You are on page 1of 24

Lôgíc học là khoa học nghiên cứu các hình thức và các quy luật của tư duy nhằm

đi đến nhận thức


đúng đắn hiện thực khách quan. Đối tượng của lôgíc học là các hình thức và các quy luật của tư duy,
nghĩa là nghiên cứu KN, phán đoán, suy luận, chứng minh, bác bỏ và các quy luật như : quy luật đồng
nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật bài trung, quy luật lý do đầy đủ.; Nhiệm vụ của lôgíc học là: làm
sáng tỏ những điều kiện nhằm đạt đến tri thức chân thật; xác định kết cấu của tư duy; vạch rõ các thao
tác lôgíc, các quitắc, các phương pháp lập luận chuẩn xác; Vấn đề cơ bản của lôgíc học là tính chân lý
của tư tưởng. Vd: Mọi Kl đều là chất rắn (s). Hg là kim loại (đ). Hg là chất rắn (s)
Lôgíc học được chia thành hai loại : Lôgíc hình thức: là khoa học nghiên cứu các hình thức và các quy
luật của tư duy để khi lập luânû được chính xác. Đặc trưng của lôgíc hình thức là nghiên cứu các hình
thức, các quy luật của tư duy ở trạng thái tỉnh taị, tạm tách rời các mối liên hệ .vd: Mua công trái là yêu
nước .Mua nhiều yêu nhiều. Mua ít không yêu sai). Lôgíc hình thức có hai loại: + Lôgíc cổ điển hay
lôgíc truyền thống còn gọi là lôgic học Aristote ;+ Lôgíc ký hiệu do Leibniz khởi xướng nhằm hoàn thiện
lôgíc cổ điển. Sở dĩ gọi là lôgíc ký hiệu vì nó sử dụng các ký hiệu và các phép toán lôgíc để thay cho tư
tưởng, mệnh đề và các thao tác lôgíc, vì vậy người ta còn gọi là lôgíc toán.
Lôgíc biện chứng: là khoa học nghiên cứu các h.thức, các quy luật vận động và phát triển của tư duy
phản ánh sự vận động và phát triển của sự vật trong TGKQ. Đặc trưng của lôgíc biện chứng là nghiên cứu
các hình thức, các quy luật của tư duy trong trạng thái vận động, biến đổi, phát triển và trong mối liên hệ
phổ biến./Lôgíc biện chứng cũng có hai loại: + Lôgíc biện chứng duy tâm (còn gọi là phép biện chứng
duy tâm của Hêghên). Đó là học thuyết về sự vận động phát triển tự thân của lý tính thuần túy (hay còn
gọi là Ý niệm tuyệt đối). Tuy lôgíc biện chứng của Hêghên còn hạn chế là duy tâm, nhưng nó cũng có
nhiều giá trị vĩ đại trên bình diện tư duy biện chứng. + Lôgíc biện chứng duy vật còn gọi là PBCDV do
C.Mác xây dựng. Đó là học thuyết về sự vận động phát triển của TGKQ.
Ý NGHĨA Nghiên cứu logic học sẽ góp phần nâng cao trình độ tư duy, tạo thói quen suy nghĩ và lập lụận
một cách có căn cứ, chặt chẽ, chính xác, cô đọng và triệt để.; Nắm vững tri thức cơ bản của logic học
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình học tập, nghiên cứu các bộ môn khoa học khác và
tăng cường hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Nó giúp cho việc phát hiện sai lầm logic của bản thân
mình cũng như của người khác, tìm con đường ngắn nhất để có được tư duy chặt chẽ và khoa học, góp
phần vào việc nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực khách quan và vạch ra phương hướng hoạt động cho
bản thân mình một cách hiệu quả.
KHÁINIỆM
- KN là h.thức của tư duy phản ánh dấu hiệu cơ bản khác biệt của đ.tượng tư tưởng. Khác với
cảm giác, tri giác, biểu tượng, KN hàm chứa trong nó những tri thức khái quát về đ.tượng, nó phản ánh
dấu hiệu bản chất của đ.tượng; -KN không chỉ là h. thức của tư duy mà còn là trình độ của tư duy; bất kỳ
một thao tác tư duy nào (phán đoán, suy luận, ch.minh ...) của con người cũng là tư duy bằng KN. Không
có KN thì không thể nào tư duy được. Einstein nhận xét : “ Bất cứ sự tư duy nào của chúng ta cũng là
trò chơi tự do với các KN “ Vì vậy, mọi hệ thống KH (khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội) muốn
vươn tới tính hoàn thiện của khoa học, phải xây dựng và kiện toàn hệ thống KN khoa học. KN h.thành và
ph.triển cùng với h.động thực tiễn và h.động nhận thức của con ngưòi. Vì vậy, nó cũng vận động biến đổi
cùng với h.động thực tiễn và hoạt động nhận thức có như vậy nó mới phản ánh đúng đắn hiện thực khách
quan.
KN VÀ TỪ: Khi hình thành một KN , người ta sẽ gọi tên KN đó bằng một từ hay cụm từ. Do đó từ và
KN gắn bó chặt chẽ với nhau, vì vậy không có từ hay cụm từ thì không thể hình thành và sử dụng được
KN. Thông thường, trong một hệ thống ngôn ngữ, một từ hay một cụm từ dùng để diễn đạt một KN;
hoặc ngược lại một KNđược diễn đạt bằng một từ hay cụm từ. Tuy nhiên, cũng có một KN được diễn đạt
bằng nhiều từ hay cụm từ khác nhau. Đây là trường hợp từ đồng nghĩa khác âm; - Cùng một KNcó thể
diễn đạt bằng các từ khác nhau .Vd : KNchỉ sự không tồn tại của một con người thì có các từ: chết, tạ thế,
quy tiên, về nước chúa, chầu trời hay một cách khinh thường, châm biếm thì có từ : nghẻo, toi ...;− Cùng
một từ có thể diễn đạt các KNkhác nhau. Đó là hiện tượng đồng âm khác nghĩa . Vd : mai: tên 1 loài
hoa; bảo vệ con rùa; sau ngày hôm nay; dụng cụ đào dất; − Từ thuộc phạm trù ngôn ngữ, là sự thống
nhất giữa âm và nghĩa. KNthuộc phạm trù LGH, tức là hình thức của tư duy là sự thống nhất giữa nội
hàm và ngoại diên. Từ có thể thay đổi theo ý muốn của người sử dụng, còn KNkhông phụ thuộc vào ý
muốn người sử dụng mà phụ thuộc vào thực tiễn cuộc sống xã hội, do đó có tính phổ biến nhân
loại.Vd :Công trình do con người xây dựng để ở, sinh hoạt của gia đình, nới con người sinh ra và trưởng
thành thì ta gọi là cái nhà, người Anh gọi là house, người Pháp là maison, ...Như vậy ko được đồng nhất
KN với từ mà cũng ko đồng nhất KN với ý nghĩa của từ. Nếu ko thấy được điều đó sẽ dẫn đến lỗi lôgíc
làm cho hđộng nhận thức đời thường cũng như nh.thức khoa học và hđộng thực tiễn sẽ mắc sai lầm.
CẤU TRÚC CỦA KN Mối KN gồm có hai mặt : nội hàm và ngoại diên
* Nội hàm của KN là toàn bộ những thuộc tính bản chất của đ.tượng được phản ánh trong KN. vd : Nội
hàm của KN “sông“ là dòng nước lớn chảy từ nguồn ra biển hoặc chảy vào một dòng nước khác; *
Ngoại diên của KN là tập hợp những đ.tượng (sự vật, h.tượng) có chứa những thuộc tính được phản ánh
trong KN. vd : Ngoại diên của KN sông là tất cả các dòng sông có trên mặt đất này ; Như vậy nội hàm
là mặt chất của KN, trả lời câu hỏi sự vật ấy là cái gì?; còn ngoại diên là mặt lượng của KN trả lời câu hỏi
có bao nhiêu sự vật có thuộc tính của KN đó.
Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên KN Giữa nội hàm và ngoại diên của KN có quan hệ tỉ lệ nghịch
với nhau: Nội hàm càng sâu thì ngoại diên càng hẹp. Nội hàm càng cạn thì ngoại diên càng rộng .
-Nội hàm sâu là nội hàm chứa nhiều thuộc tính (hay nhiều thông tin) về đối tượng. Nội hàm cạn là nội
hàm chứa ít thuộc tính ( hay ít thông tin ) về đối tượng; Ngoại diên rộng là ngoại diên chứa nhiều đối
tượng trong KN đó, còn ngọai diên hẹp là số đối tượng có ít trong KN đó. Vd: KN sông, nếu ta thêm
thông tin vào nội hàm chẳng hạn ở Việt Nam, thì ngoại diên của nó bây giờ chỉ là những dòng sông ở
Việt Nam thôi.
CÁC LOẠI KN:
1 Căn cứ vào nội hàm gồm có các KN:
-KN cụ thể và KN trừu tượng: − KN cụ thể là KN phản ánh các đối tượng tồn tại thực tế, cụ thể.Vd :
cái cây, trường học, mặt trăng ... đó là những KN chỉ những sự vật cụ thể cảm tính.− KN trừu tượng là
KN phản ánh những thuộc tính hay những mối quan hệ của đối tượng. Vd : lòng nhân ái, đạo đức, lịch sự
... đó là những KN chỉ những hiện tượng không cảm tính được.
- KN khẳng định , KN phủ định: KNKĐ là những KN phản ánh sự tồn tại thực tế những thuộc tính,
những mối quan hệ của đ.tượng . Vd : có văn hóa, có năng khiếu, có trình đô;ü KNPĐ là những KN
phản ánh sự không tồn tại những thuộc tính , những mối quan hệ của đối tượng Vd : Không có năng
khiếu, không có văn hóa , không có trình độ ; Giữa KNKĐ và KNPĐ tồn tại quan hệ tương ứng. Chẳng
hạn: “ chính nghĩa” - “ phi nghĩa”; “ có văn hoá “ - “ vô văn hoá ”
- KN quan hệ và không quan hệ : KNQH là những KN mà sự tồn tại của chúng quy định lẫn nhau.
Vd: Ông cháu, cha con, thầy tro. Vì vậy tục ngữ có câu:Sinh con rồi mớisinh cha,Sinh cháu giữ nhà rồi
mới sinh ông ; KN ko có quan hệ là những KN phản ánh đối tượng mà sự tồn tại của chunïg mang tính
độc lập, ko phụ thuộc vào KN khác.Vd:con gà,học sinh,nhà máy
2 Căn cứ theo ngoại diên có các loại:đơn nhất, chung, tập hợp ,rỗng
- KN đơn nhất là mhững KN mà ngoại diên cuả nó chỉ chứa một đối tượng duy nhất. Vd : Bác Hồ, Đà
Nẵng,Việt Nam - KN chung là những KN mà ngoại diên chứa ít nhất là hai đối tượng trở lên.Vd: học
sinh, thành phố, trường học ;- KN tập hợp là những KN mà ngoại diên chứa nhiều đối tuợng nhưng là
một chỉnh thể thống nhất không chia cắt được .Vd : ban giám hiệu, tập thể lớp, hệ mặt trời .;- KN rỗng
là những KN mà ngoại diên của nó không chứa một đối tượng nào.Vd : nàng tiên cá , con rồng, ông trời.
QUAN HỆ GIỮA CÁC KN Giữa các KN có những quan hệ sau :
Quan hệ đồng nhất :là quan hệ giữa các KN có nội hàm tương ứng với nhau và ngoại diên trùng khít
nhau. Vd :Nguyễn Trãi và tác giả Bình Ngô Đại Cáo; Đà Nẵng và thành phố lớn nhất miền Trung.Biểu
diễn bằng sơ đồ Venn thì hai đường tròn đó trùng lên nhau.
Quan hệ bao hàm (hay lệ thuộc ):là quan hệ giữa hai khái niệm mà ngoại diên của KN này bao chứa
ngoại diên của KN kia, còn ngoại diên của KN kia thì nằm trong KN đó.Vd : Sinh viên ( A ) và sinh viên
Việt Nam ( B )./ A bao hàm B; B lệ thuộc A .
Quan hệ giao nhau : là quan hệ giữa hai KN có nội hàm không loại trừ nhau và có một bộ phận ngoại
diên trùng nhau.Vd: sinh viên (A), đoàn viên (B) 2 KN A và B giao nhau.
Quan hệ ngang hàng: là những KN có ngoại diên khác nhau, nhưng đều phụ thuộc vào ngoại diên của
một KN lớn hơn.Vd:giáo viên (M); g.viên Văn (A); g.viên toán (B).A & B ngang hàng
Quan hệ tách rời :là quan hệ giữa hai khái niệm có nội hàm tách loại trừ nhau và ngoại diên của chúng
không có gì trùng nhau .Vd : sinh viên, cây cối .
Quan hệ mâu thuẫn: là quan hệ giữa hai KN mà nội hàm của chúng phủ định nhau, còn tổng ngoại diên
của chúng thì bằng ngoại diên của KN chung.Vd: số lẻ và số chẵn trong dãy số tự nhiên.
Quan hệ đối chọi : Quan hệ đối chọi là quan hệ giữa hai KN có nội hàm trái ngược nhau mà tổng ngoại
diên của chúng nhỏ hơn của một KN xác định .Vd : đen và trắng trong KN màu .

