảm giác
- Gioi hạn cường độ của kích thích gây ra được cảm giác hoặc làm thay
đổi cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác
- Có hai loại ngưỡng cảm giác:
Ngưỡng tuyệt đối
+ Ngưỡng tuyệt đối trên: là cường độ tối đa của kích thích để vẫn còn
gây ra được cảm giác
VD: ngưỡng tuyệt đối trên của cảm giác nhìn là nx song ánh sáng có
bước song là 780 micromet; của cảm giác nghe là âm thanh có tần số
là 20.000 hec
+ Ngưỡng tuyệt đối dưới: là cường độ tối thiểu của kích thích đủ để
gây ra được cảm giác
VD: ngưỡng tuyệt đối phía dưới của cảm giác nhìn là những song ánh
sáng có bước song là 390 micromet, của cảm giác nghe là âm thanh
có tần số là 16 hec
+ Trong khoảng giữa ngưỡng tuyệt đối trên và ngưỡng tuyệt đối dưới
có những vùng phản ánh tốt nhất
VD với cảm giác nhìn, vùng phản ánh tốt nhất khoảng 550-589
micromet, cảm giác nghe là vùng âm thanh khoảng 1.000 hec
Ngưỡng sai biệt là mức độ chênh lệch đối thiểu về cường độ hoặc
tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt được hai kích thích.
Ngưỡng sai biệt của mỗi cảm giác là một hằng số đối với mỗi cá thể
- Ngưỡng cảm giác tỷ lệ nghịch với tính nhạy cảm của con người
+ Tính nhạy cảm là năng lực cảm nhận được các kích thích vào các
giác quan
+ Ngưỡng tuyệt đối dưới càng thấp thì tính nhạy cảm càng cao
+ Ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì thì tính nhảy cảm sai biệt càng lớn
+ Tính nhạy cảm sai biệt là năng lực cảm nhận được sự khác nhau
giữa hai kích thích cùng loại
E=1/P
(E: độ nhạy cảm, P: ngưỡng tuyệt đối phía dưới)
- Nhằm ứng dụng triệt để quy luật này trong quá trình dạy học: gv cần
nói rõ rang, vừa nghe. Ánh sáng lớp học phù hợp với cảm giác nhìn
của hs trong từng lớp học. Chữ viết cũng cần có kích cỡ phù hợp với
khoảng cách của học sinh
b. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
- ĐN: sự thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi tính nhạy cảm của
các cơ quan cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích
thích
- Các dạng thích ứng:
+ Khi cường độ kích thích tang lên thì tính nhạy cảm giảm xuống
VD: sống trong môi trường có tiếng ồn lớn thì độ nhảy cảm với âm
thanh sẽ giảm sút
+ Khi cường độ kích thích yếu đi thì tang tính nhạy cảm
VD: trong đêm vắng, ta có thể nghe những âm thanh nhỏ mà trong
ngày không nghe được
+ Sự mất cảm giác trong thời gian tác động dài của cùng một kích
thích
VD: những người công nhân môi trường đô thị sẽ cảm thấy bth với
mùi rác khi tiếp xúc lâu ngày
 Trong công tác dạy học và giáo dục học sinh, giọng nói của cô giáo cần
có sự diễn cảm. Gv cũng cần phối hợp nhiều phương pháp dạy học và
giáo dục học sinh để tránh sự mất cảm giác của học sinh trong học
tập
c. Quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác khác nhau
- Quy luật này thể hiện là một cảm giác có thể thay đổi tính nhạy cảm
do sự ảnh hưởng của một cảm giác khác
- Các cơ chế tác động lẫn nhau của cảm giác như :
+ Sự kích thích yếu lên cơ quan cảm giác này sẽ làm tang độ nhạy cảm
của cơ quan cảm giác kia, or sự kích thích mạnh lên cơ quan cảm giác
này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác kia.
+ Chuyển cảm giác cũng là một biểu hiện cụ thể của quy luật này.
