You are on page 1of 6

1.

Khái niệm:

– Khả năng là cái xuất phát từ bản chất bên trong sự vật, nó là cái chưa tới, chưa
biểu hiện, nhưng sẽ tới, sẽ biểu hiện ra khi có các điều kiện thích hợp.

Ví dụ: Ông X đã có sẵn gạch, xi-măng, sắt, thép… Ở đây có khả năng của một
ngôi nhà.

– Hiện thực là những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.

Ví dụ: Chiếc xe đạp bạn A đang đi là hiện thực. Suy nghĩ của bạn B về một bộ
phim hay cũng là hiện thực.

Do tất cả những gì đang tồn tại thực sự đều được coi là hiện thực nên ta cần phân
biệt:

+ Hiện thực khách quan: Chính là thế giới vật chất đang tồn tại khách quan.

+ Hiện thực chủ quan: Là ý thức, tư tưởng đang tồn tại trong mỗi con người.

Khái niệm hiện thực ở đây khác với khái niệm hiện thực khách quan. Hiện thực là
khái niệm chỉ tất cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan
trong thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức của con
người. Còn hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, hiện tượng vật chất
đang tồn tại trong thực tế và độc lập với ý thức của con người.

Khả năng là cái xuất phát từ bản chất bên trong sự vật, nó là “cái hiện chưa có”và
“sẽ có”, tức là các sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân
khả năng với tư cách là “cái chưa có”và “sẽ có”, là cái để xuất hiện sự vật đó thì lại
tồn tại. Như vậy, dấu hiệu căn bản để phân biệt giữa khả năng với hiện thực là ở
chỗ khả năng là cái hiện chưa có và sẽ có, còn hiện thực là cái hiện đang có, đang
tồn tại.

Trong sự vật hiện tượng có nhiều loại khả năng. Có khả năng được hình thành do
quy luật vận động nội tại của sự vật quy định gọi là khả năng tất nhiên. Nhưng có
khả năng được hình thành cho các tương tác ngẫu nhiên quy định gọi là khả năng
ngẫu nhiên. Khả năng tất nhiên lại bao gồm khả năng gần là khả năng đã có đủ
hoặc gần đủ các điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực, và khả năng xa là khả
năng chưa đủ các điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực, nó còn phải trải qua
nhiều giai đoạn quá độ nữa.

2 Phân loại khả năng:


Tùy giác độ chúng ta lựa chọn mà có các loại khả năng khác nhau. Một số loại khả
năng hay gặp như:

– Khả năng thực tế là những khả năng do các mối liên hệ tất nhiên quyết định, xuất
hiện từ bản chất bên trong của sự vật và khi có đầy đủ điều kiện sẽ trở thành hiện
thực.

Ví dụ: Trong mỗi hạt thóc có khả năng thực tế hạt thóc sẽ thành cây lúa.

– Khả năng hình thức, hay khả năng ảo, khả năng trừu tượng là những khả năng do
các mối liên hệ ngẫu nhiên, quan hệ bên ngoài mang đến và chưa có đủ điều kiện
để chuyển hóa thành hiện thực.

Ví dụ: Khả năng con người trúng sổ xố là khả năng ảo. Khả năng này biến
thành hiện thực chỉ là do ngẫu nhiên, may mắn.

– Ngoài các khả năng chính trên đây, ta còn có thể phân loại thành:

+ Từ góc độ xác suất lớn hay nhỏ xảy ra: Khả năng chủ yếu và khả năng thứ yếu.

+ Xét theo sự liên quan đến lợi ích của con người: Khả năng tốt và khả năng xấu.

+ Khi xét tới sự tương tác giữa các khả năng: Khả năng cùng tồn tại và khả
năng loại trừ lẫn nhau.

II. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khả năng và hiện thực có mối
quan hệ biện chứng như sau:

1. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách
rời nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau.
– Sở dĩ như vậy vì hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng, còn khả năng hướng tới
biến thành hiện thực.

Trong thực tế, quá trình phát triển chính là quá trình trong đó khả năng biến
thành hiện thực, còn hiện thực này lại sản sinh ra những khả năng mới. Cả khả
năng mới ấy trong những điều kiện thích hợp lại biến thành hiện thực mới.

