You are on page 1of 151

CHƯƠNG II

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT


I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT.
II. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PBCDV.

III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PBCDV.

IV. CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA PBCDV.

V. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG.


I. PHÉP BIỆN CHỨNG & PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT:

1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của nó:


a) Khái niệm Biện chứng & Phép biện chứng.
b) Các hình thức cơ bản của PBC.
2. Phép biện chứng duy vật:
a) Khái niệm Phép biện chứng duy vật.
b) Những đặc trưng cơ bản & Vai trò của Phép biện
chứng duy vật.
1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của nó:

a) Khái niệm Biện chứng & Phép biện chứng:

 Biện chứng dùng để chỉ những mối quan hệ tương


tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo qui
luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong TN,
XH và TD. Bao gồm:
- BCKQ là biện chứng của thế giới vật chất.
- BCCQ là sự phản ánh BCKQ vào trong đời sống ý
thức của con người.
 Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái
quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các
nguyên lí, qui luật khoa học nhằm xây dựng hệ
thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận
thức và thực tiễn.

Phép siêu hình là phương pháp tư duy về sự vật,


hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập và
bất biến
b) Các hình thức cơ bản của Phép biện chứng:

Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức cơ


bản:
 Phép biện chứng chất phác thời cổ đại.

 Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức.

 Phép biện chứng duy vật.


2. Phép biện chứng duy vật:

a) Khái niệm Phép biện chứng duy vật:

- Ăngghen: “Phép biện chứng…là môn khoa học về


những qui luật phổ biến của sự vận động và sự phát
triển của TN, của XH loài người và của TD”.

- Lênin: …“Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự


phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất
và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối
của nhận thức của con người, nhận thức này phản
ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”…
b) Những đặc trưng cơ bản & Vai trò của Phép biện
chứng duy vật:

- Một là, PBCDV của CN.MLN là PBC được xác lập trên
nền tảng của TGQ duy vật khoa học.

- Hai là, trong PBCDV của CN.MLN có sự thống nhất


giữa nội dung TGQ DVBC và PPL BCDV, do đó nó
không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công
cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
- PBCDV của CN.MLN cung cấp những nguyên tắc
phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận
thức thế giới và cải tạo thế giới.

- PBCDV là một nội dung đặc biệt quan trọng trong


TGQ và PPL triết học của CN.MLN, tạo nên tính khoa
học và cách mạng của CN.MLN, đồng thời nó cũng là
TGQ và PPL chung nhất của hoạt động sáng tạo trong
các lĩnh vực NCKH.
Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình &
phương pháp biện chứng
Phương pháp siêu hình Phương pháp biện chứng
-Chỉ nhìn thấy những sự -Không chỉ nhìn thấy sự vật
vật riêng biệt, mà không cá biệt mà còn thấy cả mối
nhìn thấy mối liên hệ qua liên hệ qua lại giữa chúng,
lại giữa những sự vật ấy, không chỉ thấy cây mà còn
chỉ nhìn thấy cây mà thấy rừng, vừa thấy bộ
không nhìn thấy rừng, phận vừa thấy toàn thể.
thấy bộ phận mà không
thấy toàn thể.
Phương pháp siêu hình Phương pháp biện chứng
-Chỉ thấy sự tồn tại của sự -Không chỉ nhìn thấy sự tồn
vật mà không thấy sự tại của sự vật mà còn thấy
phát sinh và tiêu vong cả sự sinh thành và tiêu
của chúng hay chỉ nhìn vong của sự vật hay không
thấy trạng thái tĩnh của chỉ thấy trạng thái tĩnh của
sự vật mà quên mất sự sự vật mà còn thấy cả trạng
vận động của sự vật ấy. thái động của sự vật.
VD: THẦY BÓI XEM VOI
II. HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT:
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
a) Khái niệm Mối liên hệ & Mối liên hệ phổ biến.
b) Tính chất của các mối liên hệ.
c) Ý nghĩa PPL.
2. Nguyên lý về Sự phát triển:
a) Khái niệm về Sự phát triển.
b) Tính chất của Sự phát triển.
c) Ý nghĩa PPL.
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

a) Khái niệm Mối liên hệ & Mối liên hệ phổ biến:

- Mối liên hệ: dùng để chỉ sự quy định, sự tác động, sự


chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng; hay
giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan.
- Mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ tính phổ biến của
các mối liên hệ đối với các sự vật, hiện tượng (VD:
MLH bên trong & MLH bên ngoài; MLH cơ bản &
MLH không cơ bản,MLH trực tiếp & MLH gián tiếp…);
đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở
nhiều sự vật, hiện tượng (VD: Lượng & Chất; mâu
thuẫn; phủ định; bản chất & hiện tượng; nội dung &
hình thức…)
b) Tính chất của các mối liên hệ:

+ Tính khách quan của các mối liên hệ: thể hiện MLH
có sẵn trong sự tồn tại của các sự vật hiện tượng, tư
duy ý thức con người chỉ là phản ánh.

+ Tính phổ biến của các mối liên hệ: bất cứ sự vật nào
khi tồn tại đều phải liên hệ với các sự vật, hiện tượng
khác. Chúng ta không thể tìm thấy một sự vật, hiện
tượng nào mà tồn tại lại không có mối liên hệ!
+ Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ:
− Sự vật, hiện tượng tồn tại dưới các dạng cụ thể…
 cho nên MLH cũng rất đa dạng, phong phú.
− MLH giữa sự vật này với các sự vật khác.
− MLH giữa các mặt khác nhau bên trong một sự vật.
− MLH trong không gian và thời gian:
• Về mặt không gian: tuy ở xa nhau nhưng vẫn tác
động vào nhau.
• Về mặt thời gian: Tuy đã xảy ra trong quá khứ
nhưng vẫn tác động vào hiện tại và tương lai.
c) Ý nghĩa PPL:
+ Rút ra quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn:
Quan điểm toàn diện: là khi xem xét sự vật, hiện
tượng trong thực tiễn, chúng ta phải đặt nó trong
tổng thể của các MLH (trong sự tác động qua lại giữa
các bộ phận, các yếu tố, các mặt bên trong sự vật và
giữa sự vật ấy với sự vật khác...).
+ Giúp ta có quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận
thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực
tiễn.
Quan điểm lịch sử - cụ thể: là khi xem xét sự vật,
hiện tượng thì phải đặt nó trong điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể, không gian và thời gian cụ thể thì mới
đánh giá đúng bản chất sự vật.

+ Giúp ta tránh được các quan điểm sai lầm khi xem
xét sự vật, hiện tượng như quan điểm siêu hình,
phiến diện, hoặc ngụy biện.
2. Nguyên lý về Sự phát triển:
a) Khái niệm về Sự phát triển:
+ Định nghĩa: dùng để chỉ quá trình trình vận động của
sự vật hiện tượng theo khuynh hướng đi lên, từ trình
độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến ngày
càng hoàn thiện hơn, là sự biến đổi về chất của sự vật.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY BAY
MIG 17
MIG 29
BOEING 787
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIVI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XE MÁY (VESPA)
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XE MÁY (VESPA)
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XE MÁY (VESPA)
+ Chú ý:
- Quan điểm siêu hình coi sự phát triển chỉ là tăng giảm
về lượng mà không thất sự thay đổi về chất.
- Họ chỉ thấy quá trình tiến lên liên tục, không thấy
được những bước thăng trầm trong sự phát triển.
- Không đồng nhất khái niệm phát triển với khái niệm
vận động (biến đổi).
b) Tính chất của Sự phát triển:
+ Tính khách quan của sự phát triển: vì nguyên nhân
phát triển nằm ngay trong lòng sự vật, bất chấp con
người muốn hay không muốn.
+ Tính phổ biến của sự phát triển:
- Thể hiện sự phát triển ở trong mọi lĩnh vực: tự
nhiên, xã hội, tư duy  theo hướng hoàn thiện
dần.
- Thể hiện ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào tồn tại
trong thế giới khách quan (VD: ngay cả đời sống
tinh thần của con người cũng phát triển như các
khái niệm cũng vận động đáp ứng hiện thực).
+ Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển: do các
sự vật, hiện tượng tồn tại đa dạng (sự vật khác nhau,
trình độ phát triển khác nhau, các tác động cụ thể
khác nhau…) nên dẫn tới sự phát triển không hoàn
toàn giống nhau.
SỰ ĐA DẠNG CÁC MÀU DA
SỰ ĐA DẠNG CÁC MÓN ĂN
SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI HOA
SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI RẮN
c) Ý nghĩa PPL:
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn chúng ta cần
phải có quan điểm phát triển.
Quan điểm phát triển: là khi xem xét sự vật và hiện
tượng chúng ta phải đặt nó trong sự vận động, biến
đổi, phát triển (Quá khứ? Hiện tại? Tương lai? Biết
phân chia sự phát triển thành các giai đoạn khác
nhau…).
- Phải có quan điểm lịch sử, cụ thể trong nhận thức và
giải quyết các vấn đề thực tiễn đa dạng, phức tạp.
Nghĩa là phải thấy được sự phát triển là một quá
trình biện chứng (lúc phát triển thuận lợi, lúc quanh
co, phức tạp…).
- Giúp ta tránh các quan điểm cực đoan: bảo thủ, định
kiến (không thấy sự phát triển).
III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PBCDV:

