You are on page 1of 17

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Chương 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

Chủ đề 2.2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Phần 2: CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Nội dung

Chào các bạn sinh viên. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn về nội dung “Các cặp phạm
trù cơ bản của PBCDV”. Trước khi đi vào nghiên cứu CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT, chúng ta cần phải hiểu rõ thế nào là phạm trù và
phạm trù triết học.
Theo đó, Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những MLH chung, cơ bản nhất của một lớp những SV-HT thuộc một lĩnh vực nhất
định.
Mỗi bộ môn khoa học đều có một hệ thống phạm trù riêng phản ánh những mặt,
những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó
nghiên cứu. Chẳng hạn:
 Trong toán học có các phạm trù: số, hàm số, điểm, đường thẳng, mặt phẳng…
 Trong vật lý học có các phạm trù: lực, khối lượng, vận tốc, gia tốc, nhiệt…
 Trong kinh tế học có các phạm trù: hàng hóa, giá cả, giá trị, tiền tệ, lợi nhuận…

So với các phạm trù của các khoa học cụ thể, phạm trù triết học rộng hơn, khái quát hơn.
Bởi lẽ, mỗi khoa học cụ thể chỉ nghiên cứu một lĩnh vực nhất định của hiện thực, do đó
phạm trù của nó chỉ là sự khái quát toàn bộ lĩnh vực mà nó nghiên cứu; còn triết học lấy
toàn bộ hiện thực làm đối tượng để nghiên cứu của mình. Do đó, có thể định nghĩa phạm
trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình
tư tưởng phản ánh những thuộc

tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực.
Ở Chương 1 chúng ta đã nghiên cứu, làm rõ những phạm trù như “vật chất”, “ý thức”,
“không gian”, “thời gian”, “vận động”. Ngoài ra, ở phần các quy luật cơ bản của
PBCDV, chúng ta sẽ nghiên cứu các phạm trù như Chất, Lượng, Độ, Điểm nút, Bước
nhảy, Mặt đối lập, Mâu thuẫn, Phủ định biện chứng, Chuyển hóa, v.v
Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duy vật khái
quát thành 6 cặp phạm trù cơ bản là: Cái chung – Cái riêng, Nguyên nhân – Kết quả, Tất
nhiên – Ngẫu nhiên, Nội dung – Hình thức, Bản chất – Hiện tượng và Khả năng – Hiện
thực.
Chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể cặp phạm trù đầu tiên trong 6 cặp phạm
trù của PBCDV. Đó là cặp phạm trù CÁI RIÊNG – CÁI CHUNG. Theo đó, chúng ta
sẽ làm rõ từng nội dung là:
- Thứ nhất, định nghĩa cái riêng, cái chung, cái đơn nhất
- Thứ hai, mối quan hệ biện chứng giữa CR, CC và CĐN
- Thứ ba, ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quan niệm của phép biện chứng
duyvật về CR, CC, CĐN

 CÁI RIÊNG là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng,
một quá trình riêng lẻ nhất định.
 CÁI CHUNG là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ không những có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn
được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay nhiều quá trình riêng lẻ khác.
CÁI ĐƠN NHẤT là một phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những mặt, những
thuộc tính, những đặc điểm, … chỉ có ở một sự vật, hiện tượng, một kết cấu vật chất mà
không lặp lại ở một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nào khác.

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa cái chung & cái riêng, phái Duy Thực và phái
Duy Danh đã có quan điểm đối lập nhau về sự tồn tại của cái riêng và cái chung. Cụ thể:
 Theo phái Duy Thực, cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái

riêng và sinh ra cái riêng.


