You are on page 1of 4

BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG

1. SỰ THỐNG NHẤT

Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách
quan; giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc, gắn bó chặt chẽ không rời nhau.

📌 Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng được thể hiện:

Bản chất luôn được bộc lộ thông qua hiện tượng tương ứng và bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ
của bản chất ở một mức độ nào đó nhiều hay ít. Không có bản chất nào tồn tại thuần tuý ngoài hiện
tượng, ngược lại không có hiện tượng nào lại không là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.

Câu nói nổi tiếng của V.I.Lênin: “Bản chất hiện ra, hiện tượng là có tính bản chất.” hay theo Hegel, bản
chất “được ánh lên” nhờ hiện tượng.

Ví dụ: Vào mùa hè chúng ta có thể cảm nhận được tiết trời nóng bức với những cơn nắng oi ả, chói
chang - đó là những hiện tượng được biểu hiện ra bên ngoài. Còn bản chất của hiện tượng là điều kiện ít
mây kết hợp với độ ẩm tương đối cao trong không khí. Hay vào mùa thu, sẽ có hiện tượng những cơn
gió nhè nhẹ, mát mẻ. Bản chất của nó chính là sự vận động của không khí từ nơi áp suất cao đến nơi áp
suất thấp.

 Vậy nên khi bản chất thay đổi hoặc mất đi thì hiện tượng cũng sẽ thay đổi và mất đi theo. Nếu
có một bản chất mới xuất hiện thì cũng sẽ có những hiện tượng mới phản ánh bản chất mới

Ví dụ: Bản chất nền nông nghiệp sản xuất nhỏ được biểu hiện thông qua hiện tượng những người nông
dân thực hiện công việc cày cấy, thu hoạch nông sản bằng những phương pháp thủ công, và nó sẽ không
tách rời hiện tượng này, mà cái hiện tượng sẽ luôn là cái để biểu hiện bản chất. NẾU bản chất nền nông
nghiệp sản xuất nhỏ mất đi hoặc có sự biến đổi (chẳng hạn như phát triển tiên tiến, hiện đại hơn) thì
hiện tượng cũng sẽ mất đi hoặc thay đổi (đó là người nông dân sẽ không sử dụng công cụ thô sơ mà
thay bằng máy móc hiện đại dẫn đến nâng cao năng suất, chất lượng

2. MÂU THUẪN

Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập, nghĩa là
chúng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn.
- bản chất là cái ẩn giấu sâu kín ở bên trong, còn hiện tượng là cái bộc lộ ra bên ngoài
+ Hiện tượng là sự phản ánh của bản chất nhưng nhiều khi nó không biểu hiện hoàn toàn phù hợp với
bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi còn xuyên tạc bản chất.

+ Không phải ai tốt với mình trong một vài trường hợp thì là 1 người tốt, vì có thể họ giúp ta vì một mục
đích cá nhân nào đó

Vdu: hay trong một vài trường hợp hiện tượng có thể đánh lừa bản chất. Mắt ta trực tiếp nhìn thấy hiện
tượng nhưng bản chất không phải như vậy

ảo thuật đi trên mặt nước của dyamo

bản chất là ảo thuật gia di chuyển trên tấm ván đặt dưới mặt nước, hiện tượng là áp dụng góc quay,
mực nước để đánh lừa thị giác người xem

- Hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng
+ Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau tùy theo sự thay đổi của điều
kiện và hoàn cảnh, và mỗi hiện tượng chỉ phản ánh một khía cạnh của bản chất trong một trường hợp
nhất định

=> Hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng.