Cảm giác này tạo nên một cảm giác khác trong sự tương tác
VD: nhìn những bức tranh có màu đỏ rực ta có cảm giác nhiệt độ như
nóng lên
- Loạn cảm giác (hiện tượng đặc biệt của chuyển cảm giác) : là sự xuất
hiện một cảm giác đặc trưng cho một cơ quan cảm giác này dưới ảnh
hưởng của sự kích thích một cơ quan cảm giác kia. Cụ thể như kích
thích âm thanh tạo nên hình ảnh trong cảm giác của con người
ỨNG DỤNG trong dạy học bằng cách giữ gìn vệ sinh lớp học, trang
hoàng đẹp mắt phòng học để tạo ra sự tương tắc tích cực
d. Quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác cùng loại (tương phản)
- Sự tương phản là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác
dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra đồng thời
- Có hai loại tương phản:
+ Tương phản đồng thời: sự thay đổi cường độ và chất lượng của
cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra đồng
thời
VD: chữ màu đen được viết trên nền bảng màu trắng sẽ được làm nổi
bật và dễ nhìn hơn
+ Tương phản nối tiếp: là sự thay đổi cường độ và chất lượng của
cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước
đó
VD: một người mới đi ngoài trời nắng bước vào phòng máy lạnh sẽ
cảm thấy nhiệt độ trong phòng sẽ mát hơn nhiệt độ thực ở phòng đó.
 Những quy luật của cảm giác chi phối mạnh mẽ đến cảm giác của cá
nhân, nx quy luật này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính nhạy cảm
của cảm giác. Vì vậy, cn cần phải chú ý đến những quy luật này cũng
như luyện tính nhạy cảm của cảm giác.
Các quy luật cơ bản của tri giác
 Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Được hình thành do sự tác động của những sự vật, hiện tượng nhất
định của tgxq tác động vào giác quan ta
- Mỗi hành động tri giác của ta đều nhắm vào một đối tượng nào đó
của tgxq
 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tính lựa chọn của tri giác: cn có khả năng chỉ phản ánh một vài đối
tượng nào đó trong vô số những sv, ht xq
- Cn có thể tri giác đối tượng nào đó mà họ muốn trong rất nhiều đối
tượng. Qúa trình tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh
- Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối
tượng và bối cảnh có thể giao hoán , đổi chỗ cho nhau
- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, tâm thế,
ngôn ngữ, đặc điểm của đối tượng
- Quy luật đc sd nhiều trong đs như hình thức ngụy trang của sv (đổi
màu theo mt sống), đs cn (cách ăn mặc thể hiện hoặc giấu mình đi).
Trong dạy học, gv dung phấn màu khi trình bày nx phần qt… Hay việc
tuân thủ nguyên tắc công bằng trong ứng xử với hs
 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
- Hình ảnh tri giác luôn có ý nghĩa xác định. Tri giác con người gắn chặt
với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất sv. Tri giác sv một cách có ý
thức- điều đó có nghĩa là gọi được tên sv ở trong não và có ý nghĩa là
xếp được sv đang tri giác vào một nhóm, một lớp các sv xác định
- Tri giác là một quá trình tích cực, trong đó con người tiến hành nhiều
hành động nhận thức để hình thành một hình ảnh tương ứng về sv.
Trong quá trình tri giác có cả nx yếu tố của tư duy: phân tích, so sánh
các dấu hiệu của sự vật, hiện tượng rồi tổng hợp chúng lại…-> Đối
tượng ngày càng đc sáng tỏ
 Áp dụng trong quá trình dạy hc: tài liệu trực quan bao giờ cũng được
học sinh tri giác một cách đầy đủ, sâu sắc hơn khi kèm theo lời chỉ
dẫn. Tên gọi (từ, thuật ngữ) của các sự vật ht ms cần được truyền đạt
một cách đầy đủ, chính xác cho học sinh
 Quy luật về tính ổn định của tri giác:
- Là khả năng phản ánh sự vật một cách không đổi khi điều kiện tri giác
bị thay đổi
- Nhờ tính ổn định mà con người có khả năng tri giác sự vật như nhau