 Theo phái Duy Danh, chỉ có cái riêng tồn tại thực. Cái chung chỉ tồn tại trong tư
duy con người. Đó là những tên gọi, danh xưng của các sự vật hiện tượng riêng lẻ. Tuy
nhiên, cùng coi chỉ có cái riêng tồn tại thực song các nhà duy danh khác nhau về hình
thức tồn tại của nó.tồn tại của cái riêng.
Khắc phục khiếm khuyết của cả phái duy thực và phái duy danh, phép biện chứng duy
vật đã khẳng định, rằng cái chung, cái riêng, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan và
giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Điều này được thể hiện ở:
 Thứ nhất, “cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng”. Điều này
có nghĩa là:
- Cái chung và cái đơn nhất không tồn tại độc lập tự thân vì chúng là bộ phận, là
thuộc tính nên phải gắn với một cái riêng nhất định; chỉ có cái riêng mới tồn tại độc lập
tự thân.
- Mọi cái riêng là sự thống nhất của các mặt đối lập là cái đơn nhất và cái chung.
Cái chung và cái đơn nhất tồn tại không tách rời nhau trong cái riêng, thông qua cái riêng
mà biểu hiện sự tồn tại của mình.
- Mối liên hệ giữa cái chung với cái đơn nhất là mối liên hệ giữa các yếu tố, bộ
phận đơn lẻ vốn có trong một sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ giữa cái chung và cái đơn
nhất với cái riêng là mối liên hệ giữa các yếu tố, bộ phận đơn lẻ với cái toàn bộ.
- Trong cùng một lúc, một sự vật, hiện tượng vừa là cái đơn nhất vừa là cái chung.
Nghĩa là, thông qua các điểm cá biệt, các mặt không lặp lại của mình, sự vật, hiện tượng
(cái riêng) biểu hiện là cái đơn nhất; thông qua các mặt lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng
khác, nó biểu hiện là cái chung.
 Thứ hai, “cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung”. Điều này
có nghĩa là:
- Không có cái riêng nào tồn tại một cách độc lập tuyệt đối, hoàn toàn cô lập với
cái khác mà luôn tham gia vào các mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng khác
xung quanh mình, trong đó có những mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số “cái chung”
nào đó.
- Cái riêng không tồn tại vĩnh cửu. Nó xuất hiện, tồn tại một thời gian xác định rồi
biến thành cái riêng khác, rồi thành cái riêng khác nữa... cứ thế đến vô cùng. Kết quả của
sự biến hóa vô tận này là tất cả các cái riêng đều có liên hệ với nhau.
 Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, cái chung là cái bộ phận của cái riêng. Do đó,
cái riêng phong phú hơn cái chung, còn cái chung sâu sắc hơn cái riêng.
Bởi lẽ, bên cạnh cái chung thì bất kỳ cái riêng nào cũng còn chứa đựng cái đơn nhất.
Lênin đã viết: “Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật
riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung”.
Thứ tư, trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều kiện
nhất định, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau. Bởi lẽ, trong hiện
thực cái mới lúc đầu luôn xuất hiện dưới dạng “cái đơn nhất”, cái cá biệt. Nhưng theo
quy luật, cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên trở thành “cái chung”. Ngược lại, cái
cũ, cái lỗi thời dần mất đi và từ chỗ là “cái chung nó dần trở thành “cái đơn nhất”. Nói
cách khác, khi “cái đơn nhất” chuyển thành cái chung biểu hiện quá trình phát triển đi
lên. Ngược lại, sự chuyển hóa cái chung thành cái đơn nhất biểu hiện quá trình cái cũ, cái
lỗi thời bị phủ định.

❸ Nghiên cứu cặp phạm trù Cái chung – Cái riêng, chúng ta có thể rút ra Ý nghĩa
phương pháp luận như sau:
 Vì cái chung, cái riêng đều tồn tại khách quan và cái chung tồn tại trong cái riêng,
do đó để phát hiện ra những cái chung cần xuất phát từ những cái riêng cụ thể, chứ
không phải từ ý muốn chủ quan của con người.
 Vì cái chung là cái sâu sắc, chứa đựng bản chất, quy luật, do đó khi tìm hiểu sự
vật, hiện tượng, cần phát hiện ra cái chung để rút ra những nguyên lý chung (kinh
nghiệm, lý thuyết...).
 Vì cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung; bản thân cái chung
trong mọi sự vật, hiện tượng không giống nhau hoàn toàn, là biểu hiện của cái chung đã
được cá biệt hóa, do đó bất cứ lúc nào, khi áp dụng các phương pháp xuất phát từ cái
chung vào trong mỗi trường hợp cụ thể, cần phải thay đổi tùy theo từng trường hợp
cụ thể để vận dụng cho thích hợp.
 Vì cái chung và cái riêng luôn tồn tại trong mối liên hệ gắn bó biện chứng, do đó
giải quyết vấn đề cái chung và cái riêng không thể tách rời. Nếu chỉ thấy cái riêng sẽ
mò mẫm, tùy tiện; nếu chỉ thấy cái chung sẽ giáo điều, tả khuynh.
Vì cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau, do đó có thể và cần phải
tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho cái đơn nhất có lợi cho con người trở thành
cái chung, và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất.

TIẾP THEO LÀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ


Mối liên hệ phổ biến giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong một sự vật, hiện
tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn tới sự xuất hiện các mặt, các yếu tố,
các bộ phận mới hay các sự vật, hiện tượng mới được phép biện chứng khái quát thành
cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả.
Khi nghiên cứu cặp phạm trù này chúng ta cũng nghiên cứu theo bố cục
sau:
- Thứ nhất, định nghĩa phạm trù nguyên nhân và kết quả
- Thứ hai, mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Cuối cùng, là ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ quan niệm của PBCDV về
nguyên nhân và kết quả.

 NGUYÊN NHÂN: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa
các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
gây nên một biến đổi nhất định nào đó.
 KẾT QUẢ: là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do
sự tác động lẫn nhau giữa giữa các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng hay giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau.
Như vậy, nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng không nằm bên ngoài sự vật, hiện
tượng và nguyên nhân cuối cùng của sự vận động, chuyển hóa của toàn bộ thế giới
không nằm bên ngoài thế giới, trong lực lượng phi vật chất nào đó.

