You are on page 1of 34

1

TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC


I. Đối tượng và nhiệm vụ của Tâm lý học
1. Đối tượng
- Là các hiện tượng tâm lý với tư cách là 1 hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động
vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý.
• Đặc điểm tâm lý
• Biểu hiện tâm lý
• Các quy luật hình thành và phát triển của tâm lý
- Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của các hoạt động tâm lý.

2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu bản chất hiện tượng tâm lý người
- Cơ chế hình thành và các quy luật phát triển

3. Các quan điểm cơ bản trong TLH hiện đại


- Tâm lý học hành vi
- Tâm lý học Gestall (tâm lý học cấu trúc)
- Phân tâm học
- Tâm lý học nhân văn
- Tâm lý học nhận thức
- Tâm lý học hoạt động

II. Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lý
1. Bản chất hiện tượng tâm lý
 Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua não

VD: Em đang nhìn cái quạt thì cái quạt là sự vật (vật chất) tác động vào mắt của em => tạo ra trong
não em 1 hình ảnh cái quạt => hình ảnh cái quạt đang nằm trong não em là hiện tượng tâm lý của
em
 Mức cao hơn: xúc cảm, tình cảm (thích hay không thích)

 Tâm lý người có tính chủ thể


• Tâm lý người này không giống tâm lý của người khác
• Tâm lý mỗi người đều có cái riêng của nó
(Nhận thức khác nhau)
VD: 2 chị em/ anh em sinh đôi thì tâm lý mỗi người cũng khác nhau
Nghe giảng có người thích/ không thích, hiểu/ không hiểu

- TL người mang tính chủ thể vì:


+ Mỗi người có những đặc điểm riêng về cơ thể giác quan, hệ thần kinh và não bộ;
+ Hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục không giống nhau;
+ Mức độ tích cực hoạt động và giao tiếp ở mỗi người khác nhau

 Tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử


• Con người sống trong thời đại nào thì tâm lý sẽ mang bản chất của thời đại đó
VD: so sánh suy nghĩ về hôn nhân của phụ nữ những năm 1945 so với phụ nữ ở thế kỉ 21 (ngày
xưa: cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, phụ nữ bị phụ thuộc vào đàn ông – ngày nay: phụ nữ tự lập)

2. Chức năng của tâm lý


- Định hướng cho hoạt động
VD: Em đang ngồi học, nghe cái “rầm” thì ngó ra nhìn => cảm giác nghe => tâm lý định hướng hoạt
động nhìn ra
 Mức cao hơn: Thấy có khói, có lửa => chạy => tư duy chạy về hướng nào

- Thúc đẩy hoạt động

- Điều khiển, điều chỉnh hoạt động


VD: Em đã quyết định chạy về bên trái nhưng em lại thấy có cháy to hơn nữa => điều chỉnh hoạt
động chạy hướng ngược lại

3. Phân loại hiện tượng tâm lý


III. Phương pháp nghiên cứu tâm lý
1. PP quan sát
Kết hợp các giác quan
VD: Nghiên cứu hứng thú học tập của hs thông qua quan sát các biểu hiện bên ngoài: sư đúng giờ khi
đi học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tính tích cực khi tham gia xây dựng bài, tiếp thu tri thức mới…

2. PP phỏng vấn
Ta hỏi và người đối diện chỉ trả lời, không được phép hỏi lại
VD: Khi thấy đứa trẻ đánh bà của nó, phải hỏi đứa trẻ tại sao nó đánh bà, phải hỏi bà bà có làm gì nó
không, có phải lần đầu tiên nó đánh bà không…

3. PP điều tra bằng bảng hỏi


Người nghiên cứu phải soạn câu hỏi về vấn đề cần nghiên cứu (có thể là câu hỏi đóng – có nhiều
đáp án/ hoặc câu hỏi mở - không có đáp án mà cá nhân tự trả lời)

4. PP trắc nghiệm
Sử dụng những bộ trắc nghiệm
VD: Trắc nghiệm trí tuệ Binê – Ximông, trắc nghiệm trí tuệ Raven… trắc nghiệm chẩn đoán nhân
cách Âyzen, Rôsát, Murây…

5. PP nghiên cứu sản phầm hoạt động


VD: Nghiên cứu tâm lý trẻ thông qua bản vẽ của chúng (Chúng quan sát thế giới xung quanh ra sao/
Trí tưởng tượng của chúng ntn…)

6. PP sử dụng BT đo nghiệm
VD: BT nối hình với chữ để kiểm tra tư duy của trẻ

7. PP thực nghiệm
(thực nghiệm tác động)
Khi NCKH, tìm hiểu thực trạng -> để ra biện pháp tác động -> tác động vào nhóm thực nghiệm
1 nhóm đối chứng & 1 nhóm thực nghiệm
Đo trước thực nghiệm & Đo sau thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm > Nhóm đối chứng => Biện pháp khả thi

VD: Thực hiện một nghiên cứu để xem liệu tình trạng thiếu ngủ có làm giảm hiệu suất trong bài
kiểm tra lái xe hay không?
Thay đổi thời lượng ngủ của từng nhóm đối tượng để so sánh

2
HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
I. Hoạt động
1. Định nghĩa
- Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh (lao động trí óc), cơ bắp (lao động chân tay) tác động
vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
- Trong hoạt động có 2 quá trình:
• Nhập tâm: chuyển từ ngoài vào trong
VD: kinh nghiệm xã hội loài người -> kinh nghiệm bản thân
Quá trình học là quá trình thu nhận, lĩnh hội kiến thức, làm phong phú kinh nghiệm cá nhân
• Xuất tâm: chuyển từ trong ra ngoài
VD: giáo viên truyền kiến thức cho học sinh

2. Các đặc điểm của hoạt động


- Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng
VD: Hoạt động giảng dạy của giáo viên tác động đến đối tượng là học sinh
- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích
VD: Em đi học có mục đích là lấy bằng tốt nghiệp
Lao động để sản xuất ra của cải vật chất hay tinh thần cho xã hội, để đảm bảo cho sự tồn tại
của mình và xã hội
- Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành
VD: Tôi chủ động giao tiếp với bạn thì tôi là chủ thể, bạn là khách thể
- Hoạt động có tính gián tiếp
• Ngôn ngữ
• Phi ngôn ngữ
• Vật chất

3. Phân loại hoạt động


- Xét về phương diện cá thể: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động và hoạt động
xã hội
- Xét về phương diện tiêu hao năng lượng nào: hoạt động trí óc, hoạt động lao động chân tay
- Xét về phương diện sản phẩm: hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận
- Có cách phân loại khác: hoạt động biến đổi, hoạt động nhận thức, hoạt động định hướng giá trị, hoạt
động giao tiếp

4. Cấu trúc hoạt động


Chủ thể ----------- Khách thể

 Hoạt động ----------- Động cơ (Tại sao?) => Bản chất là mục đích xa
| |
 Hành động ----------- Mục đích => Mục đích gần
| |
 Thao tác ----------- Điều kiện, phương tiện
=> Sản phẩm hoạt động
II. Giao tiếp
1. Định nghĩa
- Mục đích giao tiếp:
• Trao đổi thông tin, cảm xúc
VD: gv đặt câu hỏi cho hs, hs trả lời gv
• Nhận thức lẫn nhau
• Ảnh hưởng và tác động lẫn nhau
- Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người - người để thực hiện hóa các quan hệ
XH giữa người với người

2. Phân loại giao tiếp


- Theo phương tiện giao tiếp
• Giao tiếp vật chất (giao tiếp thông qua hành động với vật thể)
VD: Thí nghiệm, đồ chơi, dụng cụ, tặng quà…
• Giao tiếp phi ngôn ngữ: giao tiếp bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, ...
• Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): là hình thức giao tiếp chỉ có ở con người

- Theo khoảng cách


• 0-40cm: gần gũi, thân mật

• Giao tiếp trực tiếp (các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau),
• Giao tiếp gián tiếp (qua thư từ, ...).