khi chúng hiện diện ở các mức độ khác nhau về hình dạng, kích
thước, khoảng cách,…
- Tính ổn định của tri giác không phải là một cơ chế bẩm sinh mà nó do
kinh nghiệm tạo nên
- Tri giác là một hành động tự điều chỉnh đặc biệt, nó có cơ chế liên hệ
ngược và được xây dựng phù hợp với những đặc điểm và những điều
kiện của đối tượng đang được tri giác
 Trong quá trình dạy học gv cần cung cấp kinh nghiệm, tri thức
chính xác, khoa học cho hs
 Quy luật về tính ảo ảnh của tri giác:
- Aỏ ảnh của tri giác là sự phản ánh sai lệch các sự vật, hiện tượng một
cách khách quan của con người
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân vật lý: sự phân bố của vật trong không gian (có liên
quan đến yếu tố hình học, quang học)
+ Nguyên nhân sinh lý: trạng thái cơ thể, cấu tạo cơ thể
+ Nguyên nhân tâm lý: nhu cầu, sở thích
 Quy luật về tính tổng giác của tri giác:
- Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người,
vào đặc điểm nhân cách của họ, được gọi là hiện tượng tổng giác
- Bức tranh mà chủ thể tri giác không phải là một tổng số cảm giác
nhất thời, mà nó thường chứa đựng những chi tiết thậm chí lúc đó
không có trên võng mạc của mắt but con người tụa hồ như nhìn thấy
trên cơ sở kinh nghiệm trước kia
 Khi tri giác một sự vật nào đó, thì dấu vết của những sự tri giác
trước đây được hoạt hóa
 Cùng một sự vật như nhau có thể được tri giác và tái hiện khác
nhau ở những người khác nhau
 Trong quá trình giảng dạy và giáo dục, giáo viên cần phải tính đến
kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh, xu hướng, hứng thú của các
em, những tâm thế của các em khi tri giác
Phân biệt cảm giác và tri giác
GN:
+ Đều là một quá trình tâm lý, nghĩa là có sự nảy sinh, diễn biến và kết thúc
+ Kết quả sự phản ánh của cảm giác và tri giác đều là những thuộc tính bên ngoài
sv
+ Đều phản ánh sv, ht một cách trực tiếp, nghĩa là chúng phản ánh những cái
trong hiện tại, đang tác động vào ta lúc đó
+ Cả hai đều phải phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cá lẻ, nghĩa là phản ánh
từng thuộc tính riêng lẻ hay trọn vẹn thuộc tính của từng sự vật, ht, cụ thể chứ
không phải một lớp, một loại hay một phạm trù khái quát
KN:
Cảm giác Tri giác
Phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc Phản ánh một cách trọn vẹn, biết được
tính của sv, ht, chưa phản ánh hoàn rõ rang sự vật này hay sv kia
chỉnh, không xác định được đó là sự
vật gì
Mức độ phản ánh thấp hơn vì k có tính Mức độ phản ánh cao hơn
kết cấu
Là sự phản ánh hiện thực khách quan Là sự phối hợp các giác quan theo hệ
một cách trực tiếp, tức là sv, ht phải thống nhất định
đang trực tiếp tác động vào các giác
quan của ta
Là cơ sở xuất hiện tri giác Tri giác quy định và cho phép chiều
hướng cảm giác có tp, mức độ. Kể cả
tính chất của cảm giác thành phần

Phân biệt tư duy và tưởng tượng


 GN:
+ Đều là một quá trình tâm lý nhằm phản ánh hiện thực khách quan qua
não người
+ Là hoạt động của chủ thể
+ Diễn ra bên trong con người và mang tính chủ thể
+ Đều nảy sinh khi tình huống, hoàn cảnh gặp vấn đề (vd cần dung tư
duy và tưởng tượng khi gặp một bài toán khó)
+ Vận dụng hết công suất não bộ để thực hiện quá trình này
 KN:
Tư duy Tưởng tượng
+ Phản ánh bản chất, mối liên hệ + Phản ánh những cái chưa có
có tính quy luật của sự vật hiện trong kinh nghiệm của cá nhân
tượng mà chưa biết + Cách thức: xây dựng những hình
+ Cần phải chính xác ảnh mới trên cơ sở biểu tượng đã
+ Khái niệm về sự vật hiện tượng có
+ Tính xác định cao, rõ ràng + Có thể sáng tạo, vì trí tưởng
tượng là phong phú, con người có
thể tự do sáng tạo, phát triển
+ Hình ảnh mới về sv, ht
+ Tính xác định thấp, mang tính
ước lệ

VD: Khi xây một ngôi nhà