 Chúng ta cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện
- NGUYÊN CỚ: là khái niệm dùng để chỉ một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước
kết quả, nhưng bản thân nó không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có thể liên hệ với kết quả
nhưng đó là MLH bên ngoài, không bản chất, nhằm thực hiện những mục đích, mưu đồ
nhất định.
 ĐIỀU KIỆN: là khái niệm dùng để chỉ tổng hợp những hiện tượng có tác dụng đẩy
nhanh hoặc kìm hãm nguyên nhân tạo ra kết quả, chứ điều kiện không trực tiếp sinh ra
kết quả.

Ngược với quan niệm duy tâm về tính chất của mối liên hệ nhân quả, phép biện chứng
duy vật khẳng định rằng, mối liên hệ nhân quả mang tính khách quan, tính phổ biến và
tính tất yếu. Theo đó:
 Tính khách quan:được thể hiện ở chỗ mối liên hệ nhân - quả là cái vốn có của
bản thân sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con
người.
 Tính phổ biến của mối quan hệ nguyên nhân – kết quả: mọi sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan đều có nguyên nhân nhất định sinh ra. Trong đó, có những
nguyên nhân con người đã nhận thức được và cả những nguyên nhân con người chưa
nhận thức được. Đồng thời, trên thực tế, con người không chỉ quan sát được mối liên hệ
nhân – quả, mà còn có thể tự tạo ra nguyên nhân để sinh ra kết quả trong thực nghiệm
khoa học.
 Tính tất yếu của mối quan hệ nguyên nhân – kết quả thể hiện rằng nguyên
nhân sinh ra kết quả phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh. Do đó, chỉ có thể nói rằng, điều
kiện – hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả được sinh ra bởi cùng một
nguyên nhân càng giống nhau bấy nhiêu.
 Nói về tính chất của mối quan hệ nhân – quả, Ph.Ăngghen đã viết: “Hoạt động của
con người là hòn đá thử vàng của tính nhân quả”

Bên cạnh việc chỉ ra tính chất của mối liên hệ nhân quả, phép biện chứng duy vật còn
chỉ rõ mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa nguyên nhân và kết quả. Cụ thể:
 Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả và
kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Tuy nhiên, không phải mọi mối liên hệ
trước – sau đều được gọi là mối liên hệ nhân – quả.

 Mối liên hệ nhân quả là phức tạp vì:


 Một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả và một kết quả có thể được sinh ra
bởi nhiều nguyên nhân.
 Cùng tồn tại trong một sự vật, hiện tượng, nếu các nguyên nhân tác động cùng
chiều đến sự hình thành kết quả sẽ làm kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại, nếu các
nguyên nhân tác động theo những hướng khác nhau sẽ cản trở tác dụng của nhau, điều
đó ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.

 Kết quả sau khi xuất hiện có khả năng ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân đã
sinh ra nó theo hai hướng hoặc tích cực hoặc tiêu cực.

 Sự phân biệt giữa nguyên nhân & kết quả chỉ mang ý nghĩa tương đối. Nghĩa là,
cái ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ này là nguyên nhân, song trong thời điểm và mối
quan hệ khác lại là kết quả. Như Hegel đã nhận định: nguyên nhân đốt cháy mình sinh ra
kết quả, kết quả “tắt đi” sinh ra nguyên nhân.
Trong quá trình vận động liên tục của thế giới vật chất, không có sự vật, hiện tượng
nào được coi là nguyên nhân đầu tiên cũng như không có sự vật, hiện tượng nào
được coi là kết quả cuối cùng.

Về Ý nghĩa phương pháp luận:


Khi nghiên cứu mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân & kết quả,
chúng ta rút ra được bài học trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là:
 Có quan điểm “quyết định luận duy vật” (đối lập với quan điểm “thuyết định mệnh
duy tâm” được rút ra từ quan niệm duy tâm về mối liên hệ nhân – quả). Nghĩa là, phải
tìm nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện
thực, chứ không phải ở ngoài thế giới hay ở trong ý thức con người, đồng thời muốn loại
bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó thì phải loại bỏ nguyên nhân khách quan đã sinh ra nó.
 Tìm nguyên nhân chưa biết của các sự vật, hiện tượng ở các sự vật, hiện
tượng, mối liên hệ khách quan… đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng cần tìm hiểu xuất
hiện. Bởi lẽ, nguyên nhân luôn có trước kết quả về mặt thời gian.
 Xác định rõ sự vật, hiện tượng nghiên cứu đang giữ vai trò là nguyên nhân hay là
kết quả trong một thời gian hoặc trong mối quan hệ xác định, bởi lẽ nguyên nhân và kết
quả có thể đổi chỗ, chuyển hóa cho nhau.
 Phân loại nguyên nhân, tìm ra các nguyên nhân bên trong, nguyên nhân cơ
bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan…, đồng
thời nắm bắt được chiều hướng tác động của các nguyên nhân để từ đó có biện pháp
thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân tích cực phát huy tác động và hạn chế sự tác
động của các nguyên nhân tiêu cực. Bởi lẽ, một kết quả được sinh ra bởi nhiều nguyên
nhân.
Biết khai thác và tận dụng kết quả đã đạt được để tác động trở lại thúc đẩy nguyên
nhân, nhằm đạt được mục đích. Bởi lẽ, một nguyên nhân sinh có thể ra nhiều kết quả và
kết quả sau khi sinh ra có thể tác động trở lại nguyên nhân đã sinh ra nó.