- Theo quy cách


• Giao tiếp chính thức – có khoảng cách nhất định
• Giao tiếp không chính thức (giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không câu nệ
vào thể thức, theo kiểu thân tình nhằm mục đích là thông cảm, đồng cảm)

III. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp

Hoạt động giao tiếp

Con người – tâm lý,


ý thức, nhân cách Đối tượng
chủ thể và hoạt giao tiếp
động giao tiếp

Đối tượng của hoạt động


3
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ý THỨC
I. Sự hình thành và phát triển tâm lý
1. Sự nảy sinh tâm lý
- Phản ứng tâm lý đầu tiên nảy sinh dưới hình thái tính cảm ứng (tính nhạy cảm)

2. Các thời kì phát triển tâm lý


- Xét theo mức độ phản ánh
• Cảm giác (bắt đầu ở những con vật không xương sống – phản ứng với kích thích đơn lẻ như
ánh sáng, nhiệt độ…)
VD: Đang đứng có tiếng “rầm”, bạn giật mình => phản ứng với âm thanh
• Tri giác (bắt đầu ở những loài có xương sống – phàn ứng với tổ hợp kích thích)
• Tư duy
+ vượn người: có tư duy cụ thể
+ người hiện đại: có tư duy ngôn ngữ (tư duy trừu tượng)
(trẻ nhỏ khoảng 3t: tư duy trực quan hành động)

- Xét theo nguồn gốc nảy sinh


• Bản năng
+ dinh dưỡng
+ tự vệ
+ sinh dục
• Kĩ xảo
• Trí tuệ (mức độ cao nhất)

II. Sự hình thành và phát triển ý thức


1. Khái niệm
- Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người (không có ở động vật), được
phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà con người
đã tiếp thu.

- Ý thức là tồn tại được nhận thức, là tri thức của tri thức, phản ánh của phản ánh.
VD: Nhìn 1 cái quạt đang quay (hình ảnh cái quạt đang quay là hiện tượng tâm lý – là 1 đơn vị tri
thức). Thấy cái quạt đảo đảo như sắp rớt => vì có ý thức nên nhanh chóng tắt quạt đi

- Theo nghĩa rộng, ý thức đồng nghĩa với tư tưởng, tinh thần, ... (ý thức tổ chức, ý thức kỷ
luật,...)
Theo nghĩa hẹp, được dùng để chỉ 1 cấp độ đặc biệt trong tâm lý con người.

2. Các thuộc tính cơ bản của ý thức


- Thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới.
• Nhận thức cái bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ
• Dự kiến trước kế hoạch, kết quả của hành vi mang tính có chủ định.

- Thể hiện thái độ của con người đối với thế giới.
- Thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người.
• Trên cơ sở nhận thức bản chất khái quát và tỏ thái độ với thế giới, ý thức điều khiển, điều
chỉnh hành vi con người đạt tới mục đích đã đề ra.

- Khả năng tự ý thức


• Tự nhận thức về mình
• Tự đánh giá bản thân mình
• Tự xác định thái độ đối với bản thân
• Tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình.

3. Cấu trúc của ý thức


- Mặt nhận thức
• Nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức, là tầng bậc thấp của ý
thức
• Nhận thức lý tính là cấp bậc tiếp theo, đem lại cho con người những hiểu biết bản chất,
khái quát về thực tại khách quan, giúp con người hình dung ra trước kết quả của hoạt động
và hoạch định kế hoạch hành vi.
• Trí nhớ

- Mặt thái độ
• Nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thể đối với TG.

- Mặt năng động


• Ý thức điều khiển, điều chỉnh hành động, thái độ của con người (nếu cần thiết), làm cho
hoạt động của con người có ý thức.
• Con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ nhằm thích nghi, cải tạo TG, cải biến
bản thân.

4. Sự hình thành và phát triển ý thức


- Lao động
• Điều khác biệt giữa con người và con vật (người kiến trúc sư với con ong, người thợ dệt với
con nhện) là trước khi lao động làm ra 1 sản phẩm nào đó, con người phải hình dung ra
trước mô hình của cái cần làm ra và cách làm ra cái đó => Con người có ý thức về cái mà
mình sẽ làm ra
• Xác định mục đích, sản phẩm, làm cách nào?

- Ngôn ngữ
• Thông qua giao tiếp
• Trong lao động, nhờ ngôn ngữ và giao tiếp mà con người thông báo, trao đổi thông tin với
nhau, phối hợp động tác với nhau để cùng làm ra sản phẩm chung

5. Các cấp độ ý thức


- Vô thức (không có ý thức)
VD: người mắc chứng mộng du vừa ngủ vừa đi trên mái nhà
Người say rượu nói ra những điều không có ý thức
Người bị thôi mien, người bị động kinh…
- Ý thức
- Ý thức tập thể
“Một người vì mọi người, mọi người vì một người”

III. Chú ý – điều kiện tâm lý của hoạt động có ý thức


1. Khái niệm
- Chú ý luôn luôn đi kèm các hoạt động tâm lý khác, chủ yếu là hoạt động nhận thức
VD: tôi chú ý nghe cô giảng bài
Tôi chú ý suy nghĩ câu trả lời
Tôi chú ý điều khiển phương tiện giao thông đúng quy định
- Chú ý là sự tập trung của ý thức vào 1 hay 2 nhóm sự vật, hiện tượng để định hướng hoạt động,
đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả

2. Các loại chú ý


(chủ định: có mục đích)
- Chú ý không chủ định
• Không đề ra mục đích, không căng thẳng thần kinh
• Kích thích tác động thường bất ngờ/ cường độ mạnh
VD: đang ngồi học, nghe cái “rầm” => chú ý xem tiếng động gì
- Chú ý có chủ định
• Có mục đích, có căng thẳng thần kinh
VD: chú ý nghe cô giảng bài => có mục đích hiểu bài
- Chú ý sau chủ định
• Có mục đích, không căng thẳng thần kinh
VD: chú ý nghe cô giảng bài => có mục đích hiểu bài => nhưng nghe cô giảng hay quá, áp
dụng được vào đời sống thực tiễn => không còn căng thẳng thần kinh

3. Các thuộc tính cơ bản của chú ý


- Sức tập trung chú ý
• Là khả năng chú ý tập trung vào 1 phạm vi hẹp, chỉ chú ý 1 hay 1 số đối tượng => cần tập
trung các hoạt động tâm lý để chú ý đối tượng đó
VD: chú ý nghe bài giảng – tai nghe, mắt nhìn, cảm xúc
>< Sự phân tán

- Tính bền vững của chú ý


• Khả năng liên tục (duy trì) chú ý trong 1 thời gian dài đối với 1 hay 1 số đối tượng
VD: trẻ 2-3t: 10-15’
Trẻ 5-6t: 30-35’
Hs: 40-45’
Sinh viên: 50’

- Sự phân phối chú ý


• Là khả năng cùng 1 lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng
• Muốn phân phối chú ý tốt thì phải đưa 1 số đối tượng hoạt động trở thành quen thuộc, chỉ có
1 hay 1 số hoạt động mới
• (Khối lượng chú ý: số lượng đối tượng cùng 1 lúc chú ý được)
VD: giáo viên đang giảng bài => chú ý đến các học sinh và bài giảng