Mở rộng KN là thao tác lôgíc đi từ KN có ngoại diên hẹp, nội hàm sâu tới KN có ngoại diên rộng, nội
hàm cạn .Vd : Mở rộng KN Sinh viên Kinh tế khoá 1 ĐHĐN:Sinh viên Kinh tế Đ nẵng khóa 1 Sinh viên
Kinh tế Đà nẵng -Sinh viên Kinh tế Việt Nam.- Sinh viên Kinh tế- Sinh viên
Thu hẹp KN là thao tác đi từ KN có ngoại diên rộng ,nội hàm cạn tới KN có ngoại diên hẹp ,nội hàm
sâu.Vd: Sinh viên: Sinh viên kinh tế Sinh viên kinh tế Việt Nam Sinh viên kinh tế Đà nẵng Sinh viên
kinh tế. Đà nẵng khóa1

Định nghĩa KN là gì ? là thao tác lôgíc nhằm vạch rõ nội hàm KN , chỉ rõ những dấu hiệu bản chất của
đối tựơng mà KN phản ánh .- Muốn ĐN một KN phải thực hiện 2nhiệm vụ :
+ Định hình nội hàm : vạch rõ dấu hiệu bản chất của đối tượng;
+ Khu biệt ngoại diên : xác định các đối tượng cùng loại .Vd : Hình vuông là hình bình hành có các
cạnh bằng mhau, các góc bằng nhau . Hình vuông là hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng nhau.Hình
vuông là hình thoi có một góc vuông.
Cấu trúc của định nghĩa : Mỗi định nghĩa KN có hai bộ phận : Khai niệm được định nghĩa ký hiệu là
Dfd ( viết tắt Definiendum ) trả lời câu hỏi ĐN cái gì ?; KN dùng để ĐN ký hiệu là Dfn ( viết tắt
Definience ) - trả lời câu hỏi lấy cái gì để ĐN; Ngoài ra còn có hệ từ nối liền hai bộ phận đó : Hệ từ đó
có thể là từ : “ là “, “ khi và chỉ khi “, “ được gọi là “ . Công thức chung là : Dfd = Dfn Vd : Người (
Dfd ) là động vật có lý trí (Dfn ); Khoa học nghiên cứu các hình thức và các qui luật của tư duy ( Dfd )
được gọi là lôgíc học ( Dfn )
Các kiểu định nghĩa: có 2 kiểu : - Định nghĩa duy danh hay còn gọi là ĐN đặt tên thường áp dụng
với sự vật cụ thể . Kiểu ĐN này có cấu trúc cái này là (được gọi là). Vd : Cái này được gọi là cái bàn .
Cách ĐN này rất trực quan nên dễ nhận biết và dễ hiểu đối với trẻ em. Vì thế kiểu ĐN này thường được
dùng trong phương pháp giảng dạy tiếng.- Định nghĩa duy thực là kiểu ĐN vạch rõ nội hàm của KN
mà ko cần có mặt của đôí tượng.ĐN này gồm có các kiểu:
+ Định nghĩa tập hợp : ( loại ,hạng hay giống, loài ) là ĐN dựa trên quan hệ loại, hạng giữa các KN chỉ
rõ thuộc loại nà, có những đặc điểm riêng nào. Vd : Người là động vật có năng lực tư duy và thực tiễn
.Trong đó : Động vật là khaí niệm loại ,Người là KN hạng ,Đặc điểm riêng là tư duy ,thực tiễn . Công
thức : Hạng = loại + những đặc điểm riêng
+ Định nghĩa theo nguồn gốc là ĐN vạch ra nguồn gốc tạo thành đối tượng được ĐN .Vd: Đường tròn
là đường cong khép kín được tạo ra bởi một điểm chuyển động trêm mặt phẳng luôn cách đều một điểm
cố định . + Định nghĩa theo quan hệ là chỉ ra quan hệ của đối tượng với các mặt đối lập của đối tượng
khác . Vd : Mẹ là người phụ nữ đã có con; Bản chất là cơ sở bên trong của hiện tượng, hiện tượng là
thức biểu hiện bên ngoài của bản chất.
+ Định nghĩa theo liệt kê là chỉ ra tất cả các đối tượng chứa trong KN . Vd : Chữ số Ả rập là các chử số
1, 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 ,8 , 9 và 0
+ Định nghĩa theo từ là làm rõ ý nghĩa của từ cần định nghĩa .Vd : Danh từ là từ dùng để chỉ tên sự vật;
Quá độ là thời kỳ chuyển tiếp./ Kiểu định nghĩa này thường sử dụng để giải thích các KN có liên qua đến
từ nước ngoài
Các Qui tăc định nghĩa :Định nghĩa KN muốn chính xác phải tuân thủ các QT sau :
*QT 1: Định nghĩa phải cân đối: nghĩa là , KN Dfd và Dfn phải có ngoại diên đồng nhất. Dfd = Dfn
.Vi phạm QT này sẽ mắc lỗi lôgíc định nghĩa quá rộng hay định nghĩa quá hẹp .
Định nghĩa quá rộng là ĐN không đúng trong đó ngoại diên của Dfd lệ thuộc vào ngoại diên của
Dfn : Dfd < Dfn .Vd : Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông ; Đường kính là đoạn thẳng nối hai
điểm trên đường tròn ; Định nghĩa quá hẹp là ĐN không đúng trong đó ngoại diên của Dfn lệ thuộc
vào ngoại diên của Dfd : Dfd > Dfn Vd : Thấu kính là một dụng cụ quang học được giới hạn bởi hai
mặt lồi; Hình bình hành là tứ giác phẳng có các cạnh bằng nhau.
* QT 2 : Định nghã phải rõ ràng. Nghĩa là, Dfn phải là KN đã biết, đã được ĐN từ trước, có dấu hiệu
nội hàm rõ ràng. Vi phạm QT này sẽ mắc lỗi lôgíc ĐN lẩn quẩn, ĐN mơ hồ; -ĐN lẩn quẩn là ĐN
không đúng; trong đó sử dụng Dfn để định nghĩa Dfd, rồi lại sử dụng Dfd để ĐN Dfn ;Vd : Góc vuông
là môt góc 90 độ và độ là một phần chín mươi của góc. - ĐN mơ hồ là ĐN không đúng, trong đó không
xác định được nội hàm và không loại biệt được ngoại diên của Dfd. Vd : Triết học là tinh hoa của nhân
loại; Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời; Tình bạn là ái tình không có cánh
* QT 3 : Định nghĩa không được phủ định . Vì nội hàm của Dfd không được xác định cụ thể do chứa
dấu hiệu phủ định .Vd : Méo tức là không tròn; Sống là không chết ; Tuy nhiên, trong một số trường
hợp đặc biệt, dấu hiệu phủ định lại nói lên một đặc điêím, tính chất rõ ràng của đối tượng Dfd phản ánh.
Khi đó ĐN phủ định được coi là ĐN đúng . Vd : Đầu trọc là đầu không có tóc; Người vô thần là người
không thừa nhận có thần thánh
* QT 4 : Định nghĩa phải ngắn gọn. Nghĩa là nội hàm của KN Dfd không có những dấu hiệu được rút
ra từ chính bản thân chúng.Vi phạm QT này logic học gọi là ĐN dài dòng. Bản thân định dài dòng không
phải là định sai; tuy nhiên, nó là giảm hiệu quả diễn đạt tư tưởng. Tư duy cần tiết kiệm. Vd : Hình tam
giác là hình có ba cạnh và ba góc; Chỉ cần ĐN: Hình tam giác là hình có ba cạnh, hay, Hình tam giác
là hình có ba góc, là đủ.
PHÂN CHIA KN
1 ĐN: Phân chia KN là thao tác logic nhằm vạch ra trong ngoại diên KN loại có những KN hạng
nào. Vd : Con người được chia thành người đàn ông và người đàn bà (1); Tội hối lộ bao gồm tội dưa hối
lộ, tội nhận hối lộ và tội môi giới hối lô(2)ü
2 Cấu trúc: Mỗi KN được phân chia có ba thphần:KN phân chia; Các KN thành phần;Cơ sở phân chia.
Vd (1)thì: Con người: - KN phân chia; Người đàn ông:- KN thành phần; Người đàn bà: -KN thành phần;
Giới tính:-Cơ sở phân chia
3 QT: Một thao tác phân chia khái đúng phải tuân thủ các QT sau:
QT 1: Phân chia phải cân đối. Nghĩa là tổng ngoại diên các KN thành phần phải bằng ngoại diên của
KN phân chia. Vi phạm QT này sẽ dẫn đến phân chia thừa hay phân chia thiếu. - Phân chia thừa là phân
chia không đúng, trong đó tổng ngoại diên các KN thành phầìn lớn hơn ngọai diên của KN phân chia
Vd : phân chia nguyên tố hóa học thành kim loại, á kim và hợp kim- Phân chia thiếu là phân chia không
đúng, trong đó tổng số ngoại diên của các KN thành phần nhỏ hơn ngoại diên của KN phân chia.Vd:
Phân chia hình tam giác ta tam giác vuông, tam giác cân.
QT 2: Phân chia phải nhất quán. Nghĩa là, phân chia phải dựa trên một cơ sở nhất định. Vi phạm QT
này dẫn đến mắc lỗi không nhất quán khi phân chia .Vd : Con người được chia thành đàn ông, đàn bà,
trẻ em, người lớn.
QT 3: Các KN thành phần phân chia phải loại trừ nhau. Vi phạm QT này dẫn đến phân chia trùng
lặp.Vd: KN chiến tranh chia thành: chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng, chiến tranh phi
nghĩa chiến tranh xâm lược.
QT 4 : Phân chia phải liên tục. Nghĩa là, phải phân chia KN loại, thành các KN hạng gần nhất. Vi
phạm QT này đưa đến lỗi logic phân chia vượt cấp ( nhảy vọt).Vd: Sinh vật gồm có thực vật, con người
và động vật khác, là phân chia không liên tục, vì mắc sai lầm phân chia nhảy vọt. Phân chia đúng phải là
: sinh vật gồm có thực vật, động vật; trong động vật có con người và động vật khác.
4 Các kiểu phân chia KN:có hai kiểu phân chia KN:
a. Phân chi theo sự biến đổi dấu hiệu: là chia KN loại thành các KN hạng, sao cho mỗi KN hạng vẫn
giữ được dấu hiệu nào đó của loại, nhưng có những biến đổi nhất định về chất. Vd: Phân chia KN hình
thái kinh tê ú- xã hội thành: Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ;Hình thái kinh tế - xã hội
chiếm hữu nô lệ; Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến; Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa;Hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Năm hình thái kinh tế- xã hội đều dựa vào dấu hiệu chung là
phương thức sản xuất, nhưng trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội những dấu hiệu này có sự biến đổi về
chất, tức hình thái kinh tế - xã hội sau cao hơn.
b.Phân đôi KN là phân chia KN ra làm hai KN mâu thuẫn nhau.Vd: Phân chia KN màu thành màu
trắng và không trắng, sinh viên chính quy và sinh viên không chính quy
c.Phân loại KN: là sắp xếp có hệ thống các đối tượng theo lớp sao cho mỗi lớp chiếm một vị trí xác định.
Có hai kiểu phân loại KN: phân loai bổ trợ và phân loại tự nhiên
Phân loại bổ trợ (hay phân loại nhân tạo)ü là phân loại dựa trên những dấu hiệu bên ngoài không gắn với
bản chất đối tượng nhưng có giá trị giúp cho việc nhận biết đối tượng nhanh hơn, chính xác hơn.Vd :
phân loại cán bộ trong cơ quan theo vần chữ cái hay năm sinh ...
Phân loại tự nhiên : là sắp xếp các đói tượng theo một lớp xác định dựa trên dấu hiệu bản chất của
chúng. Vd phân loại động vật, thực vật thành : ngành, lớp, bộ, họ, giống, loài.
PHÁN ĐOÁN
Định nghĩa: Phán đoán là hình thức của tư duy, là sự liên kết các KN với nhau theo một hình thức nhất
định nhằm để khẳng định hay phủ định một mối quan hệ, một đối tượng, một thuộc tính nào đó. vd : -
Hoa hồng có gai;Việt Nam không phải là nước tư bản chủ nghĩa.
có 2 loại phán đoán: Phán đoán đúng (hay PĐ chân thực) là PĐ phản ánh đúng hiện thực khách
quan.vd : Quả đất quay quanh mặt trời./ Phán đoán sai (PĐ chân thực) là PĐ phản ánh sai hiện thực
khách quan. Vd: Dân số VNam đông hơn dân số Trung Quốc.
1.2. Cấu trúc của PĐ: Bất cứ một PĐ ở dạng đầy đủ nào cũng có 3 thành phần:
Chủ từ là KN về đối tượng, là cái mà ta đang tư duy về nó (là chỉ đối tượng của tư tưởng ). Chủ từ
được ký hiệu là S. (chữ cái đầu của từ La tinh Subfectum : chủ thể); - Vị từ là KN về dấu hiệu hay quan
hệ của đối tượng (hay nói khác đi vị từ là KN chỉ thuộc tính của đối tượng tư tưởng ). Vị từ được ký hiệu
là P. ( chữ cái đầu của từ La tinh Praedicatum: sự hiểu biết về cái gì đó ) - Hệ từ của PĐ là từ nối chủ
từ và vị từ nói lên sự khẳng định hay phủ định của chủ từ (đối tượng) đối với vị từ (thuộc tính của đối