- Mô phỏng bản thiết kế thì cần nhiều sự tưởng tượng về ngôi nhà
- Vẽ, phác thảo, đi đến thiết kế: tính toán kết cấu, vật liệu xây dựng
(qtrinh tư duy)
Các thao tác của tư duy : được xem như nx “hành động trí tuệ “căn bản để thực
hiện qá trình tư duy ; xem như quy luật bên trong của tư duy
a. Phân tích tông hợp
+ Phân tích là tách một toàn thể thành các yếu tố, thành phần cấu tạo nên
nó, không phải là phân chia mà là xem xét vđ theo nx lớp giá trị hoặc tính
chất chung nào đó
Có thể phân tích dưới: góc độ tâm lý, góc độ sinh lý, góc độ kinh tế, góc độ
giáo dục…
+ Tống hợp: là thao tác trong đó chủ thể đưa những thuộc tính thành phần
đã được phân tích thành một chỉnh thể, một toàn thể
Tổng hợp thường được thực hiện sau khi phân tích
 Có mqh bền chặt
b. So sánh
+ Là thao tác trí tuệ dung trí óc để xác định sự giống nhau và khác nhau
giữa các sự vật, ht
+ Đặt sự vật này “bên canh” sự vật kia để đối chiếu , tìm ra mối qh, phân
biệt…
+ Đưa ra sự tương tác mqh giữa chúng ở một chừng mực
c. Trừu tượng hóa và khái quát hóa
+ Trừu tượng hóa: gạt bỏ những thuộc tính, những bộ phận, những quan
hệ không cần thiết về một phương diện nào đó và chỉ giữ lại những yếu tố
cần thiết để tư duy
+ Khái quát hóa : thao tác chủ thể tìm ra một thuộc tính chung cho vô số
hiện tượng hay sự vật
+ Chúng có mqh mật thiết: con ng thường khái quát hóa dựa trên trừu
tượng hóa, trừu tượng hóa để hướng đến khái quát hóa
+ Xét trên bình diện tâm lý, con người vừa là một khái niệm trừu tượng,
vừa là một khái niệm có tính kquat cao vì khi cta tri giác, suy nghĩ về cn
không phải chỉ lưu ý đến trang phục, hình thể hoặc chỉ vì một ai đó với
những đặc thù của chính họ
d. Cụ thể hóa :
+ Là thao tác chủ thể chuyển từ trừu tượng hóa và khái quát hóa về với
hiện tượng cụ thể
+ Nhờ cụ thể hóa mà tư duy luôn gắn liền với trực quan sinh động, không
rời xa thực tế khách quan
Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng
a. Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật
Vd: các hình ảnh như người khổng lồ, người tí hon, phật bà tram tay nghìn
mắt…
b. Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật
- Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng cách nhấn mạnh vào một đặc
điểm, thành phần nhất định chứa trong sự vật – ht
- Sự nhấn mạnh đưa lên hang đầu một phẩm chất nào đó, một mối
quan hệ nào đó của sự vật, hiện tượng này với những sự vật, hiện
tượng kia sẽ tạo ra hình ảnh mới độc đáo và lý thú
VD: những hình ảnh hay nhân vật như chai-en (to, khỏe, thích quyền
lực), xê-ko (mách lẻo, mỏ nhọn)…
c. Chắp ghép (kết dính)
- Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng cách ghép các bộ phận của sự
vật, hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới
- Các bộ phận hợp thành vẫn giữ nguyên, không bị thay đổi, chế biến,
chúng chỉ được ghép nối với nhau một cách đơn giản
d. Liên hợp
- Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng sự tổng hợp sáng tạo dựa trên
nguyên lí liên hợp
- Hình ảnh tạo được mang tính mới được hợp thành bởi những bộ
phận của cái cũ. Tuy nhiên, khi tham gia vào “hình ảnh mới” các yếu
tố ban đầu bị cải tổ, biến đổi và nằm trong mối qh tương quan mới
VD: xe điện bánh hơi, thủy phi cơ vẫn giữ hình ảnh của các bộ phận ở
cái cũ nhưng đã biến đổi để chức năng bộ phận và chức năng tổng
hợp của cái mới thay đổi
- Liên hợp là một sự tổng hợp sáng tạo, chứ không phải là một sự tổng
hợp đơn giản các yếu tố đã biết
- VD đc sd trong văn học nt để xây dựng các hình tượng văn học nt;
trong khoa học công nghệ để thiết kế các thiết bị kỹ thuật
e. Điển hình hóa
- Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng cách tạo ra hình ảnh mới độc
đáo mang tính nổi trội, điển hình một cách đặc biệt.