- Sự di chuyển chú ý
• Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động
VD: 1 sinh viên đang nghe giảng thì chuyển sang nghe tiếng hát từ bên ngoài vọng đến

4
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

Nhận thức cảm tính – mức độ thấp – chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài – trực tiếp
Nhận thức lý tính – mức độ cao – phản ánh thuộc tính bản chất bên trong – gián tiếp

I.Nhận thức cảm tính


CẢM GIÁC
1. Khái niệm
- Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật – hiện tượng đang
trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
VD: Cảm giác nhìn: nhìn xa xa thấy 1 vật hình tròn màu xanh, nhưng không biết nó là gì
Cảm giác ngửi: nhắm mắt lại, ngửi thấy mùi thơm nhưng không biết là gì
Cảm giác nếm: nếm được vị ngọt nhưng không biết là gì
Cảm giác nghe: nghe tiếng xe cộ ngoài đường nhưng không biết là loại xe gì
Cảm giác da: sờ 1 vật thấy nặng và lạnh nhưng không biết là gì

2. Đặc điểm cảm giác


- Cảm giác là 1 quá trình tâm lý: có bắt đầu, diễn biến, kết thúc,
- Cảm giác phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bên ngoài của sự vật hiện tượng trong hiện thực
khách quan
- Quá trình cảm giác phản ánh sự vật hiện tượng 1 cách trực tiếp thông qua giác quan

3. Bản chất cảm giác


- Bản chất phản ánh cả những đối tượng do con người tạo nên chứ không chỉ những sự vật hiện
tượng trong tự nhiên
- Cơ chế sinh lý của cảm giác có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ 1 và 2 (ngôn ngữ)
VD: cây viết là hệ thống tín hiệu thứ I, nhưng khi nói “cây viết” thì nó là hệ thống tín hiệu thứ 2
- Cảm giác bị chi phối bởi các quá trình nhận thức cao hơn (tri giác/ trí nhớ/ tư duy/ tưởng tượng)

- Cảm giác bị tác động bởi lao động và giáo dục


VD: con người cho tay vào chậu nước , sau đó cho tay vào chậu nước => không thể
phân biệt. nhưng con rắn có thể phân biệt được
- Cảm giác ở con người phát triển mạnh mẽ, phong phú dưới ảnh hưởng của cuộc sống xã hội
VD: Người thợ nhuộm có thể phân biệt được 60 màu đen khác nhau
4. Phân loại cảm giác
- Cảm giác ngoài do những kích thích bên ngoài cơ thể gây nên (5 giác quan):
• Thị giác – cảm giác nhìn
• Thính giác – cảm giác nghe
• Khứu giác – cảm giác ngửi
• Vị giác – cảm giác nếm
• Xúc giác – cảm giác da

- Cảm giác trong do những kích thích bên trong cơ thể gây nên:
• Cảm giác vận động
VD: vận động ngón tay để sờ đồ vật, nhắm mắt lại vẫn cảm giác được tay đang giơ lên
• Cảm giác thăng bằng
• Cảm giác cơ thể cho biết tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng (đói, khát, buồn
nôn, ...)
• Cảm giác run
• VD: khi bị lạnh
• Cảm giác đau
VD: cảm giác đau khi bị thương
cảm giác đau đầu khi bị đau đầu
• Cảm giác sờ mó = cảm giác da + cảm giác vận động

5. Các quy luật của cảm giác


a) Quy luật ngưỡng cảm giác
- Ngưỡng cảm giác là giới hạn của cường độ kích thích đủ để gây ra cảm giác cho con người.
• Ngưỡng CG phía trên (cường độ kích thích tối đa đủ để gây ra CG)
• Ngưỡng CG phía dưới (cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra CG)
• Ngưỡng sai biệt (mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay tính chất của 2 kích thích
đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng)

Ngưỡng tuyệt đối nhỏ -> độ nhạy cảm CG cao


Ngưỡng sai biệt nhỏ -> độ nhạy cảm CG cao

VD: Con người nghe được trong khoảng 16Hz - 20000Hz, nếu nằm ngoài khoảng đó thì nghe
không rõ hoặc không nghe thấy

Người ta nói một người nào đó có đôi tai rất thính có nghĩa là với âm thanh khá nhỏ, trong
người ta nói một người nào đó có đôi tai rất thính có nghĩa là với âm thanh khá nhỏ, trong
khi người khác chưa nghe thấy thì người đó đã nghe thấy. Như vậy độ nhạy cảm càng cao
thì có nghĩa là ngưỡng cảm giác càng thấp

b) Quy luật thích ứng của cảm giác


- Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của
cường độ kích thích
- Khả năng thích ứng của cảm giác có thể được phát triển do hoạt động hoặc rèn luyện

Cường độ kích thích tăng -> độ nhạy cảm giảm


Cường độ kích thích giảm -> độ nhạy cảm tăng
VD: Ta đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích của ánh sáng mạnh) mà vào chỗ tối (cường độ kích
thích của ánh sáng yếu) thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì cả, sau 1 thời gian mới dần thấy

Người thợ lặn có thể chịu được áp suất 2 atmosphere trong vài chục phút.

 Quy luật này đúng với mọi cảm giác, trừ CG đau.

c) Quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác
- Cảm giác của con người không tồn tại 1 cách biệt lập, tách rời mà chúng tác động qua lại lẫn nhau
- Quy luật:
• Sự kích thích yếu lên cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của 1 cơ quan phân
tích kia.
• Sự kích thích mạnh lên cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan phân
tích kia

VD: Những âm thanh nhẹ làm tăng thêm tính nhạy cảm nhìn
Khi ta bị bệnh thì ăn sẽ không có cảm giác ngon.
“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”

- Sự tác động lẫn nhau giữa cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác
cùng loại hay khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các giác quan cùng
loại.
- VD: Nếu ta đặt 2 tờ giấy xám như nhau trên 1 nền màu trắng, 1 nền màu đen, ta thấy tờ giấy xám
trên nền trắng sẫm màu hơn tờ giấy xám trên nền đen. Đó là sự tương phản đồng thời.

Sau 1 kích thích lạnh, 1 kích thích âm ấm ta sẽ thấy có vẻ nóng hơn. Đó là sự tương phản nối tiếp.

6. Vai trò của cảm giác


- Hình thức định hướng tâm lý đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan
- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình nhận thức cao hơn
- Điều kiện quá trình để đảm bảo trạng thái hoạt động của não
- Con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với người bị khuyết tật.
TRI GIÁC
1. Khái niệm
- Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
bề ngoài của sự vật – hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của
ta.
 Biết rõ sự vật, hiện tượng

2. Đặc điểm của tri giác


- Phản ánh sự vật – hiện tượng một cách trọn vẹn
- Phản ánh sự vật – hiện tượng theo những cấu trúc nhất định
- Tri giác là quá trình tích cực được gắn liền với hoạt động.
- Phản ánh sự vật – hiện tượng 1 cách trực tiếp

VD: Tri giác nhìn: nhìn xa xa thấy vật hình tròn màu xanh – biết đó là quả bóng
Tri giác nếm: ăn thấy vị ngọt, bùi – biết đó là kẹo đậu phộng
Tri giác nghe: nghe tiếng ồn xe cộ chạy – biết rõ tiếng nào là của xe nào
Tri giác sờ mó: nhắm mắt sờ vào 1 đồ vật – biết được đồ vật đó là gì