Chào các bạn sinh viên. Chúng ta chuyển sang nghiên cứu cặp phạm trù TẤT NHIÊN
– NGẪU NHIÊN, MỘT TRONG SÁU CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT. Cặp phạm trù này được khái quát từ mối liên hệ phổ biến giữa
những cái do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và được xác
định trong một điều kiện hoàn cảnh nhất định với những nguyên nhân, điều kiện, hoàn
cảnh bên ngoài không được xác định rõ.
Nghiên cứu cặp phạm trù này chúng ta cũng cần phải làm rõ ba nội dung chính là:
- Thứ nhất, định nghĩa về phạm trù tất nhiên, ngẫu nhiên.
- Thứ hai, quan niệm của phép biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứnggiữa
tất nhiên và ngẫu nhiên.
Thứ ba, ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quan niệm của PBCDV về MQHBC giữa
tất nhiên và ngẫu nhiên.

 Đầu tiên, TẤT NHIÊN (hay còn được gọi là tất yếu) là phạm trù triết học dùng
để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất quyết định và
trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được.
NGẪU NHIÊN là phạm trù triết học dùng để chỉ cái không do mối liên hệ bản chất,
bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các tác nhân bên ngoài, do
sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó, nó có thể xuất hiện, có thể
không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện như thế khác.
Lưu ý :
 Cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên đều có nguyên nhân.
 Phạm trù “tất nhiên” quan hệ với phạm trù “cái chung”, nhưng không đồngnhất
với phạm trù đó. Cái tất yếu là cái chung, song không phải mọi cái chung đều là cái tất
yếu.
 Cả cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên đều có quy luật, nhưng những quy luậtquy định
sự xuất hiện của cái tất nhiên (quy luật đơn trị) khác với quy luật xuất hiện cái ngẫu
nhiên (quy luật xác suất).

Theo quan niệm của Phép biện chứng duy vật, tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại
khách quan, độc lập với ý thức con người và giữa chúng có mối quan hệ biện chứng.
Trong đó:
 Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại dưới dạng biệt lập, mà thống nhất hữu
cơ với nhau. Trong đó:
 Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường cho mình thông qua vô số những cái ngẫu
nhiên.
 Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung
cho cái tất nhiên.
Ph. Ăngghen đã viết: “Cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn do
những ngẫu nhiên thuần túy cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức,
dưới đó ẩn nấp cái tất yếu”.

 Tất nhiên và ngẫu nhiên có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự phát triển của
sự vật. Trong đó:
 Tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật.
 Ngẫu nhiên chỉ có tác dụng ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, làm cho sự
phát triển của sự vật diễn ra nhanh hơn hoặc chậm hơn.

 Ranh giới giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên chỉ mang tính tương đối. Nghĩa
là:
 Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên trong trạng thái cũ, mà thay đổi cùng với
sự thay đổi của sự vật.

 Trong những điều kiện nhất định, cái tất nhiên có thể chuyển hóa thành cái ngẫu
nhiên và ngược lại.
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau khi thay đổi mối quan hệ xem
xét.

Ý nghĩa phương pháp luận:


Quan niệm của phép biện chứng duy vật về cặp phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên và
mối quan hệ biện chứng giữa chúng đã mang đến cho chúng ta ý nghĩa phương pháp luận
quan trọng. Theo đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta cần
phải:
 Dựa vào cái tất nhiên, nhưng không được bỏ qua hoàn toàn những cái ngẫu nhiên.
Do đó, ngoài phương án chính vẫn luôn cần có các phương án dự phòng cho các trường
hợp sự biến ngẫu nhiên xuất hiện. Bởi lẽ, cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên đều tồn tại
khách quan và chúng có vai trò khác nhau trong quá trình phát triển của sự vật, hiện
tượng.
 Tìm ra cái tất nhiên đằng sau bức màn chằng chịt những cái ngẫu nhiên. Muốn
tìm ra cái tất nhiên, không chỉ dừng lại ở việc so sánh nhiều cái ngẫu nhiên để tìm ra cái
chung, mà còn phải tiến sâu hơn nữa mới tìm ra được cái chung tất yếu. Bởi lẽ, cái tất
nhiên thể hiện sự tồn tại của nó thông qua vô số cái ngẫu nhiên.
Phát hiện ra những cái ngẫu nhiên có lợi, “cố định” lại, biến nó thành cái tất nhiên.
Ngược lại, phát hiện ra những cái ngẫu nhiên có hại để loại trừ nó. Bởi lẽ, cái ngẫu nhiên
và cái tất nhiên có thể chuyển hóa cho nhau.