- Yếu tố mấu chốt là sự sáng tạo mang tính chất khái quát những thuộc
tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của một nhân cách như là đại diện
của một giai cấp hay tầng lớp xã hội dựa trên nền tảng một đặc điểm
“gốc”
- VD: nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên, trong truyện Tắt
đèn của Ngô Tất Tố
 Đc sd nhiều trong hđ sáng tác văn học nghệ thuật, trong điêu khắc
f. Loại suy (tương tự)
- Là cách thức tạo ra hình ảnh mới dựa trên những hành động, sv, ht có
thực, tạo ra những cái mới, những máy móc tương tự về mặt hình
ảnh- chức năng
- VD cái búa, người máy là những hình ảnh sáng tạo dựa trên các thao
tác có thật của con người trong cuộc sống lao động, sản xuất ; ngành
phỏng sinh học ra đời là một bước phát triển của pp loại suy trong
quá trình sáng chế
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
GN:
 Đều là quá trình tâm lý có mở đầu, diễn biến, kết thúc rõ rang
 Đều chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sv, ht và phản ánh hiện thực
khách quan, trực tiếp
 Đều tồn tại ở đv và cn
 Đều phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện
tượng; theo cấu trúc nhất định, gắn liền với hoạt động của con người và
là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính
KN:
Tiêu chí NT cảm tính NT lý tính
Bản chất về giai đoạn Là giai đoạn đầu tiên của Là giai đoạn phản ánh
quá trình nhận thức. Đó gián tiếp trừu tượng,
là giai đoạn con người sử khái quát sự vật, được
dụng các giác quan để thể hiện qua các hình
tác động vào sự vật thức như khái niệm,
nhằm nắm bắt sự vật ấy phản đoán, suy luận
Đặc điểm + Phản ánh trực tiếp đối + Là quá trình nhận thức
tượng bằng các giác gián tiếp đối với sự vật,
quan của chủ thể nhận hiện tượng
thức + Là quá trình đi sâu vào
+ Phản ánh bề ngoài, bản chất của sự vật, hiện
phản ánh cả cái tất nhiên tượng
và ngẫu nhiên, cả cái bản + Cả hai loại nhận thức
chất và không bản chất không tách bạch nhau
+ Giai đoạn này có thể có mà luôn có mối quan hệ
trong tâm lý động vật chặt chẽ với nhau
+ Hạn chế của nó là chưa
khẳng định được những
mặt, những mối liên hệ
bản chất, tất yếu bên
trong của sv. Để khắc
phục, nhận thức phải
vươn lên giai đoạn cao
hơn, giai đoạn lý tính
Quan hệ lẫn nhau Nếu không có nhận thức
cảm tính thì tất yếu sẽ
không có nhận thức lý
tính. Và nếu không có
nhận thức lý tính thì
không nhận thức được
bản chất của sv- chúng
có mối quan hệ tương
phản, bổ sung cho nhau
phát triển

Định nghĩa của trí nhớ: là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã trải
qua của con người dưới hình thức biểu tượng
Các quá trình cơ bản của trí nhớ:
 Qúa trình ghi nhớ
- Ghi nhớ là quá trình ghi lại và giữ lại (lưu trữ) trong não con người
những hình ảnh của sự vật, hiện tượng trong quá trình tri giác
- Dựa vào mục đích của quá trình ghi nhớ, người ta chia ra:
+ Ghi nhớ không chủ định: loại ghi nhớ được tiến hành mà không cần
phải đề ra mục đích ghi nhớ từ trước, không cần dung một cách thức
nào đó để giúp cho sự ghi nhớ dễ dàng, không đòi hỏi sự nỗ lực của ý
chí
+ Độ bền vững của ghi nhớ không chủ định phụ thuộc vào:
a. Mức độ cảm xúc mạnh mẽ, thỏa mãn nhu cầu và mức độ hứng
thú của bản than
b. Màu sắc, sự di động và những đặc điểm khác của đối tượng
c. Liên quan tới mục đích và nội dung cơ bản của hoạt động của bản
than
+ Ghi nhớ có chủ định: loại ghi nhớ với mục đích đã được xác định từ
trước. Trong quá trình ghi nhớ đòi hỏi con người phải có sự nỗ lực
bản than, phải sử dụng phương tiện và phương pháp để ghi nhớ
được tốt
- Giua các phần của dữ liệu cần ghi nhớ người ta chia nhớ có chủ định
thành hai loại:
+ Ghi nhớ máy móc: là sự lập mối liên hệ kế cận bằng cách nhắc đi,
nhắc lại nhiều lần
+ Ghi nhớ ý nghĩa dựa trên sự thành lập những mối liên hệ ý nghĩa
giữa dự liệu mới với dự liệu đã có và giữa những phần của dự liệu
cần nhớ
Dữ liệu cần nhớ được chia thành các phần, phân loại và hệ thống
chúng theo một logic nhất định
 Sự tái hiện
- ĐN: là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ
Gồm sự nhận lại và nhớ lại
a. Nhận lại
- ĐN: là quá trình làm nảy sinh ở trong não những hình ảnh của sự vật,
hiện tượng đã được con người tri giác trước kia, giờ đây lại xuất hiện
một lần nữa
- Tính chính xác và tốc độ của nhận lại phụ thuộc vào:
+ Mức độ bền vững của ghi nhớ
+ Sự giống nhau giữa các kích thích cũ và mới
b. Nhớ lại
- ĐN là quá trình làm xuất hiện lại trong não những hình ảnh của sự vật
và hiện tượng con người đã tri giác trước đây, mà hiện tại sự vật,
hiện tượng đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan và não
nữa
- Bao gồm hồi tưởng và hồi ức:
+ Hồi tưởng là nhớ lại một cách có chủ định
+ Hồi ức là nhớ lại những hình ảnh cũ được khu trú trong không gian,
thời gian nhất định
Sự nhớ của con người chịu sự chi phối của các quy luật sau :
+ CN thường nhớ tốt, sâu sắc ở những thời điểm đầu và cuối của một
quá trình hoạt động
+ CN thường nhớ tốt, sâu sắc ở những thời điểm có những biến cố
quan trọng trong cuộc đời, khi có cảm xúc mạnh mẽ
+ Ý thức được sự cần thiết phải nhớ, có mục đích
+ Nhớ những gì có liên quan đến cuộc sống, nhu cầu, hứng thú và
nghề nghiệp của bản than
+ Biết tổ chức hoạt động trí nhớ của mình (thuật nhớ)
+ Biết đem vận dụng những điều đã lĩnh hội vào thực tiễn
c. Sự quên
- ĐN: quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây
vào thời điểm cần thiết
- Mức độ của sự quên:
+ Quên hoàn toàn có thể vì không ghi nhận rõ rang, không chú ý đến
nội dung cần nhớ
+ Quên cục bộ từng phần có thể vì không có dịp lặp lại nội dung đã tri
giác được
+ Quên tạm thời hay quên chốc lát là do khi gặp kích thích mạnh làm
ức chế một số liên hệ tạm thời trên vỏ não

- Các quy luật của sự quên:


+ Cn thường quên ở những thời điểm giữa của một quá trình hoạt
động
+ Cn thường quên ở những thời điểm không có những biến cố quan
trọng trong cuộc đời, khi không có cảm xúc mạnh mẽ
+ Quên khi không xác định rõ mục đích, nhiệm vụ cần nhớ
+ Quên những gì ít có liên quan đến cuộc sống, nhu cầu, hứng thú và
nghề nghiệp của bản than
+ Quên những điều không vận dụng nhiều vào thực tiễn
+ Quên khi gặp kích thích mới lạ và mạnh
+ Quên khi không có thủ thuật, phương pháp ghi nhớ tốt, thiếu sự
tập trung chú ý, thể lực không tốt
Định nghĩa của chú ý: Là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật,
hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện cần thiết cho hoạt động
tiến hành có hiệu quả
Các thuộc tính cơ bản của chú ý:
a. Sức tập trung của chú ý
- Là khả năng chú ý đến một phạm vi đối tượng hẹp cần thiết cho hoạt
động ở thời điểm đó nhằm phản ánh đối tượng tốt nhất
- Giusp cn bị “hút” vào đối tượng nhớ đó tập trung cao độ dẫn đến
hiệu quả trong công việc tốt hơn
- VD: hs có thể tập trung vào việc viết bài mà không nhận ra tiếng
chuyển động của đồng hồ quả lắc vang
b. Tính bền vững của chú ý
- Bộc lộ khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hay một số đối tượng
của hoạt động
- Ngược với sự bền vững chú ý là sự phân tán chú ý diễn ra theo chu kỳ
- Xen giữa sự bền vững và phân tán chú ý gọi là sự dao động chú ý
- Tính bền vừng chú ý không mâu thuẫn với sức tập trung chú ý và sự
di chuyener của chú ý
- Đặc điểm cá nhân, điều kiện khách quan của hoạt động chi phối đến