3. Phân loại
- Tri giác ngoài
• Tri giác nhìn
• Tri giác nghe
• Tri giác ngửi
• Tri giác nếm
• Tri giác da

- Tri giác không gian (vị trí trong của SV HT trong không gian)
• Trên
• Dưới
• Trước
• Sau
• Trái
• Phải
• Trong
• Ngoài
• Giữa
• Chính giữa
• Xa
• Gần
 Tri giác được màu sắc, hình dạng, kích thước, vật liệu, vị trí
- Tri giác thời gian
Thời gian là 1 phạm trù không màu, không mùi, không vị, trôi đi rồi không
quay lại được nữa
 Tri giác độ lâu của thời gian, sự liên tiệp của các sự kiện diễn ra, độ nhanh,
nhịp điệu…

VD: Thời gian 1 tiết học có vẻ trôi qua rất lâu nhưng thời gian 1 buổi đi chơi lại
rất nhanh

- Tri giác chuyển động


 Tri giác sự biến đổi của các vận động, của các sự vật hiện tượng xung quanh
VD: (Chuyển động tương đối) Đi xe nhìn ra bên ngoài, thấy vật gần chuyển
động nhanh, vật xa chuyển động chậm
Nhờ sóng âm lan truyền theo dạng song nên con người nhận biết được
hướng phát ra của âm thanh

- Tri giác con người


Trong quá trình giao tiếp, con người có sự tri giác lẫn nhau
VD: Tôi biết hôm nay bạn mặc áo trắng, mang giày mới…

4. Bản chất xã hội của tri giác


- Tri giác luôn luôn có bản chất xã hội vì con người sống trong xã hội

5. Các quy luật của tri giác


a) Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật –
hiện tượng nhất định của hiện tượng khách quan
- Tính đối tượng của tri giác là cơ sở định hướng của hành vi, hoạt động con
người.

VD: Những chú bộ đội có thể tri giác được chiếc xe tăng chỉ dựa vào tiếng xích
và tiếng động cơ
Ta có thể tri giác được đối tượng đó là chó hay mèo thông qua tiếng kêu
của chúng
Ta có thể phân biệt được chiếc áo cũ hay mới thông qua việc quan sát màu
sắc và cảm nhận chất liệu
b) Quy luật về tính lựa chọn của tri giác (tùy từng góc nhìn của chủ thể)
- Tri giác không thể đồng thời phản ánh tất cả sự vật – hiện tượng đang tác
động mà chỉ tách đối tượng ra khơi các đối tượng khác xung quanh
- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc mục đích cá nhân và điều kiện xung
quanh
- Tính lựa chọn của tri giác có ý nghĩa quan trọng trong dạy học.

VD: Trong sách để giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức quan trọng, người ta
thường in nghiêng để nhấn mạnh.
Hay giáo viên thường dùng bút đỏ để chấm bài giúp học sinh có thể nhận ra
chỗ sai của mình dễ dàng

c) Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác (mỗi đối tượng mà chúng ta tri
giác đều có ý nghĩa nhất định đối với con người)
- Tách đối tượng ra khỏi bối cảnh gắn liền việc hiểu ý nghĩa và tên gọi của

- Tri giác gắn chặt với tư duy
- Trong dạy học phải dạy học sinh tri giác chính xác, đầy đủ tài liệu cảm
tính.

VD: Khi đi mua hoa quả, ta có thể tri giác được đó là loại quả gì và có thể gọi tên
cũng như nói được những đặc điểm riêng biệt của quả đó. Chẳng hạn như ta có thể
phân biệt quả cam với quả bưởi, quả bưởi to hơn quả cam, mùi vị cũng khác nhau

Với những người thường xuyên tiếp xúc với các loại xe cộ họ thường có
thể phân biệt rõ các dòng xe như honda, mercedes, rolls royce,mazda… dựa trên
ngoại hình, nội thất, biểu tượng…

d) Tính chất ổn định của tri giác


- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật – hiện tượng không
thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi
VD: Tri giác em bé ở gần, ông già ở xa
- Tính ổn định của tri giác là điều kiện cần thiết để định hướng trong đời
sống và hoạt động con người.
- Tri giác bao giờ cũng có trí nhớ kèm theo

VD: Ngôi nhà, dù có cách xa chúng ta hàng ngàn mét và hình ảnh của nó trên võng
mạc nhỏ hơn hình ảnh của một người đang đứng trước mặt chúng ta thì ngôi nhà
vẫn được tiếp nhận to hơn so với con người.
Khi viết lên trang giấy ta luôn thấy trang giấy có màu trắng mặc dù ta viết
dưới ánh đèn dầu lúc trời tối.

e) Quy luật tổng giác


- Tri giác bị quy định bởi kích thích bên ngoài và các nhân tố nằm trong bản
thân chủ thể tri giác: Nhu cầu, hứng thú, sở thích, tình cảm, mục đích,
động cơ, …)
- Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc
điểm nhân cách của họ gọi là hiện tượng tổng giác
- Trong dạy học và giáo dục cần tính đến kinh nghiệm, hiểu biết của học
sinh, xu hướng, hứng thú, tâm thế của họ.

VD: Khi bạn no, bạn thấy những món ăn khoái khẩu mà bình thường vẫn thích
ăn không còn ngon nữa.
Khi bạn cảm thấy cô đơn, bạn thường dễ động lòng đối với người khác
giới hơn nếu thường xuyên tiếp xúc, nói chuyện

f) Ảo giác
- Ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch
- Tính sai lầm của ảo giác có thể được kiểm tra bằng thực tế (Ví dụ: Đo
lường)
- Sử dụng ảo giác trong kiến trúc, hội họa, trang trí, trang phục.

VD: Ảo giác nghe thấy 1 âm thanh gì đó

II. Nhận thức lý tính


TƯ DUY
- Khái niệm
- Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ và quan hệ bên trong, có tính quy luật của sự vật – hiện tượng trong
HTKQ mà trước đó ta chưa biết.

VD: Khi giải quyết một bài toán hình học, ta sử dụng tư duy để suy nghĩ về các
bước giải quyết và áp dụng các công thức, quy tắc hình học đã học để tìm ra
đáp án chính xác

3. Đặc điểm của tư duy


- Tính có vấn đề của tư duy
Tình huống có vấn đề là bài toán đặt ra mâu thuẫn với vốn hiểu biết cũ của
chúng ta
VD: Đề toán đưa ra quá khó so với kiến thức đã học

- Có tính trừu tượng, khái quát


Tư duy về 1 số sự vật hiện tượng có đặc điểm giống nhau
Tư duy phản ánh cái bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật – hiện tượng hợp
thành 1 nhóm, 1 loại

VD: Nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác dụng của nhiệt, người kỹ sư
đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray

- Tư duy có tính gián tiếp


Thông qua ngôn ngữ, các công cụ
Quá trình tư duy phải dựa vào nguyên liệu do nhận thức cảm tính cung cấp

+ Tư duy nhờ sử dụng công cụ, phương tiện (máy móc, đồng hồ, …)
+ Tư duy nhờ sử dụng kết quả nhận thức (quy tắc, công thức, …)
+ Tư duy thông qua ngôn ngữ => Nhờ ngôn ngữ mà con người tư duy

VD: Nhiều công cụ đơn giản do con người tạo ra (nhiệt kế, đồng hồ, ...) đến những
thứ phức tạp như máy móc điện tử, ... giúp con người nhận thức 1 cách gián tiếp

