You are on page 1of 4

Nêu khái niệm và lấy ví dụ minh họa cho mối quan hệ của 6 cặp phạm trù ?

mỗi bạn lấy 2 ví dụ: 1 ví dụ về khái niệm, 1 ví dụ về mối quan hệ biện chứng
của các cặp phạm trù
1.Phạm trù cái chung và cái riêng
a. Khái niệm
-Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định.
1 quả bưởi đang ở trong tủ lạnh là cái riêng; 1 quả bưởi ở trên bàn là cái riêng
-Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính khồn
những có ở một sự vật, hiện tượng nào náo, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện
tượng khác.
Giữa 2 quả bưởi nêu trên có thuộc tính chung là đều có cùi dày, nhiều múi, mỗi
múi có rất nhiều tép
- Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở
một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở sự vật hiện tượng nào khác.
Đỉnh núi Everest cao nhất thế giới với độ cao 8.850 mét. Độ cao 8.850 mét của
Everest là cái đơn nhất vì không có một đỉnh núi nào khác có độ cao này
b. Mối quan hệ biện chứng
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại
của mình
Vd: Cây cam, cây quýt,.. nào cũng có rễ, thân, lá, có quá trình lí hóa để duy trì sự
sống. Những đặc tính chung này lặp lại ở những cây riêng lẻ nhưng là cái chung
của những cái cây cụ thể.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái cung
- cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận,
nhưng sâu sắc hơn cái riêng
- Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhay trong quá trình phát triển
của sự vật
2.Phạm trù nguyên nhân và kết quả
a, Khái niệm
- Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên
những biến đổi nhất định.
- Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương
tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên.

VD: Bão (nguyên nhân)  gây ra thiệt hại mùa mài (kết quả()

b. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả


- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả cho nên nguyên nhâ bao giờ cũng có trước kết
quả; kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân
VD: Sự biến đổi của mầm mống trong hạt lúa bảo giờ cũng phải xuất hiện trước
còn cây lúa là kết quả xuất hiện sau
3. Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
a. Khái niệm
- Tất nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân
cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy
ra đúng như thế chứ không thể khác.
VD: giống tốt, mạ khỏe, nước đủ, chăm sóc chu đáo thì năng suất lúa cao đó là tất
nhiên
- Ngẫu nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ không bản chất, do
nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiên, có thể không
xuất hiện: có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại một cách khách quan trong sự thống nhất hữu
cơ với nhau
VD: Phân nhiều, nước đủ, giống tốt tất nhiên sẽ được mùa. Ngược lại gặp thiên tai,
bão, hạn hán… mất mùa đó là ngẫu nhiên
4. Phạm trù nội dung và hình thức
a. Khái niệm
- Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể tát cả các mặt, yếu tố tạo nên
sự vật, hiện tượng.
- Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát
triển của sự vật, hiện tượng ấy; là hệ thống cá mối liên hệ tương ssoois bền vững
giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu
hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng.
VD: Một tác phẩm văn học thì nd là toàn bộ phần cuộc sống mà tác giả phản ánh.
Hình thức là kết cấu, bút pháp thể hiện
b. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
- Một hình thức được thể hiện cho nhiều nội dung
VD: Trong một hình thức kịch có thể thể hiện nhiều vấn đề, nội dung mà tác giả
muốn biểu đạt
5. Phạm trù bản chất và hiện tượng
a. Khái niệm
- Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan,
tất nhiên, tương đối ổn định bên trong quy định sự vận động, phát triển của đối
tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng.
- Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ những biểu hiện của các mặt, mối
liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình
thức thể hiện của bản chất đối tượng.
VD: Màu da của một người nào đó là trăng hay vàng (Hiện tượng)
b. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

-Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng

VD: trong nghiên cứu khoa học người ta thường bắt đầu từ việc quan sát, thống kê
các hiện tượng, trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu về bản chất của hiện tượng để
giải thích hiện tượng quan sát được.
6. Phạm trù khả năng và hiện thực
a. Khái niệm
- Khả năng là cái hiện chưa xảy ra, nhưng nhát định sẽ xảy ra khi có điều kiện
thích hợp.
VD:  hạt thóc có khả năng thực tế sẽ thành cây lúa.
- Hiện thức là cái đang có, đang tồn tại, gồm tất cả các sự vật, hiện tượng vật chất
đang tồn tại khách quan trong thực tế và các hiện tượng chủ quan đang tồn tại
trong ý thức, là sự thống nhất biện chứng của bản chất và các hiện tượng thể hiện
bản chất đó.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
-Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời
nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau.
VD:Để thuyền buồm vượt biển đến đúng cảng, cần có gió và sự điều khiển của con
người.

You might also like