You are on page 1of 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng


1.1.1 Định nghĩa phạm trù và phạm trù triết học
Phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ chung và cơ bản nhất của các sự vật và hiện tưọng thuộc một lĩnh vực
hiện thực nhất định.1
Phạm trù là cái thực sự tồn tại trong thế giới khách quan đã được con người nhận
biết và phân biệt trên cơ sở những khái niệm tương ứng. Mỗi bộ môn khoa học đều
có phạm trù riêng của mình.
Ví dụ: Vật lý học có các phạm trù năng lượng, khối lượng…; trong sinh học có
phạm trù biến dị, di truyền,…; trong kinh tế học có các phạm trù hàng hóa, giá trị,
mỹ học có các phạm trù cái đẹp, cái bi, cái hài…
Phạm trù của phép biện chứng duy vật là những khái niệm chung nhất, phản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản phổ biến nhất của toàn bộ
thế giới hiện thực (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy).
Ví dụ: Các phạm trù: vật chất, ý thức, mâu thuẫn, nguyên nhân, kết quả, bản chất,
hiện tượng...
1.1.2 Khái niệm Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
- Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối
ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình
qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng.
Ví dụ: Trong xã hội có giai cấp, bản chất của nhà nước là công cụ chuyên chính
của giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội. Bản chất này
được thể hiện ra dưới nhiều hình thức cụ thể khác nhau phụ
thuộc vào tương quan giai cấp trong xã hội.
- Bản chất gắn bó với cái chung nhưng không phải cái chung nào cũng là bản
chất, chỉ những cái chung nào quy định sự vận động phát triển
của sự vật mới là cái chung bản chất.
Ví dụ: Người Việt Nam có cái chung là màu tóc đen và da vàng. Nhưng
cái chung của tóc đen da vàng không phải là cái chung bản chất
của con người Việt Nam. Bản chất và quy luật là những phạm
trù cùng bậc, tuy nhiên bản chất rộng hơn, phong phú hơn quy luật.
- Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên
tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của
bản chất đối tượng.
1
TS. Nguyễn Thị Hồng Vân và đtg. Giáo trình triết học Mac Lenin, Bộ giáo dục,
NXB Chính trị quốc gia, 2003.
Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách quan.
Nó ẩn dấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra ngoài những hiện
tượng ấy. Còn hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện
thực khách quan.
Ví dụ:
- Trong một nguyên tố hoá học thì: Bản chất là mối liên hệ giữa nguyên tử và hạt
nhân. Hiện tượng là những tính chất hoá học của nguyên tố đó khi tương tác với
các nguyên tố khác.
- Trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng ngôn ngữ và có cảm xúc như một con người
nhưng bản chất nó là một cỗ máy tất cả đều do con người tạo ra.

1.1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Qua tìm hiểu định nghĩa về cặp phạm trù bản chất và hiện tượng, ta thấy hai phạm trù này đều
tồn tại khách quan. Mối quan hệ giữa chúng là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập.

Sự tồn tại khách quan giữa bản chất và hiện tượng


Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách
quan:2
+ Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy
tham gia vào những mối quan hệ qua lại đan xen chằng chịt với nhau, trong đó có
những mối quan hệ tất nhiên, tương đối ổn định. Những mối liên hệ này tạo nên
bản chất của sự vật.
+ Sự vật tồn tại khách quan và những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định này
lại ở bên trong sự vật, nên đương nhiên chúng cũng tồn tại khách quan, do đó bản
chất của sự vật cũng tồn tại khách quan.
+ Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện bản chất ra bên ngoài, cũng là cái khách quan
không phải do cảm giác chủ quan của con người quyết định.
Sự thống nhất của bản chất và hiện tượng
+ Bản chất và hiện tượng liên hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự vật nào
cũng là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
+ Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là
biểu hiện của bản chất. Không có bản chất nào tồn tại một cách thuần túy, không
cần có hiện tượng. Ngược lại, cũng không có hiện tượng nào lại không phải là sự
biểu hiện của một bản chất nhất định. Lênin viết : “Bản chất hiện ra. Hiện tượng là
có tính chất bản chất”.
+ Bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng, và bất
kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó (hoặc nhiều
hoặc ít).
Ví dụ: Trong xã hội có giai cấp, bất kỳ Nhà nước nào cũng là một bộ máy trấn áp
của giai cấp này đối với giai cấp khác. Bản chất ấy thể hiện ở chỗ bất kỳ Nhà nước
nào cũng có quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù,... Tất cả bộ máy này đều nhằm mục
đích trấn áp sự phản kháng của giai cấp khác để bảo vệ quyền lợi kinh tế và chính
trị của giai cấp thống trị.
+ Bản chất bao giờ cũng tự bộc lộ ra thông qua những hiện tượng nhất định. Bản
chất khác nhau sẽ bộc lộ ra thành những loại hiện tượng khác nhau. Bản chất nào
thì có hiện tượng đó. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay
đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng biến mất. Bản
chất mới ra đời thì hiện tượng mới cũng ra đời.
Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng được thể hiện ở chỗ:

+ Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, còn hiện
tượng phản ánh cái cá biệt. Hiện tượng không những bị quy định bởi bản chất mà còn bởii sự tương tác
với các sự vật khác. Vì vậy, cùng một bản chất có thể được biểu hiện ở nhiều hiện tượng khác nhau tuỳ
theo hoàn cảnh cụ thể. Chính vì thế, hiện tượng phong phú hơn bản chất; ngược lại, bản chất sâu sắc
hơn hiện tượng.

+ Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện tượng khách quan, còn hiện tượng là mặt bên ngoài
của hiện thực khách quan ấy. Về cơ bản, hiện tượng phù hợp với bản chất, nhưng không bao giờ phù
hợp hoàn toàn. Chúng biểu hiện bản chất không dưới dạng y nguyên như bản chất vốn có mà dưới hình
thức cải biến, nhiều khi xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất.

Ví dụ: Hàng bao thế kỷ người ta vẫn tin rằng trái đất đứng yên còn mặt trời quay xung quanh trái đất, và
vì vậy mà có ngày và đêm, nhưng sự thực lại hoàn toàn ngược lại: chính là trái đất quay xung quanh mặt
trời. Hay nhúng một nửa cái thước vào chậu nước, nhìn vào ta thấy cái thước gấp khúc, trong khi đó sự
thực thước vẫn thẳng. Quần chúng nhân dân chính là lực lượng quyết định trong sự sáng tạo ra lịch sử,
nhưng nhìn theo những hiện tượng bề ngoài, hình như lịch sử được tạo nên bӣi những vĩ nhân,...
Mác nhận xét: “Nếu hình thái biểu hiện bản chất của sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau, thì mọi khoa
học sẽ trở nên thừa”. Vì vậy, khi xem xét sự vật, ta không thể dừng lại ở biểu hiện bề ngoài mà phải đi
sâu vào tìm hiểu bản chất của nó. Nhưng quá trình tìm hiểu bản chất của sự vật là một quá trình rất
phức tạp, lâu dài. Đó là quá trình con người đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc hơn
đến bản chất sâu sắc hơn và cứ thế tiếp tục mãi.

“Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất,
không bám chắc, không ngồi vững bằng "bản chất". (Lenin)
1.1.4 Y đức nhìn từ góc độ của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
Lịch sử về đạo đức y học Hippocrtes – ông tổ của ngành Y, một thầy thuốc danh tiếng thời Hy lạp cổ đại,
người sống cách chúng ta hơn 2.500 năm, nhưng những tư tưởng và kiến thức của ông đến nay vẫn còn
nguyên giá trị. Ông đã dạy những người làm ngành y phải có y đức.

Y đức: Là những quy ước không có tính chất pháp lý, nhưng thuộc phạm trù luân lý, đạo đức ràng buộc
người thầy thuốc phải chấp hành trong quá trình hành nghề, vì danh dự của tập thể, bản thân và quyền
lợi của bệnh nhân. Các quy định của Y đức thay đổi theo không gian và thời gian tùy theo các yếu tố tâm
lý, tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi cộng đồng xã hội.