- Tư duy của con người có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Không có ngôn ngữ thì không có tư duy và sản phẩm của tư duy cùng không
được chủ thể và người khác tiếp nhận

- Tư duy có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính


Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho tư duy
Muốn tư duy đúng thì tri giác phải đúng

VD: Đề 5x8 => học sinh tri giác nghe sai thành 5x4 => trả lời sai

4. Bản chất xã hội của tư duy


- Hành động tư duy phải dựa vào kinh nghiệm của các thế hệ trước đã tích lũy
được
- Tư duy phải dựa vào ngôn ngữ do các thế hệ trước sáng tạo ra
- Bản chất của tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu của xã hội
- Tư duy mang tính tập thể, tức là tư duy sử dụng các tài liệu về các lĩnh vực
liên quan
- Tư duy giải quyết các nhiệm vụ vì vậy có tính chung của loài người

5. Vai trò của tư duy


- Tư duy cải tạo thông tin của nhận thức cảm tính và để tìm ra những cái mới,
cái chưa biết
• Cải tạo thiên nhiên
• Cải tạo xã hội
• Cải tạo chính bản thân mình
- Tư duy phản ánh bản chất và mối quan hệ liên hệ có tính quy luật giữa
chúng với nhau
- Tư duy giải quyết những nhiệm vụ trước mắt, và trong tương lai
 Tiết kiệm công sức của con người.

6. Các loại tư duy


Theo sự phát triển của cá nhân
- Tư duy trực quan hành động
Sử dụng các thao tác tay chân để giải quyết BT nhận thức

VD: Khi trẻ muốn lấy đồ vật ở trên bàn, chúng kéo khăn trải bàn khiến đồ vật rơi
xuống đất

- Tư duy trực quan hình ảnh


Sử dụng các biểu tượng có trong não, biểu tượng này là sản phẩm của trí nhớ
=> giải quyết BT

VD: 1 đứa trẻ cầm 1 thanh gỗ ném xuống dưới ao, thấy thanh gỗ nổi => Hôm sau
cô giáo cầm 1 thanh gỗ khác to hơn, hỏi đứa trẻ là thanh gỗ đó có nổi không =>
Đứa trẻ sử dụng tư duy trực quan hình ảnh, nhớ lại thanh gỗ hôm trước nổi trên
nước nên tư duy rằng thanh gỗ này cũng nổi trên nước

- Tư duy trừu tượng (/logic/ngôn ngữ/logic từ)


Sử dụng ngôn ngữ, các ký hiệu (toán học, hóa học…) để giải quyết các BT
nhận thức

VD: Khi người ta đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, người đọc có thể hình dung ra
cảnh Kiều đứng ở lầu ngưng bích và nét đẹp của nàng Kiều

7. Các thao tác tư duy (thao tác trí tuệ)


- Phân tích – tổng hợp
Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các
bộ phận, các thành phần tương đối độc lập
Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách
rời trong quá trình phân tích thành 1 chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh

VD: cái bàn là 1 chỉnh thể -> phân tích thành mặt bàn, chân bàn,…

- So sánh
Là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau/ sự bằng
nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật – hiện tượng

VD: bình nước của bạn A cao hơn bình nước của bạn B

- Trừu tượng hóa và khái quát hóa


Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những đặc điểm không cần
thiết, giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy
Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác
nhau thành 1 nhóm, 1 loại theo đặc điểm chung nhất định

VD: cho học sinh quan sát con gà và con vịt


Phân tích: con gà có 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng, có người nuôi, có móng chân…
con vịt có 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng, có người nuôi, chân có màng…
So sánh: đều có 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng, người nuôi, nhưng chân gà có móng,
chân vịt có màng
Khái quát hóa: đều là gia cầm

8. Quan sát và năng lực quan sát


- Quan sát là tri giác có chủ định
- Rèn luyện thì sẽ có năng lực quan sát
- Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những
điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật – hiện tượng cho dù đặc
điểm khó nhận thấy hoặc thứ yếu.

TƯỞNG TƯỢNG
1. Khái niệm
- Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở
những biểu tượng đã có.
VD: Khi bạn tưởng tượng về một kỳ nghỉ trên bãi biển, bạn tạo ra hình ảnh về
những bãi cát trắng, nước biển xanh ngắt và những đứa trẻ chơi đùa trên bãi
biển

2. Đặc điểm của tưởng tượng


- Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề nhưng hoàn cảnh có
vấn đề có tính bất định (không xác định rõ ràng)
- Giá trị tưởng tượng là tìm được lối thoát khi hoàn cảnh có vấn đề không đủ
điều kiện để tư duy
- Nhược điểm là giải quyết vấn đề không có sự chuẩn xác và chặt chẽ -
Tưởng tượng là quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng
hình ảnh.
- Tưởng tượng là biểu tượng của biểu tượng
- Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính

3. Vai trò của tưởng tượng


- Tìm ra cái mới
- Tưởng tượng cần thiết cho tất cả các hoạt động của con người
- Tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tươi sáng, rực rỡ, chói lọi
- Tưởng tượng có ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh

4. Các loại tưởng tượng


- Tưởng tượng tích cực và tiêu cực
• Tưởng tượng tích cực: Tạo ra hình ảnh đáp ứng nhu cầu thực tế con
người, có giá trị với bản thân và xã hội
+ Tưởng tượng không chủ định
VD: đang ngồi thì vô tình nhìn lên trời, thấy 1 đám mây nhìn giống
con bướm
+ Tưởng tượng có chủ định
a) Tưởng tượng tái tạo: Tạo ra hình ảnh mới với bản thân
và dựa trên mô tả của người khác
b) Tưởng tượng sáng tạo: Sáng tạo xd hình ảnh mới độc
đáo có giá trị (sáng tạo nghệ thuật, kĩ thuật…)
• Tưởng tượng tiêu cực: Những gì tưởng tượng không có giá trị, không
vận dụng được trong cuộc sống
VD: ước có cái máy học giùm
- Ước mơ và lý tưởng
• Ước mơ như tưởng tượng sáng tạo nhưng hướng vào hoạt động hiện
tại
+ Ước mơ có lợi
+ Ước mơ có hại
• Lý tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ, là động cơ
thúc đẩy con người vươn tới tương lai.

- Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng


• Thay đổi kích thước, số lượng
• Nhấn mạnh
• Chắp ghép
• Liên hợp

TRÍ NHỚ
1. Khái niệm
- Trí nhớ là sự ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại (tái hiện) những gì cá nhân
đã thu được trong hoạt động sống của mình.
- Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới
hình thức biểu tượng
VD: đưa cho em 1 cái kính => tri giác nhìn => hình ảnh cái kính trong não em
là sản phẩm của tri giác nhìn
cất cái kính đi => hình ảnh cái kính trong não là sản phẩm của trí nhớ (biểu
tượng)

- Biểu tượng là hình ảnh của SV-HT nảy sinh trong não khi SV-HT không còn
trực tiếp tác động vào giác quan
- Biểu tượng là sản phẩm của trí nhớ

- Sản phẩm của trí nhớ là: biểu tượng


- Sản phẩm của tưởng tượng là: biểu tượng của biểu tượng
- Sản phẩm của tư duy là: phán đoán, suy luận và khái niệm
- Sản phẩm của cảm giác là: cái cảm giác
- Sản phẩm của tri giác là: hình ảnh của SV-HT

2. Vai trò
- Trí nhớ liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lý của con người
- Trí nhớ có tính chất quyết định đời sống tâm lý con người, quyết định sự
hình thành và phát triển nhân cách con người/
- Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì
không thể có bất cứ hoạt động nào, không thể phát triển tâm lý, nhân cách
con người.
- Trí nhớ là điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thực lý tính (tư duy
và tưởng tượng
- Trí nhớ là công cụ để lưu giữ lại kết quả của các quá trình cảm giác và tri
giác
- => Không có trí nhớ thì con người luôn ở trạng thái của trẻ sơ sinh.

