You are on page 1of 5

 Câu 30: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.

Ý nghĩa
phương pháp luận của cặp phạm trù này?

1. Khái niệm
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn
định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.
Hiện tượng là hình thức biển hiện ra bên ngoài của bản chất.
Phạm trù bản chất gắn bó chặt chẽ với phạm trù cái chung, vì cái tạo nên bản chất của
một lớp sự vật thì cũng đồng thời là cái chung của các sự vật đó. Nhưng bản chất không
phải là bất kỳ cái chung nào, nó là cái chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển
của sự vật. Trong thực tế có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải là bản
chất.
Phạm trù bản chất là phạm trù cùng bậc với phạm trù tất nhiên và phạm trù quy luật.
Nhưng bản chất không đồng nhất hoàn toàn với quy luật. Cái bản chất cũng đồng thời là
cái có tính quy luật vì nói đến bản chất sự vật tức là nói đến những quy luật vận động và
phát triển của nó. Tuy nhiên, mỗi quy luật chỉ biểu hiện một khía cạnh nhất định của bản
chất. Bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật, do đó, phạm trù bản chất rộng hơn và
phong phú hơn phạm trù quy luật.
2. Mối quan hệ biện chứng
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì bản chất và hiện tượng đều tồn
tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Giữa bản chất và hiện tượng có
quan hệ biện chứng, chúng vừa thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau, nhưng lại mẫu
thuẫn đối lập nhau.
Một là, sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất và hiện tượng
tồn tại khách quan; giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc chặt chẽ không tách rời
nhau. Không có bản chất nào tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng, ngược lại không có hiện
tượng nào lại không là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Vì vậy, V.I.Lênin viết:
“Bản chất hiện ra, hiện tượng là có tính bản chất”1.
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, bản chất luôn được bộc lộ ra thông qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ
cũng là sự biểu hiện của bản chất.
Thứ hai, bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bất kỳ bản chất nào
cũng được bộc lộ ra thông qua hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự
bộc lộ của bản chất ở một mức độ nào đó hoặc nhiều hoặc ít. Khi bản chất thay đổi thì
hiện tượng sẽ thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó sẽ mất đi
theo. Và, nếu có một bản chất mới xuất hiện thì sẽ xuất hiện những hiện tượng mới phản
ánh bản chất mới. Ví dụ, bản chất của chế độ tư bản, của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị
thặng dư đối với giai cấp vô sản làm thuê. Bản chất này được bộc lộ ra ở nhiều hiện
tượng trong xã hội tư bản như sự bần cùng hóa giai cấp vô sản, nạn thất nghiệp, khủng
hoảng kinh tế theo chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chiến tranh v.v.. Khi không còn giai cấp
tư sản, không còn chế độ bóc lột giá trị thặng dư thì các hiện tượng trên cũng sẽ mất đi
theo.
Hai là, tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt
đối lập, nghĩa là chúng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. Tính chất mâu thuẫn của sự thống
nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, bản chất là cái ẩn dấu sâu kín
ở bên trong, còn hiện tượng là cái bộc lộ ra bên ngoài, nhưng chúng thống nhất với nhau
ở chỗ bản chất chỉ có thể bộc lộ ra thông qua hiện tượng và hiện tượng là hiện tượng của
một bản chất nhất định. Thứ hai, cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện
tượng khác nhau tùy theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh, và mỗi hiện tượng chỉ
phản ánh một khía cạnh của bản chất trong một trường hợp nhất định. Vì vậy hiện tượng
phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng. Thứ ba, bản chất là cái
tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.

1
V.I.Lênin, Bút ký triết học, Nxb Sự thật, Hà nội, 1963, tr. 282.
Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ hiện tượng là sự phản ánh
của bản chất nhưng nhiều khi nó không biểu hiện hoàn toàn phù hợp với bản chất, biểu
hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi còn xuyên tạc bản chất.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Vì bản chất và hiện tượng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ ràng buộc, không tách
rời nhau, bản chất thì ẩn dấu sâu kín bên trong sự vật còn hiện tượng thì lại là cái biểu
hiện ra bên ngoài của bản chất, cho nên, muốn nhận thức được bản chất của sự vật thì
phải xuất phát từ hiện tượng. Do một bản chất có thể biểu hiện ra bằng nhiều hiện tượng
khác nhau và mỗi hiện tượng chỉ phản ánh một khía cạnh của bản chất, cho nên muốn
nhận thức bản chất sự vật chúng ta không nên chỉ dừng lại ở một hoặc một số hiện tượng
mà phải thông qua phân tích, tổng hợp rất nhiều hiện tượng.
Vì bản chất là cái tất nhiên tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động
phát triển của sự vật, còn hiện tượng là cái không ổn định, cái không quyết định sự vận
động và phát triển của sự vật, hơn nữa hiện tượng nhiều khi còn xuyên tạc bản chất, cho
nên, nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến tới nhận thức bản chất của
sự vật. Nhận thức bản chất của một sự vật là một quá trình phức tạp đi từ hiện tượng đến
bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Trong hoạt động thực tiễn,
không được dựa vào hiện tượng mà phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương
thức hoạt động cải tạo sự vật.

a. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.

- Mỗi SVHT đều là sự thống nhất giữa BC và HT. Thể hiện ở chỗ: BC bao giờ cũng bộc lộ qua những
hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Không có bản chất tồn tại thuần
tuý mà không thông qua hiện tượng để thể hiện ra, đồng thời cũng không có h.tượng nào lại không phản
ánh một khía cạnh nào đó của bản chất.

Đây là hai mặt của một SVHT cho nên BC như thế nào thì HT như thế ấy

VD: Mắc bệnh biểu hiện: sốt, đau, mệt mỏi..

