You are on page 1of 8

Đề cương môn học GDH đại cương

CHƯƠNG - GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC


Câu 1. Giáo dục học là gì?
A. Khoa học nghiên cứu về quá trình giáo dục con người B. Khoa học nghiên cứu về con người
C. Môn học về các chương trình giáo dục ở các bậc học D. Quá trình giáo dục tổng thể
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học là gì?
A. Con người B. Quá trình giáo dục
C. Hoạt động dạy và học D. Quá trình dạy học
Câu 3. Tại sao nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
A. Vì giáo dục xuất hiện và phát triển cùng sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người
B. Vì chỉ có trong xã hội loài người, giáo dục mới nảy sinh, hình thành, phát triển và tồn tại vĩnh hằng
C. Vì truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục
D. Vì cả A, B và C
Câu 4. Giáo dục nảy sinh và phát triển trong trường hợp nào?
A. Trong quá trình học tập B. Trong quá trình lao động sản xuất và trong đời sống con người
C. Trong quá trình dạy học D. Cả A và C đều đúng
Câu 5. Nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội là gì?
A. Truyền đạt những kinh nghiệm lịch sử - xã hội loài người
B. Truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử – xã hội loài người
C. Truyền đạt và lĩnh hội nền văn hoá của xã hội loài người
D. Lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội loài người
Câu 6. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên tắc cơ bản do Uỷ ban quốc tế về giáo dục
cho thế kỉ XXI đề ra cho các nhà quản lí giáo dục, các lực lượng giáo dục?
A. Xã hội hoá giáo dục B. Đổi mới mạnh mẽ quản lí giáo dục
C. Giáo dục suốt đời D. Giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả mọi người
Câu 7. Đối với Giáo dục học, Triết học là:
A. Cơ sở phương pháp luận B. Cơ sở khoa học tự nhiên
C. Cơ sở khoa học xã hội D. Là phương tiện để ứng dụng
Câu 8. Đối với Giáo dục học, Tâm lý học:
A. Cung cấp tri thức về cơ chế, diễn biến và các điều kiện tổ chức quá trình bên trong của sự hình thành
nhân cách con người
B. Vận dụng lí thuyết về điều khiển học để xây dựng lí thuyết Giáo dục học
C. Cơ sở khoa học xã hội
D. Là phương tiện để ứng dụng
Câu 9. Giáo dục hướng con người đến những cái hay, cái đẹp, cái tốt, phát huy những yếu tố tích
cực trong mỗi con người nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách mỗi người. Đó là tính
chất nào của giáo dục?
A. Tính giai cấp B. Tính vĩnh hằng C. Tính nhân văn D. Tính xã hội-lịch sử
Câu 10. Thời kỳ công xã nguyên thủy: giáo dục mang tính đơn giản và tự phát. Thời kỳ xã hội chiếm
hữu nô lệ: giáo dục truyền đạt bằng kinh nghiệm, bằng lời nói. Thời kỳ xã hội phong kiến: giáo
