You are on page 1of 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng


1.1.1 Định nghĩa phạm trù và phạm trù triết học
Phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ chung và cơ bản nhất của các sự vật và hiện tưọng thuộc một lĩnh vực
hiện thực nhất định.1
Phạm trù là cái thực sự tồn tại trong thế giới khách quan đã được con người nhận
biết và phân biệt trên cơ sở những khái niệm tương ứng. Mỗi bộ môn khoa học đều
có phạm trù riêng của mình.
Ví dụ: Vật lý học có các phạm trù năng lượng, khối lượng…; trong sinh học có
phạm trù biến dị, di truyền,…; trong kinh tế học có các phạm trù hàng hóa, giá trị,
mỹ học có các phạm trù cái đẹp, cái bi, cái hài…
Phạm trù của phép biện chứng duy vật là những khái niệm chung nhất, phản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản phổ biến nhất của toàn bộ
thế giới hiện thực (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy).2
Ví dụ: Các phạm trù: vật chất, ý thức, mâu thuẫn, nguyên nhân, kết quả, bản chất,
hiện tượng...
1.1.2 Khái niệm Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
- Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn
định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua
các hiện tượng tương ứng của đối tượng.
Ví dụ: Trong xã hội có giai cấp, bản chất của nhà nước là công cụ chuyên chính
của giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội. Bản chất này
được thể hiện ra dưới nhiều hình thức cụ thể khác nhau phụ
thuộc vào tương quan giai cấp trong xã hội.
- Bản chất gắn bó với cái chung nhưng không phải cái chung nào cũng là bản
chất, chỉ những cái chung nào quy định sự vận động phát triển
của sự vật mới là cái chung bản chất.
Ví dụ: Người Việt Nam có cái chung là màu tóc đen và da vàng. Nhưng
cái chung của tóc đen da vàng không phải là cái chung bản chất
của con người Việt Nam. Bản chất và quy luật là những phạm
trù cùng bậc, tuy nhiên bản chất rộng hơn, phong phú hơn quy luật.

- Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương
đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất
đối tượng.

Ví dụ:
- Trong một nguyên tố hoá học thì: Bản chất là mối liên hệ giữa nguyên tử và hạt
nhân. Hiện tượng là những tính chất hoá học của nguyên tố đó khi tương tác với
các nguyên tố khác.

1
TS. Nguyễn Thị Hồng Vân và đtg. Giáo trình triết học Mac Lenin, Bộ giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, 2003.
2
Bùi Văn Bình. Triết học tuổi trẻ Việt Nam.

- Trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng ngôn ngữ và có cảm xúc như một con người
nhưng bản chất nó là một cỗ máy tất cả đều do con người tạo ra.
Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách quan.
Nó ẩn dấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra ngoài những hiện
tượng ấy. Còn hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện
thực khách quan.
1.1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

Sự tồn tại khách quan giữa bản chất và hiện tượng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan. Tại sao vậy:3

+ Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy tham gia vào những mối
quan hệ qua lại đan xen chằng chịt với nhau, trong đó có những mối quan hệ tất nhiên, tương đối ổn
định. Những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật.

+ Sự vật tồn tại khách quan và những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định này lại ở bên trong sự
vật, nên đương nhiên chúng cũng tồn tại khách quan, do đó bản chất của sự vật cũng tồn tại khách
quan.

+ Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện bản chất ra bên ngoài, cũng là cái khách quan không phải do cảm giác
chủ quan của con người quyết định.

Sự thống nhất của bản chất và hiện tượng

+ Bản chất và hiện tượng liên hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự vật nào cũng là sự thống nhất
giữa bản chất và hiện tượng.
+ Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ӣ chỗ bản chất bao giӡ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện
tượng bao giӡ cũng là biểu hiện của bản chất. Không có bản chất nào tồn tại một cách thuần túy, không
cần có hiện tượng. Ngược lại, cũng không có hiện tượng nào lại không phải là sự biểu hiện của một bản
chất nhất định. Lênin viết : “Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính chất bản chất”

+ Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ӣ chỗ: bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ
qua những hiện tượng tương ứng, và bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ӣ mức độ
nào đó (hoặc nhiều hoặc ít).

Tóm lại: bản chất và hiện tượng về căn bản phù hợp với nhau.

Thí dụ trong xã hội có giai cấp, bất kỳ Nhà nước nào cũng là một bộ máy trấn áp của giai cấp này đối với
giai cấp khác. Bản chất ấy thể hiện ӣ chỗ bất kỳ Nhà nước nào cũng có quân đội, cảnh sát, toà án, nhà
tù,... Tất cả bộ máy này đều nhằm mục đích trấn áp sự phản kháng của giai cấp khác để bảo vệ quyền lợi
kinh tế và chính trị của giai cấp thống trị.

+ Như vậy, bản chất bao giӡ cũng tự bộc lộ ra thông qua những hiện tượng nhất định. Bản chất khác
nhau sẽ bộc lộ ra thành những loại hiện tượng khác nhau. Bản chất nào thì có hiện tượng đó. Khi bản
chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu
hiện nó cũng biến mất. Bản chất mới ra đӡi thì hiện tượng mới cũng ra đӡi.

 Bản chất là phạm trù


triết học chỉ tổng hợp
tất cả các mặt, các

You might also like