You are on page 1of 2

(phần chữ màu đỏ là nói phần slides màu đen tớ tô đậm nhoe)

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng mối liên hệ có 3 tính chất cơ bản sau
đây: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú
-Tính khách quan: Đây là mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng, nó tồn tại
độc lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con người
chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn
của mình để đạt được hiệu quả nhất.
Thứ nhất phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ
tác động trong thế giới có mối liên hệ tác động giữa các sự vật hiện tượng vật chất
với nhau liên hệ giữa sự vật hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần liên hệ
giữa những hiện tượng tinh thần với nhau câu các mối liên hệ tác động đó suy đến
cùng đều là sự quy định tác động qua lại lại chuyển hóa lẫn nhau phụ thuộc lẫn nhau
giữa các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên nó tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối
liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình để đạt được hiệu quả nhất.

-Tính phổ biến: Nghĩa là bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại trong mối
liên hệ qua lại với sự vật khác. Ở bất cứ không gian, thời gian nào, mối liên hệ
của các sự vật, hiện tượng cũng là một khối vừa thống nhất, vừa tương tác
thúc đẩy lẫn nhau.
Thứ hai là tính phổ biến tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ, bất kỳ nơi
đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa
dạng, chúng giữ vai trò vị trí khác nhau trong sự vận động chuyển hóa của sự vật
hiện tượng. Mối liên hệ qua lại quy định chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở
sự vật hiện tượng tự nhiên xã hội tư duy mà còn diễn ra giữa các mặt các yếu tố các
quá trình của mỗi sự vật hiện tượng.

-Tính đa dạng, phong phú: Các sự vật hiện tượng hay quá trình khác nhau đều
có những mối liên hệ cụ thể khác nhau giữa vị trí vai trò khác nhau đối với sự
tồn tại và phát triển.
Thứ ba là tính đa dạng phong phú được biểu hiện là sự vật khác nhau hiện tượng
khác nhau, Không Gian Khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện
khác nhau.Có mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng
lớn của thế giới, có mối liên hệ riêng chỉ tác động từng lĩnh vực từng sự vật và hiện
tượng cụ thể có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật hiện tượng nhưng cũng có
những mối liên hệ gián tiếp, có mối liên hệ tất nhiên cũng có mối quan hệ ngẫu
nhiên, có mối liên hệ bản chất cũng có mối liên hệ không bản chất chỉ đóng vai trò
phụ thuộc, có mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu..., có rất nhiều mối liên hệ
chúng giữ vai trò khác nhau quy định sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng.

Để phân loại các mối liên hệ như trên phải tùy thuộc vào tính chất vai trò của từng
mối liên hệ tuy vậy. Việc phân loại này cũng chỉ và mang tính thức tính chất tương
đối, Bởi vì các mối liên hệ của các đối tượng là rất phức tạp không thể tách Chúng
khỏi tất cả các mối liên hệ khác, mỗi liên hệ còn cần được nghiên cứu cụ thể trong
sự biến đổi và phát triển cụ thể của chúng.
=> Như vậy nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát thuật toàn cảnh thế
giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật hiện tượng của nó.
Tính vô hại của thế giới cũng như tính vô lượng các sự vật hiện tượng đó chỉ
có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến được quy định bằng các mối
liên hệ có hình thức vai trò khác nhau.

Để khái quát nên tính chất biến hóa của sự vật hiện tượng ăng ghen đã viết rằng:
Ăng-ghen:
“Tư duy của nhà siêu hình chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung nhau
được, họ nói có là có, không là không. Đối với họ, một sự vật hoặc tồn tại hoặc không
tồn tại, một hiện tượng không thể vừa là chính nó lại là vừa cái khác, cái khẳng định và
cái phủ định tuyệt đối bài trừ nhau…. Ngược lại tư duy biện chứng là một tư duy mềm
dẻo linh hoạt, không còn biết đến những đường ranh giới tuyệt đối nghiêm ngặt, đến
những cái "hoặc là"…. "hoặc là"… "vô điều kiện" nữa (kiểu như: "hoặc là có, hoặc là
không", hoặc tồn tại, hoặc không tồn tại"). Tư duy biện chứng thừa nhận trong những
trường hợp cần thiết bên cạnh cái "hoặc là"… hoặc là" còn có cả cái "vừa là…. Vừa là"
nữa. Chẳng hạn, theo quan điểm biện chứng, một vật hữu hình trong mỗi lúc vừa là
nó, vừa không phải là nó, một cái tên đang bay trong mỗi lúc vừa ở vị trí A lại vừa
không ở vị trí A, cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau vừa không thể lìa
nhau được”

Còn Theo Lênin


Lênin
“Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các
mặt, các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó”

Và từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến phép biện chứng khái quát tài
nguyên tắc toàn diện
Nguyên tắc toàn diện:
- Thứ nhất:

You might also like