Sự chuyển hóa cứ tiếp diễn mãi như vậy, tạo thành quá trình vô tận.

– Để khả năng biến thành hiện thực cần có vai trò của các điều kiện khách quan và
chủ quan.
Quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là một quá trình khách quan.

Nói “chủ yếu” là vì trong tự nhiên không phải mọi khả năng đều biến thành hiện
thực một cách tự phát.

Ở đây có thể phân ra 03 trường hợp:

+ Thứ nhất: Loại khả năng mà điều kiện đển biến chúng thành hiện thực chỉ có thể
có bằng con đường tự nhiên. Ví dụ: Các trường hợp động đất, sóng thần, núi lửa…
+ Thứ hai: Loại khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên
cũng như nhờ sự tác động của con người. Ví dụ: Để thuyền buồm vượt biển đến
đúng cảng A, cần có gió và sự điều khiển của con người.
+ Thứ ba: Loại khả năng mà bắt buộc có sự tham gia của con người để biến
thành hiện thực. Ví dụ: Việc chế tạo ô-tô, ti-vi…
Trong lĩnh xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng muốn biến
thành hiện thực còn cần có các điều kiện chủ quan. Đó là hoạt động thực tiễn của
con người. Ở đây, khả năng sẽ không bao giờ biến thành hiện thực nếu không có
sự tham gia của con người.

Hoạt động có ý thức của con người có vai trò rất to lớn trong việc biến khả
năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến đổi khả
năng thành hiện thực. Nó cũng có thể điều khiển khả năng phát triển theo hướng
này hay theo hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện thích ứng.

2. Các khả năng có thể cùng tồn tại với nhau.


– Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, có thể tồn tại một
số khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng.

Ví dụ: Ông X đã có sẵn gạch, xi-măng, sắt, thép… Có khả năng xuất hiện một ngôi
nhà, đồng thời cũng có khả năng xuất hiện một cái kho.

– Ngoài một số khả năng vốn có ở sự vật trong những điều kiện có sẵn nào đó, khi
có thêm những điều kiện mới thì ở sự vật sẽ xuất hiện thêm một hoặc nhiều khả
năng mới.

Đó là do với sự xuất hiện của những điều kiện mới, về thực chất, một hiện
thực mới phức tạp hơn đã xuất hiện do sự tác động qua lại giữa hiện thực cũ và
điều kiện mới. Từ đó làm cho số tương tác tăng thêm và dẫn đến làm tăng
thêm khả năng mới.

3. Sự biến đổi của mỗi khả năng.


– Mỗi khả năng không phải là không thay đổi. Nó tăng lên hay giảm đi tùy thuộc
vào sự biến đổi của sự vật trong những điều kiện cụ thể.

Ví dụ: Khả năng diễn ra biểu tình ở một quốc gia lớn hay thấp là tùy theo mức độ
mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền lớn hay thấp.

Do đó, muốn cho một khả năng nào đấy phát triển biến thành hiện thực thì phải tạo
cho nó các điều kiện thích hợp tương ứng.

– Để một khả năng nào đó biến thành hiện thực thường cần có không chỉ một điều
kiện mà là một tập hợp các điều kiện. Tập hợp đó được gọi là điều kiện cần và đủ,
nếu có nó thì khả năng nhất định biến thành hiện thực.

Ví dụ: Để cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra cần một tập hợp các điều kiện sau:

+ Giai cấp thống trị không thể giữ nguyên sự thống trị dưới dạng cũ nữa.

+ Giai cấp bị trị bị bần cùng hóa quá mức bình thường.

+ Tính tích cực của quần chúng tăng lên đáng kể.

+ Giai cấp cách mạng có đủ năng lực chỉ đạo, tổ chức những hành động cách mạng
mạnh mẽ, đủ sức đập tan chính quyền cũ.

Thiếu một trong các điều kiện trên, cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể nổ ra.

III. Ý nghĩa phương pháp luận


III. Ý nghĩa phương pháp luận
1. Trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào thực tế nhưng cũng cần tính đến các
khả năng.
– Trong hoạt động thực tiễn, việc quyết định, trù tính các kế hoạch cần dựa và hiện
thực chứ không thể dựa vào khả năng. Vì hiện thực là cái đang thực sự tồn tại,
còn khả năng là cái chưa có.