1. Cái riêng & Cái chung.

2. Nguyên nhân & Kết quả.

3. Tất nhiên & Ngẫu nhiên.

4. Nội dung & Hình thức.

5. Bản chất & Hiện tượng.

6. Khả năng & Hiện thực.


1. Cái riêng & Cái chung:
a) Phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhất:
+ Phạm trù Cái riêng dùng để chỉ một sự vật, một hiện
tượng, một quá trình nhất định.
+ Phạm trù Cái chung dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ… tồn tại phổ
biến ở nhiều s.vật, h.tượng.
+ Trong mỗi sự vật, ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn
nhất. Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những nét,
những mặt, những thuộc tính, những tính chất chỉ có ở
một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở
các sự vật, hiện tượng khác.
VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH – TRUNG QUỐC
VỊNH HẠ LONG – VIỆT NAM
THÁP EIFFEL - PHÁP
TƯỢNG NỮ THẦN TỰ DO – MỸ
b) MQHBC giữa cái riêng và cái chung:

Theo quan điểm DVBC, cái riêng, cái chung, cái đơn
nhất đều tồn tại khách quan. Cái chung chỉ tồn tại
trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự
tồn tại của nó. Không có cái chung thuần tuý tồn tại
biệt lập, tách rời bên ngoài cái riêng.
• Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung,
không có cái riêng nào tồn tại độc lập tách rời tuyệt
đối với cái chung.

• Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái
chung vì ngoài những điểm chung cái riêng còn có
cái đơn nhất.

• Cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất


hơn cái riêng vì cái chung biểu hiện tính phổ biến,
tính qui luật của nhiều cái riêng.
• Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho
nhau trong những điều kiện xác định.

- Sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung


biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái
cũ.

- Sự chuyển hoá của cái chung thành cái đơn nhất là


biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ
định.
c) Ý nghĩa phương pháp luận:

- Muốn biết được cái chung, cái bản chất thì phải xuất
phát từ những cái riêng.

- Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và


cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện
để tránh siêu hình, máy móc. Phải dựa vào cái chung
để cải tạo cái riêng.

- Trong hoạt động thực tiễn cần biết vận dụng các
điều kiện thích hợp cho sự chuyển hoá giữa cái đơn
nhất và cái chung theo mục đích xác định.
2. Nguyên nhân & Kết quả:
a) Phạm trù Nguyên nhân, Kết quả:

- Phạm trù Nguyên nhân chỉ sự tác động lẫn nhau


giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra một
biến đổi nhất định.

- Phạm trù Kết quả chỉ những biến đổi xuất hiện do
sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự
vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.
b) MQHBC giữa Nguyên nhân & Kết quả:
Đây là mối quan hệ khách quan, không có nguyên
nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược
lại.
- Nguyên nhân sinh ra kết qủa, do vậy nguyên nhân
bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao
giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.

- Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều


kết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều
nguyên nhân tạo nên.
- Nguyên nhân cũng có thể sinh ra nhiều kết quả
trái ngược nhau: kết quả tốt > < kết quả xấu, cái
hay > < cái dở…

- Các nguyên nhân tác động cùng 1 chiều thì tăng


cường chất lượng cho kết quả, kết quả mau sinh
ra. Các nguyên nhân tác động ngược chiều nhau
 nguyên nhân này có tính chất triệt tiêu nguyên
nhân kia kết quả sinh ra kém chất lượng hoặc
không sinh ra được.
VD: - Ông cha ta nói: Được vợ thì cưới liền ngay
Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.
- Sự kiện giải phóng miền Nam 30/4/1975: ...
- Vấn đề học tập của mỗi người: ...
Tác động cùng chiều
Tác động ngược chiều
- Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên
nhân:

• Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên
nhân được diễn ra theo hai hướng: tích cực hay
tiêu cực.

