You are on page 1of 4

5.

Bản chất và hiện tượng: 


a. Khái niệm: 
- Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách
quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận
động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện
tượng tương ứng của đối tượng. 
- Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt,
mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ
biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng. 
- Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ
tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận
động và phát triển của sự vật đó. 
- Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên
hệ thuộc bản chất của sự vật, hiện tượng ra bên ngoài. 
- Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của
hiện thực khách quan. Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của
hiện tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng ấy. 
VD: 
- Trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng ngôn ngữ và có cảm xúc như
một con người nhưng bản chất nó là một cỗ máy tất cả đều do
con người tạo ra. 
- Bản chất của một ngôi nhà là để ở, che mưa. che nắng và
sinh hoạt . To, rộng, nhỏ, hẹp, đẹp, xấu là hiện tượng vẻ ngoài
của ngôi nhà 
b. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng: 
* Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống: 
Lý do là vì: 
+ Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất
định. Các yếu tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan
xen chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất
nhiên, tương đối ổn định. Những mối liên hệ này tạo nên bản
chất của sự vật. 
+ Sự vật tồn tại khách quan. Mà những mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định lại ở bên trong sự vật, do đó, đương nhiên là
chũng cũng tồn tại khách quan. 
+ Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để
chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại khách quan. 
* Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: 
Trong nghiên cứu khoa học người ta thường bắt đầu từ việc
quan sát, thống kê các hiện tượng (quan sát tự nhiên hay qua
thí nghiệm) trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu (có thể thông
qua việc xác lập các mô hình giả thuyết,...) về bản chất của hiện
tượng để giải thích hiện tượng quan sát được. 
– Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng
còn có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau. 
– Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện
tượng. 
Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ: 
+ Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng. Bất kỳ bản
chất nào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng. 
+ Hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Bất
kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào
đó nhiều hoặc ít. 
Về căn bản, bản chất và hiện tượng phù hợp với nhau. Không có
bản chất nào tồn tại một cách thuần túy, không cần có hiện
tượng. Ngược lại, cũng không có hiện tượng nào lại không phải
là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. 
– Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác
nhau. 
Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng tương ứng với nó cũng sẽ
thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó
cũng mất đi. 
– Chính nhờ có sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng,
giữa cái quy định sự vận động, phát triển của sự vật với những
biểu hiện nghìn hình, vạn vẻ của nó mà ta có thể tìm ra cái
chung trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy luật phát triển
của những hiện tượng ấy. 
* Tuy thống nhất với nhua, bản chất và hiện tượng cũng có
sự mâu thuẫn; 
-Nhúng một phần cái thước vào chậu nước, ta thấy cái thước
gấp khúc, trong khi thực tế cái thước vẫn thẳng. 
-“Đừng trông mặt mà bắt hình dong” 
c. Ý nghĩa phương pháp luận: 
– Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, ta
không nên dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản
chất của nó. 
– Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét
rất nhiều hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau.

You might also like