dục mang tính giáo điều. Thời kỳ xã hội tư bản: giáo dục mang tính thông giáo, giải thích minh
họa. Giáo dục hiện đại ngày nay có đặc điểm là nêu vấn đề, chương trình hóa, cá biệt hóa, công
nghệ hóa … “Trích từ điển bách khoa mở Wikipedia”. Đoạn trích trên thể hiện tính chất nào
của giáo dục trong các tính chất sau:
A.Tính xã hội - lịch sử B. Tính giai cấp C.Tính phổ biến D. Tính nhân văn
Câu 11. Chức năng kinh tế-sản xuất của giáo dục thể hiện tập trung nhất thông qua việc ________
A. Nâng cao dân trí B. Đào tạo nhân lực C. Bồi dưỡng nhân tài D. Cả A, B và C
Câu 12. Ý nào sau đây thể hiện chức năng kinh tế - sản xuất của giáo dục?
A. Trang bị cho thế hệ trẻ năng lực để tham gia vào quá trình lao động sản xuất
B. Trang bị cho thế hệ trẻ năng lực để thay đổi vị trí xã hội
C. Trang bị cho thế hệ trẻ tri thức để góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội
D. Trang bị cho thế hệ trẻ năng lực cần thiết để nâng cao trình độ văn hóa xã hội
Câu 13. Để thực hiện tốt chức năng kinh tế-sản xuất, công tác giáo dục-đào tạo cần quan tâm đến
vấn đề nào sau đây?
A. Gắn kết giáo dục với sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước
B. Xây dựng hệ thống cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước (Xây
dựng hệ thống giáo dục quốc dân cân đối, đa dạng)
C. Quan tâm thích đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường dạy nghề, trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học
D. Cả A, B và C
Câu 14. Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) hay hoạt động sư phạm bao gồm:
A. Hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) B. Hoạt động dạy học và tự học
C. Hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) và tự giáo dục D. Hoạt động tự học và tự giáo dục
Câu 15. Mục đích của quá trình giáo dục (nghĩa hẹp) là gì?
A. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho người học
B. Truyền thụ và lĩnh hội hệ thống tri thức, kĩ năng - kĩ xảo
C. Trau dồi học vấn cho người học
D. Hình thành niềm tin, thái độ, hành vi, cách ứng xử… cho người học
Câu 16. Chức năng trội của quá trình dạy học là gì?
A. Hình thành, phát triển những phẩm chất đạo đức cho người học
B. Hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho người học
C. Trau dồi học vấn, truyền thụ hệ thống tri thức khoa học … cho người học
D. Cả A, B và C
Câu 17. Quá trình hoạt động nhằm tạo ra cơ sở khoa học của thế giới quan, lý tưởng đạo đức, thái
độ thẩm mỹ…là:
A. Quá trình giáo dục thể chất B. Quá trình giáo dục đạo đức
C. Quá trình giáo dục thẩm mỹ D. Quá trình giáo dục (nghĩa hẹp)
Câu 18. Hãy nối các khái niệm cho phù hợp
a. Giáo dục (nghĩa rộng) 1. Quá trình cá nhân tự trau dồi, tiếp thu cái tốt, loại trừ ảnh hưởng xấu.

