You are on page 1of 4

I.

Khái niệm bản chất và hiện tượng


-Bản chất là phạm trù triết học tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên
hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận
động và phát triển của sự vật đó.
– Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện
thực khách quan. Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện
tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng ấy.
- Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc
bản chất của sự vật, hiện tượng ra bên ngoài.
- hiện tượng còn là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của
hiện thực khách quan. Nó là hình thức biểu hiện của bản chất.
Vd: một trong những đặc tính bản chất của ánh sáng là tính sóng. Hiện
tượng biểu hiện của nó (qua thực nghiệm) là sự giao thoa bước sóng
(có thể quan sát được).
VD: Bản chất của giai cấp thống trị là một tầng lớp xã hội của một xh
nhất định sẽ đưa ra chương trình của xã hội đó. Biểu hiện qua việc giai
cấp cầm quyền của xã hội đó xây dựng bộ máy nhà nước như: quân đội,
cảnh sát, pháp luật để nắm quyền chính trị và điều hành xã hội theo
một trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
II. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
1. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
– Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng còn có
mối liên hệ hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.

– Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ:

+ Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng. Bất kỳ bản chất
nào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng.

+ Hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Bất kỳ hiện
tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó nhiều
hoặc ít.
Về căn bản, bản chất và hiện tượng phù hợp với nhau. Không có bản
chất nào tồn tại một cách thuần túy, không cần có hiện tượng.
Ngược lại, cũng không có hiện tượng nào lại không phải là sự biểu
hiện của một bản chất nhất định.
– Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác nhau.
- Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng tương ứng với nó cũng sẽ thay
đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất
đi.
VD: Bản chất của gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp
cao về nơi khí áp thấp. Sự chuyển động của không khí gây nên hiện
tượng gió. Vậy khi không có sự chuyển động đồng nghĩa với không
có gió.
2.Tuy thống nhất với nhau, bản chất và hiện tượng cũng có
sự mâu thuẫn.
-bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, về căn bản là phù hợp
với nhau, nhưng chúng không bao giờ phù hợp với nhau hoàn toàn.
Kết quả là, hiện tượng biểu hiện bản chất nhưng không phải là sự
biểu hiện y nguyên bản chất.

– Sự không hoàn toàn trùng khớp khiến cho sự thống nhất giữa bản
chất và hiện tượng là một sự thống nhất mang tính mâu thuẫn.
Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể
hiện ở chỗ:

+ Bản chất phản ánh cái chung, tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát
triển của sự vật. Còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt.
+ Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan.
Còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan ấy.
Các hiện tượng biểu hiện bản chất không phải dưới dạng y nguyên
như bản chất vốn có mà dưới hình thức đã được cải biến, nhiều khi
xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất.
Ví dụ: Nhúng một phần cái thước vào chậu nước, ta thấy cái thước
gấp khúc, trong khi thực tế cái thước vẫn thẳng. (khúc xạ ánh sáng)
III. Ý nghĩa phương pháp luận
-Thứ nhất, bản chất chỉ thể hiện mình thông qua hiện tượng và hiện
tượng lại thường biểu hiện bản chất dưới hình thức đã bị cải biến
nên trong mọi hoạt động, không thể chỉ nhận biết sự biểu hiện bên
ngoài (hiện tượng), mà cần đi sâu vào bên trong để tìm hiểu và làm
sáng tỏ bản chất thường ẩn giấu mình sau hiện tượng; dựa vào các
quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng.
- Thứ hai, bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên hệ tất
nhiên vốn có của sự vật, hiện tượng; bản chất là địa bàn thống lĩnh
của các mâu thuẫn biện chứng và chúng được giải quyết trong quá
trình phát triển dẫn đến sự biến đổi của bản chất, tạo ra sự chuyển
hóa của đối tượng từ dạng này sang dạng khác nên các phương pháp
đã được áp dụng vào hoạt động cũ trước đây cũng phải thay đổi
bằng các phương pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của
đối tượng.

You might also like