• Một sự vật hiện tượng nào đó trong mối liên hệ


này là nguyên nhân, nhưng trong mối liên hệ
khác lại là kết quả và ngược lại.
c) Ý nghĩa PPL:
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải bắt
đầu từ việc đi tìm những nguyên nhân xuất hiện
s.vật, h.tượng.

- Cần phân loại các loại nguyên nhân để có những


biện pháp giải quyết đúng.

- Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều
kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm
đạt mục đích đã đề ra.
3. Tất nhiên & Ngẫu nhiên:
a) Phạm trù Tất nhiên, Ngẫu nhiên:
- Phạm trù Tất nhiên (tất yếu) dùng để chỉ cái do
những nguyên nhân cơ bản, bên trong của sự vật
hiện tượng quy định, nó nhất định phải xảy ra, và chỉ
xảy ra như thế chứ không thể như thế khác được.
VD: Không ai sống mãi ở đời. Trái đất quay từ ĐT…
- Phạm trù Ngẫu nhiên dùng để chỉ cái do các nguyên
nhân bên ngoài quy định. Do đó nó có thể xuất hiện
hoặc không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này
hoặc như thế khác. VD: Tình cờ gặp bạn thân. Trúng
sổ xố…
b) MQHBC giữa Tất nhiên & Ngẫu nhiên:

- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và


đều có vai trò nhất định đối với sự vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng; trong đó cái tất nhiên
đóng vai trò quyết định.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại trong sự thống
nhất biện chứng với nhau; không có cái tất nhiên
thuần túy. Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi
cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn ngẫu
nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, là cái bổ
sung cho cái tất nhiên.

- Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại mãi mãi ở


trạng thái cũ mà nó thường thay đổi, chúng có thể
chuyển hóa cho nhau: cái tất nhiên thành ngẫu
nhiên và cái ngẫu nhiên có thể trở thành tất nhiên.
c) Ý nghĩa PPL:

- Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải căn cứ vào


cái tất nhiên. Tuy nhiên, cũng không được bỏ qua cái
ngẫu nhiên, không tách rời cái TN khỏi cái NN. VD:
Hàng ngày đến lớp để học  chứ không phải sợ cái
ngẫu nhiên lớp học cháy rồi không dám đến; Nghỉ hè
thường đi thuyền trên sông, biển  chứ không phải
sợ đắm rồi không dám đi.
- Trong 1 hoạt động thực tiễn cụ thể nào đó, chúng ta
phải đặt ra nhiều phương án, nhiều tình huống  để
giúp cho chúng ta luôn chủ động khi các tình huống
khác nhau xảy ra. VD: Sống ở nhà cao tầng đề phòng
cháy thì phải thoát như thế nào; Đi thuyền: nếu xảy
ra nước vào thuyền hoặc bị lật  thì phương án xử
lý đã dự tính từ trước như thế nào…
- TN và NN có thể chuyển hóa cho nhau: cái TN 
NN, cái NN  TN. Vì thế trong hoạt động XH chúng
ta phải tạo điều kiện cho những cái NN tốt đẹp 
trở thành cái TN. VD: Những gương người tốt, việc
tốt lúc đầu xuất hiện mang tính đơn lẻ (NN)  cần
phải nhân rộng thành cái phổ biến (TN).
4. Nội dung & Hình thức:
a) Phạm trù Nội dung, Hình thức:

- Phạm trù Nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả


những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên
sự vật, hiện tượng.

- Phạm trù Hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại
và phát triển của sự vật; là hệ thống các mối liên hệ
tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó (nghĩa là
cách kết cấu, tổ chức, sắp xếp của nội dung).
b) MQHBC giữa Nội dung & Hình thức:
 Sự thống nhất giữa Nội dung & Hình thức:
- ND & HT gắn bó chặt chẽ với nhau, ko tách rời
nhau trong 1 sự vật, hiện tượng.