3. Các quá trình cơ bản của trí nhớ


- Ghi nhớ bản chất là tri giác, là quá trình đưa tài liệu vào ý thức, gắn tài liệu
đó với những kiến thức hiện có
• Ghi nhớ không chủ định (không mục đích, không căng thẳng thần
kinh, không biện pháp để nhớ)
• Ghi nhớ có chủ định (có mục đích, có căng thẳng thần kinh, có biện
pháp để nhớ)
+ Ghi nhớ máy móc (Học vẹt): Học nhớ mà không hiểu
- + Ghi nhớ có ý nghĩa (ghi nhớ logic): Dựa trên sự thông hiểu nội
dung của tài liệu

- Gìn giữ, nhận lại


- Nhớ lại (tri giác lại một lần nữa)

Dựa vào thời gian ghi nhớ (mang tính tương đối)
+ Trí nhớ ngắn hạn (có thể gọi là trí nhớ thao tác)
+ Trí nhớ dài hạn (có thể gọi là trí nhớ làm việc)

Dựa vào nội dung cần nhớ


+ Trí nhớ hình ảnh: nhớ những SV-HT có tính chất hình ảnh
VD: nhớ cảnh vật, đồ vật,…
+ Trí nhớ vận động
VD: những người làm xiếc, VĐV…
+ Trí nhớ ngôn ngữ: nhớ những gì diễn đạt bằng ngôn ngữ
VD: câu chuyện, bài hát, bài thơ…
+ Trí nhớ xúc cảm, tình cảm: nhớ cảm xúc đã trải qua

4. Ngôn ngữ và hoạt động nhận thức


 Định nghĩa
Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ gồm 3 bộ phận:
• Ngữ âm
• Từ vựng (danh từ, động từ, tính từ, liên từ…)
• Ngữ pháp
 Giáo viên phải có vốn từ nhiều, ngôn ngữ mạch lạc, phát âm chuẩn, nắm ngữ
pháp tốt, biết dùng ngữ điệu khi nói, trình bày vấn đề logic
 Các loại ngôn ngữ
- Ngôn ngữ nói
• Đối thoại
• Độc thoại
- Ngôn ngữ viết
- Ngôn ngữ thầm (TƯ DUY)

 Chức năng của ngôn ngữ


- Chức năng chỉ nghĩa
- Chức năng thông báo (Chức năng giao tiếp) *Quan trọng nhất
- Chức năng khái quát hóa (Chức năng nhận thức)

 Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức cảm tính
- Đối với cảm giác: Ngôn ngữ ảnh hưởng đến ngưỡng nhạy cảm của cảm giác
- Đối với tri giác: Ngôn ngữ làm cho tri giác diễn ra dễ dàng, nhanh chóng
hơn, đầy đủ, rõ ràng hơn
- Đối với trí nhớ: Trí nhớ dễ dàng và có kết quả tốt hơn nếu ta nói lên thành
lời điều cần nhớ
• Không có ngôn ngữ thì không có ghi nhớ có chủ định
• Ngôn ngữ lưu giữ kinh nghiệm loài người và truyền lại cho thế hệ sau.

 Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức lý tính


- Đối với tư duy
• Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy trừu tượng
• Không có ngôn ngữ thì không có tư duy trừu tượng
• Ngôn ngữ là phương tiện khái quát hóa sự vật – hiện tượng
- Đối với tưởng tượng
• Ngôn ngữ là phương tiện để hình thành hình ảnh mới của tưởng tượng
• Ngôn ngữ làm chính xác hóa các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy
sinh, cố định chúng lại bằng từ và lưu giữ trong trí nhớ.

5
TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ

TÌNH CẢM
1.Định nghĩa
- Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự
vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
- Nhận thức có thể giống nhau nhưng thái độ có thể khác nhau

2. Đặc điểm tình cảm


- Tính nhận thức
Khi có tình cảm, con người phải nhận thức đối tượng và nguyên nhân gây
nên tình cảm

- Tính xã hội
Tình cảm thực hiện chức năng thể hiện thái độ của con người

- Tính ổn định
Tình cảm là thuộc tính tâm lý là những kết cấu tâm lý ổn định, khó hình
thành, khó phá vỡ

- Tính khái quát


Tình cảm có được là do tổng hợp hóa, khái quát hóa các xúc cảm đồng loại

- Tính chân thực


Tình cảm phản ánh chân thực nội tâm và thái độ, ngay cả khi con người cố
che dấu bằng “động tác giả” ngụy trang

- Tính 2 mặt (đối cực)


Gắn liền với sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu, tình cảm dương tính
– âm tính (yêu ghét – vui buồn)

3. Các mức độ của tình cảm


- Màu sắc xúc cảm của cảm giác
Sắc thái cảm xúc đi kèm quá trình cảm giác (cường độ rất thấp)

- Xúc cảm là những rung cảm xảy ra nhanh, mạnh rõ rệt (cường độ mạnh)
VD: Cảm xúc: hứng thú, hồi hộp, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê
tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi

- Xúc động
Xúc cảm có cường độ rất mạnh xảy ra trong thời gian ngắn, có khi chủ thể
không làm chủ được bản thân (ảnh hưởng đến sức khỏe con người)
VD: Say mê, , stress

- Tình cảm là thuộc tính tâm lý ổn định, bền vững của nhân cách, nói lên
thái độ của cá nhân
• Tình cảm cấp thấp: tình cảm liên quan đến nhu cầu của cơ thể (ăn,
uống, thở, …) /nhu cầu sinh lý/ nhu cầu vật chất
• Tình cảm cấp cao: tình cảm liên quan đến nhu cầu tinh thần
+ Tình cảm đạo đức: lquan đến nhu cầu đạo đức (VD: tình mẹ
con, tình đồng chí, tình yêu…)
+ Tình cảm trí tuệ: thái độ của con người đối với nhận thức TG
xung quanh (VD: Tính ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung
quanh, sự sung sướng khi giải đc 1 bài toán khó)
+ Tình cảm thẩm mỹ: thái độ của con người đối với cái đẹp cái
đẹp trong văn học, nghệ thuật, thiên nhiên
+ Tình cảm có tính chất thế giới quan (VD: Tinh thần yêu nước,
tinh thần quốc tế,…)

4. Vai trò của tình cảm


- Với nhận thức:
Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi, chân lý
Nhận thức là cơ sở là cái “lí” của tình chỉ tình cảm

- Với hành động:


Tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hoạt động, tình cảm là động lực thúc đẩy con
người hoạt động

- Tình cảm có quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý của nhân
cách.