tượng ). Cũng có khi hệ từ không được nói lên rõ ràng mà được hiểu ngầm .Hệ từ được ký hiệu (− )
Công thức tổng quát của phán đoán : S - P. S , P được gọi chung là thuật ngữ của PĐ; Ngoài các
thành phần đó, PĐ còn có lượng từ. Lượng từ chỉ ra rằng, ngoại diên của chủ từ PĐ là một bộ phận hay
toàn bộ.+ Lượng từ toàn bộ gồm các từ như : mọi, tất cả. + Lượng từ bộ phận gồm các từ như : một số,
có những, đa số, phần lớn ... Vd : Mọi kim loai đều dẫn điện. Trong đó: Mọi:lượng từ toàn bộ Kim
loai:chủ từ; dẫn điện:vị từ. la : hệ từ .;
Các thành phần cấu trúc của PĐ có chức năng riêng, chúng hợp với nhau thành thể thống nhất liên
kết nhũng tri thức đã biết với những tri thức chưa biết về đối tượng, tạo ra tri thức mới làm giàu tri thức
của con người.
1.3. Phán đoán và câu:- Nếu KN được biểu đạt bằng một từ, một cụm từ thì PĐ được biểu diễn bằng
một câu. Như vậy, câu là hình thức ngôn ngữ biểu thị PĐ; Phán đoán và câu thống nhất nhau nhưng cũng
khác nhau. + Thống nhất: Chúng đều có thành phần cơ bản : chủ từ, vị từ; Chúng đều biểu thị đối
tượng tư tưởng về thế giới khách quan. + Khác nhau:Phán đoán thuộc phạm trù lôgic. Câu thuộc phạm
trù ngôn ngữ học;Thành phần của chúng không giống nhau :Câu có khi chỉ có một từ.Phán đoán thì phải
có hai KN trở lên .Vd: Bài hát này thế nào?Tuyệt!(câu ) Bài hát này tuyệt (PĐ)
Kết cấu lôgic của PĐ và kết cấu ngữ pháp của câu không giống nhau. Sự khác biệt đó thể hiện rất rõ
ở chỗ kết cấu lôgic tư tưởng của PĐ ở khắp nơi trên thế giới đều như nhau, còn kết cấu ngữ pháp của câu
lại tùy thuộc vào ngôn ngữ cuả mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cụ thể .Một PĐ có thể diễn đạt bằng nhiều
câu.Vd: - Lợi ích cá nhân gắn liền với lợi ích tập thể. hay Lợi ích của cá nhân và của tập thể gắn liền
với nhau; Quyển sách này không hay. hay Quyển sách này hay gì mà hay. Quyển sách đâu có hay.
Tóm lại: Tất cả PĐ đều là câu, nhưng không phải câu nào cũng là PĐ, mà chỉ có câu trần thuật còn câu
hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán không biểu thị phán đoán.Vd : Thuyền ơi có nhớ bến chăng ?Bến thời
một dạ khăng khăng đợi thuyền
- Căn cứ để xác định câu biểu thị PĐ là : Trong câu thể hiện sự khẳng định hay phủ định dấu hiệu nào
đó của đối tượng; Phải xác định giá trị chân thật hay giả dối.
1.4. Phân loại: Căn cứ vào cấu tạo, PĐ được chia làm hai loại: đơn và phức.
PHÁN ĐOÁN ĐƠN.
Định nghĩa : là PĐ chỉ có một chủ từ và một vị từ. Nó được tạo thành từ mối liên hệ của hai KN .Vd:
Hoa hồng có gai. Phán đoán đơn nếu bị phá vỡ cấu trúc của nó ta chỉ thu được hai KN chứ không tạo
thành một PĐ .Vd: Hoa hồng và có gai ( Hoa hồng / Có gai
Các loại phán đoán đơn:
1- Phân loại theo tình thái (dạng thức) Cơ sở để phân chia các loại PĐ theo tình thái là sự hiểu biết
mức độ liên hệ của đối tượng và thuộc tính của nó ( tức là liên hệ giữa chủ từ và vị từ ). có thể chia thành:
PĐ xác suất, PĐ xác thực, PĐ tất nhiên.
Phán đoán xác suất: Là PĐ trong đó một số dấu hiệu nào đó khẳng định hay phủ định đối tượng ở mức
độ gỉa định . Hay nói khác đi, PĐ xác suất là PĐ mà nội dung của nó phản ánh sự phỏng đoán hay dự báo
có thế đúng hay sai khi liên hệ với thực tế .Thí dụ : - Có thể anh ấy sẽ đến ; - Trên sao hỏa có thể có sự
sống ;- Công thức: Có thể S là P
- Phán đoán này có thể nảy sinh do nhiều nguyên nhân : + Do khoa học chưa hoàn toàn trả lời xác thực
.Vd : Đến năm 2004 có thể tìm ra thuốc trị được sida; + Do người lập luận chưa hiểu đầy đủ Vd : Có
lẽ nó đã đi Sài Gòn chều hôm qua rồi; + Do chưa có giải pháp chắc chắn Vd : Có thể ngày mai tôi
sẽ đến thăm anh
Phán đoán xác thực ( hay phán đoán minh nhiên ): Là những PĐ mà mối quan hệ có hay không có giữa
chủ từ và vị từ (hay giữa đối tượng và thuộc tính).Vd : Hôm nay ở đây trời không mưa; Hôm nay ở đây
trời nắng - Công thức : S không là P ; S là P
Phán đoán tất nhiên: Là những PĐ phản ánh những hiểu biềt về đối tượng là mang tính quy luật. Phán
đoán tất nhiên thường được dùng phổ biến trong việc xây dựng các định lý, các quy luật, các QT khoa
học. vd: Mọi dòng sông đều đổ ra biến; Ko ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông
2- Phân loại theo đặc tính: theo đặc tính của PĐ có các loại sau:
a-Phân loại theo chất: Căn cứ vào chất của PĐ, có thể chia PĐ theo chất thành hai dạng:
* PĐ khẳng định là PĐ phản ánh mối quan hệ giữa đối tượng và tư tưởng với thuộc tính của đối tượng,
hay mối quan hệ giữa chủ từ và vị từ. Vd: Hồ Chí Minh là nhà văn hóa lớn của thế giới . Công thức :
S là P. Kí hiệu: S - P;
* PĐ phủ định là PĐ phản ánh không có mối quan hệ giữa đối tượng của tư tưởng với thuộc tính của đối
tượng hay phản ánh giữa chủ từ và vị từ không có mối quan hệ. Vd : mặt trăng không tự phát sáng.
Công thức : S không phải là P, hay không phải S là P. Vd : Không phải con người là cái máy.
Không thể có chuyện anh ta làm điều đó.
Chú ý : Trong ngôn ngữ tự nhiên có khi hệ từ là, không (phải) là không xuất hiện hay xuất hiện dưới
những từ khác .Vd : Hoa hồng màu đỏ . Không ai sống muôn đời .
b- Phân loại theo lượng. Căn cứ vào lượng của PĐ nghĩa là căn cứ vào chủ từ của PĐ nói về một phần,
toàn bộ đối tượng hay một đối tượng duy nhất mà PĐ theo lượng được chia thành: PĐ đơn nhất ; PĐ bộ
phận ; PĐ toàn thể (chung).
* Phán đoán đơn nhất: Là PĐ mà chủ từ chỉ nêu lên một đối tượng duy nhất . Vd : Đà Nẵng là
thành phố lớn nhất của miền Trung . Công thức : S này là P .
* Phán đoán bộ phận : Là PĐ phản ánh một bộ phận của đối tượng (hay chủ từ ) là có thuộc tính đó .
Trong PĐ này có các lượng từ “một số“; “có những”; “phần lớn”; ”đa số”. Vd : Một số sinh viên là
đoàn viên . Có sinh viên lớp ta đoạt giải Olimpic vật lý. Đa số sinh viên lớp ta không hút thuốc.
* Phán đoán toàn thể :(hay phán đoán chung ) là PĐ chỉ toàn bộ đối tượng (chủ từ ) đều có cùng thuộc
tính đó .Trong PĐ này có các lượng từ : mọi, tất cả .Vd : Tất cả sinh viên đếu học triết học . Mọi ngưòi
tốt đều lương thiện.
c- Phân theo chất lượng: ( Đây là bốn phán đoán đơn cơ bản) Kết hợp cả PĐ chất và PĐ lượng, người
ta chia phán đoán đơn thành 4 PĐ cơ bản: PĐ khẳng định chung. Kí hiệu: A hay SaP; PĐ khẳng định
riêng . Kí hiệu: I hay SiP; PĐ phủ định chung . Kí hiệu: E hay SeP; PĐ phủ định riêng. Kí hiệu: O
hay SoP
* PĐ khẳng định chung : A (SaP) Là các PĐ vừa khẳng định chung về chất và chung về lượng. Hay
nói khác đi là các PĐ chỉ ra rằng toàn bộ đối tượng có chung thuộc tính hay quan hệ với vị từ. Vd : Mọi
kim loại đều dẫn điện . Công thức : ∀S − P Đọc là : Mọi S là P. Kí hiệu : A hay SaP (A là nguyên âm
đầu của Affirmo “ tôi khẳng định ” ).
* PĐ khẳng định riêng : I (SiP) Là PĐ vừa khẳng định về chất và riêng về số lượng. Hay là PĐ chỉ
ra môtü số đối tượng có thuộc tính diễn đạt ở vị từ .Vd: Một số kim loại là chất lỏng .Công thức:∃ S − P
Đọc là: Một số S là P .Kí hiệu: I hay SiP(I là ng. âm thứ 2 của Affirmo
* PĐ phủ định chung : E (SeP) Là PĐ phủ định về chất vừa phủ định chung về lượng. Hay là PĐ chỉ
toàn bộ đối tượng không có thuộc tính ở vị từ . Vd : Không ai thích cuộc sống khổ cực .Công thức : ∀S
∼ P Đọc là: Không S nào là P . Kí hiệu : E hay SeP (E là nguyên âm đầu của nÉgo “ tôiphủ định” ).
* PĐ phủ định riêng : O (SoP)- Là PĐ phủ định riêng về chất và riêng về số lượng. Hay là PĐ phản
ánh một bộ phận đối tượng (chủ từ) không có đặc tính được diến tả trong vị từ. Vd : Một số loài hoa
không có hương .Công thức : ∃ S ∼ P Một số S không là P . kí hiệu : O hay SoP ( O là nguyên âm thứ
hai của nÉgo).
2-Tính chu diên của các thuật ngữ trong các phán đoán A.I.E.O
- Tính chu diên của các thuật ngữ ( chủ từ và vị từ ) trong PĐ là mối quan hệ về lượng của nó với lớp
đối tượng mà nó phản ánh trong các thuật ngữ đó.;Thuật ngữ được gọi là chu diên, nếu nó nói lên toàn
bộ đối tượng thuộc ngoại diên của thuật ngữ ấy được xem xét trong mối liên hệ với thuật ngữ còn
lại. Ký hiệu (+) ;Thuật ngữ gọi là không chu diên nếu như chỉ có một phần đối tượng thuộc ngoại diên
của thuật ngữ đó có liên hệ với thuật ngữ còn lại. Ký hiệu (-) ; Tính chu diên của các thuật ngữ trong PĐ
giữ vai trò quan trọng trong việc chi phối sự liên kết, sự hoạt động của thuật ngữ ấy trong lập luận, trong
phép suy luận. Nói cách khác biết tính chu diên hay không chu diên của các thuật ngữ trong PĐ để giúp
chúng ta rút ra PĐ mới một cách đúng đắn
Tính chu diên của phán đoán A.Công thức của phán đoán A : Tất cả S là P; Chủ từ (S+) luôn chu diên
do lượng từ tất cả quy định; Đối với vị từ có 2 trường hợp: + Trường hợp chủ từ S lệ thuộc vào vị từ P
( ngoại diên của P chứa ngoại diên của S ) thì vị từ P không chu diên (P -) vd : Mọi kim loại đều dẫn
điện. Ở đây chủ từ chu diên (S+), vị từ không chu diên (P -); + Trường hợp chủ từ S và vị từ P có
quan hệ đồng nhất (ngoại diên của P trùng với ngoại diên của S ) thì vị từ P chu diên (P+). Đây là PĐ
thường diễn đạt một định nghĩa KN Vd û: Hình vuông là hình thoi có 4 góc vuông
Tính chu diên của phán đoán I Công thức của PĐ I: Một số S là P
Chủ từ S luôn luôn không chu diên vì do lượng từ một số quy định (S-);Vị từ có hai trường hợp xảy ra :
Trường hợp vị từ P thuộc vào chủ từ S, thì vị từ chu diên (P+)Vd : Một số trí thức là giáo viên; Trường
hợp vị từ P và chủ từ S có quan hệ giao nhau ( ngoại diên của P và S có một phần chung ) thì vị từ P
không chu diên (P-) Vd : Một số sinh viên là đoàn viên
Tính chu diên của phán đoán E Công thức của phán đoán E : S không phải là P
Chủ từ luôn chu diên ( S+) do lượng từ tất cả quy định;Vị từ luôn chu diên ( P+) vì các phần từ của ngoại
diên P loại trừ ngoại diên của chủ từ S vd : Không loại cá nào sống trên cạn.
Tính chu diên của phán đoán O Công thức của phán đoán O : Một số S không phải là P
Chủ từ luôn không chu diên ( S-) vì do lượng từ một số quy định ;Vị từ luôn chu diên ( P+) vì mọi phần
từ của ngoại diên P loại trừ phần ngoại diên S vd: Một số sinh viên không phải là đoàn viên; Có người
tốt nghiệp đại học Y nhưng không phải là bác sĩ
Ta có thể tóm tắc tính chu diên của các thuật ngữ trong bảng sau:
Tên Chủ Vị Ngo
PĐ từ S từ P ại lệ
S+
A S+ P- , P+
P
I S- P- +