Chủ đề 2.2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Phần 2: CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Nội dung

Chào các bạn sinh viên. Hôm nay tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn về nội dung “Các cặp
phạm trù cơ bản của PBCDV”. Buổi trước chúng ta đã tìm hiểu về 3 cặp phạm trù: Cái
riêng và cái chung, Nguyên nhân và kết quả, Tất nhiên và ngẫu nhiên

Mối liên hệ phổ biến giữa tổng thể các yếu tố, bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng
với phương thức liên kết tương đối bền vững của chính các yếu tố, các bộ phận đó được
phép biện chứng khái quát thành cặp phạm trù NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC.
Nghiên cứu cặp phạm trù này chúng ta cũng cần nghiên cứu ba nội dung chủ đạo là:
- Thứ nhất, định nghĩa về phạm trù nội dung và hình thức
- Thứ hai, quan niệm của PBCDV về mối liên hệ giữa nội dung và hình thức
- Thứ ba, ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu cặp phạm trù này.
º NỘI DUNG là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố,
các quá trình tạo nên sự vật.
HÌNH THỨC là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của
sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Lưu ý :
 Nói đến nội dung là nói đến sự vật, hiện tượng, quá trình đó gồm có nhữngbộ
phận nào, những yếu tố nào, những mối liên hệ nào.
 Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có hai loại hình thức: hình thức bêntrong và
hình thức bên ngoài, trong đó hình thức bên trong giữ vai trò quyết định. Phép biện
chứng chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong, gắn liền với nội

dung, nghĩa là cơ cấu của nội dung, chứ không muốn nói đến hình thức bên ngoài.

Theo quan niệm của Phép biện chứng duy vật, nội dung và hình thức đều tồn tại khách
quan, độc lập với ý thức con người và giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau.
Điều này thể hiện ở:
º Nội dung và hình thức tồn tại thống nhất trong mâu thuẫn.
 Nội dung và hình thức tồn tại không tách rời nhau. Không có hình thức nào lại
tồn tại thuần túy mà không chứa đựng nội dung, cũng như không có nội dung nào lại
không tồn tại trong một hình thức xác định. Nội dung nào hình thức đó và một hình thức
cụ thể luôn chứa đựng nội dung tương ứng.
 Cùng một nội dung, trong quá trình phát triển, có thể thể hiện dưới nhiều hình
thức và ngược lại, một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung khác nhau.
 Trong sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, nội dung biến đổi
không ngừng còn hình thức thì tương đối ổn định.

º Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức và hình thức có tác
động ảnh hưởng tới nội dung trong quá trình vận động và phát triển của sự vật
§ Hình thức xuất hiện trong sự quy định của nội dung và khi xuất hiện hình thức có
tác động ảnh hưởng tới nội dung gây ra các hệ quả nhất định. Theo đó, nếu hình thức phù
hợp với nội dung thì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nội dung phát triển; nếu không phù
hợp thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Sự thay đổi của nội dung không phải lúc nào cũng kéo theo sự thay đổi của hình thức.
Nhưng khi nội dung biến đổi đến một giới hạn nhất định sẽ mâu thuẫn với hình thức và
buộc hình thức phải thay đổi. Nội dung mới phá bỏ hình thức cũ và trong vỏ bọc của
hình thức mới, nội dung mới lại tiếp tục vận động, phát triển không ngừng...
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Quan niệm của Phép biện chứng duy vật về nội dung, hình thức và mối quan hệ biện
chứng giữa chúng mang đến cho chúng ta bài học, rằng trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn:
 Không được tách rời một cách tuyệt đối giữa nội dung và hình thức, đặc biệt
cần chống chủ nghĩa hình thức. Bởi lẽ, nội dung và hình thức tồn tại khách quan, phổ
biến và giữa chúng có mối liên hệ thống nhất chặt chẽ, trong đó nội dung đóng vai trò
quyết định.
 Phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với nội

dung, đáp ứng yêu cầu của hoạt động thực tiễn cũng như nhu cầu và lợi ích của con
người. Bởi lẽ, một nội dung có thể có nhiều hình thức.
Phải căn cứ vào nội dung, đồng thời phải luôn luôn theo dõi mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Bởi lẽ, trong mối quan hệ giữa
nội dung và hình thức, nội dung giữ vai trò quyết định và hình thức có thể tác động tích
cực đến nội dung chỉ khi nó phù hợp với nội dung.