b. Giáo dục (nghĩa hẹp) 2. Quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức, giúp người học lĩnh hội kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo.

c. Dạy học 3. Quá trình tổ chức các hoạt động để hình thành thái độ, niềm tin, hành
vi, cách ứng xử cho người học.

d. Tự giáo dục 4. Quá trình hình thành nhân cách con người.

A. a.4 /b.3/c.2/d.1 B. a.4/b.2/c.3/d.1 C. a.2 /b.3/c.4/d.1 D. a.1/b.3/c.2/d.4


Câu 19. Trong bất kỳ một chế độ xã hội hay một giai đoạn lịch sử nào, mục đích của giáo dục vẫn
là:
A. Chăm sóc, dạy dỗ, đào tạo con người
B. Truyền thụ cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm XH, giá trị văn hóa, tinh thần của loài người và dân tộc
C. Làm cho thế hệ trẻ có khả năng tham gia mọi mặt vào cuộc sống xã hội
D. Cả A, B và C

Chương - GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH


Câu 20. Trong sự phát triển nhân cách của con người, giáo dục nhà trường giữ vai trò gì?
A. Nền tảng cho giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội
B. Định hướng cho giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
C. Hỗ trợ và thúc đẩy những tác động của gia đình và nhà trường
D. Cả A, B và C
Câu 21. Lòng thương yêu con người, thương yêu đồng loại, không làm điều ác nhằm hãm hại thân
thể, vật chất, tinh thần của người khác để đem lại lợi ích bất chính cho mình, đó là một
trong những phẩm chất nhân cách con người Việt Nam cần gìn giữ và phát huy. Phẩm
chất đó là________
A. Lòng yêu nước B. Tinh thần đoàn kết C. Lòng nhân ái D. Hiếu thảo
Câu 22. Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, yếu tố môi trường giữ vai trò gì?
A. Là tiền đề vật chất B. Là điều kiện C. Chủ đạo D. Quyết định
Câu 23. Cá nhân được hiểu như thế nào?
A. Một đơn vị hoàn chỉnh đại diện cho giống loài nhưng mang những nét đặc thù riêng
B. Một con người, là một thành viên trong xã hội loài người
C. Một “tồn tại thần bí tiền định” của Thượng đế
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 24. Cá nhân là một con người, là một thành viên trong xã hội loài người, có những nét chung
với các thành viên khác trong một tập thể, cộng đồng.
A. Đúng B. Sai
Câu 25. Đứa bé mới sinh ra đã có nhân cách.
A. Đúng B. Sai
Câu 26. Nhân cách là gì?
A. Phẩm chất và năng lực của con người B. Tư cách, đạo đức của con người
C. Thể chất và đạo đức của con người D. Trí tuệ và thẩm mỹ của con người
Câu 27. Người có nhân cách tốt phải là người như thế nào?
A. Có phẩm chất đạo đức tốt B. Có khả năng giải quyết công việc tốt
C. Có kiến thức sâu, rộng D. Cả A,B và C
Câu 28. Sự phát triển nhân cách là gì?
A. Biểu hiện ở những biến đổi về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp, … và sự phối hợp vận động cơ thể
B. Thể hiện ở sự hình thành những thuộc tính tâm lý mới của cá nhân
C. Thể hiện ở những biến đổi trong thái độ cư xử với người xung quanh
D. Quá trình tăng trưởng, tích lũy, hoàn thiện về mặt thể chất, tâm lý và xã hội của cá nhân
Câu 29. Môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách bao gồm:
A. Môi trường gia đình, nhà trường B. Môi trường XH lớn, môi trường XH nhỏ
C. Các tổ chức xã hội D. Bạn bè, khu phố
Câu 30. Yếu tố bẩm sinh di truyền có vai trò gì đối với sự phát triển nhân cách?
A. Là yếu tố chủ đạo đối với sự hình thành nhân cách
B. Là yếu tố quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách
C. Là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách
D. Là yếu tố tiền đề vật chất tạo điều kiện để nhân cách phát triển toàn diện
Câu 31. Điền vào chỗ trống. Yếu tố giáo dục ________ cho sự phát triển của nhân cách.
A. Quyết định B. Là tiền đề C. Định hướng, dẫn dắt D. Bổ trợ
Câu 32. Tại sao sinh viên vừa phải rèn luyện đạo đức, vừa phải học tri thức? Vì:
A. Quá trình đào tạo ở đại học (ĐH,CĐ) là quá trình hình thành nhân cách toàn diện cho sinh viên
B. Xã hội yêu cầu con người phải hội đủ hai mặt phẩm chất và năng lực (đức và tài)
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều KHÔNG đúng
Câu 33. Hãy ghép các yếu tố phù hợp với vai trò của chúng đối với sự phát triển của cá nhân.
1. Bẩm sinh, di truyền a. Quyết định trực tiếp