E S+ P+

O S- P+
Nhận xét: Trong PĐ chung (A, E) thì chủ từ S luôn chu diên.Trong PĐ phủ định (E, O) thì vị từ P
luôn chu diên.
Mối quan hệ giữa các phán đoán A.I.E.O: Các phán đoán AIEO có quan hệ với nhau tạo thành hình
vuông lôgíc . Trong đó, có các cặp phán đoán sau đây: Phán đoán đối lập chung: A và E ; Phán đoán
đối lập riêng: I và O; Phán đoán lệ thuộc: A và I; E và O; Phán đoán mâu thuẫn: A và O; E và I
1 Quan hệ phán đoán đối chọi chung : A và E
-Nếu một trong hai phán đoán là chân thật thì phán đoán kia là giả dối: Ađ ⇒ Es, đ ⇒ As Vd :
Mọi kim loại đều dẫn điện: Ađ. Mọi kim loại không dẫn điện : Es. Không người nào sống mãi: Eđ. Mọi
người đều sống mãi : As.
- Nếu một trong hai phán đoán là giả dối thì giá trị của phán đoán kia không xác định : A sai ⇒
E ? , E sai ⇒ A ? Vd : Mọi người đều là vận động viên : A s Mọi người đều không phải là vận động
viên : E s
2.Phán đoán đối chọi riêng ( hay đối chọi dưới ) I - O
- Hai phán đoán ( I và O ) có thể cùng chân thật: I đ ⇒ O đ , O đ ⇒ I đ Vd: Có người thích nghe
nhạc nước ngoài. Iđ ; Có người không thích nghe nhạc nước ngoài. Ođ
- Nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia chưa xác định giá trị của nó Vd : Một số người ăn
mới sống : Iđ Một số người không ăn cũng sống : Os
3.Phán đoán lệ thuộc: Đó là phán đoán quan hệ giữa cặp A và I; E và O
-Phán đoán A, E là phán đoán bao hàm hay phán đoán chi phối; Phán đoán I, O là phán đoán lệ thuộc.-
Nếu phán đoán chi phối chân thực thì phán đoán lệ thuộc cũng chân thực: A đ ⇒ I đ; E đ ⇒ Ođ
Vd : Tất cả sinh viên kinh tế đều học lôgíc . A đ ; LớpK.1 cũng học lôgíc . I đ/ - Mọi kim loại không
phải là chất rắn . E đ/.Một số kim loại kophải là chất rắn Ođ
- Nếu phán đoán chi phối giả dối thì phán đoán lệ thuộc chưa xác định (chân thật hay giả dối )
Vd : - Tất cả loại hoa đều có gai : As Có một số loài hoa có gai : Iđ ;- Tất cả tiểu thuyết không có ích :
Es Một số tiểu thuyết không có ích : Ođ
Quan hệ phán đoán mâu thuẫn : A và O, E và I . Nếu một trong hai phán đoán mâu thuẫn là chân
thực, thì phán đoán kia là giả dối và ngược lại nếu một trong hai phán đoán mâu thuẫn là giả dối thì phán
đoán kia là chân thực.Ađ ⇒ O s E đ ⇒ I s.; A s ⇒ O đ; E s ⇒ I đ . Vd : - Tất cả sinh viên đều
học lôgic : As Một số sinh viên không học lôgic : Ođ - Không có sách tiểu thuyết nào hay : Es Một
sốú sách tiểu thuyết hay: Iđ
PHÁN ĐOÁN PHỨC
1. Định nghĩa: PĐ phức là PĐ được tạo thành bởi sự liên kết từ 2 hay nhiều PĐ đơn, hay nói cách khác
PĐ phức là sự liên kết các PĐ đơn nhờ vào những liên từ lôgic: và , hoặc, nếu ... thì
2. Phân loại: Căn cứ vào phép lôgic (liên từ lôgic ) người ta chia PĐ phức thành :
+ Liên kết - ( Hội )
+ Phân liệt - (Tuyển ) . Tương đối
Tuyệt đối
Phán đoán + giả định (hay phép kéo theo)
+ phủ định ( phép phủ định )
a Phán đóan liên kết ( hay phán đoán hội, tích logic ).Là phán đoán phức kết hợp từ các phán đoán đơn
bằng liên từ lôgic “ và “. vdû : Lao động là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người. Ký hiệu : P∧Q. Đọc là
: P và Q , hội của P và Q , P hội Q . Qui tắc : Phán đoán liên kết đúng khi các phán đoán đơn thành
phần đúng và sai trong mọi trường hợp còn lại.
Đồng dẫn điện (Pđ) , nhôm dẫn điện (Qđ) ⇒ (P∧ Q)đ
Đồng dẫn điện (Pđ) , gỗ dẫn điện (Qs) ⇒ (P∧ Q)s
P Q P∧ Đồng
Đồng
không dẫn điện (Ps), gỗ dẫn điện (Qs)⇒ (P∧ Q)s
không dẫn điện (Pđ), gỗ ko dẫn điện (Qđ)⇒ (P∧ Q)
Q
đ đ Đ
đ s S
s s S
s s S
* Chú ý : - Khi nối các phán đoán đơn bằng liên từ “và” ì ta có thể loại bỏ các từ trùng lặp . Thí dụ :
An học giỏi và (An ) chăm học
- Trong ngôn ngữ tự nhiên liên từ và có thể thay thế bằng (cụm từ ) khác như : nhưng vẫn, song, không
những... mà còn ... , đồng thời, v.v... hoặc dấu phẩy vd: - Không những An học giỏi mà còn chăm học ;-
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa .
b Phán đoán phân liệt : (hay phán đoán lựa chọn, hay phép tuyển ) là phán đoán phức kết hợp từ hai
phán đoán đơn bằng liên từ lôgic “hoặc” - Ký hiệu : P ∨ Q Đọc là P hoặc Q ; hay P tuyển Q . Phán
đoán phân liệt có hai cấp độ khác nhau : phân liệt tuyệt đối phân liệt tương đối
* Phán đoán phân liệt tương đối: (hay phép tuyển lỏng, tổng lôgic) Là phán đoán phức được tạo thành
từ phép tuyển không chặt của phán đoán đơn vd : Được mùa nhờ chăm bón tốt hoặc thời tiết thuận lợi./
Tội tham ô có thể phạt tiền hoặc phạt tù.
Ký hiệu: P ∨Q Đọc là : P hoặc Q; Qui tắc : Phán đoán phân liệt tương đối sai khi các phán đoán
đơn thành phần sai và đúng trong mọi trường hợp còn lại
+Tội tham ô có thể phạt tiền (P) hoặc phạt tù (Q)
+Tội tham ô có thể phạt tiền (Pđ) hoặc phạt tù (Qđ)⇒(P∨ Q)đ
+Tội tham ô co ïthê øphạt tiền (Pđ) mà ko phạt tù (~Qs)⇒(P∨ ~Q)đ
P Q PP∨
+Tội tham ô có thêkhông phạt tin (Ps) mà phạt tù (Qđ)⇒ (P∨ Q)đ P Q QQ
+ Tội tham ô không phạt tiền (Ps) và không phạt tù (Qs) ⇒ (P∨ Q)s
đ đ ĐÂ
â â
đ s ĐÂ
â s
* Phán đoán phân liệt tuyệt đối: Là phán đoán ĐÂ s đ
phức được tạo thành từ phép tuyển chặt của phán s â
đoán đơn. vd + Ngày mai tôí sẽ đi Hà nội hoặc SS s s
thành phố Hồ chí Minh; + Dân tao chỉ có lời này: s s
Thề cùng giặc Mỹ có mầy không tao
Ký hiệu : P ∨ Q Đọc là : hoặc là P hoặc là Q ; tuyển chặt P và Q
QT: PĐ phân liệt tuyệt đối đúng khi chỉ có một phán đơn thành phần đúng và sai trong các trường
hợp còn lại
P Q PP
P Q ∨
QQ
đ ss
â ĐÂ
c Phán đoán giả định (phép kéo theo ) - Phán đ s
đoán giả định là phán đoán phức tạo thành từ các â ĐÂ s
phán đoán đơn nhờ vào liên từ lôgic “nếu đ đ
...thì ...” vd : Nếu sars cứ hoành hành thì nhân â SS â
loại sẽ bị tiêu diệt. Ký hiệu :P → Q Đọc là : ss s
Nếu P thì ; P kéo theo Q. Trong đó, P được gọi s
SS
là tiền từ ; Q được gọi là hậu từ; Mối liên hệ
giữa P và Q có thể là :+ Liên hệ nhân quả :vd Nếu học tập giỏi sẽ nhận được học bổng ; + Liên hệ điều
kiện :vd:Nếu ngày mai rỗi, tôi sẽ đến nhà anh ;+ Liên hệ lôgic vd:Nếu có gió mùa đông bắc, thì trời sẽ
lạnh./ + Liên hệ định nghĩa:vd Nếu là hoạ sĩ, thì tôi sẽ vẻ được phong cảnh này
QT: PĐ giả định sai khi tiền từ đúng mà hậu từ sai, còn đúng trong các trường hợp còn lại.
P Q P→
Q
đ đ Đ
s đ Đ
đ s S
s s Đ
Trong ngôn ngữ tự nhiên, phán đoán giả định còn sử dụng các liên từ như: “ giá như...thì “, “ bao
giờ...thì ”, “ hễ còn... thì”. Vd: Giá như ngoài biển có cầu, thì em qua em gở nổi sầu cho anh./Hễ còn
một tên xâm lược trên đâït nước ta, thì ta còn tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi
d.Phán đoán đảo và phán đoán phản đảo:
* Phán đoán đảo: là PĐ giả định mà tiền từ (P) và hậu từ (Q) đổi chỗ cho nhau so với PĐ giả định
ban đầu. Ta có : P → Q PĐ giả định ban đầu. Q → P là PĐ đảo.Về giá trị lôgic, nếu (P → Q) chân thật
thì (Q→ P) chưa hẳn đã chân thật. Vd: Nếu trời mưa thì đường ướt (chân thật) Nhưng, “đường ướt thì
trời mưa” thì chưa hẳn chân thật.
* Phán đoán phản đảo: - Là phán giả định mà tiền từ (P) và hậu từ (Q) ở PĐ đảo đều bị phủ định,
hay nói khác tiền từ (P) và hậu từ (Q) của PĐ giả định ban đầu vừa bị đổi chỗ cho nhau vừa cùng bị phủ
định. Ký hiệu: ∼ Q → ∼ P. Phán đoán phản đảo có cùng giá trị với phán đoán giả định ban đầu. P
→Q ≠ Q →P P →Q = ∼ Q → ∼ P
Vd: Nếu trời mưa thì đường ướt. (P → Q)đ, phán đoán ban đầu.Nếu đường ướt thì trời mưa (Q → P) s,
phđoán đảo.Nếu đường ko ướt thì trời ko mưa (∼ Q→ ∼ P) đ phđoán phản đảo
Điều kiện cần, điều kiện đủ. * Điều kiện đủ: là điều kiện nếu nó có mặt thì nhất thiết một sự kiện hậu
quả sẽ xảy ra . Vd: Trời mưa thì đường ướt. Như vậy sự có mặt trời mưa là đủ khẳng định (hậu quả
xãy ra ) là đường ướt; * Điều kiện cần: là điều kiện nếu nó vắng mặt thì một sự kiện hậu quả sẽ ko xảy
ra. Vd : Nếu đường phố ko ướt (∼ Q), thì trời ko mưa (∼ P) Sự kiện đường phố ướt là điều kiện cần cho
sự kiện trời mưa diễn ra, chứ ko phải là điều đủ. Vì khi thấy đường ướt chưa thể khẳng định là trời mưa
mà có thể do xe phun nước.
Phán đoán tương đương ( Phép tương dương) Là PĐ phức được tạo thành từ các PĐ đơn bằng liên từ
logic “ nếu và chỉ nếu” hay “ khi và chỉ khi”. Ký hiệu: (P ⇔ Q) hay (P ≡ Q) Vd1: Một số chia hết cho
3 khi và chỉ khi tổng các chữ số của nó chia hết cho 3; Hình vuông có một góc tù khi và chỉ khi 100 là
số nguyên tố.
Phủ định của phán đoán: ( phép phủ định , hay phán đoán phủ định ) Là phủ nhận ( không thừa nhận )
giá trị phán đoán đã có ban đầu. Vd: - Cá sống dưới nước (đ) phủ định phán đoán này, ta được
Không phải cá sống dưới nước.(s). Với mọi phán đoán P, ta có thể phủ định thành PĐ không P Ký
hiệu la ì ∼ P Đọc là không P, không phải P, phủ định P. Giá trị của phán đoán ∼ P được xác định như sau
:Nếu P đúng thì ∼ P sai. Nếu P sai thì ∼ P đúng. Chúng ta có thể phát biểu phủ định của một phán đoán
theo nhiều cách khác nhau như: Vd: Cá sống dưới nước. Không phải cá sống dưới nước.Cá không
sống dưới nước .cá đâu có sống dưới nước.Nói rằng cá sống dưới nước là sai.
* Phủ định hai lần ( phủ định của phủ định ) Phủ định phán đoán ∼ P, ta được ∼ ( ∼ P ) Vd: P =
Những người lương thiện đều chân thật. (đ) ∼ P = Những người lương thiện đều không chân thật. (s)
∼ ( ∼ P ) = Không phải những người lương thiện không chân thật. (đ)
Như vậy, P và ∼ ( ∼ P ) luôn cùng giá trị ( cùng đúng hoặc cùng sai ), cũng có nghĩa là P và ∼ (∼ P)
tương đương lôgíc với nhau
Công thức: ∼ ( ∼ P ) = P Đọc là : “ Không phải không P” tương đương lôgic với P.
Tính chất của phép hội, phép tuyển lỏng và phép giả định:
Tính chất phép hội (Phép tích) Tính chất phép tuyển lỏng (Phép tổng)
+ Tính giao hoán: P ∧Q ≡ Q ∧P P ∨Q ≡ Q ∨P
Trời mưa và trời lạnh ≡ Trời mưa hoặc trời lạnh ≡
Trời lạnh và trời mưa Trời lạnh hoặc trời mưa
+ Tính tích luỷ ( luỹ đẳng ) P ∧ P = P P∨P = P
Trời mưa và trời mưa ≡ Trời mưa hoặc trời mưa ≡
Trời mưa Trời mưa
Tính chất kết hợp:(P ∧ Q) ∧ R ≡ P ∧ (Q ∧ R) (P ∨ Q) ∨ R ≡ P ∨ (Q ∨ R)
Vd : Tôi và anh đến dự và cùng đọc tham luận.
+ Tính phân phối giữa phép hội và tuyển lỏng
P ∧(Q ∨ R) ≡ (P ∧Q) ∨ (Q ∧ R) (a)
P∨ (Q ∧ R) ≡ (P ∨Q) ∧ (Q ∨R) (b)
Ta có thể chứng minh đẳng thức (b) bằng bảng giá trị
Vd : (a) Tôi sẽ tham dự hội thảo khoa học và sẽ có báo cáo khoa học về đổi mới nội dung và phương
pháp giảng dạy hoặc về thực trạng học tập của sinh viên hiện nay. = Tôi sẽ viết báo cáo và cử thư ký
đọc thay họăc là đồng chí phó hiệu trưởng đến dự và báo cáo.
Vd (b): Quyển sách ấy tôi sẽ mượn cho anh hoặc tôi viết thư tới anh Bảy và nhờ anh ấy mượn cho anh =
Quyển sách ấy tôi hoặc anh Bảy sẽ mượn cho anh và tôi hoặc anh Bảy sẽ đem đến cho anh
+ Sự phủ định của một hội của phép hội và phép tuyển:( QT De Morgan)
∼ (P ∧ Q ) ≡ ∼ P ∨ ∼ Q (a)
∼ (P ∨ Q) ≡ ∼ P ∧ ∼ Q (b)
Vd (a): Không phải Lan giỏi toán và Lan giỏi giỏi văn ≡ Không phải Lan gioií toán hoặc không phải
Lan giỏi văn
Vd (b):Tuần vừa rồi Lan không đọc sách hoặc coi ti vi ≡ Tuần vừa rồi Lan không đọc sách và không coi
ti vi
Ta có thể chứng minh bằng bảng giá trị sau:
P Q ~ ~Q ~(P∧ ~P∨ ~(P∨Q ~P∧~
P Q) ~Q ) Q
đ s s đ đ đ s s
đ đ s s s s s s
s s đ đ đ đ đ đ
s đ đ s đ đ s s
Như vậy cột 5 và cột 6 có giá trị giống nhau; cột 7 và cột 8 cũng có giá trị giống nhau.
Tính chất của phép kéo theo
+ Tính chất phản xạ: P → P.
+ Mệnh đề thuận bằng mệnh đề phản đảo: P → Q ≡ ~Q → ~P
+ Tính chất bắc cầu: [ ( P → Q )∧(Q → R) ] → ( P →R )
+ Quan hệ với phép phủ định, phép hội hoặc phép tuyển: P→Q≡ ~P∨Q P→Q
≡ ~(P∧~Q). Ta có thể chứng minh P → Q ≡ ~ ( P ∧~Q ) bằng bảng giá trị
SUY LUẬN
Suy luận là gì?- Suy luận là một trong những hình thức của tư duy dựa trên một hay nhiều phán đoán
phản ánh tri thức đã biết có mối liên hệ logíc nhau để đạt tới một phán đoán phản ánh tri thức mới. -
Suy luận là một trong những phương thức làm gia tăng tri thức mới./ Có hai phương thức làm gia tăng
tri thức: + Bằng cách trực tiếp dựa vào nhận thức cảm tính. + Bằng suy luận trừu tượng gián tiếp
thông qua những hiểu biết đã định hình trong tư duy dưới dạng KN, phán đoán. Chính phương thức thứ
hai này đã giúp con người ngày càng tiếp cận những đối tượng nhận thức mà giác quan đành bất lực. Cho
nên, phần lớn tri thức hiểu biết của chúng ta đều do suy luận. Vd Người Việt Nam là người da vàng. Một
số người da vàng là người Việt Nam./ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật . Anh là người. Dođó,
anh cũng được bình đẳng trước pháp luật .
Cấu trúc chung của suy luận: Mỗi suy luận gồm có ba bộ phận: Tiền đề,Kết luận, Cơ sở lôgíc.
Tiền đề: Tiền đề của suy luận là một hay vài PĐ xuất phát, có sẵn mối liên hệ lôgíc với nhau phản ánh
tri thức xác thực để từ đó tìm ra tri thức mới.Kết luận: Là PĐ mới thu được bằng con dường lôgic từ tiền
đề. Cơ sở lôgíc: Là các quitắc mà suy luận dựa vào để rút ra kết luận xác thực từ tiền đề xác thực cho sẵn.
Cơ sở logíc của suy luận chính là tổng hợp các quy luật, công lý của tư duy t.động lên cấu trúc lôgíc của
các PĐ tiền đề cho phép rút ra kết luận hợp lôgíc..
Quan hệ suy luận lôgic giữa các tiền đề và kết luận được quy định bởi mối liên hệ về mặt nội dung. Nếu
các phán đoán không có liên hệ về mặt nội dung thì không thể có cơ sở lôgic rút ra kết luận. vd: Minh học
đại học Kỹ thuật. Lan học đại học Kinh tế -không rút ra kết luậnVì vậy, để suy luận thu được tri thức
chân thật, phải tuân theo hai điều kiện: + Thứ nhất: Các tiền đề xuất phát phải chân thật.+ Thứ hai: Phải
tuân thủ các QT lôgic suy luận.
Các loại suy luận: có hai loại: Suy luận diễn dịch (hay suy diễn ) là suy luận đi từ tri thức chung (cái
phổ biến) đến tri thức riêng( cái cá biệt ).Suy luận diễn dịch còn có suy luận diễn dịch trực tiếp và suy
luận gián tếp.; Suy luận quy nạp (hay quy nạp) là suy luận đi từ tri thức chung đến tri thức riêng
Chung Riêng

