You are on page 1of 4

B, bản chất và hiện tượng

1, khái niệm
-Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên
hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy
định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
-Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối
liên hệ thuộc bản chất của sự vật,hiện tượng ra bên ngoài.
-Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định
của hiện thực khách quan. Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề
ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng
ấy.Còn hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến
đổi hơn của hiện thực khách quan.
Nó là hình thức biểu hiện của bản chất.
– Phạm trù bản chất gắn bó hết sức chặt chẽ với phạm trù
cái chung . Cái tạo nên bản chất của một lớp sự vật nhất
định cũng đồng thời là cái chung của các sự
vật đó.Nhưng không phải cái chung nào cũng là cái bản
chất. Vì bản chất chỉ là cái chung tất
yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật.
– Cái bản chất cũng đồng thời là cái có tính quy luật
Tuy bản chất có tính quy luật nhưng không hoàn toàn
đồng nhất với nhau.
-Phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn phạm trù
quy luật:
+ Quy luật là mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, lặp đi lặp
lại, ổn định giữa các hiện tượng hay giữa các mặt của
cùng một hiện tượng.
+ Còn bản chất là tổng hợp tất cả những mối liên hệ tất
nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, tức là ngoài
những mối liên hệ chung, nó còn những mối liên hệ riêng
chỉ nó mới có.
2,mối quan hệ biện chứng
A,Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc
sống:
– Cả bản chất và hiện tượng đều có thực, tồn tại khách
quan bất kể con người có nhận thức được hay không.
B,Sự thống nhất
-Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện
tượng còn có mối liên hệ hữu cơ,
gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.
– Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện

tượng.
– Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác
nhau.
Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng tương ứng với
nó cũng sẽ thay đổi theo.
Khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất
đi.
– Chính nhờ có sự thống nhất giữa bản chất và hiện
tượng, giữa cái quy định sự vận
động, phát triển của sự vật với những biểu hiện nghìn
hình, vạn vẻ của nó mà ta có thể
tìm ra cái chung trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy
luật phát triển của những hiện
tượng ấy.
C, Sự mâu thuẫn
-Sự không hoàn toàn trùng khớp khiến cho sự thống
nhất giữa bản chất và hiện tượng là một sự thống nhất
mang tính mâu thuẫn
-Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm. Còn hiện
tượng không ổn định, nó luôn luôn trôi qua, biến đổi
nhanh hơn so với bản chất.
3, ý nghĩa
- Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật,
ta không nên dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm
hiểu bản chất của nó
- Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải
xem xét rất nhiều hiện tượng khác nhau từ nhiều góc
độ khác nhau
4, Vận dụng
Vd: lối sống của Sinh viên Việt Nam hiện nay

Cùng với sự thay đổi sang cơ chế thị trường như


hiện nay thì lối sống, cách nghĩ của SV cũng biến
chuyển theo: Có rất nhiều SV đã trưởng thành và
phát huy mọi khả năng của mình để góp một phần
sức lực trong việc đổi mới đất nước, cũng có nhiều
SV đã biết vượt qua số phận nghiệt ngã của chính
mình để học tập. Đồng thời đó cũng không phải
ngẫu nhiên mà hàng loạt các tệ nạn như: đua xe,
ma tuý, cờ bạc, rượu chè… ngày càng xâm nhập
sâu vào giảng dường. Tất cả những điều đó trở
thành điều nhức nhối cho toàn xã hội. Trên hết, tất
cả chúng ta phải quan tâm hơn nữa đến lực lượng
chủ chốt này, phải làm sao cho Sinh viên Việt Nam
có lối sống đứng đắn, thực sự nhận thức rõ vai trò
quan trọng của mình đối với sự phát triển của đất
nước.

You might also like