Chào các bạn sinh viên. Chúng ta tiếp tục chuyển sang nghiên cứu cặp phạm
trù BẢN CHẤT & HIỆN TƯỢNG, MỘT TRONG SÁU CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT. Cặp phạm trù này được PBCDV khái quát từ sự
quy định và phụ thuộc lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các mối liên hệ cơ bản, tất
nhiên, ổn định bên trong sự vật, hiện tượng với những hình thức thể hiện ở bên ngoài của
các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định. Nghiên cứu cặp phạm trù này chúng ta
phải làm rõ 3 nội dung cơ bản là:
- Thứ nhất, định nghĩa về phạm trù bản chất và phạm trù hiện tượng
- Thứ hai, quan niệm của PBCDV về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất vàhiện
tượng
- Thứ ba, ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu quan niệm
củaPBCDV về bản chất và hiện tượng.
Đầu tiên là định nghĩa phạm trù bản chất và phạm trù hiện tượng:
º BẢN CHẤT là phạm trù triết học chỉ tổng hợp những mặt, những mối liên
hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển
của đối tượng.
HIỆN TƯỢNG là phạm trù triết học chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất
nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.
Lưu ý :
 Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung nhưng hẹp hơn phạmtrù cái
chung, vì có cái chung là bản chất, song cũng có cái chung không phải là bản chất.
 Bản chất gắn bó chặt chẽ với cái phổ biến (một trong những mối liên hệ cơbản
nhất tạo thành cơ sở cho sự thống nhất về một hệ thống chỉnh thể tất cả các cái riêng, là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt xâu chuỗi tất cả chúng về một mối).
 Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật, xét về mức độ nhận thức của conngười,
là cùng loại, hay cùng một bậc. Tuy nhiên, bản chất và quy luật không đồng nhất với
nhau. Mỗi quy luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một khía cạnh

nhất định của bản chất, còn bản chất là tổng hợp hàng loạt quy luật. Do đó, phạm trù bản
chất rộng hơn, phong phú hơn phạm trù quy luật.
Do đó, Lênin đã nhấn mạnh về tính cùng cấp độ, có thể dùng lẫn cho nhau của phạm
trù “Quy luật”, “Bản chất” và “Cái phổ biến”.

Về Mối liên hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng được hiểu như sau:
Theo quan niệm của Phép biện chứng duy vật, bản chất và hiện tượng đều tồn tại
khách quan, độc lập với ý thức con người và giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với
nhau. Điều này thể hiện ở chỗ:
º Bản chất và hiện tượng là hai mặt luôn thống nhất với nhau, không tách rời nhau.
Bởi lẽ, bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng và hiện tượng bao giờ cũng là sự
biểu hiện của bản chất; bản chất “được ánh lên” thông qua hiện tượng (Hegel).

º Bản chất và hiện tượng là hai mặt đối lập. Bởi lẽ:
 Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của
sự vật; còn hiện tượng phản ánh cái riêng, cái cá biệt, cái đơn nhất. Do đó, hiện tượng
phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng. Nghĩa là, tùy theo sự thay
đổi của điều kiện và hoàn cảnh một bản chất có thể đươc biểu hiện thông qua những hiện
tượng khác nhau.
 Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng thì thường xuyên
biến đổi. Lênin đã viết: “không phải chỉ riêng hiện tượng là tạm thời, chuyển động, lưu
động, bị tách rời bởi những giới hạn chỉ có tính chất ước lệ, mà bản chất của sự vật cũng
thế”
 Bản chất là mặt bên trong, ẩn giấu sâu xa của hiện tượng khách quan, còn hiện
tượng là mặt bên ngoài của hiện tượng khách quan đó.
Bản chất không được biểu hiện hoàn toàn ở một hiện tượng mà biểu hiện ở rất nhiều
hiện tượng khác nhau. Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện
một khía cạnh của bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi
xuyên tạc bản chất. Về điều này, C.Mác đã khẳng định: “nếu hình thái biểu hiện và bản
chất sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau, thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa”
Về Ý nghĩa phương pháp luận:
Nghiên cứu quan niệm của Phép biện chứng duy vật về cặp phạm trù bản chất và
hiện tượng, chúng ta có thể rút ra một số bài học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
º Vì bản chất là tổng hợp những mặt, những mối liên hệ khách quan, tất

nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của chính bản thân
sự vật. Do đó, chỉ có thể tìm ra bản chất của sự vật ở trong chính bản thân sự vật chứ
không thể tìm ở ngoài sự vật.
º Vì bản chất gắn chặt với cái phổ biến, phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết
định sự tồn tại, vận động, phát triển của chính bản thân sự vật, còn hiện tượng chỉ là biểu
hiện ra bên ngoài của bản chất trong một điều kiện xác định, phản ánh cái cá biệt, cái đơn
nhất. Do đó, muốn nhận thức đúng đắn về sự vật không được dừng lại ở hiện tượng mà
phải đi sâu tìm hiểu bản chất. Đồng thời, phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định
phương thức hoạt động cải tạo sự vật; khi bản chất của sự vật đã thay đổi, phải thay đổi
các hoạt động, các phương pháp tác động vào sự vật cho phù hợp với bản chất mới của
đối tượng.
Vì bản chất không được biểu hiện hoàn toàn ở một hiện tượng mà biểu hiện ở rất nhiều
hiện tượng khác nhau. Và hiện tượng cũng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ
biểu hiện một khía cạnh của bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi,
nhiều khi xuyên tạc bản chất. Phải phân tích, tổng hợp sự biến đổi của nhiều hiện tượng
dưới nhiều góc độ, nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhất là những hiện tượng điển
hình mới có thể hiểu rõ được bản chất sự vật.