Riêng Chung
Diễn dịch Quy nạp
SUY LUẬN DIỄN DỊCH TRỰC TIẾP
Suy luận diễn dịch trực tiêp là suy luận dựa vào một tiền đề để suy ra ngay một kết luận hợp lôgíc Vd
: Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi thì phải có tư duy khoa học. Vậy người không có tư duy khoa học thì
không thể trở thành nhà lãnh đaọ giỏi.
Các kiểu suy luận diễn dịch trực tiếp : có 4 kiểu sau:
1. Kiểu đổi chỗ ( còn gọi là kiểu đảo vị): Chủ từ (S) và vị từ (P) của phán đoán tiền đề đổi chỗ cho nhau
trong kết luận, mà chất của phán đoán không thay đổi. Vd : Tất cả loài cá đều sống dưới nước. Một số
loài sống dưới nước là cá . Công thức : S −P
P −S
QT: Nếu thuật ngữ ( danh từ, hay hạn từ ) lôgíc nào không chu diên ở tiền đề thì cũng không chu diên ở
kết luận.
Tiền đề Kết luận
S+ là P- P- là S+
A Mọi kim loại đều dẫn điện. Một số chát dẫn điện là kim loại. I
S+ là P+ P+ là S+
A. Hà nội là thủ đô Việt Nam. Thủ đô Việt Nam là Hà nội A
S+ không là P+ P+ không là S+ E.
Mọi loài cá không sống trên cạn. Mọi loài sống trên cạn không là cá. E
S- là P- P- là S-
I. Một số sinh viên là đoàn viên Một số đoàn viên là sinh viên. I
S- là P+ P+ là S-
I. Có những trí thức là bác sĩ Mọi bác sĩ đều là trí thức. A
O. ( không thực hiện được )
2. Kiểu đổi chất :- Vị từ (P) trong kết luận phủ định P trong tiền đề.- Ví trí của S và P trong kết luận vẫn
giữ nguyên như trong tiền đề. Vd : Chiến tranh xâm lược là chiến tranh phi nghĩa. Chiến tranh xâm
lược không là chiến tranh chính nghĩa. Công thức: S _− P
Tiền đề Kết luận S ~ P
S+ là P S+ không là P
A. Chiến tranh xâm lược là phi nghĩa. Chiến tranh xâm lược không là chính nghĩa E
S+ không là P S+ là P
E. Nhưạ không dẫn điện. Nhựa là chất cách điện. A
S là P S không là P.
I. Vài cuộc chiến tranh là chính nghĩa Vài cuộc chiến tranh là không phi nghĩa. O
S không là P S là P
O. Vài người không theo đạo Vài người là người vô thần. I
3 Kiểu vừa đổi chất vừa đổi chỗ: Vị ngữ (P) trong PĐ tiền đề vừa đổi chỗ vừa đổi chất trong PĐ kết
luận, còn từ nối chuyển thành từ nối đối lập .Công thức: S −P
Tiền đề Kết luận ~ P∼ S
S+ là P - P+ không là S+
A. Kim loại dẫn điện Chất cách điện không phải là kim loại. E
S+ không là P+ P- là S+.
E. Kim loaị không là chất hữu cơ. Có những chất vô cơ là kim loại. I
I. Không thực hiện được. S- không là P+
S là P-
O. Vài sinh viên không tin có thần thánh. Vài người vô thần là sinh viên. I
4. Kiểu dựa theo hình vuông lôgíc: Đó là suy luận diễn dịch trực tiếp có kết luận được rút ra dựa theo
các quan hệ lôgíc giữa các phán đoán có cùng chủ từ và vị từ.
* Dựa theo quan hệ tương phản trên: A → ~ E. Mọi kim loại dẫn điện
Không phải kim loại không dẫn điện
E → ~ A. Tất cả các bài hát đều không hay.
Không phải tất cả các bài hát đều hay.
* Dựa theo quan hệ tương phản dưới: ~ O → I ~I→ O
* Dựa theo quan hệ lệ thuộc : A →I ~ I→ ~ A E →O ~ O →~ E.
* Dựa theo quan hệ mâu thuẫn : A→~ O ~ A → O. E →~ I ~E → I
I →~ E ~I → E O → ~A ~ O →A

SUY DIỄN GIÁN TIẾP. TĐL .


1 Định nghĩa của Aristote : “TĐL là một loại suy luận gồm có 3 mệnh đề : trong đó, hai mệnh đề đặt ra
trước có liên hệ lôgíc nội tại với nhau, còn mệnh đề thứ 3 được suy ra một cách tất yếu từ hai mệnh đề
trên “.vd : Mọi sinh viên phải học triết học. An là sinh viên. Vậy, An phải học triết học .;Nói cách khác,
TĐL là lối suy luận đi từ hai phán đoán đã có, suy ra phán đoán thứ 3. Vì có đến hai tiền đề nên TĐL là
hình thức suy luận gián tiếp. Và xét về mối liên hệ giữa tiền đề và kết luận thì nó là lối suy luận diễn dịch.
Vì nó đi từ cái chung đến cái riêng.
2. Kết cấu :Mỗi TĐL gồm 3 mệnh đề chia thành làm hai phần :+ Tiền đề: gồm hai mệnh đề trên (2 phán
đoán );+ kết luận: là mệnh đề dưới (phán đoán dưới)
- Ba mệnh đó được cấu tạo bởi 3 thuật ngữ (hay là 3 danh từ, hay 3 hạn từ lôgíc )
+ Thuật ngữ nào đóng vai trò chủ từ ở mệnh đề kết luận ký hiệu là S (gọi tiểu từ)
+ Thụât ngữ nào đóng vai trò vị ngữ ở kết luận, ký hiệu là P (gọi là đại từ ).
+ Tiền đề nào chứa S gọi là tiểu tiền đề (hay tiền đề nhỏ).
Tiền đề nào chứa P gọi là đại tiền đề (hay tiền đề lớn)
S, P là thuật ngữ biên. Ngoài S và P ra trong TĐL còn có thuật ngữ trung gian, ký hiệu là M (chữ đầu
của từ La tinh Medium: giữa) gọi là trung từ. Trung từ chỉ có mặt ở đại tiền đề và tiểu tiền đề mà không
có mặt ở kết luận.
Tóm lại, thành phần của một TĐL gồm : + Tiền đề lớn (đại tiền đề ) có P va ì M . + Tiền
đề nhỏ (tiểu tiền đề ) có S và M . + Kết luận có S và P.
3 Những qui tắc TĐL:
QT 1 : Trong TĐL chỉ có 3 danh từ lôgic cấu thành không hơn không kém .
- Nếu chỉ có 2 danh từ lôgic thì đó là suy luận trực tiếp Vd : Rắn là loài bò sát.
- Nếu có 4 danh từ thì sẽ vi phạm lôgic Vd : Vật chất tồn tại vĩnh viễn. Bánh mì là vật chất. Vậy,
bánh mì tồn tại vĩnh viễn . Ở đây, vật chất có hai nghĩa khác nhau. KN vật chất ở tiền đề lớn là chỉ KN
vật chất của triết học chỉ tất cả những gì tồn tại khách quan.KN vật chất ở tiền đề nhỏ là chỉ vật chất
thông thường, vật chất cụ thể .
QT 2 : Trung từ M trong 2 tiền đề ít nhất có một lần chu diên .
Vd :Mọi sinh viên (M +) kinh tế đều học lôgic .lớp 27k là sinh viên kinh tế ( M - ) Lớp 27k cũng học
lôgic . - Và sẽ sai nếu M không một lần chu diên; Vd : Một số kim loại (M - ) là chất rắn . Thủy ngân là
kim loại (M- ). Không kết luận.
QT 3 : Danh từ trong kết luận phải đồng ngoại diên với danh từ trong tiền đề .
Vd : Tất cả trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường (P - ) An (S + ) là trẻ em đã đến tuổi đi học. An
(S + ) được đến trường (P- ) Sẽ vi phạm lôgic.; Mọi tật xấu đều đáng trách ( P - ) Trốn học không
phải là tật xấu . Cho nên, trốn học không đáng trách (P + ).
QT 4 : -Từ hai tiền đề phủ định không thể rút ra kết luận .
Vd : Tất cả sinh viên không học lôgic . Akhông phải là sinh viên Không thể rút ra kết luận
- Trong hai tiền đề, nếu có một tiền đề là phủ định, thì kết luận cũng phủ định
Vd : Ai học giỏi thí được thưởng. An không được thưởng. An không học giỏi.
QT 5: - Hai tiền đề bộ phận thì không rút ra được kết luận.
Vd :Có 1 số sinh viên học giỏi .Có một số sinh viên mê bóng đấ . Sẽ không rút ra được kết luận . -
Nếu 1 tiền đề bộ phận thì kết luận cũng rút ra kết luận bộ phận. Vd: Những người học giỏi đều chăm
học .Sinh viên này học giỏi .Sinh viên này cũng chăm học.
QT 6: Từ 2 tiền đề khẳng định thì kết luận cũng là khẳng định . Vd: Mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật .An là người .An cũng được bình đẳng trước pháp luật
QT 7 :Kết luận phải luôn theo tiền đề kém hơn . Vd : Tất cả sinh viên lớp ta hôm nay đều có mặt .An
là sinh viên lớp ta .Hôm nay, sinh viên An cũng phải có mặt .
4 Các loại hình TĐL.Tùy theo trung từ M giữ vai trò chủ từ hay vị từ trong các tiền đề mà người ta chia
TĐL ra làm 4 loại hình khác nhau.
Loại hình 1:
M P M là chủ ngữ của tiền đề lớn
S M và vị ngữ của tiền đề nhỏ .
Vd : Mọi công dân ( M ) đều bình đẳng trước pháp luật (P ) .An (S ) là công dân (M ). An (S )
cũng bình đẳng trước pháp luật (P ) .
Qtắc : Tiền đề lớn là phán đoán toàn thể . Tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định .
Loại hình 2:
P M M đều là vị ngữ của tiền đề lớn và tiền đề nhỏ .
S M Vd : Mọi thi sĩ đều biết làm thơ . An ko biết làm thơ. An ko phải là thi sĩ .
Qtắc : - Tiền đề lớn là phán đoán chung. -Một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định
Loại hình 3:
M P M là chủ ngữ cả hai tiền đề
M S
Vd : Thủy ngân ở thể lỏng . Thủy ngân là kim loại. Có kim lọa ở thể lỏng
Qtắc : - Tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định . - Kết luận là phán đoán bộ phận
Loại hình 4:
P M M là vị ngữ của tiền đề lớn và là chủ ngữ của tiền đề nhỏ
M S
Vd : Người đạt danh hiệu tiên tiến là người có thành tích;Người có thành tích thì được thưởng; Người
được thưởng là người đạt danh hiệu tiên tiến
Qui tắc : Nếu một tiền đề là phán đoán phủ định, thì tiền đề lớn là phán đoán chung
Nếu tiền đề lớn là phán đoán khẳng định thì tiền đề nhỏ là phán đoán chung.
Nếu tiền đè nhỏ là phán đoán khẳng định thì kết luận là phán đoán riêng.

