You are on page 1of 3

1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật

-Biện chứng dựa trên nền tảng triết học duy vật

-Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

+ Nội dung lý thuyết

Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các
sự vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng, có khác nhau đến thế nào đi chăng
nữa, thì cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy
nhất.

Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, chúng giữ những vai trò
khác nhau quy định sự vật động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

+ Phương pháp luận

Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng
chúng ta cần rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức cũng như trong hoạt
động thực tiễn.

Cần lưu ý rằng, mọi sự vật đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định và
mang dấu ấn của không gian, thời gian đó. Do vậy, chúng ta cần có quan điểm lịch
sử - cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra.

--Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất cơ
bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. Trong đó, Tính
phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ
không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật,
hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành
phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố
khác.

--Để khái quát nên tính chất biến hóa của sự vật, hiện tượng, Ăng-ghen đã viết
rằng:
Tư duy của nhà siêu hình chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung
nhau được, họ nói có là có, không là không. Đối với họ, một sự vật hoặc tồn tại
hoặc không tồn tại, một hiện tượng không thể vừa là chính nó lại là vừa cái khác,
cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ nhau…. Ngược lại tư duy biện
chứng là một tư duy mềm dẻo linh hoạt, không còn biết đến những đường ranh giới
tuyệt đối nghiêm ngặt, đến những cái "hoặc là"…. "hoặc là"… "vô điều kiện" nữa
(kiểu như: "hoặc là có, hoặc là không", hoặc tồn tại, hoặc không tồn tại"). Tư duy
biện chứng thừa nhận trong những trường hợp cần thiết bên cạnh cái "hoặc là"…
hoặc là" còn có cả cái "vừa là…. Vừa là" nữa. Chẳng hạn, theo quan điểm biện
chứng, một vật hữu hình trong mỗi lúc vừa là nó, vừa không phải là nó, một cái tên
đang bay trong mỗi lúc vừa ở vị trí A lại vừa không ở vị trí A, cái khẳng định và
cái phủ định vừa loại trừ nhau vừa không thể lìa nhau được

Theo Lênin: Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu
tất cả các mặt, các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó và ông cũng
cho rằng: Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đên tất cả các mặt của mối
quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó.

--Nguyên lý này biểu hiện rõ thông qua sáu cặp phạm trù gồm:

+Cái chung và cái riêng

+Bản chất và hiện tượng

+Nội dung và hình thức

+Nguyên nhân và kết quả

+Khả năng và hiện thực

+Tất nhiên và ngẫu nhiên

2 Vận dụng quan điểm toàn diện trong hoạt động học tập của sinh viên hiện
nay

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN DUY VẬT ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC
TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Tư duy khoa học, năng lực tư duy khoa học có vai trò quan trọng đối với cả hoạt
động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn. Năng lực tư duy biện chứng sẽ giúp cho
sinh viên rất nhiều trong quá trình học tập cũng như công tác sau này:

Thứ nhất, luôn tiếp nhận tri thức một cách khoa học, sáng tạo. Tư duy
biện chứng sẽ giúp sinh viên cái nhìn toàn diện, phân biệt tri thức đúng, sai; chỉ ra
nguyên nhân cái sai, và khẳng định, phát triển tri thức đúng đắn. Sinh viên tự học,
tự nghiên cứu, giải thích thực tiễn biến đổi, đưa ra những giải pháp mà thực tiễn
đặt ra…

Thứ hai, có phương pháp học tập, làm việc đúng đắn; sinh viên không còn
phải học vẹt, học tủ; mà học hiểu, biết vận dụng, biết đánh giá và sáng tạo ra tri
thức mới.

Thứ ba, loại bỏ tư duy siêu hình, cứng nhắc, bảo thủ, trì trệ... và thái độ định
kiến với cái mới; tránh sự phỏng đoán thiếu cơ sở khoa học và nguy cơ rơi vào ảo
tưởng; nhìn nhận đối tượng một cách khách quan và khoa học; giúp việc học tập và
nghiên cứu các môn khoa học khác có hiệu quả hơn, đồng thời có khả năng gắn kết
lý luận với thực tiễn, gắn học với hành, là cơ sở quan trọng để xây dựng năng lực
tư duy, nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra một cách đúng đắn.

You might also like