Vdu: mưa Mưa có thể có nhiều hiện tượng khác nhau như mưa phùn, mưa ngâu, mưa bóng mây, …
nhưng bản chất của mưa vẫn chỉ là sự bốc hơi nước, tích tụ hơi nước qua những đám mây và rơi xuống
đất khi có đủ điều kiện

- Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến
đổi
+ Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi

+ Hiện tượng có thể thay đổi nhanh chóng nhưng bản chất phải cần thời gian dài mới có thể thay đổi
được

 Giang sơn dễ đổi bản tính khó rời

+ Nội dung của hiện tượng không chỉ được quyết định bởi bản chất của sự vật mà còn bởi những điều
kiện, hoàn cảnh xung quanh. Khi các điều kiện, hoàn cảnh tác động tới sự vật thay đổi thì hiện tượng
cũng có thể thay đổi, mặc dù bản chất của nó vẫn như cũ

Vdu: Bản chất của chế độ tư sản là sự phục vụ của giai cấp công nhân dành cho giai cấp tư sản

 Ngày nay CN có quyền kí hợp đồng,...


Ý nghĩa ppl
- Bản chất chỉ thể hiện mình thông qua hiện tượng và hiện tượng lại thường biểu hiện bản chất
dưới hình thức đã bị cải tiến nên trong mọi hoạt động, không thể chỉ nhận biết sự biểu hiện bên
ngoài (hiện tượng), mà cần đi sâu vào bên trong để tìm hiểu và làm sáng tỏ bản chất thường ẩn
giấu mình sau hiện tượng; dựa vào các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng

- Bản chất còn là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên hệ tất nhiên vốn có của sự vật, hiện
tượng; bản chất là địa bàn thống lĩnh của các mâu thuẫn biện chứng và chúng được giải quyết
trong quá trình phát triển dẫn đến sự biến đổi của bản chất, tạo ra sự chuyển hóa của đối tượng
từ dạng này sang dạng khác nên các phương pháp đã được áp dụng vào hoạt động cũ trước đây
cũng phải thay đổi bằng các phương pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng.

Bởi vì bản chất tồn tại khách quan ngay trong bản thân sự vật nên ta chỉ có thể tìm thấy bản
chất ở trong sự vật ấy chứ không phải nhìn thấy ở bên ngoài nó, khi đưa ra kết luận về bản chất của sự
vật, cần tránh những ý kiến chủ quan.

Trong một hoàn cảnh và khoảng thời gian nhất định, ta không thể xem hết được mọi hiện tượng
biểu hiện bản chất của sự vật, vì vậy ta phải ưu tiên xem xét các hiện tượng nổi bật, điển hình
trong hoàn cảnh cụ thể.

CHÚ Ý
Tuy nhiên việc xem xét như vậy chưa đủ cơ sở để đánh giá hết bản chất thực sự của sự vật mà mới chỉ
phản ánh một mức độ nhất định, khi đi sâu vào nắm bắt các cấp độ tiếp theo, ta sẽ cảm nhận được sâu
sắc hơn bản chất, vì vậy khi đưa ra kết luận về bản chất, ta cần cẩn thận. Vì bản chất là cái tất nhiên, là
sự tương đối ổn định bên trong sự vật, quyết định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng là sự
không ổn định, không quyết định sự vận động và phát triển của sự vật. Do đó nhận thức không chỉ dừng
lại ở hiện tượng mà phải tiến tới nhận thức được bản chất của sự vật. Trong hoạt động thực tiễn, phải
dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật không được dựa vào hiện
tượng hay xuyên tạc bản chất của sự vật.

Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có
thể nói như vậy, đến bản chất cấp hai, v.v., cứ như thế mãi.” ( V.I.Lenin )

Ví dụ : Chúng ta không thể chỉ đánh giá bản chất của một người chỉ qua màu da, sắc tộc bởi lẽ màu da
hay sắc tộc cụ thể của họ là trắng, vàng hay đen… chỉ là hiện tượng, là vẻ bề ngoài, không thể hiện được
toàn bộ nhân cách, giá trị của con người họ trong xã hội. Vì thế, để hiểu được bản chất của một người,
ta cần có sự tìm hiểu kĩ lưỡng qua nhiều góc độ, hoàn cảnh và các khoảng thời gian khác nhau, tránh
những ý kiến chủ quan để rồi đưa ra kết luận đúng đắn nhất về bản chất con người họ.

You might also like