5. Các phương thức của TĐL: Là sự phối hợp 4 phán đoán cơ bản A.E.I.O với các loại hình, ta lại
được nhiều TĐL khác nữa . Như thế, nếu 4 phán đoán AEIO mà mỗi TĐL có 3 phán đoán thì 43 = 64
kiểu.Và nếu phối hợp 4 loại hình nữa ta sẽ có 64 x 4 = 256 kiểu. Tuy nhiên cần nhớ rằng không phải 3
phán đoán với nhau là có được một TĐL vì kiểu nào vi phạm qui tắc của TĐL thì không thể có được. Cho
nên sau khi loại trừ các kiểu không hợp qui tắc thì chỉ còn lại 19 kiểu sau .
* Loại hình 1 có 4 kiểu : AAA , EAE, AII, EIO .
AAA : ∀ M là P . Mọi kim loại đều dẫn điện .
∀ S là M . Cu là kim loại .
∀ S là P . Cu dẫn điện .
EAE : ∀ M không là P . Gỗ không dẫn điện .
∀ S là M . Lim là gỗ .
∀ S không là P . Lim không dẫn điện .
EIO : ∀ M không là P . Sinh viên không hút thuốc.
Có S là M . Vài người là sinh viên .
Có S là P . Vài người ở đây không hút thuốc.
AII : ∀ M là P . Tất cả sinh viên đều nói được ngoại ngữ .
1 số S là M . Vài người bạn tôi là sinh viên .
1 số S là P . Vài người bạn tôi nói được ngoại ngữ
.* Loại hình 2 có 4 kiểu : AEE, AOO, EAE, EIO .
AEE : Mọi P là M . Tất cả sinh viên kinh tế đều học lôgíc.
Mọi S không là M . Những ngưòi này không học lôgíc.
Mọi S không là P . Những người này không là SV kinh tế.
EAE : Mọi P không là M . Loài cá không sốn trên cạn .
Mọi S là M . Bò sống trên cạn .
Mọi S không là P . Bò không phải là cá .
AOO : Mọi P là M . Mọi sinh viên đều học triết học.
1 số S không là M . 1 số người này không học triết học.
1 số S không là P . 1 số người này không phải là SV .
EIO : Mọi P không là M . Tất cả SV đều không hút thuốc lá.
Có S là M . Một số người hút thuốc lá.
Có S không là P . Số này không là SV.
* Loại hình thứ 3 có 6 kiểu : AAI, IAI, EAO, OAO, AIE, EIO .
AAI : Mọi M là P . Thủy ngân ở thể lỏng .
Mọi M là S . Thủy ngân là kim loại.
Có S là P . Có kim loại ở thể lỏng .
* Loại hình thứ 4 có 5 kiểu : AAI, IAI, AEE, EAO, EIO...
Các loại TĐL:có những loại sau: tỉnh lược; liên kết;có điều kiện; lựa chọn.
1 TĐL tỉnh lược (hay rút gọn) là TĐL mà trong đó hoặc là tiền đề lớn ,hoặc là tiền đề nhỏ, hoặc kết luận
đã được lược bỏ đi. Có 3 hình thức tỉnh lược.
* Hthức thứ 1: lược bỏ tiền đề lớn .Vd :An là sinh viên. Vậy, An phải học triết học.Tiền đề lớn bị lược
bỏ là : Mọi SV đều phải học triết học.
* H thức thứ 2 : lược bỏ tiền đề nhỏ.Vd : Mọi sinh viên đều học triết học. Vậy, An phải học triết học.
Tiền đề nhỏ bị lược bỏ : An là sinh viên .
* H thức thứ 3 : lược kết luận.vd Mọi người Việt Nam không đốt pháo.Chúng ta là người Việt Nam .Kết
luận bị lược bỏ là : Chúng ta không đốt pháo. TĐL loại này thường hay sử dụng, vì nó đơn giản, nhưng
cũng rất nguy hiểm vì nó dễ sai, khó nhận dạng ra . Do đó, muốn biết nó đúng sai phải đưa về TĐL đầy
đủ .
2 TĐL phức (hay TĐL liên kết) là sự nối kết nhiều nhiều TĐL với nhau bằng cách lấy kết luận TĐL
trước làm đại tiền đề hoặc tiểu tiền đề cho TĐL sau. Có hai kiểu TĐL phức hợp:
* TĐL phức tiến: TĐL phức hợp tiến là hình thức nối kết nhiều TĐL đơn với nhau bằng cacïh lấy kết
luận tam đoan luận đơn trước làm tiền đề cho TĐL sau.
Vd: Hành vi nguy hiểm đến xã hội phải bị pháp luật trừng trị
Tội phạm là hành vi nguy hiểm đến xã hội
Tội phạm bị pháp luật trừng trị
Tội phạm bị pháp luật trừng trị .
Hối lộ là tôi phạm .
Hối lộ cần phải được pháp luật trừng trị .
- Sơ đồ : M -P M1 - P
M1 - M S - M1
M1 - P S -P
* TĐL phức lùi là sự nối kết nhiều phán đoán đơn với nhau bằng cách lấy kết luận của TĐL trước
làm tiểu tiền đề của TĐL sau
Vd: Tội phạm kinh tế là hành vi nguy đến xã hội.
Đầu cơ tích trữ là tội phạm kinh tế.
Đầu cơ tích trữ là hành vi nguy hiểm đến xã hội.

Mọi hành vi nguy hiểm đến xã hội phải trừng trị.


Đầu cơ tích trữ là hành vi nguy hiểm đến xã hội.
Đầu cơ tích trữ cần phải trừng trị.
M - M1 M1 - P
S - M S - M1

S - M1 S - P
TĐL phức còn được xây dựng theo một kiểu khác nữa gọi là TĐL bắc cầu. Đó là sự liên kết các phán
đoán lại với nhau bằng cách lấy vị từ của phán đoán trước làm chủ từ của phán đoán sau. Rồi cứ tiếp tục
mãi như vậy. Cuối cùng, lấy chủ từ của phán đoán đầu tiên với vị từ phán đoán cuối làm kết luận .
Vd : Nếu chúng ta đoàn kết chúng ta sẽ mạnh ;Nếu chúng ta mạnh chúng ta sẽ đánh thắng mọi kẻ
thù ;Nếu chúng ta đoàn kết chúng ta sẽ đánh thắng mọi kẻ thù .
Vd : Người Việt Nam là người xứ nóng .Người xứ nóng thì hay hoạt động .Người hay hoạt động thì vui
vẻ . Người vui vẻ thì đáng mền . Vậy người Việt Nam là người đáng mến .
3.TĐL có điều kiện : Là TĐL mà tiền đề là một phán đoán có điều kiện. có 2 loại
3.1 TĐL nhất quyết điều kiện Là TĐL mà tiền đề lớn là một phán đoán điều kiện,còn tiền nhỏ và kết
luận là phán đoán đơn. TĐL nhất quyết điều kiện có hai hình thức: khẳng định , phủ định .
+ Hình thức khẳng định (Qui tắc modus ponens)
Nếu S là P thí S1 là P1 ; P →Q
S là P hay P
Vậy S1 là P1 . Q
Vd : Nếu làm bài xong, tôi sẽ xem phim . Tôi đã làm bài xong . Tôi sẽ xem phim .
Qui tắc Từ khẳng định lý do, đi đến khẳng định suy lý . ( hay từ chỗ khẳng định sự việc trước
đến khẳng định sự việc sau ) Ký hiệu : [ ( P → Q ) ∧P ] → Q
+ Hình thức phủ định (QT modus tollens)
Nếu S là P thì S1 là P1 ; P →Q
S1 không là P1 . hay ~Q
Vậy S không là P . ~P
Vd : Nếu trời mưa thì đường ướt; Đường không ướt; Vậy, trời không mưa.
QT: Từ phủ định suy lý đến phủ định lý do ( từ phủ định việc sau đến phủ định việc trước). Ký
hiệu : [( P → Q ) ∧~ Q ] → ~ P.
Trong TĐL có điều kiện có tuân thủ 2 qui tắc ấy thì suy luận mới đáng tin cậy.
Vd sau đây là vi phạm qui tắc 1.
Nếu có điện phòng bên có ánh sáng. P →Q
Không có điện. ~P
Phòng bên không có ánh sáng. ~ Q (s)
Kết luận này không đáng tin cậy, vi phạm qui tắc1.
Vd vi phạm qui tắc hình thức 2
Nếu có điện phòng bên cạnh có ánh sáng. P →Q
Phòng bên có ánh sáng. Q
Cho nên phòng bên cạnh có điện. P (s)
Kết luận này sai, vì vi phạm qui tắc hình thức thứ 2
3.2 TĐL điều kiện thuần tuý: Là TĐL mà cả tiền đề và kết luận đều là phán đoán điều kiện Vd: Nếu
trời mưa thì đường ướt.. Nếu đường ướt thì trơn. Nếu trời mưa thì đường trơn
Công thức: Nếu P thì Q P → Q Nếu Q thì R Q → R
Nếu P thì R P → R Ký hiệu: (P → Q) ∧ (Q → R) → (P → R)
4 TĐL lựa chọn :là TĐL có tiền đề lớn là 1 PĐ lựa chọn.Nó có 2 hình thức : khẳng định và phủ định
* Hình thức khẳng định- phủ định:Là TĐL lựa chọn mà tiền đề lớn là phán đoán lựa chọn gạt bỏ, tiền
đề nhỏ là phán đoán khẳng định, kết luận là phán đóan phủ định .
P ∨ Q
P
∼Q
- Vd : Lan hoặc thi vào kinh tế hoặc sư phạm.Lan thi vào kinh tế.Vậy, Lan ko thi vào sư phạm.
Hay có thể viết dưới dạng ký hiệu: [(P ∨ Q) ∧ P] → Q [(P ∨ Q) ∧Q] → ∼ P
* Hình thức phủ định - khẳng định:Là TĐL lựa chọn mà : Tiền đề lớn là phán đoán lựa chọn (liên hợp
hay gạt bỏ )Tiền đề nhỏ là phán đoán phủ định. Kết luận là phán đoán khẳng định.
P ∨ Q P ∨ Q
∼P ∼Q
Q P
Vd: Năm nay, Lan hoặc thi vào kinh tế hoặc sư phạm. Lan ko thi vào sư phạm. Vậy, Lan thi vào k. tế
Ký hiệu: ((P ∨ Q) ∧∼ P) → Q ((P ∨ Q) ∧∼ Q) → P
Ghi chú: TĐL lựa chọn có thể có dạng phức tạp khi tiền đề lớn là một phán đoán phức lựa chọn gạt
bỏ tạo thành từ 3 phán đoán đơn (3 khả năng) trở lên. Khi ấy nó phải theo QT sau: + Tiền đề lớn phải nêu
đầy đủ mọi khả năng và các khả năng này phải loại trừ nhau. + Trong hình thức khẳng định - phủ định,
tiền đề lớn nêu ra các khả năng, tiền đề nhỏ chọn một khả năng, kết luận phủ định các khả năng còn lại. +
Trong hình thức phủ định - khẳng định,tiền đề lớn nêu ra các khả năng. Tiền đề nhỏ phủ định tất cả chỉ
trừ một khả năng, kết luận khẳng định khả năng còn lại đó. Vd : Vật này là chất rắn hoặc chất lỏng
hoặc chất khí.Vật này là chất rắn.Vậy, vật này không phải là chất lỏng cũng không phải là chất khí
SUY LUẬN QUI NẠP
Quy nạp là suy luận trong đó rút ra những kết luận mang tính khái quát chung từ những tri thức đơn
lẻ, hay ít khái quát hơn. Có 2 loại suy luận qui nạp : QN hòan toàn và không hoàn toàn
1.Suy luận qui nạp hoàn toàn Là qui nạp đi từ những tiền đề bao quát mọi trường hợp của một hiện
tượng để rút ra một kết luận chung .
Vd : Nhân dân - Miền Bắc đã tiêm chủng dịch cúm gia cầm ;
- Miền Trung đã tiêm chủng dịch cúm gia cầm ;
- Miền Nam đã tiêm chủng dịch cúm gia cầm ;
Nhân dân cả nước đã tiêm chủng dịch cúm gia cầm ;
-Sơ đồ chung :S1 là P. S2 là P; S3 là P;Sn là P ; S1, S2, S3,Sn thuộc S ; Mọi S - P
-Tính chất :+ Kết luận của nó chỉ đề cập những trường hợp đã biết, chứ không đề cập trường hợp chưa
biết .+ Kết luận luôn chắc chắn, nhưng không đem lại điều gi mới mẻ .
2 Suy luận qui nạp không hoàn toàn :Là lối suy luận đi từ những tiền đề không bao quát mọi trường
hợp của hiện tượng để rút ra kết luận chung, nghĩa là từ một trường hợp giới hạn ta rút ra một kết luận áp
dụng chung cho toàn thể các trường hợp cùng loại .Có 2 loại qui nạp không hoàn toàn :
a Qui nạp phổ thông :Là sự khái quát, trong đó nhờ liệt kê dấu hiệu lặp lại ở một số đối tượng của một
lớp nào đó người ta đi đến dấu hiệu của lớp ấy; Chú ý trong sự liệt kê dấu hiệu có mâu thuẫn thì kết luận
sẽ bị loại bỏ. Vd 1 : Người ta quan sát các hiện tượng tự nhiên qua nhiều thể hệ, người ta rút ra kết
luận :Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa ....Vd 2 : Đầu thế kỷ XX các
nhà vật lý vô tuyến điện căn cứ vào thực nghiệm truyền thanh với khoảng cách lờn đã đi đến kết luận
:Chỉ có sóng dài mới đảm bảo thông tin vững chắc trên khoảng cách lớn .Song sau đó người ta lại chứng
minh chắc chắn rằng sóng càng ngắn càng có khả năng truyền đi xa .
Qui nạp phổ thông mới ghi lại hiện tượng bề ngoài chứ chưa khám phá bên trong, do đó kết luận dù mới
mẻ nhưng lại bấp bên .Vì vậy để qui nạp phổ thông có độ tin cậy của kết luận và tránh sai lầm thì phải :
Tăng số lượng trường hợp có dấu hiệu khảo sát; Đa dạng hóa trường hợp nghiên cứu. Khảo sát dấu hiệu
mang tính bản chất.
b Qui nạp khoa học :Là qui nạp, trong đó kết luận về toàn bộ một lớp đối tượng được rút ra trên cơ sở
các dấu hiệu bản chất, tất yếu hay mối liên hệ tất yếu các đối tượng trong lớp đó.Vd : Khi nghiên cứu một
số loài thực vật, người ta thấy nước là thphần cấu tạo và là điều kiện không thể thiếu đối với đời sống
chúng ta .Từ đó, người ta kết luận: Nước rất cần cho cây.
Tính chất : + Qui nạp khoa học có kết luận phong phú, mang lại hiểu biết mới mẻ ; + Nó là công cụ phát
minh quan trọng . + Độ tin cậy của qui nạp khoa học phụ thuộc vào dấu hiệu khảo sát chứ không phải số
lượng đối tượng + Trọng điểm của QNKH là mối quan hệ nhân quả .
Những phương pháp xác định mối quan hệ nhân quả .Có 5 phương pháp để xác định mối quan hệ nhân
quả của các hiện tượng.
.1 Phương pháp giống nhau duy nhât .Trong hai hay nhiều trường hợp xuất hiện hiện tượng cần khảo
sát một sự kiện chung duy nhất thì sự kiện chung duy nhất ấy là nguyên nhân của hiện tượng cần khảo
sát.; Trường hợp của A B C ta thấy hiện tượng a xuất hiện. A D M ta thấy hiện tượng a xuất hiện.
A H K ta thấy hiện tượng a xuất hiện.
2 Phương pháp khác biệt duy nhất Xét : - A B C D M có a ; - A B C D M không có a; Kết luận E Là
nguyên nhân của a. Người ta dùng phương pháp nhà nông học kiểm tra hiệu quả các loại phản ứng này để
rút ngắn thời gian phản ứng.
3 Ppháp kết hợp giống nhau + khác nhau .Kết hợp cả 2 phương pháp trên : A BC có d; MBF có d
;MKB có d; AC ko có d;MF ko có d ;MC ko có d; K.luận : B là n. nhân của d.
4 Phương pháp biến đổi kèm theo . Khi hoàn cảnh thay đổi thì 1 hiện tượng cũgg thay đổi theo trong
khi các hoàn cảnh khác không thay đổi .A B C1 có a1 ;A B C2 có a2 .............. A B Cn có an Kết
luận : C là nguyên nhân của a.
.5 P.pháp thặng dư . Khi nghiên cứu một hoàn cảnh nào đó chúng ta thấy xuất hiện nhiều ng.nhân xuất
hiện. Lập luận theo p.pháp như sau :A B C có xyz A có x .B có y .K.luận C có z . Như vậy việc xác định
mối liên hệ nhân quả gặp nhiều khó khăn là :+ Không phải lúc nào cũng phát hiện hoàn cảnh có trước .
+ Các phương pháp này không cho ta khả năng tính toán ảnh hưởng qua lại giữa các hoàn cảnh có
trước.+ Một hiện tượng có nhiều nguyên nhân, mỗi nguyên nhân chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ.
CHỨNG MINH:
1 ĐN: CM là thao tác lôgic để làm rõ tính đúng đắn của một phán đoán nào đó dựa trên tính đúng
đắn của phán đoán khác có mối liên hệ với phán đoán đó. Vd: Đồng (Cu) dẫn điện C/m là hình
thức cơ bản để xây dựng niềm tin. Nếu niềm tin đặt trên cơ sở tri thức khoa học, sẽ giúp cho con người
hiểu biết thực chất công việc mình làm sẽ tự giác đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ lý luận và thực
tiễn. Cho nên, C/m và niềm tin có liên hệ mật thiết với nhau, nhưng không được đồng nhất chúng. Vì
niềm tin có hai loại là niềm tin khoa học và niềm tin tôn giáo; Niềm tin khoa học lấy C/m làm cơ sở, lấy
lý trí làm phương tiện xây dựng (còn gọi là logic của lý trí ); Niềm tin tôn giáo lấy lòng tin làm cơ sở,
lấy trái tim làm phương tiện (còn gọi là logic của con tim ).
2 Kết cấu: Mỗi C/m gồm ba bộ phận liên hệ mật thiết với nhau. Đó là luận đề, luận cứ, luận chứng
(hay gọi là lập luận).
Luận đề :là phán đoán ( mệnh đề ) mà tính chân lý của nó cần phải được C/m. Nó trả lời câu hỏi: C/m cái
gì?. Trong Vd trên luận đề là : Cu dẫn điện
Luận cứ : Là những phán đoán (mệnh đề) đúng đắn được làm cơ sở, lý do để C/m luận đề. Luận cứ trả
lời câu hỏi: Dùng cái gì để C/m?. Trong Vd trên luận cứ là : Mọi kim loại đều dẫn điện và Cu là kim
loại. Thông thường, luận cư ïđược dùng là các luận điểm khoa học đã được C/m hay dược thừa nhận
là đúng như các nguyên lý, công lý, tiền đề, định nghĩa, định lý, định luật... hay các chuẩn mực xã hội về
mặt chính trị, pháp lý, đạo đức v.v...
Luận chứng: (lập luận) Là mối liên hệ logic giữa luận cứ với luận đề, là quá trình thao tác của tư duy đi
từ cái đã biết đến cái chưa biết theo QT logic xác định. Nếu vi phạm, dù chỉ một trong những quy luật và
QT, cũng sẽ dẫn đến sai lầm và không thể C/m. Luận chứng trả lời câu hỏi: C/m như thế nào?. Trong Vd
trên luận chứng bằng cách sử dụng kiểu đúng AAA của TĐL loại hình 1.
3 Phân loại:Chứng minh có hai loại là c/m trực tiếp và c/m gián tiếp.
Chứng minh trực tiếp: Là c/m trong đó tính chân thực của luận đề được trực tiếp rút ra từ các luận cứ.
Vd: Để c/m luận đề Cu dẫn điện, ta dựa vào luận cứ: 1. Mọi kim loại đều dẫn điện. 2. Cu là kim loại. Từ
hai luận cứ này ta suy ra luận đề cần chứng minh là Cu dẫn điện.
Hãy c/m luận đề” Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử “. Ta dựa vào các luận cứ sau:+ ND là người
trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội ; ND là người tạo ra của cải văn hóa tinh thần; ND có vai trò
to lớn đối với tiến bộ XH trong cuộc đấu tranh vì hòa bình dân chủ.
Chứng minh gián tiếp Là c/m trong đó tính chân thật của luận đề được rút ra gián tiếp trên cơ sở xác
định tính sai lầm của phản luận đề. C/m gián tiếp được sử dụng khi không có các luận đề chứng minh trực
tiếp. Có hai loại C/m gián tiếp là: C/m phản chứng và C/m loại trừ.
1 C/m phản chứng là C/m gián tiếp trong đó tính đúng đắn của luận đề được khẳng định bằng cách
khẳng định tính sai lầm của mệnh đề mâu thuẫn với luận đề. Đây là hình thức C/m thông dụng trong toán
học. Vd : C/m định lý trong hình học phẳng: “ Qua một điểm bên ngoài một đường thẳng ta chỉ có thể kẻ
được một ( và chỉ một) đường thẳng vuông góc với đường thẳng đó mà thôi “ (P) Để C/m bằng phản
chứng ta thiết lập mệnh đề < > với luận đề. Đó là “Qua một điểm bên ngoài một dường thẳng ta có thể kẻ
ít nhất là hai đưòng thẳng cùng vuông góc với đường thẳng đó “(~P); Giả sử từ A ta kẻ hai đoạn thẳng
AB và AC vuông góc với đường thẳng a. Khi ấy tam giác ABC có hai góc vuông nên tổng các góc trong
của nó lớn hơn 1800 . Điều này trái với định lý đã được C/m: tổng các góc trong của một tam giác bằng
1800. Do đó, ~Psai. Mà ~P sai thì P đúng (quy luật triệt tam).
2 Chứng minh loại trừ ( C/m phân liệt) Là C/m gián tiếp trong đó tính chân thật của luận đề được
khẳng định bằng cách khẳng địnhh tính sai lầm của các thành phần của phán đoán lựa chọn gạt bỏ đúng
đắn chỉ trừ một thành phần là luận đề. Sơ đồ luận chứng như sau: C/m luận đề P đúng. Giả sử ta có
mệnh đề (P∨Q∨R∨S) đúng. Mà ta biết Q,R,S là những mệnh đề sai, nghĩa la ì(∼ Q∧∼R∧∼S) đúng. Vậy P
phải đúng; (P∨Q∨R∨S )∧(∼ Q∧∼R∧∼S)→P
Vd: Bóng đèn trong phòng không sáng, chắc là cháy. Kiểm tra điện phòng bên vẫn sáng, cầu chì không
đứt, dây dẫn điện không đứt. Vậy là bóng đèn cháy.
4. Các QT: Để c/m đủ sức thuyết phục thì ba bộ phận của nó phải tuân thủ các QT sau:
Đối với luận đề. Luận đề phải chân thật, rõ ràng, chính xác và nhất quán.
- Nếu luận đềì không chân thật thì không thể C/m được. Vd : Ta không thể nào c/m được luận điểm
của kinh thánh: loài người được nặn ra từ đất sét.
-Nếu luận đề không rõ ràng, phát biểu không chính xác thì không biết C/m cái gì?.Vd: 2 nhân 3 bình
phương bằng mấy? (2 .3)2 hay 2. 32
-Nếu luận đề không nhất quán, nghĩa là không giữ nguyên trong suốt quá trình c/m thì khi ấy cái cần
c/m lại không c/m, còn cái ko cần chứng lại c/m lại đi c/m (đánh tráo luận đề).
Vd:Chuyển hướng câu chuyện: Có anh không râu muốn châm chọc anh có râu nên nói:Đố anh biết trên
đời này cái gì cứng nhất ?Sắt, đá chứ gì.Sắt nung cũng phải chảy, đá đập cũng phải nát.Vậy theo anh thì
cái gì ? Râu là cứng nhất. Bởi vì da mặt của anh dày thế kia mà nó đâm cũng thủng. Như vậy râu là cứng
nhất chứ còn gì nữa !Da mặt anh mới dày. Râu cứng như vậy mà đâm không thủng da mặt anh chứng tỏ
da mặt anh dày như thế nào. Anh có râu lờ đi râu của mình cứng hay ko cứng mà chuyển qua đề tài da
mặt dày.
Đối với luận cứ. Luận cứ phải chân thật, độc lập với luận đề và đồng thời là lý do đầy đủ của luận
đề; Nếu luận cứ không chân thật nó không đẩm bảo được tính chân thật của lụân đê.; Nếu luận cứ không
là lý do đầy đủ của luận đề thì luận cứ chưa là cơ sở logic của luận đề được, nghĩa là, tính chân thật của
luận đề chưa được khẳng định. Vd : Các nhà thần học thời Trung cổ, họ dựa vào câu trong kinh thánh
viết rằng : Đề nghị đức Chúa trời ra lệnh bắt thần mặt trời đứng lại, để c/m luận đề : Quả đất đứng yên,
mặt trời quay quanh quả đất.
Đối với luận chứng ( lập luận) Lập luận phải tuân thủ các QT logic và không được lẫn quẩn. Nếu
lập luận vi phạm các QT logic thì kết luận không đáng tin cậy, nghĩa là luận dề vẫn chưa được C/m. Nếu
lấy luận cứ c/m cho luận đề, nhưng do luận cứ chưa thuyết phục lại lấy lụân đề c/m cho luận cứ thì rơi
vào c/m vòng quanh, lẫn quẩn. Như vậy, rốt cục nó chẳn c/m cái gì cả. Vd : Có một người võ vẽ biết được
ít chữ, nhưng lại hay bình luận văn chương người khác. Anh ta nói: “ Đã là văn chương thì cốt lấy cái
thú vị. Văn chương thế nào mới là thú vị đay?. Chỉ viết cho thú vị văn chơng mới thú vị. Nếu văn chương
viết không thú vị thì vưn chương không thú vị!”.