5. Các quy luật của tình cảm


- Quy luật “Thích ứng”
Tình cảm lặp đi lặp lại nhiều lần đơn điệu => có hiện tượng thích ứng => ”chai
dạn” trong tình cảm (gần thường, xa thương)

VD: Một người thân của chúng ta đột ngột qua đời, làm cho ta và gia đình đau khổ,
vất vả, nhớ nhung… nhưng năm tháng và thời gian cũng lui dần vào dĩ vãng, ta
cũng phải nguôi dần để sống

Hoa là một học sinh nhút nhát, luôn rụt rè trước mọi người. Mỗi lần bị giáo
viên gọi dậy trả lời câu hỏi, Hoa đều tỏ ra lúng túng và đỏ mặt. Nhưng một thời
gian sau, việc Hoa luôn phải đứng dậy trả lời lặp đi lặp lại nhiều lần và nhờ sự
khuyến khích động viên của bạn bè thầy cô thì Hoa đã tự tin trả lời những câu hỏi
trước lớp
- Quy luật “Tương phản” – “Cảm ứng”
Sự suy giảm tình cảm này làm tăng hoặc giảm tình cảm khác

VD: Khi chấm bài,sau một loạt bài kém, gặp một bài khá, giáo viên thấy hài lòng.
Bình thường bài khá này chỉ đạt điểm 7 nhưng trong hoàn cảnh này giáo viên sẽ
cho điểm 9

Càng yêu mến nhân vật Bạch Tuyết hiền lành thì càng căm ghét mụ hoàng hậu
độc ác

- Quy luật “Pha trộn”


2 tình cảm đối cực có thể xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ nhau, chúng
“pha trộn vào nhau (giận thì giận mà thương thì thương)

VD: Thanh yêu Lợi, cô luôn muốn Lợi ở bên cạnh cô, quan tâm chăm sóc cô.
Nhưng khi cô thấy Lợi có một cử chỉ thân mật hay một hành động quan tâm tới
một người con gái khác thì Thanh tỏ ra khó chịu ghen tuông

- Quy luật “Di chuyển”


Tình cảm di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác
Biểu hiện: “Giận cá chém thớt”
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”

VD: Hương đang tập trung làm một bài tập rất khó, áp lực tâm lí đang đè lên người
cô. Lúc này cô cần sự yên tĩnh nhưng Hạnh vô tình đã hỏi cô liên tục một câu hỏi.
Hương cảm thấy khó chịu và cáu gắt với Hạnh cho dù Hạnh không thực sự có lỗi.

 Ứng dụng: Kiềm chế cảm xúc và tránh hiện tượng vơ đũa cả nắm.
Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu tốt ghét xấu”
 Giáo viên phải luôn là một người khách quan, công bằng khi chấm bài

- Quy luật “Lây lan”


Hiện tượng “vui lây”, buồn “lây”, “đồng cảm”, “cảm thông”

VD: An vừa nhận được giấy báo nhập học. An vô cùng sung sướng, vui mừng. An
thông báo cho bố mẹ và bạn bè của mình. Sự vui vẻ của An đã tạo nên không khí
thoải mái, vui mừng cho mọi người xung quanh
- Quy luật “Sự hình thành tình cảm”
Nhiều xúc cảm tích cực tạo thành tình cảm tích cực
Nhiều xúc cảm tiêu cực thì tạo thành tình cảm tiêu cực

Xúc cảm là cơ sở của tình cảm.


Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hóa, khái quát hóa những cảm
xúc đồng loại
Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm đồng loại nhưng khi tình cảm hình
thành rồi thì tình cảm lại thể hiện qua xúc cảm và chi phối xúc cảm.

VD: Tình cảm của con cái đối với bố mẹ là cảm xúc thường xuyên xuất hiện do
liên tục được bố mẹ yêu thương,thỏa mãn nhu cầu, dần dần được tổng hợp hóa,
động hình hóa và khái quát hóa mà thành

Bạn A rất hay pha trò làm tôi vui, nên dù có 1 2 lần bạn làm tôi bực mình thì
tôi cũng vẫn yêu quý bạn A

Ý CHÍ
1. Khái niệm ý chí
- Ý chí thể hiện năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi
phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.

2. Các phẩm chất của ý chí


- Tính mục đích: Điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác
- Tính độc lập: Con người quyết định và thực hiện hành vi theo quan điểm,
niềm tin của mình
- Tính quyết đoán: Khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát
trên cơ sở tính toán kĩ càng
- Tính kiên cường: Con người có quyết định đúng đắn, kịp thời trong những
hoàn cảnh khó khăn và kiên trì thực hiện đến cùng mục đích đã xác định
- Tính dũng cảm: Sẵn sàng vươn tới mục đích bất chấp khó khăn
- Tính tự kiềm chế: Làm chủ bản thân, kìm hãm hành động không cần thiết

3. Hành động ý chí


- Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc
phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.

4. Đặc điểm của ý chí


- Chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích thích
 Quyết định có hành động hay không
- Có tính mục đích
- Có sự lựa chọn phương tiện và biện pháp tiến hành
- Có sự điều khiển và kiểm tra của ý thức.

5. Cấu trúc của hành động ý chí


- Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn thực hiện
- Giai đoạn đánh giá kết quả hành động.

6. Hành động tự động hóa, kĩ xảo và thói quen


- Hành động tự động hóa là hành động có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại nhiều
lần, do luyện tập mà nó trở thành tự động hóa, không cần có sự kiểm soát
trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả.
• Kỹ xảo
• Thói quen

7. Quy luật hình thành kỹ xảo


- Quy luật tiến bộ không đồng đều
VD: Dốt đến đâu học lâu cũng biết
Kiến tha lâu đầy tổ

- Thường xuyên củng cố hành động cũ.


- Kết hợp các phương pháp rèn luyện kỹ xảo, nhưng chú ý để các phương
pháp không ảnh hưởng xấu đến nhau.
- Tổ chức các cuộc thi để rèn luyện hành động, phản xạ tạo hứng thú cho học
sinh.
- Khi đã đạt đến "đỉnh" của kỹ xảo bằng phương pháp nào đó, muốn đạt kỹ
xảo cao hơn phải đổi phương pháp

- Quy luật “đỉnh” của phương pháp luyện tập


VD: Giáo viên nên luôn cập nhật và áp dụng các phương pháp giảng dạy mới và
hiệu quả. Thay đổi cách tiếp cận và xây dựng môi trường học tập khuyến khích sự
sáng tạo và tích cực từ phía học sinh.

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tạo ra môi trường thúc đẩy học sinh
khám phá, tìm hiểu và phát triển kỹ năng mới. Điều này có thể kích thích sự tò mò
và đam mê học tập của học sinh
- Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới
VD: Luyện tập đánh bóng chuyền khi đạt đến trình độ cao, nếu chơi môn thể
thao khác như bóng đá hay bóng rổ sẽ ảnh hưởng xấu rất nhiều vì kỹ thuật các
môn là khác nhau

- Quy luật dập tắt kỹ xảo.


VD: Củng cố kiến thức có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học
sinh, giúp học sinh ghi nhớ các kiến thức và rèn luyện các kĩ năng học tập. Vì
vậy, trong quá trình dạy học, cùng với việc trang bị kiến thức cho học sinh, giáo
viên cần hình thành và trang bị cho các em kĩ năng tự củng cố kiến thức.

giúp học sinh ghi


6
NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

1. Khái niệm
- Con người: là thành viên một cộng đồng, một xã hội, vừa là một thực thể tự
nhiên, vừa là một một thực thể xã hội
- Cá nhân: là một con người cụ thể của cộng đồng thành viên của xã hội. Cá
nhân phân biệt với cộng đồng.
- Nhân cách: là một tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá
nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.

- Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý


- Thể hiện bản sắc chung và riêng
- Thể hiện giá trị xã hội

2. Đặc điểm cơ bản của nhân cách


- Tính thống nhất
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và
tài của con người

- Tính ổn định
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, tiềm tàng trong
mỗi cá nhân. Các đặc điểm của nhân cách tương đối khó hình thành và khó mất
đi.