2. Môi trường b. Là những tiền đề vật chất


3. Giáo dục c. Là điều kiện

4. Hoạt động và giao tiếp d. Giữ vai trò chủ đạo

A. 1.b /2.a /3.d /4.c B. 1.b /2.d /3.c /4.a C. 1.a /2.c /3.d /4.b D. 1.b /2.c /3.d /4.a
Câu 34. Trong điều kiện nào dưới đây thì con người sẽ trở thành tài năng trong một lĩnh vực nào
đó?
A. Có tư chất di truyền thuận lợi B. Có điều kiện xã hội thuận lợi
C. Có hoạt động giao tiếp cá nhân tích cực D. Cả A, B và C
Câu 35. Trong bài thơ “Nửa đêm” (tập Nhật ký trong tù), Bác Hồ có viết: “Hiền, dữ phải đâu là
tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Hai câu thơ trên đã đề cập tới vai trò của yếu tố
nào tới sự phát triển nhân cách?
A. Bẩm sinh, di truyền B. Môi trường C. Giáo dục D. Hoạt động cá nhân
Câu 36. Ý nào sau đây KHÔNG đúng?
A. Yếu tố di truyền, bẩm sinh không quyết định trước sự phát triển nhân cách
B. Di truyền, bẩm sinh là tiền đề vật chất của sự phát triển tâm lý, nhân cách
C. Không nên coi nhẹ hoặc đánh giá quá cao vai trò của yếu tố di truyền, bẩm sinh
D. Cha mẹ di truyền cho thế hệ sau những phẩm chất và năng lực của nhân cách
Câu 37. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển nhân cách?
A. Ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ B. Ảnh hưởng trực tiếp
C. Ảnh hưởng gián tiếp D. Không có ảnh hưởng gì
Câu 38. Môi trường xã hội là nguồn gốc của sự phát triển tâm lí cá nhân, vì:
A. Là điều kiện phát triển cho những tư chất có tính người
B. Góp phần tạo mục đích, động cơ, phương tiện, điều kiện cho hoạt động, giao lưu của cá nhân
C. Là môi trường trao đổi tri thức, kinh nghiệm sống
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 39. Giáo dục làm cho ________
A. Nhu cầu và năng lực của con người ngày càng phong phú và đa dạng
B. Nhân cách con người được phát triển ngày càng đầy đủ và hoàn thiện
C. Sức mạnh tinh thần và sức mạnh thể chất của con người ngày càng tăng lên
D. Cả A, B và C
Câu 40. Hoạt động giao tiếp là gì?
A. Là sự tác động qua lại giữa người với người trong xã hội, thông qua đó con người trao đổi với nhau
về thông tin, về cảm xúc, tri giác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
B. Là quá trình con người thực hiện mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với người khác và bản thân.
C. Là quá trình tác động vào thế giới khách quan, làm biến đổi thế giới để tạo ra những sản phẩm theo
nhu cầu của con người
D. Cả 3 ý trên
Câu 41. Sự phát triển nhân cách học sinh Tiểu học (6-11 tuổi ) thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Tính hồn nhiên, vui tươi hướng về những cảm xúc tích cực; hay bắt chước những người gần gũi, có
uy tín
B. Sự hình thành nhân cách lệ thuộc nhiều vào khuôn mẫu hành vi của người lớn mà trẻ em tiếp xúc
C. Sự phát triển vượt trội về mặt thể chất
D. Cả A, B và C
Câu 42. Hoạt động và giao tiếp cá nhân là yếu tố _______ đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách
A. Quyết định trực tiếp B. Tiền đề vật chất C. Điều kiện D. Chủ đạo
Câu 43. Giáo dục có khả năng can thiệp, điều chỉnh yếu tố di truyền, bẩm sinh như thế nào?
A. Thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể
B. Khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó khăn của người khuyết tật
C. Phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy năng khiếu thành năng lực cụ thể
D. Cả A, B và C
Câu 44. Môi trường xã hội lớn bao gồm:
A. Kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật, nhà nước B. Gia đình, nhà trường, khu dân cư
C. Địa hình, thời tiết, khí hậu D. Cả A, B và C
Câu 45. Điều kiện để giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách là gì?
A. Nhà giáo dục phải có phẩm chất và năng lực để làm tốt công tác giáo dục
B. Các yếu tố trong quá trình giáo dục phải thống nhất với nhau; nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo, người
được giáo dục thể hiện vai trò chủ động
C. Công tác dự báo về xu hướng phát triển của xã hội phải định hướng đúng đắn; nội dung, phương
pháp giáo dục phải hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh
D. Cả A, B và C
Câu 46. Nói “Giáo dục có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách”, điều đó có nghĩa là:
A. GD vạch ra mục đích, phương hướng cho nhân cách phát triển
B. GD tổ chức, hướng dẫn nhân cách phát triển theo mục đích, phương hướng đã vạch ra
C. GD điều chỉnh, can thiệp các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình phát triển nhân cách
D. Cả A, B và C đều đúng

Chương - MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC


Câu 47. Phải thực hiện phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí vì:
A. Nhu cầu phát triển của nhân dân cao B. Nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học
C. Do yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước D. Cả A, B và C
Câu 48. Ý nào sau đây KHÔNG phải là nội dung của nguyên lý giáo dục?
A. Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn B. Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất

C. Phương thức thực hiện mục đích giáo dục D. Nhà trường gắn với gia đình và xã hội
Câu 49. Nguyên lý giáo dục là gì?
A. Luận điểm cơ bản của lí luận giáo dục (nghĩa hẹp) B. Luận điểm cơ bản của dạy học
C. Luận điểm khái quát của lí luận giáo dục (nghĩa rộng) D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 50. Giáo dục thẩm mĩ thông qua con đường nào sau đây?
A. Giáo dục nghệ thuật và giáo dục cái đẹp trong tự nhiên
B. Dạy và học các bộ môn khoa học
C. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhà trường và xã hội
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 51. Giáo dục lao động được hiểu như thế nào?
A. Một loại hình đặc biệt của con người nhằm sản xuất ra các sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã
hội
B. Hoạt động cơ bản của con người và là nguồn gốc của mọi sự tiến bộ xã hội
C. Điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhân cách mỗi con người…
D. Cả A, B và C
Câu 52. Các nhiệm vụ cơ bản của giáo dục trong nhà trường phổ thông bao gồm: giáo dục trí tuệ,
giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất,và ___________
A. Giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động B. Giáo dục dân số
C. Giáo dục thẩm mỹ D. Giáo dục môi trường
Câu 53. Trong bất kỳ một chế độ XH hay một giai đoạn lịch sử nào, mục đích của giáo dục vẫn là:
A. Chăm sóc, dạy dỗ, đào tạo con người
B. Truyền thụ cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm XH, giá trị văn hóa, tinh thần của loài người và dân tộc
C. Làm cho thế hệ trẻ có khả năng tham gia mọi mặt vào cuộc sống xã hội
D. Cả A, B và C
Câu 54. Mô hình nhân cách con người mà mỗi thời đại cần giáo dục đào tạo được phản ánh tập
trung ở yếu tố nào sau đây?
A. Mục đích giáo dục B. Mục tiêu giáo dục
C. Nội dung giáo dục D. Phương pháp GD
Câu 55. Chức năng công cụ của mục đích giáo dục là gì?
A. Là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo
B. Qui định tính chất, phương hướng tổ chức hệ thống giáo dục
C. Qui định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và các con đường giáo dục
D. Không có ý nào đúng
Câu 56. Chức năng định hướng của mục đích giáo dục là gì?
A. Điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục
B. Là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo
C. Qui định việc lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục
D. Cả A, B và C
Câu 57. Mục tiêu giáo dục là gì?
A. Sự cụ thể hoá mục đích giáo dục vào trong các hoạt động giáo dục
B. Sự cụ thể hoá mục đích giáo dục vào các cấp học, bậc học, ngành học
C. Sự cụ thể hoá mục đích giáo dục vào nội dung, phương pháp giáo dục
D. Tất cả những điều nói trên đều không đúng
Câu 58. Mục đích giáo dục được hiểu như thế nào?
A. Kết quả mong muốn của quá trình giáo dục B. Sản phẩm dự kiến của hoạt động giáo dục
C. Nhân cách của học sinh D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 59. Mục tiêu giáo dục tổng quát đối với sự phát triển cá nhân ở nước ta hiện nay là gì?
A. Phát triển toàn diện nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
B. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài
C. Đào tạo nhân lực, phát triển toàn diện nhân cách
D. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực.
Câu 60. Mục đích giáo dục được xây dựng dựa trên những cơ sở nào?
A. Chiến lược phát triển xã hội, kinh tế, khoa học và công nghệ quốc gia
B. Yêu cầu của đất nước, thời đại;xxu thế phát triển của nền giáo dục quốc gia và quốc tế
C. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, những kinh nghiệm và truyền thống giáo dục, …
D. Cả A, B và C
Câu 61. Nhiệm vụ giáo dục là:
A. Chăm sóc, nuôi dạy thế hệ trẻ từ lọt lòng đến tuổi trưởng thành
B. Thực hiện phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí
C. Chuẩn bị nghề và đào tạo nghề cho thế hệ trẻ và những người lao động
D. Cả A, B và C
Câu 62. Mục tiêu của giáo dục tiểu học hiện nay là:
A. Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách
B. Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản
C. Giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ
cơ sở
D. Giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và
… để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc
sống lao động
Câu 63. Tính giai cấp của giáo dục thể hiện tập trung nhất ở:
A. Mục đích giáo dục B. Nội dung giáo dục
C. Phương pháp giáo dục D. Hình thức tổ chức giáo dục
CHƯƠNG - HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
Câu 64. “Đảm bảo tính mềm dẻo, liên tục, liên thông” là một trong những …
A. Yêu cầu của quá trình giáo dục B. Nguyên tắc xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân
C. Tính chất của các bậc học D. Đặc điểm của giáo dục đại học
Câu 65. Hệ thống giáo dục quốc dân là tập hợp _______
A. Các loại hình nhà trường, các loại hình giáo dục B. Tất cả các trường công và dân lập
C. Tất cả các trường công và trường quốc tế D. Tất cả các trường công
Câu 66. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay gồm có những bậc học nào?
A. Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông
B. Giáo dục phổ thông và Giáo dục nghề nghiệp
C. Giáo dục đại học và sau đại học
D. Giáo dục mầm non, phổ thông, nghề nghiệp và giáo dục đại học
Câu 67. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam được tổ chức theo loại hình nào
sau đây?
A. Trường công lập, trường dân lập, trường tư thục B. Trường dân lập, trường bán công
C. Trường công lập và trường dân lập D. Trường công lập và trường tư thục