BÁC BỎ
1 ĐN. Bác bỏ chính là thao tác logic của tư duy nhằm khẳng định tính chất sai lầm ( giả dối ) của tư
tưởng được nêu ra. Vì vậy, bác bỏ được coi là một dạng c/m đặc biệt: c/m tính sai lầm của luận đề được
phát biểu. Bác bỏ khác với phản đối và phê bình:
+ Trong phản đối người ta nêu lên yếu tố chưa hợp lý, chưa thuyết phục trong lập luận của đối phương
nhưng không có ý vứt bỏ hoàn toàn luận điểm đưa ra. Trong bá bỏ sự phê phán quyết liệt nhằm cương
quyết phủ định luận điểm đã nêu ra đó.
+ Phê bình theo nghĩa rộng là đánh giá một vấn đề, một vụ việc; theo nghĩa hẹp phê bình là phán đoán có
tính bất lợi nhằm tiến đến phản đối hay bác bỏ một vấn đề, một vụ việc.

2 Phân loại: Nếu c/m có 3 bộ phận cấu thành tuân theo các QT nghiêm ngặt, thì bác bo ícũng có ba kiểu.
Đó là bác bỏ luận đề, bác bỏ luận cứ và bác bỏ luận chứng.
2.1 Bác bỏ luận đề. Có hai kiểu bác bỏ luận đề.
Bác bỏ trực tiếp: Bác bỏ luận đề trực tiếp là vạch ra luận đề sai bằng cách đối chiếu nó hay hệ quả của
nó với thực tiễn cuộc sống thấy không phù hợp; hay chỉ ra luận đề vi phạm QT logic.Vd - Có người
nói rằng cái kèn kêu to vì nó có cái tòa loa. Người khác bác bỏ thế cái ống nhổ cũng có cái tòa loa mà
sao nó hổng kêu. Vd:Ta có thể dễ dàng bác bỏ luận đề “ Trí thức là những người phi sản xuất”, có thể
đưa ra các dẫn chứng, như các nhà trí thức đã phát minh ra các loại máy móc mới,những cây trồng, vật
nuôi có giá trị kinh tế cao; các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc,.đã sx ra những tác
phẩm nghệ thuật làm phong phú đời sống tih thần của xã hội.
Bác bỏ gián tiếp: Bác bỏ luận đề gían tiếp là vạch ra luận đề sai bằng cách chỉ ra mệnh đề tương phản
hay mâu thuẫn với nó đúng. Vd: Ta dễ dàng bác bỏ luận đề: Mọi loài sống dưới nước là cá. Vì ta biết
có những loài sống dưới nước không phải là cá như: tôm, cua, rùa, ếch không phải là cá.
2.2Bác bỏ luận cứ. Là vạch ra tính giả dối của các lụân cứ được sử dụng để chứng minh,hoặc vạch ra
mối liên hệ giả tạo giữa các luận cứ với nhau. Vì vậy không có lý do để chứng minh luận đề. Nói khác đi
đánh đổ được luận cứ thì đánh đổ được luận đề. Vd: vì sao ngỗng kêu tiếng to? Có người cho cổ dài kêu
to (trường cảnh tắc đại thanh). Có người cải lại: Thế ểnh ương cổ đâu có dài mà tiếng kêu to?
2.3 Bác bỏ luận chứng. Là chỉ ra cách lập luận bị vi phạm các QT logic. Chẳng hạn cáh luận chứng
( lập luận) sau đây là vi phạm QT logic của loại hình II của TĐL ( loại hình II không có kiểu AAA)
vd: Mọi kim loại đều dẫn điện. Nước dẫn điện. Nước là kim loại

NGỤY BIỆN
1.ĐN. - Theo từ nguyên: ngụy là giả dối; biện là giảng giải, tranh cãi, bày tỏ phải trái; Ngụy biện là
thủ đoạn dùng lời lẽ làm cho người khác nhận thức sai lầm, mạo nhận giả dối là chân thật, đánh
tráo sai lầm là chân lý. Động cơ của kẻ ngụy biện là không trong sáng, không khách quan; Cần phân
biệt ngụy biện là sai lầm cố ý với ngộ nhận (hay ngộ biện) là sai lầm không cố ý, không tự giác do không
nắm logic của tư duy; Thủ đoạn chung của ngụy biện là lối nói lắt léo, vòng vo có vẻ “logic” nhưng thực
chất “phi logic”, mắc lỗi logic. Đó chính là những mánh khóe logic mà thôi, nhằm đánh tráo sai lầm và
chân lý trên mọi lĩnh vực của đời sống. Vd: Chuyện ông cha uống rượu ngụy biện với con như sau.-Thưa
cha sao cha uống rượu? Chẳng phải cha từng nói: Rượu là kẻ thù của loài người sao? Đúng vậy, thế
nhưng các con có biết trong “Kinh thánh” nói gì không? Thánh kinh nói “ Phải yêu kẻ thù của các con!)
2.Phân loại. Ngụy biện rất đa dạng. Mọi QT của tư duy đều có thể bị vi phạm một cách cố tình. Tuy
nhiên, ngụy biện thường xuất hiện trong quá trình hay bác bỏ luận điểm nào đó. Vì vậy ta có thể căn cứ
vào kết cấu của c/m, bác bỏ để phân chia ngụy biện ra thành ba nhóm. Đó là ngụy biện đối với luận đề.ï
ngụy biện đối với luận cứ ; ngụy biện đối với luận chứng.
Ngụy biện đốïi với luận đề. Thay vì phải chứng minh hay bác bỏ luận đề A thì ngụy biện đi c/m hay bác
bỏ luận đề Á; Ngụy biện đánh tráo luận đề có thể thực hiện bằng cách:
+Dùng từ đồng âm khác nghĩa hay đồng nghĩa khác âm ;
+Đồng nhất cái bộ phận với cái toàn thể, hay đồng nhất cái toàn thể với cái bộ phận. Vd: Bánh mì là
vật chất. Tôi ăn hết bánh mì Tôi ăn hết vật chất.