sự bền vững của chú ý
c. Sự phân phối chú ý
- Bộc lộ khả năng trong cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng
hay nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định
- Các đối tượng chính được chú ý nhiều hơn những đối tượng khác
chứ k fai phân chia chú ý một cách đồng đều
- Sự phân phối chú ý không mâu thuẫn với sức tập trung chú ý vì trong
phân phối chú ý cũng có sự tập trung chú ý vào hoạt động mới
d. Sự di chuyển chú ý
- Bộc lộ khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng mới
kịp thời đáp ứng nhiệm vụ của hoạt động ms
- Không mâu thuẫn với độ bền vững của chú ý và cũng không phải là
phân tán chú ý. Nó được di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng
khác một cách có ý thức và khi chuyển sang đối tượng chú ý mới thì
chú ý được tập trungg với cường độ cao

Phân biệt xúc cảm, tình càm


GN:
- Đều do sự tác động khách quan từ yếu tố bên ngoài mà có, đều biểu
thị thái độ của con người với hiện thức
VD: Khi ta đứng trước 1 khung cảnh thiên nhiên, nhờ vào những giác
quan mà cho ta cảm nhận được khung cảnh đẹp, thoáng mát, trong
lành, gây cho ta cảm xúc thích ngắm nhìn và hít thở không khí trong
lành -> khung cảnh thiên nhiên là hiện thực khách quan tác động vào
cá nhân
- Đều mang tính chất lịch sử, xã hội
VD: Trước đây, học sinh rất kính trọng, lễ phép, khép nép trước thầy
cô. Còn hiện nay có một số bộ phận học sinh ngày càng biến chất,
không còn sự kính trọng, lễ phép mà còn có khi không ngại thể hiện
thái độ vô lễ với thầy cô của mình
- Đều mang đậm màu sắc cá nhân, mỗi người mỗi cảm xúc, không ai
giống ai. Xúc cảm và tình cảm đều là nét nổi bật thể hiện trạng thái
tâm lý của mỗi người, đều có cơ sở vật chất trên vỏ não và có khuyn
hướng truyền cảm
KN: Tình cảm được hình thành và biểu hiện qua cảm xúc
Xúc cảm Tình cảm
+ Có ở người và động vật + Chỉ có ở người
VD: động vật nuôi con bằng bản năng, VD: cha mẹ nuôi con bằng tình yêu
đến một thời gian nhất định sẽ tách thương, lo lắng, che chở cho con suốt
con ra cuộc đời
+ Là một quá trình tâm lý + Là một thuôc tính tâm lý
VD: sự tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ,… VD: tình yêu gđ, yêu quê hương, yêu
+ Xuất hiện trước đất nước …
+ Có tính nhất thời, đa dạng, phụ + Xuất hiện sau
thuộc vào tình huống… + Có tính xác định và ổn định
VD: khi nhìn thấy một đôi giày đẹp, VD: tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
ban đầu ta cảm thấy vô cùng thích thú Con cái phải trải qua một thời gian dài
nhưng sau một thời gian thì không còn được cha mẹ chăm sóc và yêu thương
thích nữa thì đứa con mới hình thành tình cảm
+ Thực hiện chức năng sinh học (giúp với cha mẹ, tình cảm này rất khó mất
cơ thể định hướng và thích nghi với mt đi
bên ngoài với tư cách một cá thể) + Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với
VD: giúp cn và sv tồn tại như chuột sợ định hình động lực thuộc hệ thống tín
mèo, bản năng của chuột khi nhìn thấy hiệu thứ haI
mèo lại chạy trốn VD: nếu người mẹ không có ở bên
+ Gắn liền với phản xạ không điều kiện, cạnh chăm sóc con cái thì tình cảm
bản năng giữa mẹ và con cái sẽ k thể sâu ặng
VD: chuột vừa sinh ra đã sợ mèo hoặc thậm chí k thể hình thành

Đặc điểm của tình cảm


1. Tính nhận thức
- Trong tình cảm chủ thể nhận thức được nguyên nhân, nguồn gốc
cũng như mức độ tình cảm của mình
- Yếu tố nhận thức giúp cho tình cảm luôn có đối tượng xác định và
được biểu đạt dưới nhiều hình thức như ngôn ngữ hoặc hành động
cụ thể
- Khi chủ thể càng nhận thức rõ được về bản chất của đối tượng thì
tình cảm trên cơ sở đó càng bền vững, ổn địng và sau sắc.