Kiểm tra bài cũ: học thuộc bài - tự tin

không thuộc bài - nhút nhát


Khi bản chất thay đổi hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi

Khi bản chất mất đi hiện tượng p.ánh nó cũng mất theo

Khi bản chất mới xuất hiện hiện tượng p. ánh nó cũng xuất hiện theo

Chính nhờ sự thống nhất này mà chúng ta có thể tìm ra cái chung, quy luật, bản chất các SVHT. Chẳng
hạn không thể khẳng định một người có phẩm chất tốt mà lại có nhiều hành vi xấu.

b. Tính mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng

- Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ:

+ Bản chất tương đối ổn định còn hiện tượng thường xuyên biến đổi

+ Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu quy định sự tồn tại, phát triển sự vật. Còn hiện tượng chỉ phản
ánh cái riêng, cái cá biệt. Do vậy cùng một bản chất trong điều kiện, hoàn cảnh khác nhau có thể biểu
hiện thông qua những hiện tượng khác nhau. Vì vậy hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu
sắc hơn hiện tượng.

VD: Con người: vui – buồn – sôi nổi – trầm tư...thay đổi nhưng bản chất của người đó vẫn là người tốt
(hoặc người xấuh).

Bệnh AIDS: cùng một căn bệnh nhưng ở những thời gian khác nhau thì thể hiện khác nhau.

- Bản chất và hiện tượng mâu thuẫn với nhau còn thể hiện ở chỗ: bản chất là cái ẩn dấu bên trong còn
hiện tượng là mặt bên ngoài. Bản chất không được bộc lộ hết qua một hiện tượng mà biểu hiện qua rất
nhiều hiện tượng, một hiện tượng chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản chất, đôi khi biểu hiện dưới dạng
đã biến đổi, thậm chí còn có hiện tượng phản ánh không đúng với bản chất (xuyên tạc bản chất).

VD: Nhúng một nửa cái thước vào chậu nước – nhìn vao ta thấy cái thước gấp khúc nhưng thực ra thước
vẫn thẳng.

“ Miệng nam mô, bụng bồ dao găm”

“ Khóc như cô dâu ngày cưới“,cười như anh khoá hỏng thi”…c

c. Ý nghĩa phương pháp luận

- Bản chất bên trong luôn được thể hiện ra bên ngoài thông qua các hiện tượng do vậy khi xem xét đánh
giá sự vật phải thông qua các hiện tượng để nắm bắt bản chất của nó.

- Bản chất và hiện tượng biểu hiện sự đối lập giữa cái bên trong và cái bên ngoài, mặt khác có hiện tượng
phản ánh không đúng bản chất nên khi xem xét đánh giá sự vật không thể dừng lại ở một hiện tượng nào
đó mà phải phân tích, so sánh, rồi tổng hợp lại mới nhận thøc ®óng b¶n chÊt sù vËt.
Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng. Ý nghĩa của phương pháp luận
 

Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng, mà còn cho rằng, giữa bản
chất và hiện tượng có quan hệ biện chứng vừa thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau, vừa mâu thuẫn đối lập nhau.

a) Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng 


Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng trước hết thể hiện ở chỗ bản chất luôn luôn được bộc lộ ra qua hiện tượng; còn hiện
tượng nào cũng là sự biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng; đồng
thời cũng không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu hiện bản chất. Nhấn mạnh sự thống nhất này, V.I.Lênin viết: "Bản chất
hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất".
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bản chất
được bộc lộ ra ở những hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì có hiện tượng ấy, bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ở những hiện
tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện
nó cũng mất theo.
Tóm lại, bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, chính nhờ sự thống nhất này mà người ta có thể tìm ra cái bản chất, tìm ra
quy luật trong vô vàn các hiện tượng bên ngoài.
b) Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng 
Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Do vậy không phải bản chất và hiện
tượng phù hợp nhau hoàn toàn mà luôn bao hàm cả sự mâu thuẫn nhau. Mâu thuẫn này thể hiện ở chỗ: bản chất phản ánh cái
chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, còn hiện tượng phản ánh cái riêng, cái cá biệt. Cùng một bản chất
có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau tùy theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh. Vì vậy hiện tượng phong phú
hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng. Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường
xuyên biến đổi. Nhấn mạnh điều này, V.I.Lênin viết: "Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất, không bám
“chắc”, không “ngồi vững” bằng “bản chất”2.
Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ, bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan;
còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan đó. Bản chất không được biểu lộ hoàn toàn ở một hiện tượng mà biểu
hiện ở rất nhiều hiện tượng khác nhau. Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản
chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi xuyên tạc bản chất.
Ý nghĩa của phương pháp luận 
Bản chất không tồn tại thuần túy mà tồn tại trong sự vật và biểu hiện qua hiện tượng, vì vậy muốn nhận thức được bản chất của sự
vật phải xuất phát từ những sự vật, hiện tượng, quá trình thực tế. Hơn nữa bản chất của sự vật không được biểu hiện đầy đủ trong
một hiện tượng nhất định nào và cũng biến đổi trong quá trình phát triển của sự vật. Do vậy phải phân tích, tổng hợp sự biến đổi
của nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng điển hình mới hiểu rõ được bản chất của sự vật. Nhận thức bản chất của sự vật là
một quá trình phức tạp đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. V.I.Lênin cũng viết rằng:
"Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản
chất cấp hai, v.v., cứ như thế mãi".
Vì bản chất là cái tất nhiên, cái tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động phát triển của sự vật, còn hiện tượng là
cái không ổn định, không quyết định sự vận động phát triển của sự vật. Do vậy nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải
tiến đến nhận thức được bản chất của sự vật. Còn trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định
phương thức hoạt động cải tạo sự vật không được dựa vào hiện tượng.

You might also like