You are on page 1of 4

Chủ đề 7:

Hãy lấy các ví dụ để phân tích về mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng?
Bài học rút ra là gì (ý nghĩa phương pháp luận)?
*Bản chất là gì? Hiện tượng là gì? ( Huệ)
- Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở
bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó. Bản chất chính là mặt
bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách quan.
Vd: Bản chất của con người là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên
tương đối ổn định bên trong cuộc sống. Nếu bất cứ người nào không có bất cứ mối quan hệ
xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa.
– Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản chất của sự
vật, hiện tượng bên ngoài.
Vd: Bản chất của xã hội tư bản là sự mâu thuẫn giữa tính xã hội lực lượng sản xuất và
tính chất chiếm hữu tư nhân với tư liệu sản xuất. Nói cách khác mâu thuẫn giữa giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản.

*Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng ( Thế, Trung)

– Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống: Cả bản chất và hiện tượng
đều có thực, tồn tại khách quan bất kể con người có nhận thức được hay không. Bất kỳ
sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định, các yếu tố này tham gia vào những
mối liên hệ qua lại với nhau trong đó những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định.
Tất cả những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật. Hiện tượng thực chất chỉ là sự
biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại
khách quan.
– Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: Bản chất và hiện tượng còn có mối liên hệ
hữu cơ, hắn bó hết sức chặt chẽ với nhau. Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất
và hiện tượng. Điều này thể hiện ở chỗ:
+ Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ
qua hiện tượng tương ứng.
+ Hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất, bất kỳ hiện tượng nào cũng là
sự biểu hiện của bản chất ở mức độ nào đó nhiều hoặc ít.
Bản chất và hiện tượng phù hợp với nhau, không có bản chất nào tồn tại một cách thuần
túy, không cần có hiện tượng. Ngược lại cũng không có hiện tượng nào lại không phải sự
biểu hiện của bản chất nhất định.
– Tuy thống nhất với nhau, bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng: Sở dĩ có
điều này do bản chất của sự vật bao giờ cũng được thể hiện ra thông qua sự tương tác
của sự vật ấy với những sự vật xung quanh. Các sự vật xung quanh trong quá trình tương
tác đã ảnh hưởng đến hiện tượng, đưa vào nội dung của hiện tượng những thay đổi nhất
định.
Các điều kiện tồn tại bên ngoài đó và sự tác động qua lại của sự vật này với sự vật khác lại
thường xuyên biến đổi. Vì vậy, hiện tượng thường xuyên biến đổi, trong khi bản chất
vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bản chất luôn giữ nguyên như cũ từ
lúc ra đời cho đến lúc mất đi. Mà bản chất cũng biến đổi, nhưng là biến đổi rất chậm so với
hiện tượng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin quan điểm duy tâm không thừa nhận hoặc chưa
hiểu đúng sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng, quan điểm của họ cho rằng bản
chất không tồn tại thật sự, bản chất chỉ là tên gọi trống không do con người đặt ra, tồn tại
trong suy nghĩ chủ quan của con người, họ chỉ thừa nhận bản chất là những thực thể tinh
thần.
Với chủ nghĩa duy vật biện chứng của Triết học Mac-Lenin đưa ra quan điểm cả bản chất
và hiện tượng đều tồn tại khách quan, đây là cái vốn có của sự vật không do ai sáng tạo
ra, bởi vì sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định, những yếu tố này liên kết
với nhau bằng những mối liên hệ khách quan, đan xen, chằng chịt, trong đó có những
mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định, những mối liên hệ tất nhiên đó tạo thành bản
chất của sự vật. Vì vậy bản chất chính là sự tồn tại khách quan gắn liền với sự vật còn hiện
tượng là biểu hiện bên ngoài của bản chất, là khách quan không phải do cảm giác chủ quan
của con người quyết định.
(Tâm)
- Bản chất và hiện tượng có tính thống nhất
Bản chất luôn được bộc lộ qua hiện tượng, còn hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của bản
chất ở một mức độ nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng,
đồng thời không có hiện tượng nào không biểu hiện bản chất. Bản chất và hiện tượng phù
hợp với nhau, mỗi bản chất được bộc lộ ra ở những hiện tượng tương ứng, bản chất như thế
nào tương ứng với hiện tượng như vậy, mỗi bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện
tượng khác nhau, khi bản chất thay đổi thì hiện tượng đó cũng thay đổi theo và khi bản chất
biến mất thì hiện tượng sẽ chấn dứt tồn tại.
- Bản chất và hiện tượng có tính mâu thuẫn

+ Bản chất và hiện tượng bao hàm sự mâu thuẫn

+ Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự
vật nhưng hiện tượng lại phản ánh những cái riêng, cái cá biệt.

+ Bản chất biểu hiện cái bên trong, còn hiện tượng biểu hiện cái bên ngoài, bản chất
không chỉ biểu lộ rõ ở một hiện tượng mà biểu hiện ở rất nhiều hiện tượng khác nhau.
+ Hiện tượng chỉ biểu hiện một phần của bản chất. Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra
nhiều hiên tượng khác nhau tuỳ vào sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh, hiện tượng
phong phú hơn bản chất, tuy nhiên bản chất sâu sắc hơn hiện tượng, bản chất mang tính ổn
định còn hiện tượng là thường xuyên biến đổi.

*Ví dụ về bản chất và hiện tượng (Lấy 1-2 vd +Hình ảnh nếu có) ( Linh)

Ví dụ về bản chất:
– Bản chất của con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống. Nếu một
người không có mối quan hệ xã hội nào thì đó chưa thực sự là một con người theo đúng
nghĩa.

– Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Quy luật này chi
phối toàn bộ quá trình phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời quy luật này
là bản chất của chủ nghĩa tư bản. Bản chất cho thấy chủ nghĩa tư bản luôn có mục tiêu sản
xuất giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt.

– Một trong những đặc tính bản chất của ánh sáng là tính sóng, hiện tượng biểu hiện của nó
là sự giao thoa bước sóng.

Ví dụ về hiện tượng:
– Màu da của con người có rất nhiều loại: đen, vàng, trắng….đây là những biểu hiện bên
ngoài.

– Khi đưa một cái đũa vào cốc nước, ta thấy chiếc đũa như bị gãy nhưng thực tế không phải
vậy, do hiện tượng khúc xạ ánh sáng mà ta thấy hiện tượng chiếc đũa bị gãy khi để vào cốc
nước.

*Ý nghĩa của phương pháp luận (Ly, Lan)

Muốn nhận thức đúng sự thật, hiện tượng thì không dừng lại ở hiện tượng bên ngoài
mà phải đi vào bản chất. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng
và đầy đủ bản chất. Theo V.I.Lênin: “Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện
tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một… đến bản chất cấp hai..."
Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của khoa học nhận thức nói riêng là phải vạch ra
được bản chất của sự vật.
Còn trong hoạt động thực tiễn, cần dựa vào bản chất chứ không phải dựa vào hiện tượng.
- Vì bản chất tồn tại khách quan ở ngay trong bản thân sự vật nên chỉ có thể tìm ra bản
chất sự vật ở bên trong sự vật ấy chứ không phải ở bên ngoài nó. Khi kết luận về bản
chất của sự vật, cần tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện.
- Vì bản chất không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài
thông qua các hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể tìm ra cái bản chất trên cơ sở
nghiên cứu các hiện tượng.
- Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét rất nhiều hiện tượng
khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau.

You might also like