Y đức là những tiêu chuẩn và nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi và mối quan
hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân và đối với đồng nghiệp.( 2. Bộ Y Tế, Nguyễn Huỳnh Ngọc, Tâm lý học y
học – Y đức, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011) "cán bộ cần phải thương yêu, sǎn sóc người
bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. "Lương y phải
như từ mẫu"
Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử, đã tích lũy được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm
về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khỏe, duy trì và phát triển nòi giống và đã sản
sinh ra nhiều danh y nổi tiếng. Hơn 200 nǎm trước đây, ở nước ta, nhà đại danh y Việt Nam Hải
Thượng Lãn Ông đã từng nói: "Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính
mạng con người: sống chết trong tay mình nắm, phúc hoạ trong một tay mình giữ. Thế thì đâu
có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi
không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chǎng!". Các danh y đã để lại cho
hậu thế của dân tộc một khối lượng tri thức phong phú về y lý, y đức, y thuật và những bài thuốc quý.
Cũng trong quá trình xây dựng nền y học dân tộc, các danh y của ta đã khẳng định yếu tố cơ bản, yếu tố
gốc của người thầy thuốc là y đức. Làm nghề y là theo phương châm trị bệnh cứu người. Con người phải
được đối xử bình đẳng trong chữa trị bệnh.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nội dung y đức về cơ bản không thay
đổi. Tuy vậy, người thầy thuốc hiện nay đứng trước cơ chế mới phải đấu tranh để giữ vững bản
chất nghề nghiệp, bảo vệ sự trong sáng của y đức. Trước những cám dỗ của đồng tiền, trước
một đối tượng phục vụ đủ mọi thành phần giai cấp, đủ mọi tầng lớp của xã hội, với mạng lưới y
tế Nhà nước và mạng lưới y tế tư nhân song song tồn tại, y đức thực sự đứng trước những
thách thức. Những “điệp khúc” buồn về y đức, y nghiệp của một số cán bộ ngành Y thông
qua những vi phạm về kê đơn thuốc; móc ngoặc chuyển bệnh nhân về phòng khám tư để
trục lợi; cư xử thiếu lễ độ, tôn trọng đối với bệnh nhân; có thái độ thờ ơ, gây khó khăn với
bệnh nhân và thân nhân người bệnh; xao lãng, tắc trách trong công việc, không hoàn thành
tốt vai trò của một lương y… Đặc biệt, một số trường hợp do khả năng chuyên môn kém, ít
kinh nghiệm, còn chủ quan, lơ là trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân đã dẫn đến những hậu
quả nghiêm trọng làm tổn hại sức khỏe, tính mạng người bệnh; gây bức xúc cho thân nhân,
gia đình, bất bình trong quần chúng nhân dân và làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành
Y tế. Không chỉ vậy, hiện tượng nhận “phong bì”, tha hóa về đạo đức, tác phong của một số
cán bộ ngành Y vẫn còn tồn tại như những “con con sâu làm rầu nồi canh”, làm vấy bẩn
hình ảnh đẹp của những lương y chân chính.
Vấn đề y đức trong bệnh viện cũng đã được đề cập rất nhiều trong các báo cáo của Bộ
Chính trị, của Chính phủ cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, vấn đ ề y
đức trong ngành y tế được xác định là một trong những vấn đề trọng tâm được thể hiện
trong Thông báo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai công tác y tế năm 2008,
Thủ tướng đã nêu ra một số vấn đề trọng tâm, trong đó có vấn đề chất lượng nhân lực y
tế và y đức, cụ thể là: “…Loại trừ các hành vi sách nhiễu, gây phiên phiền hà, thái đ ộ
vô cảm đối với người bệnh; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng ở mọi cấp,
mọi đơn vị…”

GS-TS Phạm Mạnh Hùng - Chủ tịch


Tổng hội Y học Việt Nam phát biểu tại
hội thảo.

1.2 Ý nghĩa phương pháp luận

Mác nhận xét: “Nếu hình thái biểu hiện bản chất của sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau, thì mọi khoa
học sẽ trở nên thừa”. Vì vậy, khi xem xét sự vật, ta không thể dừng lại ở biểu hiện bề ngoài mà phải đi
sâu vào tìm hiểu bản chất của nó. Nhưng quá trình tìm hiểu bản chất của sự vật là một quá trình rất
phức tạp, lâu dài. Đó là quá trình con người đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc hơn
đến bản chất sâu sắc hơn và cứ thế tiếp tục mãi. V.I. Lênin viết “cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên
mặt, thưӡng biến mất, không bám chắc, không ngồi vững bằng “bản chất”. Tuy nhiên, điều đó không có
nghĩa là từ lúc ra đӡi cho đến khi mất đi, bản chất vẫn giữ nguyên như cũ. Bản chất cũng thay đổi. Chỉ có
điều là bản chất biến đổi chậm hơn hiện tượng. Trong toàn bộ sự thay đổi, phát triển của sự vật, các
hiện tượng luôn luôn biến đổi, còn bản chất về căn bản vẫn giữ nguyên như cũ. Nó có thay đổi, nhưng
thay đổi ít hơn, chậm hơn so với hiện tượng

Bản chất tồn tại khách quan ngay ӣ trong bản thân sự vật nên chỉ có thể tìm ra bản chất của sự vật ӣ
trong chính sự vật chứ không thể ӣ ngoài nó, và khi kết luận về bản chất của sự vật cần tránh những
nhận định chủ quan, tùy tiện.

Y đức không có giới tuyến, không có hình mẫu tốt duy nhất nên việc ôn luyện và nhắc nhở
nhau giữ gìn y đức, y nghiệp phải là một việc làm thường xuyên, lâu dài nhất là khi đội ngũ
thầy thuốc phải sống và hành nghề trong cơ chế thị trường. Việc đánh giá y đức, đạo
đức của cán bộ nhân viên y tế, ta phải đi sâu tìm hiểu, tránh việc lấy hiện tượng kết
luận bản chất.

 Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các

You might also like