You are on page 1of 7

Các cặp phạm trù cơ bản của triết học

I Cái chung và cái riêng


1 khái niệm
- Cái riêng là thuộc tính đặc trưng chỉ có ở một đối
tượng
- Cái chung là thuộc tính giống nhau giữa các đối
tượng khác nhau
- Vd Cái chung bạn A và bạn B đều là những người
khỏe mạnh . Nhưng Bạn A chạy nhanh hơn bạn B là
cái riêng
- Cái đơn nhất dung để chỉ ra các mặt , các đặc điểm ,
thuộc tính chỉ vốn có ở SvHt

2 Mối quan hệ
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng
- Cái riêng là toàn bộ , phong phú hơn cái chung , cái
chung là bộ phận , nhưng sâu sắc hơn cái riêng
- Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn
nhau trong quá trình phát triển của sự vật
3 ý nghĩa phương pháp luận
- Phải xuất phát từ cái riêng
- Trong thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái
riêng
- Khi cần thiết , cần tạo điều kiện cho cái riêng biến
thành cái chung và ngược lại

II Tất nhiên và ngẫu nhiên


1 Khái niệm
- Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất , do
nn cơ bản bên trong SVHT quy định và trong điều
kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế
- Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không do bản
chất , hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất
hiện hoặc không xuất hiện
- Vd là con người phải tuân theo quy luật tự nhiên
sinh- lão – bệnh – tử . Nhưng mỗi cá nhân có cách
thể hiện quy luật , phong cách sống , lối suy nghĩ –
đó là cái ngẫu nhiên
2 Mối quan hệ biện chứng
- Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại khách quan , ở bên
ngoài và độc lập với ý thức của con người
- TN và NN là 2 mặt thống nhất và đối lập
- TN vad NN có thể chuyển hóa cho nhau
3 Ys nghĩa phương pháp luận
- Muốn nhận thức thì phải phân tích nhiều cái ngẫu
nhiên
- Khi nghiên cứu cái ngẫu nhiên , phải tìm ra cái chung
tất yếu
- Không được xem nhẹ , bỏ qua cái ngẫu nhiên

III Nguyên nhân và kết quả


1 khái niệm
- Nguyên nhân: chỉ sự tương tác giữa các mặt trong
một sự vật , hiện tượng hoặc giữa các sv , ht với
nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó
- Kết quả : những biến dổi xuất hiện do tác động lẫn
nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự
vật với nhau
- Vd : sự tác động của đám mây tích điện trái dấu
nhau (nn) đưa đến hiện tượng sấm sét
2 Mối Quan hệ biện chứng
- Giữa nn với kết quả vị trí có thể thay đổi cho nhau
- Nguyên nhân sinh ra kết quả và quy định kết quả
- Kết quả tác động trở lại nguyên nhân , có ảnh hưởng
ngược trở lại đối với nguyên nhân
3 phân loại nn
- Bên trong
- Bên ngoài
- Cơ bản
- Chủ yếu
- Khách quan
- Chủ quan
4 Ys nghĩa pp luận
- Muốn tìm nguyên nhân của hiện tượng nào đó phải
tìm trong những mối liên hệ trước trước khi hiện
tượng đó xuất hiện
- Cần phải phân loại nguyên nhân cũng như phân tích
chiều hướng tác động của nguyên nhân để tạo điều
kiện cho nguyên nhân có tác động
- Phải khai thác tận dụng các kiến thức đã đạt được để
tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác
dụng

IV Nội dung và hình thức


1 Khái niệm
- Nội dung : Phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt , yếu
tố tạo nên sự vật , hiện tượng
- Hình thức : phương thức tồn tại và phát triển của sự
vật
- VD
2 Mối quan hệ biện chứng
- Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng
khít với nhau
- Nội dung quyết định hình thức
- Hình thức không thụ động mà tác động trở lại nội
dung
3 Ý nghĩa pp luận
- Không tách rời nội dung với hình thức
- Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự
vật
- Phải theo dõi sát mối quan hệ giữa nội dung và hình
thức
- Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật

V Bản chất và hiện tượng


1 khái niệm
- Bản chất : tổng hợp tất cả những mặt , những mối
liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sv ,
quy định sự vật động và phát triển của sv đó
- Hiện tượng : là sự biểu hiện cuẩ những mặt , nhứng
mối liên hệ thuộc bản chất của svht ra bên ngoài

2 Mối quan hệ biện chứng


- Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong
cuộc sống
- Sự thống nhất
+ bản chất luôn được bộc lộ thông qua hiện tượng
+ bản chất và hiện tượng căn bản phù hợp với nhau
- Tính mâu thuẫn
+ Bản chất phản ánh cái chung cái tất yếu ; hiện
tượng phản ánh cái riêng , cái cá biệt
+ Bản chất là mặt bên trong , hiện tượng là mặt bên
ngoài của hiện thực khách quan
3 ý nghĩa pp luận
- Muốn nhận thức được bản chất của sv , phải xuất
phát từ những SVHT thực tế
- Trong hd nhận thức , để hiểu đầy đủ về sv , ta không
nên dừng lại ở HT mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất
của nó
- Trong quá trình nhận thức bản chất của sv phải xem
xét rất nhiều HT khác nhau từ nhiều góc độ khác
nhau
VI khả năng và hiện thực
1 khái niệm
- Khả năng : cái hiện thực chưa có chưa tới , nhưng nó
sẽ có , sẽ tói , khi gặp những điều kiện thích hợp
- Hiện thực :những gì hiện có , hiện đang tồn tại khách
quan trong thế giới thực
- Vd bạn A thấy trời mây đen , gió lớn ( khả năng ).
Buổi chiều trời mưa to ( Hiện thực )
2 Mối quan hệ biện chứng
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong MQH chặt chẽ
với nhau , không tách rời , luôn chuyển hóa lẫn nhau
- Các khả năng có thể cùng tồn tại với nhau
- Dể khả năng biến thành hiện thực , cần nhiều điều
kiện
3 Ys nghĩa pp luận
- Trong hoạt động thực tiễn , cần phải dựa vào thực
tiễn nhưng cũng cần đến các khả năng
- Thực tiễn quy trình , cách thức xác định các khả năng
trong thực tiễn
- Tiến hành lựa chọn và thực tiễn các khả năng

You might also like