CHƯƠNG
NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC + PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG
Câu 68. Để làm tốt công tác phối hợp giáo dục gia đình và nhà trường, người giáo viên cần phải có
yêu cầu nào sau đây?
A. Kiến thức về giáo dục nhà trường
B. Hiểu biết về giáo dục của gia đình và xã hội
C. Có tri thức và kĩ năng trong việc tổ chức phối hợp giáo dục cùa nhà trường với gia đình và xã hội
D. Cả A, B và C
Câu 69. Ai là người chủ trì sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình học sinh?
A. Hiệu trưởng B. Giáo viên chủ nhiệm
C. Hiệu phó chuyên môn D. Hội trưởng hội cha mẹ học sinh
Câu 70. Năng lực sư phạm của người thầy giáo là gì?
A. Khả năng thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục với chất lượng cao
B. Thay mặt cho xã hội điều khiển quá trình dạy học
C. Là tấm gương về đạo lí, tác phong cho các em học sinh
D. Là người biết giúp đỡ học sinh của mình tiến bộ nhanh trên con đường tự học
Câu 71. Lao động sư phạm có ý nghĩa như một yếu tố xã hội, góp phần tái sản xuất mở rộng sức
lao động xã hội. Đây là đặc điểm nào của lao động sư phạm?
A. Đối tượng B. Sản phẩm C. Không gian/ thời gian D. Mục đích
Câu 72. Lựa chọn nào sau đây là đối tượng lao động của giáo viên?
A. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo B. Nhân cách của học sinh
C. Nhân cách của giáo viên D. a, b đều đúng
Câu 73. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất → Đối tượng lao động của giáo viên tiểu học là:
A. Trẻ em vừa qua tuổi mẫu giáo B. Con người
C. Nhân cách của giáo viên D. Cả A,B, C đều đúng
Câu 74. “Nhân cách của học sinh” là:
A. Công cụ lao động sư phạm B. Đối tượng của lao động sư phạm
C. Sản phẩm của lao động sư phạm D. Cả B và C đều đúng
Câu 75. Nội dung nào sau đây thuộc về chức năng của người giáo viên tiểu học?
A. Tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập, lao động, vui chơi của học sinh
B. Truyền thụ tri thức cho học sinh
C. Thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh
D. Cả A, B đều đúng
Câu 76. Anh chị hiểu thế nào về Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông?
A. Là căn cứ để GV tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm
chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
B. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
GV; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV.
C. Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dụng và thực hiện chế độ, chính sách phát
triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở GDPT cốt
cán.
D. Cả A, B và C
Câu 77. “Phong cách nhà giáo” là tiêu chí thuộc tiêu chuẩn nào của chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ
thông?
A. Phẩm chất nhà giáo B. Phát triển chuyên môn nghiệp vụ
C. Xây dựng môi trường giáo dục D. Phát triển MQH giữa nhà trường, GĐ & XH
Câu 78. Giáo viên tiểu học hiện nay được đánh giá theo văn bản nào sau đây?
A. QĐ 14/2007/QĐ-BGDĐT B. Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT
C. Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT D. Kết hợp cả 3 văn bản trên
Câu 79. Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hiện nay có tiêu chuẩn nào sau đây?
A. Phẩm chất nhà giáo, Phát triển chuyên môn nghiệp vụ
B. Xây dựng môi trường giáo dục, Phát triển MQH giữa nhà trường, GĐ & XH
C. Phẩm chất đạo đức, tư tưởng – chính trị, Kiến thức và Kỹ năng sư phạm
D. Cả A và B
Câu 80. Ý nào sau đây thuộc nội dung tổ chức lao động sư phạm của người giáo viên?
A. Lựa chọn và hoàn chỉnh bộ máy tự quản của lớp
B. Kế hoạch hóa công việc dạy học và giáo dục
C. Tạo điều kiện học tập, rèn luyện thuận lợi cho học sinh
D. Cả A, B, C đều đúng

You might also like