Chào các anh chị học viên. Chúng ta chuyển sang nghiên cứu cặp phạm trù cuối cùng
TRONG SÁU CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT. Đó
là cặp phạm trù KHẢ NĂNG & HIỆN THỰC.
Cũng như khi nghiên cứu các cặp phạm trù trước, để nghiên cứu cặp phạm trù này
chúng ta cũng cần nghiên cứu ba nội dung chính là:
- Thứ nhất, định nghĩa về phạm trù khả năng và hiện thực
- Thứ hai, về mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
- Thứ ba, về ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ quan niệm của phép biện
chứng duy vật về khả năng và hiện thực
Trước tiên là về định nghĩa phạm trù khả năng và hiện thực:
 KHẢ NĂNG: là một phạm trù triết học dùng để chỉ cái hiện chưa xảy ra, nhưng
nhất định sẽ xảy ra khi có điều kiện thích hợp.
Nói cách khác, khả năng phản ánh thời kỳ hình thành đối tượng khi nó mới chỉ tồn
tại dưới dạng tiền đề, phản ánh xu hướng hình thành của hiện thực mới; là cái có thể có
khi có điều kiện thích hợp nhưng chưa có tại thời điểm xem xét.
 HIỆN THỰC: là một phạm trù triết học dùng để chỉ cái đang có, đang tồn tại.
Hiện thực phản ánh kết quả sinh thành, là sự thực hiện hóa khả năng và là cơ

sở để định hình những khả năng mới.


Lưu ý:
Hiện thực bao gồm cả hiện thực khách quan (những sự vật, hiện tượng vật chất
đang tồn tại khách quan trong thực tế) và hiện thực chủ quan (những hiện tượng tinh thần
đang tồn tại trong ý thức con người).
Về thực chất, hiện thực là sự thống nhất giữa bản chất của đối tượng với vô vàn các
hiện tượng của nó, tạo nên tính xác định động cho đối tượng trong một không gian, thời
gian cụ thể.

Về Mối liên hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực: có 3 nội dung lớn là:
 Thứ nhất, KHẢ NĂNG & HIỆN THỰC THỐNG NHẤT TRONG MÂU THUẪN
VÀ THƯỜNG XUYÊN CHUYỂN HÓA LẪN NHAU
 Thứ hai, ĐỂ KHẢ NĂNG BIẾN THÀNH HIỆN THỰC CẦN PHẢI CÓ MỘT
TẬP HỢP ĐIỀU KIỆN
Thứ ba, TRONG MỘT ĐIỀU KIỆN NHẤT ĐỊNH, TRONG MỘT SỰ VẬT CÓ THỂ
TỒN TẠI NHIỀU KHẢ NĂNG
Về nội dung thứ nhất: khả năng và hiện thực luôn tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ
không tách rời và luôn chuyển hóa lẫn nhau. Điều này có nghĩa là: trong hiện thực
luôn chứa đựng khả năng. Sự vận động và phát triển của sự vật chính là quá trình
biến khả năng thành hiện thực mới. Và trong hiện thực mới lại chứa đựng khả năng
mới. Và khả năng mới này khi có đủ điều kiện lại biến thành hiện thực mới nữa…
Nói khác đi, khả năng được sinh ra trong lòng hiện thực và đại diện cho tương lai ở
thời hiện tại; khi khả năng chuyển hóa thành hiện thực thì hiện thực mới lại chứa
đựng những khả năng mới. Quá trình vận động, phát triển, chuyển hóa giữa hiện thực
– khả năng – hiện thực này cứ diễn ra liên tục làm cho sự vận động, phát triển của thế
giới là vô tận.
Chuyển sang nội dung thứ hai, khả năng chuyển hóa thành hiện thực trên cơ sở một
tập hợp điều kiện. Không phải tất cả mọi khả năng đều được hiện thực hóa mà đòi hỏi
phải có điều kiện tương ứng. Đó không phải chỉ là một điều kiện mà là một tập hợp
nhiều điều kiện, được gọi là tập hợp điều kiện cần và đủ.
Trong đó, điều kiện cần là điều kiện mà nếu nó không có nó thì chắc chắn khả năng
không thể biến thành hiện thực. Điều kiện đủ là điều kiện mà có nó thì có thể suy ra
khả năng chắc chắn biến thành hiện thực.
Bên cạnh đó, còn có vai trò của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong sự
chuyển hóa biến khả năng thành hiện thực. Ví dụ:
§ Trong lĩnh vực tự nhiên: quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là