Ngụy biện đối với luận cứ.* Dựa trên sức mạnh. (còn gọi là lý luận = gậy). Lấy sức mạnh, bạo lựclàm
cơ sở cho chân lý; * Dựa trên uy quyền. Lấy uy quyền của chính trị, tôn giáo ...làm cơ sở cho chân lý;*
Dựa tên uy tín. Lấy uy tín cá nhân để làm cơ sở cho chân lý. Vd : “ Ông A nói như thế là đúng”, vì ông
A là một người có uy tín.; * Dựa trên số đông, dư luận xã hội. Lấy số đông, dư luận xã hội để làm cơ sở
chân lý;* Dựa vào tình cảm. Lâïy tình cảm để laöm mềm lòng lẽ phải làm nhủn chân lý. Lấy “logic” của
trái tim thay thế logic của lý trí

Ngụy biện trong luận chứng (lập luận) + Lập luận lẩn quẩn vòng vo. Lấy luận đề C/m cho luậ cứ, lấy
luận cứ C/m cho luận đề; + Lập luận không đúng QT. Vd : Mọi kim loại đều dẫn điện. Nước dẫn điện
Nước là kim loại Suy luận này đã vi phạm QT loại hình hai “một trong hai tiền đề là phán đoán phủ
định” , ở đây không có tiền đề nào là phủ định

Nguyên tắc chung để giải quyết ngụy biện. Đối với mọi ngụy biện nguyên tắc chung là làm ngược lại
với ngụy biện. Vd nếu nhà ngụy biện đánh tráo luận đề thì ta xác định lại luận đề, nếu nhà ngụy biện
dùng từ đồng âm khác nghĩa thì ta xác định ý nghĩa của các từ trong từng trường hợp.

QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT:


Nội dung: QLĐNphản ánh tính đứng im tương đối, tính ổn định về chất của sự vật, hiện tượng
trong hiện thực. Nghĩa là, phán sự đồng nhất của đối tượng với chính bản thân nó được xem xét ở một
phẩm chất xác định. Sự đôìng nhất như thế được gọi là đồng nhất trừu tượng ( tách đối tượng ra khỏi sự
thay đổi của nó ).
Quy luật này được phát biểu bằng hai cách :
C1: Một sự vật luôn luôn đồng nhất với chính nó.Công thức : A ≡ A. Trong đó: A là một KN về một
đối tượng xác định.
C2: Một tư tưởng, một ý nghĩ đã được định hình trong tư duy về một đối tượng ở phẩm chất xác
định thì đồng nhất với chính tư tưởng đó.Ký hiệu: a ≡ a (1) hay a → a (2) Ký hiệu (1) đọc là: a
đồng nhất với a về giá trị logíc của nó.Ký hiệu (2) đọc là: Nếu a đúng thì a đúng;Trong đó, a là một tư
tưởng (hay phán đoán)
Yêu cầu:
yc1: Không được đánh tráo đối tượng được tư tưởng. Nghiã là, tư tưởng đã được định hình để phản
ánh đối tượng ở phẩm chất xác định nào đó thì nó phản ánh đối tượng ở phẩm chất ấy mà không được
xuyên tạc sang đối tượng khác. Vi phạm yêu cầu này sẽ dẫn đến nghĩ sai về đối tượng hay phản ánh
không đúng đôïi tượng vào trong tư duy của mình. Dân ta thường nói ông nói gà bà nói vịt . vd ( Xem
bài thơ “cái trống “ của Đông Trình ) Mượn bạn cái trống cơm. Đem về bên chuồng gà. Hết khoan rồi
lại nhặt.Điếc cả tai ông bà .Thì ra ôi thì ra.Hôm qua nghe bà nói.Thương mấy con gà mái.Thiếu trống
nên biếng ăn.
Yc2: Không được đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng. Nghĩa là khi tư tưởng, ý nghĩ đã định hình
về đối tượng phải chọn từ, chọn câu diễn đạt chính xác tư tưởng, ý nghĩ ấy. Vi phạm yêu cầu này dẫn đến
chọn từ, câu diễn sai ý được trình bày . Vd : Cái mà anh không mất tức là anh có . Anh không mất sừng .
Vậy anh có sừng: Anh mọc sừng, nghĩa là anh bị cắm sừng . Suy luận này vi phạm quy luật đồng nhất.
Trước hết ở chỗ : trong mệnh đề (1) Cái không mất hiểu theo nghĩa cái ta có, đang sở hữu nó. Nhưng cái
không mất ở mệnh đề (2) lại được hiểu là cái ta chưa hề có, chưa bao giờ sở hữu nó. Sau đó, từ “ sừng”
dược chuyễn từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.
Yc3: Tư tưởng, ý nghĩ tái tạo phải đồng nhất với tư duy nguyên mẫu. Nghĩa là, khi nhắc lại tư
tưởng, ý nghĩ của mình hay của người khác thì tư tưởng, ý nghĩ đó phải giống với tư tưởng, ý nghĩ ban
đầu. Vi phạm yêu cầu này dẫn đến tình trạng diễn sai ý, thêm bớt ý, xuyên tạc tư tưởng người khác.
Ý nghĩa : - QLĐN biểu thị một tính chất rất cơ bản của tư duy đó là tính xác định. Nếu không có tính
xác định đó thì ta không thể hiểu đúng và hiểu lầm nhau ./- Quy luật này giúp ta có cơ sở để chống lại lối
lập luận ngụy biện

QUY LUẬT PHI MÂU THUẪN .


Nội dung : Quy luật này được phát biểu bằng hai cách sau:
C1: Trong cùng một quan hệ và cùng một thời điểm, một sự vật không thể vừa là nó vừa không
phải là nó.

C 2. Một tư tưởng, một ý nghĩ đã được định hình trong tư duy về một đối tượng xác định ở phẩm
chất xác định không thể đồng thời có hai giá trị logíc trái ngược nhau. Hoặc, hai tư tưởng trái
ngược nhau không thể cùng đúng.; Công thức : Không thể a và không a Ký hiệu : ∼ ( a ∧ ∼ a )
Không có chuyện tư tưởng A vừa đúng vừa sai
Yêu cầu
yc1: Cấm trong tư duy chứa đựng mâu thuẫn logíc trực tiếp. Nghĩa là khi phản ánh về một đối
tượng xác định không được đồng thời vừa khẳng định điều gì đó lại vừa phủ định ngay chính điều ấy .
Vd : Chuyện người bán mâu, bán thuẫn ở nước Sở.Có người nước Sở ra chợ bán mâu, bán thuẫn . Khi đi
từ đầu chợ đến cuối chợ thì ông rao rằng mâu này rất tốt; thuẫn nào cũng đâm thủng. Khi đi ngưọc lại
thì ông rao thuẫn này rất tốt, không mâu nào đâm thủng . Nghe vậy, có người hỏi lại: Lấy cái mâu của
ông đâm vào cái thuẫn của ông thì có thủng không ? Anh ta không thể trả lời được, vì đã mâu thuẫn

Yc2: Cấm trong tư duy chứa đựng mâu thuẫn gián tiếp. Nghĩa là khi phản ánh về một đối tượng xác
định ở phẩm chất xác định không được khẳng định cho đối tượng một điều gì đó rồi lại phủ định chính hệ
quả tất yếu rút ra từ điều khẳng định trên. Hoặc, không được đồng thời khẳng định cho đối tượng tư
tưởng hai đặc tính mà trong hiện thực chúng loại trừ nhau.Vd : Nói “ Đảng viên CS được tham gia vào
mọi thành phần kinh tế kể cả kinh tế tư bản tư nhân “ nhưng đòi hỏi “ Đảng viên không được phép bóc
lột” là mâu thuẫn
Yc3: Không thể đồng thời khẳng định hai điều trong thực tế loại trừ nhau. Vd : Nói số 3 là số vừa
chẵn vừa lẻ là mâu thũân.
Ý nghĩa :Quy luật không < > biểu thị một tính chất rất cơ bản của tư duy đó là tính liên tục và không <
> . Không có < > logíc trong tư duy là điều kiện cần thiết của nhận thức chân lý; Giúp ta có cơ sở khoa
học để phát hiện ra < > của ý nghĩ của bản thân cũng như của người khác . Lưu ý : Cần phân biệt hai loại
<>.
1. < > logíc là mâu thuẫn trong tư duy, trong lập luận. Nó biểu hiện của hai tư tưởng trái ngược nhau
về một đối tượng ở phẩm chất xác định trong một thời điểm nhất định. Cho nên, trong tư duy lôgic, trong
lập luận cấm không được < > . Vi phạm quy luật phi < > sẽ mắc lỗi lôgic, tức là lập luận sẽ sai
2. < > biện chứng là mâu thuẫn vốn có trong bản thân sự vật, nó tồn tại khách quan. Nó thể hiện bằng
sự thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập trong cùng một sự vật. Nó là nguồn gốc, động lực của
sự vận động, phát triển . < > này không trái ngược với quy luật phi < >
Vì vậy, cần phân biệt hai loại < > này . Phép siêu hình không thấy được sự khác nhau này, nên họ đã
phủ nhận < > trong tư duy ( tư duy có < > là tư duy sai lầm ), từ đó phủ nhận luôn < > trong hiện thực
khách quan .

QUY LUẬT TRIỆT TAM( còn gọi là quy luật bài trung , ql loại trừ khả năng thứ ba )
Nội dung: Quy luật này được phát biểu bằng hai cách :
C1: Một sự vật, trong cùng một lúc, hoặc tồn tại hoặc không tồn tại, chứ không còn khả năng thứ
ba nào khác.

C2: Một tư tưởng, một ý nghĩ đã được định hình trong tư duy về một đối tượng ở phẩm chất xác
định chỉ có một giá trị logíc xác định hoặc đúng hoặc sai chứ không có khả năng thứ ba. Hoặc, hai
tư tưởng < > nhau không thể cùng đúng và cũng không thể cùng sai. Ký hiệu : ( a ∨ a ) . Đọc là :
hoặc tư tưởng A đúng hoặc tư tưởng A sai.

Yêu cầu :
yc1: Phải thừa nhận là đúng ( hay là sai) một trong hai tư tưởng < > nhau . Vd : Số 5 là số nguyên tố
. Số 5 không phải là số ng.tố . Qua Vd trên, ta thấy 2 phán đoán đó < > . Tính chân thật chỉ nầm trong
một trong hai phán đoán đó, chứ không có khả năng thứ ba. Có thương thì nói rằng thương . Không
thương thì nói một đường cho xong

yc2: Phải xác định được nội hàm của các thuật ngữ logíc trong các tư tưởng < > nhau. Vd : Hai
phán đoán sau đây không cùng đúng cũng không cùng sai: Mọi sinh viên lớp ta là người tốt . Một số sinh
viên lớp ta không là người tốt .
Ý nghĩa:- Quy luật bài trung có vai trò to lớn trong nhận thức nói chung cũng như khoa học nói riêng.
Nó là cơ sở của nhiều suy luận và chứng minh phản chứng. Như nhà toán học người Đức Hilbert đã nói
rằng “ Lấy đi quy luật bài trung ở nhà toán học không khác gì lấy mất kính của nhà thiên văn hoặc cấm
võ sĩ quyền Anh dùng tới nắm đấm “ ;- Quy luật bài trung giúp cho con người đứng trước những sự kiện
mâu thuẫn nhau, biết lựa chọn làm theo cách này hay cách khác, làm ở thời điểm này hay làm ở thời
điểm khác.
Lưu ý: - Quy luật triệt tam chỉ đề cập mệnh đề mâu thuẫn không cùng đúng và không cùng sai; tuy
nhiên, nó không chỉ ra mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai. Đó là nhiệm vụ của thực tiễn, chính thực tiễn
sẽ phán xét tính đúng sai của mệnh đề mâu thuẫn nhau. Giá trị to lớn của quy luật này nó chỉ cho ta
hướng tìm kiếm chân lý. Chỉ có hai chứ không có nhiều hơn hai lời giải cho một vấn đề, và trong đó chỉ
có một ( và chỉ một) lời giải đúng.;
- Quy lụât triệt tam yêu cầu phải có lời giải đáp rõ ràng, xác định, không cho phép vừa trả lời có vừa trả
lời không, vừa trả lời đúng vừa trả lời sai hay đi tìm lời giải trung gian giữa cái khẳng định và cái phủ
định đó. Những kẻ cơ hội, kẻ thỏa hiệp, kẻ vô nguyên tắc bất chấp yêu cầu của quy luật triệt tam, họ là
người ba phải không có lập trường, chính kiến.
QUY LUẬT LÝ DO ĐẦY ĐỦ
Nội dung:Quy luật lý do đầy đủ được phát biểu bằng 2cách:
C1: Cái gì tồn tại đều có lý do để tồn tại; Nói cách khác không một hiện tượng nào tồn tại mà không có
lý do.
C2: Một tư tưởng, một ý nghĩ đã được định hình trong tư duy về một đối tượng xác định ở phẩm
chất xác định chỉ được công nhận là chân thật khi nó có đầy đủ lý do, có căn cứ. Công thức: Có a vì
có b Ký hiệu: b→ a

Yêu cầu : “Nói có sách, mách có chứng “, không nên đưa ra những nhận xét, những kết lụân về một
điều nào đó khi chưa đủ cơ sở lý lẽ để giải thích chứng minh cho tính chân thật của nó. Không nên
vội tin vào những điều mà tư duy ta còn mơ hồ chưa xác định tính chân thật của chúng.

Ý nghĩa: Tính chứng minh được, tính có căn cứ là thuộc tính của tư tưởng. Nó là điều kiện quan trọng
của tư duy đúng đắn. Việc tuân thủ quy luật này là yêu cầu cần thiết cho nhận thức khoa học. Lưu ý :-
Tính được chứng minh, được xác minh, được luận chứng là tính chất của tư duy logíc, tư duy khoa học.
Nó khác với tư duy tôn giáo, phi khoa học chỉ dựa vào lòng tin. Quy luật lý do đầy đủ đối lập với định
kiến, mê tín dị đoan, óc giáo điều ...;- Khác với quy luật đồng nhất chỉ tác động trong lĩnh vực tư duy;
quy luật lý do đầy đủ vừa là quy luật cơ bản của thực tại khách quan vừa là quy luật chi phối tư duy con
người.

You might also like