- Tính tích cực


Nhân cách là chủ thể của hoạt động và gián tiếp là sản phẩm của xã hội, vì vậy
nhân cách mang tính tích cực. Tính tích cực của nhân cách biểu hiện trong quá
trình thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân.

- Tính giao lưu của nhân cách


Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động
và trong giao tiếp (giao hữu).
Trong giao hữu con người gia nhập vào mối quan hệ xã hội lĩnh hội các chuẩn
mực đặc điểm và hệ thống giá trị xã hội và cùng qua giao lưu con người đóng
góp các giá trị nhân cách của mình cho người khác và được xã hội đánh giá
nhân cách của mình.

3.Các thuộc tính cơ bản của nhân cách


- Loại cấu trúc 2 phần:
• Đức và tài (hay còn gọi là phẩm chất và năng lực)
- Loại cấu trúc 4 phần:
• Xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực

Phẩm chất Năng lực


Phẩm chất xã hội là những phẩm chất Năng lực xã hội hóa: khả năng thích
thuộc về ứng xử trong xã hội (niềm tin, ứng
lý tưởng, thái độ…)

Phẩm chất cá nhân (thói hư, tật xấu, Năng lực chủ thể hóa: thể hiện bản chất
tinh thần lạc quan yêu đời, lòng bác ái) của mình

Phẩm chất ý chí (quyết tâm, kiên trì, tự Hành động ý chí
chủ)
Cung cách ứng xử: thái độ với người Năng lực giao tiếp
xung quanh (lễ phép)

4. Xu hướng
- Là thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân bao hàm một hệ thống những
động lực quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa
chọn các thái độ của nó.
- Xu hướng gồm: Nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin,…
• Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn
để tồn tại và phát triển
Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng
Nội dung của nhu cầu do điều kiện, phương tiện quy định
Nhu cầu có tính chu kì
Nhu cầu có bản chất xã hội
Nhu cầu đa dạng
Nhu cầu vật chất
Nhu cầu tinh thần

• Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa
có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm
cho cá nhân trong quá triển hành động
Biểu hiện của hứng thú là chú ý cao độ, say mê
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của
hành động của hành động, là động lực của nhân cách.

• Lý tưởng: là mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối
hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó
Lý tưởng vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn
Lý tưởng có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của
cá nhân, là động lực, thúc đẩy, điều khiển hoạt động con người, chi
phối sự hình thành, phát triển nhân cách.

• Thế giới quan


Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định
phương châm hoạt động của con người

• Niềm tin là phẩm chất của thế giới quan, là kết tinh của các quan
điểm, tri thức, rung cảm, ý chí của con người

• Hệ thống động cơ: là cái thúc đẩy con người hành động

TÍNH CÁCH
1. Định nghĩa
- Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân bao gồm hệ
thống thái độ đối với hiện thực thông qua hành vi cử chỉ, ngôn ngữ
- Tính cách là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái điển hình và
cái cá biệt.

2. Cấu trúc của tính cách


- Hệ thống thái độ (mặt nội dung, mặt chủ đạo)
• Thái độ đối với tập thể, xã hội
• Thái độ đối với lao động
• Thái độ đối với mọi người
• Thái độ đối với bản thân
- Hệ thống hành vi, cử chỉ, lời nói (hình thức biểu hiện).
Đây là sự thể hiện ra bên ngoài của hệ thống thái độ.

NĂNG LỰC
1. Định nghĩa
- Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với
những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó
có kết quả.
- Năng lực là khả năng dựa vào kiến thức để vận dụng vào hoạt động

2. Các mức độ của năng lực


- Năng lực: Khả năng hoàn thành có kết quả của một hoạt động nào đó
- Tài năng: Hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó ở mức độ
cao, số lượng không nhiều
- Thiên tài: Mức độ cao nhất của năng lực mức kiệt xuất của những vĩ nhân
trong lịch sử nhân loại.

3. Phân loại
- Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác
nhau như thể lực, trí tuệ (quan sát, trí nhớ, tư duy,…)
- Năng lực riêng biệt (năng lực chuyên biệt, chuyên môn)
Là sự thể hiện phẩm chất chuyên môn đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt
động chuyên biệt như: Năng lực toán học, thơ văn, hội họa, âm nhạc, thể dục
thể thao,…
Hai loại năng lực bổ sung và hỗ trợ cho nhau.

Năng khiếu xuất phát


• Di truyền qua gen
• Bẩm sinh

KHÍ CHẤT
1. Định nghĩa
- Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ,
tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái, hành vi, cử
chỉ, cách nói năng của cá nhân.
- Khí chất do hoạt động của hệ thần kinh cấp cao quy định
- Có 2 quá trình:
• Hưng phấn
• Ức chế
Cường độ (mạnh/ yếu)
Cân bằng giữa 2 quá trình
Linh hoạt giữa hưng phấn và ức chế (buồn – vui, tức giận – vui vẻ…)

2. Các kiểu khí chất

- Hăng hái
• Ưu: Nhận thức nhanh, tích cực, sôi nổi, lạc quan, yêu đời, thích nghi
môi trường mới tốt, dễ giao tiếp
• Nhược: Nhanh quên, hời hợt
VD: Mọi người vẫn đang chăm chú,linh hoạt sửa lại đường trước dịp Tết dù trời
đang mưa rét

- Bình thản
• Ưu: Nhận thức chậm, nhưng nhớ lâu, chín chắn, sâu sắc. Bình tĩnh,
không bợp chợp, cẩn thận.
• Nhược: Thích nghi môi trường mới chậm, quan hệ không rộng, ít bạn
nhưng rất thân, dễ bỏ lỡ cơ hội.

- Nóng nảy
• Ưu: Nhận thức nhanh, quyết tâm cao, thẳng thắn, chân thành
• Nhược: Dễ nóng giận (giận quá mất khôn)
- Ưu tư
• Ưu: Tình cảm nồng nàn, trí tưởng tượng phong phú
• Nhược: Mặc cảm, tự ti, nhanh mỏi mệt.

3. Sự hình thành và phát triển nhân cách


 Các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách
- Giáo dục và nhân cách
• Giáo dục là hình tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình
thành, phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách.
• Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành, phát triển nhân
cách
• Giáo dục truyền lại cho thế hệ sau nền văn hóa – xã hội – lịch sử
• Giáo dục đưa con người vào “Vùng phát triển gần”
• Giáo dục phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác: Bẩm sinh
di truyền, môi trường xã hội. Bù đắp thiếu hụt do khuyết tật gây ra
• Giáo dục uốn nắn sai lệch của nhân cách
• Giáo dục đóng vai trò chủ đạo, quyết định sự hình thành, và phát triển
nhân cách nhưng nó không phải là yếu tố vạn năng, không làm thay
cho cá nhân.

- Hoạt động và nhân cách


• Thông qua 2 quá trình: Nhập tâm và xuất tâm trong hoạt động mà
nhân cách được bộc lộ và hình thành
• Nhân cách hình thành và phát triển trong hoạt động chủ đạo.
• Hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển
nhân cách.

- Giao tiếp và nhân cách


• Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người
• Nhờ giao tiếp con người lĩnh hội nền văn hóa – xã hội loài người
• Nhờ giao tiếp con người nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ
xã hội, nhận thức chính bản thân mình

- Tập thể và nhân cách


• Gia đình, làng xóm, quê hương, khu phố, tập thể,… có vai trò to lớn đến
hình thành và phát triển nhân cách.

 Sự hoàn thiện nhân cách


Tự giáo dục, tự rèn luyện có ý nghĩa đặc biệt trong việc hoàn thiện nhân cách

You might also like