Ta cần phải thấy rõ sự khác biện về chất giữa khả năng và hiện thực. Nếu lẫn lộn
giữa khả năng và hiện thực, ta sẽ phải gánh hậu quả tai hại trong thực tiễn.
– Tuy nhiên, nói như vậy không phải là bỏ qua, xem thường khả năng. Mà ta
phải tính đến các khả năng để đề ra chủ trương, kế hoạch, bởi khả năng biểu hiện
khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai.

Nếu ta tách rời khả năng và hiện thực, chúng ta sẽ không thấy khả năng tiềm ẩn
trong sự vật, dẫn đến không dự đoán được tương lai phát triển của sự vật. Hoặc sẽ
không thấy khả năng có thể biến thành hiện thực, do đó không tạo ra những điều
kiện thiết yếu để thúc đẩy hoặc ngăn cản sự chuyển biến tùy theo mục đích của
mình.

2. Thực hiện quy trình, cách thức xác định các khả năng trong thực tiễn.
– Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của nhận thức khoa học nói riêng là phải tìm
ra, xác định cho được các khả năng phát triển của sự vật.

– Khi xác định các khả năng, ta cần chú ý:

+ Chỉ có thể tìm ra các khả năng phát triển của sự vật trong chính bản thân sự vật
ấy chứ không thể ở nơi nào khác. Vì khả năng là do sự vật gây nên và tồn tại trong
sự vật.

+ Chỉ có thể căn cứ vào tương quan lực lượng giữa các mặt ở bên trong sự vật, vào
mâu thuẫn nội tại trong nó, và vào những điều kiện bên ngoài để dự kiến khuynh
hướng phát triển của khả năng.

Sở dĩ là do khả năng nảy sinh vừa do tác động qua lại giữa các mặt ở bên trong sự
vật, vừa do sự tác động của sự vật với hoàn cảnh bên ngoài.

+ Vì khả năng tồn tại trong chính bản thân sự vật, gắn bó chặt chẽ với sự vật nên ra
dễ nhầm lẫn khả năng với hiện thực. Để tránh nhầm lẫn, ta cần lưu ý: Hiện thực là
cái đã có, đã tới, còn khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới.

+ Chúng ta không được tách rời khả năng khỏi hiện thực. Lý do là vì khả năng nằm
ngay trong hiện thực, gắn bó chặt chẽ với hiện thực.

3. Tiến hành lựa chọn và thực hiện các khả năng.


Sau khi xác định được khả năng phát triển của sự vật, nhiệm vụ của hoạt động thực
tiễn là phải tiến hành lựa chọn và thực hiện các khả năng. Trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ này, ta cần lưu ý:

– Trong hoạt động thực tiễn cần tính đến mọi khả năng có thể có để dự án các kế
hoạch hành động, dù những khả năng đó là tốt hay xấu, tiến bộ hay lạc hậu. Chỉ có
như vậy ta mới tránh rơi vào bị động trong thực tiễn.

– Trong số các khả năng hiện có của sự vật, cần trước hết chú ý đến khả năng tất
nhiên, đặc biệt là các khả năng gần, vì đó là những khả năng dễ biến thành hiện
thực hơn cả.

– Vì một khả năng chỉ biến thành hiện thực khi có đủ những điều kiện cần thiết,
nên cần chủ động tạo ra những điều kiện cần và đủ để có được hiện thực theo
mong muốn.

– Trong lĩnh vực xã hội, phải có sự tham gia của con người (nhân tố chủ quan)
để khả năng biến thành hiện thực. Nên tùy theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn, ta
cần tạo mọi điều kiện để nhân tố con người tham gia tích cực vào quá trình biến
đổi hoặc ngăn cản sự biến đổi khả năng thành hiện thực.

Ở đây, ta cần tránh hai thái cực sai lầm:

+ Tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan. Tức là chỉ cần có con người là khả
năng sẽ biến thành hiện thực.

+ Xem thường nhân tố chủ quan. Tức là không tin tưởng vào năng lực của con
người trong việc biến khả năng thành hiện thực.

You might also like