một quá trình khách quan. Tuy vậy, không phải mọi khả năng biến thành hiện thực trong
lĩnh vực này đều diễn ra một cách tự phát. Có 3 trường hợp có thể xảy ra :
- Thứ nhất, mọi điều kiện chỉ bằng con đường tự nhiên.
- Thứ hai, điều kiện tự nhiên kết hợp với sự tác động của con người.
- Thứ ba, nếu không có sự tham gia của con người thì khả năng không thểbiến
thành hiện thực.
§ Còn trong lĩnh vực xã hội: hiện thực hóa khả năng nào đó không thể tách rời hoạt
động thực tiễn. Con người có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình khả năng biến thành
hiện thực bằng cách tạo ra những điều kiện theo chiều này hoặc chiều khác. Tuy nhiên,
mục đích, phương tiện và phương thức của hoạt động đó, xét đến cùng, cũng gắn với các
hoàn cảnh khách quan và bị quy định bởi các quy luật khách quan.
Do đó, không thấy vai trò của nhân tố chủ quan của con người sẽ rơi vào sai lầm hữu
khuynh, chịu bó tay, khuất phục trước mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, cũng không được
tuyệt đối vai trò của nhân tố chủ quan mà xem thường điều kiện khách quan. Bởi nếu
như vậy là rơi vào sai lầm chủ quan, mạo hiểm, duy ý chí.

Thứ ba, trong cùng một điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều
khả năng. Ngoài những khả năng có sẵn vốn có, trong những điều kiện mới ở sự vật có
thể xuất hiện thêm những khả năng mới. Và mỗi khả năng cũng có thể biến đổi theo sự
biến đổi của điều kiện.
Đồng thời, các khả năng không giữ vai trò ngang nhau trong sự vận hành và phát
triển hiện thực. Chẳng hạn:
 Có những khả năng quy định sự chuyển hóa đối tượng từ trạng thái này sang trạng
thái khác song vẫn trong khuôn khổ bản chất đó;
 Có những khả năng biến đổi bản chất của đối tượng, biến nó thành cái khác, trong
đó có những đối tượng chuyển từ thấp lên cao, song cũng có những đối tượng lại hạ từ
cao xuống thấp;
Có khả năng được hiện thực hóa trong điều kiện hiện tại, số khác lại trong thời tương
lai.

Chúng ta có nhiều cơ sở để phân loại khả năng:


§ Nếu căn cứ vào các thuộc tính và các mối liên hệ quy định khả năng: khả năng
được chia thành 2 loại là: khả năng thực (do thuộc tính và mối liên hệ tất nhiên quy định)
và khả năng hình thức (do thuộc tính và mối liên hệ ngẫu nhiên quy định) hay còn gọi là
khả năng tất nhiên – khả năng ngẫu nhiên;

Nếu căn cứ vào những điều kiện cho phép khả năng biến thành hiện thực, có thể chia
khả năng thành khả năng cụ thể (đã có đủ điều kiện) và khả năng trừu tượng (điều kiện
chưa có, song có thể xuất hiện khi đối tượng đạt tới một trình độ nhất định) hay khả năng
vốn có và khả năng mới…
Việc phân biệt các loại khả năng có ý nghĩa lớn trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn. Khi đặt ra mục đích, xây dựng chương trình, lập kế hoạch, xác định cách
thức giải quyết các nhiệm vụ, thực hiện hành vi, con người cần phải xuất phát từ khả
năng thực, khả năng tất nhiên, khả năng cụ thể, khả năng vốn có chứ không phải từ khả
năng hình thức, khả năng ngẫu nhiên hay khả năng trừu tượng.

VỀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN: Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ biện
chứng của cặp phạm trù khả năng – hiện thực, chúng ta rút ra được những ý
nghĩa sau đây:
 Vì khả năng và hiện thực không tách rời nhau và có khả năng chuyển hóa cho
nhau, đồng thời, hiện thực là cái đang tồn tại, khả năng là cái chưa có nên trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải dựa vào hiện thực chứ không phải vào
khả năng.
 Vì khả năng và hiện thực luôn chuyển hóa cho nhau, do đó phải xác định được
khả năng phát triển của sự vật rồi mới tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng.
 Vì hiện thực chứa đựng nhiều khả năng và khả năng biểu hiện khuynh hướng phát
triển của sự vật, do đó trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải tính đến
mọi khả năng để có thể dự kiến các phương án, kế hoạch, hành động thích hợp;
 Vì các khả năng không có vai trò như nhau trong sự vận động, phát triển của sự
vật, do đó phải lựa chọn khả năng trong số khả năng hiện có, trước hết chú ý đến khả
năng gần, khả năng tất nhiên
 Vì khả năng chỉ trở thành hiện thực khi tập hợp đủ các điều kiện cần thiết, do đó
cần tạo ra các điều kiện thích hợp để khả năng chuyển hóa thành hiện thực.
Cần tránh sai lầm khi tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan hoặc xem thường vai
trò ấy.
Tới đây, tôi đã cùng các bạn nghiên cứu xong nội dung sáu cặp phạm trù cơ bản của
PBCDV. Chào các bạn và hẹn gặp lại các bạn ở phần nội dung tiếp theo của chương
trình học, đó là Lý luận nhận thức.

You might also like