2. Tính chân thật
- Tình cảm phản ánh được nhu cầu của cn, thứ bậc hay mức độ quan
trọng của nhu cầu ấy
- Cn khó có thể che giấu được tình cảm của mình vì nó phản ánh dưới
dạng rung động, trải nghiệm
- Đôi khi chủ thể không biết chính xác về mình thì tình cảm giúp chủ
thể nhận ra bản than mình
3. Tính xã hội
- Tình cảm chí có ở con người và đc hình thành trong xã hội
- Thể hiện trong cách thể hiện của tình cảm
- Yếu tổ văn hóa, môi trường, giáo dục có tác động đến biểu hiện tình
cảm chủ thể
4. Tính khái quát
- Tình cảm được khái quát hóa và động hình hóa từ nhiều cảm xúc
- Tính khái quát phản ánh chính xác thái độ nhất quán của cn đối với
một loạt sv, ht
- Nhờ tính khái quát, tình cảm được xếp vào thứ bậc cao hơn xúc cảm
- VD: đồng cảm khi chia sẻ hoàn cảnh với người ấy, biết ơn khi được
bạn giúp đỡ
5. Tính ổn định
- Là thuộc tinhs tâm lý, một đặc trưng quan trọng trong nhân cách con
người
- Cho phép những biểu hiện của tình cảm bền vững trong tình huống
hoàn cảnh cụ thể
6. Tính đối cực
- Trong tình cảm xuất hiện những cảm xúc trái ngược nhau ở cùng một
tình huống, hoàn cảnh, chẳng hạn như khi thi đậu ĐH rất vui vì thõa
mãn nhu cầu thành đạt của mình but có thể kèm với nỗi buồn hoặc lo
lắng cho chi phí học hành, mt mới
- Vui- buồn, hạnh phúc- đau khổ, yêu ghét luôn đi cùng nhau tạo sự đa
dạng và phong phú
- Nguyên nhân là do sự phức tạp và đa dạng của hệ thống nhu cầu con
người
Phân biệt nhận thức với tình cảm
GN:
+ Đều phản ánh hiện thực khách quan
+ Đều mang tính chủ thể
+ Đều có bản chất xã hội lịch sử
+ Đều có 3 giai đoạn là mở đầu, diễn biến và kết thúc
+ Não bộ đóng vai trò là vai trò trung gian
KN:
Nhận thức Tình cảm
Qúa trình hình thành Là quá trình tư duy, ý Là quá trình cảm nhận
thức nên nhận thức sẽ có cảm giác. Mang tính
nhanh chóng hình thành lâu dài, phức tạp, đó là
khi có kích thích và cũng quá trình khái quát hóa
nhanh chóng mất đi các xúc cảm đồng loại,
VD: trong cs, cta gặp rất khi đã hình thành rồi rất
nhiều người nhưng đâu ổn định và khó mất đi
phải ai chúng ta cx có VD: để có tình cảm với
thể nhớ hết và nảy sinh một người, cta phải tiếp
tình cảm xúc, tìm hiểu họ một tg
nhất định mới đưa ra
những đánh giá, hiểu
biết về họ
Nội dung phản ánh Phản ánh thuộc tính và Phản ánh các sv, ht gắn
các mối quan hệ của bản liền với nhu cầu và động
than sự vật ht trong hiện cơ của con người
thực khách quan VD cũng là con mèo mất
VD: khi nghe thấy tin đó, nhưng ngay lúc nghe
con mèo yêu quý ở nhà tin bản than sẽ giật
của mình chết. Nhận mình, rất buồn
thức bt được rằng con
mèo đó đã k còn, nx câu
hỏi hiện lên như: nó mất
khi nào? Tại sao nó mất
Phạm vi phản ánh Its lựa chọn hơn và Mang tính lựa chọn
phạm vi rộng hơn Nó chỉ phản ánh những
Mọi sv, ht trong hiện sv có liên quan đến sự
thực khách quan tác thỏa mãn nhu cầu hoạt
động vào các giác quan động cơ của con người
của ta đều được phản mới gây nên tình cảm
ánh với nx mức độ sáng
tỏ, đầy ddurr , chính xác
khác nhau
Phương thức phản ánh Qua hình ảnh (cảm giác, Qua những rung cảm,
tri giác) bằng nx khái những trải nghiệm có
niệm (tư duy) được
VD khi dự lễ tổng kết VD: cũng là buổi tổng
cuối năm học 12 thì bạn kết đó, tình cảm mang
biết rằng mình đã hoàn đến cho ta những cảm
thành chương trình học xúc như buồn bã, xúc
và mình sẽ ra trường, động, thương nhớ khi
không học tập tại sắp phải rời xa trường
trường nx
Đối tượng phản ánh Thuộc tính của sv ht từ Phản ánh mối qh giữa
nx thuộc tính bên ngoài các sv, ht với nhu cầu,
đến thuộc tính bản chất động cơ của cn
và mối quan hệ mang
tính quy luật của sv, ht
Mức độ thể hiện tính K rõ nét vì phản ánh Rõ nét, sâu sắc chỉ vì
chủ thể chính bản than sv, ht, k phản ánh nx gì liên quan
bóp méo sự vật, ht mà đến nhu cầu, động cơ
thể hiện mức độ hiểu mà cái đó của mỗi ng là
nông sâu khác nhau khác nhau nên dẫn đến
tình cảm khác nhau
Khác Có thể tự lừa dối được Diễn ra một cách chân
bản than thật với bản than
Vd Bằng mặt mà k bằng
lòng

Các quy luật của đời sống tình cảm

You might also like