VD: + Một Thành phố: ND, HT ntn để nó là 1 Tp


chứ ko phải là làng quê, và ngược lại…
+ ND công việc của 1 sv (trí thức), ND công
việc của 1 người thợ quét sơn, ND công việc
của 1 chị tiểu thương buôn bán ở chợ… đòi
hỏi HT phù hợp.
- Tuy nhiên không phải lúc nào ND và HT cũng phù
hợp với nhau.

+ Một ND có thể có nhiều HT thể hiện.

VD: - Cũng là rượu (ko phải là bia) có thể phù


hợp nhiều kiểu chai, kiểu chữ, màu sắc…
- Cũng là ND Tết nhưng mỗi nước lại thể
hiện HT đón năm mới khác nhau.
- ND cũng là cưới hỏi nhưng mỗi nơi lại thể
hiện HT khác nhau.
+ Một HT có thể chứa đựng nhiều ND khác nhau.

VD: - Cũng là HT doanh nghiệp tư nhân, nhưng


ND kinh doanh nhiều mặt hàng khác
nhau, về cách thể hiện cũng khác nhau.
- Cùng là hình thức đổi mới, nhưng ND cách
làm của từng quốc gia khác nhau: VN, TQ,
Cuba, Lào…
 Trong quá trình phát triển của sự vật: ND bao giờ
cũng giữ vai trò quyết định đối với HT.

- ND quyết định HT, ND thay đổi thì trước sau HT


cũng thay đổi theo cho phù hợp với ND.

- HT biến đổi chậm hơn và không thường xuyên


như ND.
 Sự tác động trở lại của HT đối với ND diễn ra theo
hai hướng:

- Phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều
kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển.

- Không phù hợp với nội dung thì sẽ kìm hãm sự


phát triển của nội dung.
MẶC THEO PHONG CÁCH HÁT QUAN HỌ
MẶC THEO PHONG CÁCH AEROBIC
MẶC THEO PHONG CÁCH HIP HOP
c) Ý nghĩa PPL:

- Trong nhận thức không được tách rời, tuyệt đối hoá
hoặc ND hoặc HT.

- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải căn
cứ nội dung.

- Phải thường xuyên đối chiếu giữa ND và HT sao cho


phù hợp để thúc đẩy sự vật phát triển.
5. Bản chất & Hiện tượng:
a) Phạm trù Bản chất, Hiện tượng:

- Phạm trù Bản chất dùng để chỉ tổng hợp tất cả


những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối
ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát
triển của sự vật, hiện tượng.

- Phạm trù Hiện tượng là sự biểu hiện ra bên ngoài


của bản chất (tức những mặt, MLH trong điều kiện
được xác định).
b) MQH giữa Bản chất & Hiện tượng:
 Sự thống nhất giữa Bản chất & Hiện tượng:

- BC luôn được bộc lộ ra qua HT, còn HT nào cũng là


biểu hiện của một BC nhất định. Không có BC nào
tồn tại thuần túy tách rời HT cũng như không có
HT lại không biểu hiện của một BC nào đó.

- Khi BC thay đổi thì HT cũng thay đổi theo. Khi BC


mất đi thì HT cũng mất theo.
 Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa Bản
chất & Hiện tượng:
- BC phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự
tồn tại và phát triển của sự vật, còn HT phản ánh
cái riêng, cái cá biệt.
- Cùng một BC có thể biểu hiện ra ở nhiều HT khác
nhau tuỳ theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn
cảnh.
- BC là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn HT là
cái thường xuyên biến đổi.
c) Ý nghĩa PPL:
- BC & HT mang tính khách quan (bất cứ sự vật nào
cũng có BC & HT).
- Do tính thống nhất giữa BC & HT: nên trong đời sống
XH, chúng ta có thể thông qua HT để nắm BC sự vật.
- Do tính mâu thuẫn giữa BC & HT: chúng ta không
dừng lại ở HT, mà phải đi sâu vào tìm hiểu BC thì
nhận thức mới đúng đắn và sâu sắc được.
- Để đánh giá đúng về sự vật, hiện tượng, phải căn cứ
vào BC của sự vật, không nên chỉ căn cứ vào HT.
6. Khả năng & Hiện thực:
a) Phạm trù Khả năng & Hiện thực:
- Phạm trù Khả năng: dùng để chỉ những gì hiện chưa
có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương
ứng.
- Phạm trù Hiện thực: dùng để chỉ những gì hiện có,
hiện đang tồn tại thực sự.
b) MQHBC giữa Khả năng & Hiện thực:

- Khả năng và h.thực tồn tại khách quan có ở trong tất


cả các sự vật, hiện tượng.

- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ


thống nhất, không tách rời, luôn luôn chuyển hoá lẫn
nhau trong quá trình phát triển của sự vật:
HT  KN mới

HT mới  KN mới nữa.


- Một sự vật có thể tồn tại một hoặc nhiều KN chứ
không phải chỉ có một KN. Có nhiều loại KN:
• KN thực tế: đang tồn tại thật sự.
• KN tất nhiên: hình thành do quy luật nội tại của sự
vật quy định.
• KN ngẫu nhiên: hình thành do các tác động ngẫu
nhiên quy định.
• KN gần: là KN đã có điều kiện chín muồi để thành
hiện thực.
• KN xa: chưa đủ điền kiện để thành hiện thực.
c) Ý nghĩa PPL:

- Do HT là cái đang tồn tại thật sự, còn KN là cái hiện


chưa có, cho nên trong công tác và đời sống XH
chúng ta cần căn cứ vào HT, chứ không căn cứ vào
KN  để nhận thức và định ra phương hướng hoạt
động. VD: Trong việc chọn nghề; Trong đời sống tình
cảm…
- Tuy nhiên, KN chưa tồn tại thật sự nhưng nó cũng
biểu hiện hướng phát triển của sự vật trong tương
lai  cho nên trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn, chúng ta cũng phải tính đến các KN xảy ra để có
biện pháp phù hợp.

- Tránh 2 trạng thái cực đoan sau: tuyệt đối hóa


h.thực, bỏ rơi k.năng. Và ngược lại.
IV. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PBCDV:

1. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về Lượng


thành những sự thay đổi về chất & ngược lại.

2. Quy luật Thống nhất & Đấu tranh giữa các mặt đối lập.

3. Quy luật Phủ định của phủ định.


1. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về Lượng
thành những sự thay đổi về chất & ngược lại:

Vai trò của quy luật:


Chỉ ra phương thức, cách thức của sự vận động và
phát triển của sự vật và hiện tượng.
a) Khái niệm về Chất & Lượng:

- Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định
khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ
của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không
phải là cái khác.
VD: Chất của Đường khác chất của Muối; Chất của Sắt
khác chất của Gỗ; Các chất hóa học khác nhau
trong bảng tuần hoàn Mendeleev...
ĐƯỜNG MUỐI
CỘT SẮT CỘT GỖ
+ Cần chú ý trong khái niệm Chất:
- Chất của sự vật là gì --> hoàn toàn mang tính khách
quan (tính vốn có của sự vật), ý thức chỉ phản ánh mà
thôi.
- Chỉ những thuộc tính cơ bản --> hợp thành chất của
sự vật, ngoài ra Chất còn được xác định bởi cấu trúc
và cách thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật
(VD: Kim cương & Than chì cùng thành phần hóa học
do nguyên tố Cacbon tạo nên nhưng liên kết khác
nhau; quân đội Napoleon & quân Mameluke; 2 đội
bóng đá; 2 lớp học; ...).
- Một sự vật không phải chỉ có 1 chất, mà là nhiều chất
(tùy góc độ chúng ta xem xét).
VD: 1 con người cụ thể: chất về sức khỏe? văn hóa?
đạo đức? thẩm mỹ? chính trị? ...
- Chất mang tính ổn định (so với lượng) trong sự vật,
không có chất nào tồn tại tách rời sự vật.
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định
vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ,
nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật.
VD: - Trẻ em & người lớn đều là con người, chỉ khác
nhau về lượng mà thôi.
- Cái bàn to, đẹp, đắt tiền & cái bàn thô sơ, bán cà
phê, bằng gỗ tạp ở ven đường ngoại thành cũng
vẫn là cái bàn, chỉ khác nhau về lượng (đắt tiền
hay rẻ tiền, đẹp hay không đẹp...).
+ Cần chú ý trong khái niệm Lượng:
- Lượng cũng mang tính khách quan tồn tại trong sự
vật, liên quan chặt chẽ với chất.
- Nó chưa nói rõ được sự khác nhau giữa nó với sự vật
khác cùng loại, mà chỉ nói lên sự khác nhau về: số
lượng, quy mô, tốc độ, trình độ, kích thước...
- Một sự vật không chỉ có một lượng mà là nhiều lượng
tùy ở góc độ cụ thể khi ta xem xét.
VD: Mỗi chúng ta là 1 người, nhưng lại có cả ngàn sợi
tóc, mức độ chịu đựng khó khăn (đói, khát, nóng,
lạnh, gia cảnh nghèo, thất tình...) cũng khác nhau.
- Lượng biến đổi theo 2 chiều: tăng hoặc giảm.
- Có lượng ở bên trong sự vật (VD: số lượng nguyên tử
hợp thành nguyên tố hóa học; các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, quân sự... trong 1 xã hội) nhưng cũng có
lượng ở bên ngoài sự vật (VD: cao, dài, rộng...). Có
lượng phải dùng tư duy mới phán đoán được (VD: tri
thức của 1 người, ý thức trách nhiệm công dân,
phong trào học tập...).
b) MQHBC giữa Chất & Lượng:
- Tính thống nhất giữa Chất và Lượng trong 1 sự vật:
• Sự vật nào cũng là 1 thể thống nhất giữa C & L, 2 mặt
ấy liên quan chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau,
trong đó C tồn tại thông qua L, L là biểu hiện của C.
(VD: trong các nguyên tố hóa học: O2 là Oxy nhưng O3
thì đã là Ozone rồi).
• Sự thống nhất ấy phụ thuộc vào Độ: Độ là chỉ tính quy
định mối liên hệ thống nhất giữa C & L, là giới hạn mà
sự thay đổi về L chưa dẫn đến sự thay đổi về C (hay ta
gọi sv vẫn còn là nó, nó chưa thành cái khác với nó).
(VD: trong 4 năm học SV hàng ngày tích trữ L kiến
thức nhưng C vẫn là SV).
- Quá trình chuyển hóa L đổi  C đổi:

• Sự vật biến đổi thường bắt đầu từ sự thay đổi về L,


không có sv nào mà C & L của nó mãi mãi giữ nguyên,
khi L đến 1 giới hạn nhất định thì  C , giới hạn đó
chính là điểm nút. Điểm nút là thời điểm mà tới đó
xảy ra sự thay đổi về C, VD: 30-4-1975 là điểm nút lịch
sử thay đổi C chế độ ở miền Nam VN.
• Khái niệm Bước nhảy: là chỉ sự thay đổi C của sv,
nghĩa là ranh giới tồn tại sv cũ bị phá vỡ, tạo nên sv
mới, C mới ra đời.
+ BN có nhiều hình thức:
o Dựa trên nhịp độ thực hiện BN có:
 BN dần dần: là tích lũy dần C mới, loại bỏ dần
chất cũ được thực hiện từ từ. VD: vượn 
người.
 BN đột biến: thực hiện trong thời gian ngắn,
thay đổi toàn bộ C sv. VD: CMT8 VN, nổ bom
nguyên tử.
oCăn cứ vào quy mô thực hiện BN thì có
 BN cục bộ: làm thay đổi C từng mặt, từng bộ
phận của sv. VD: thành công trong nông
nghiệp ở giai đoạn đầu đổi mới ở VN.
 BN toàn bộ: làm thay đổi C của toàn bộ các
mặt, các yếu tố của sv. VD: toàn bộ các mặt
trong kinh tế VN.
oNgoài ra căn cứ vào mâu thuẫn, tính chất, điều
kiện… còn có các BN:
 BN tự phát, tự giác.
 BN lớn, BN nhỏ.
+ Ý nghĩa: Giúp cho ta hiểu cách thức phát triển
của sự vật 1 cách toàn diện, sinh động,
lúc phát triển dần dần, lúc phát triển đột
biến (nhảy vọt).
- C mới ra đời, lại tạo điều kiện cho L mới phát triển (ở
một trình độ khác): lúc này C mới tác động trở lại làm
cho L mới thay đổi ở những khía cạnh sau: kết cấu, quy
mô, trình độ, tốc độ, kích thước…
VD: 1 đám cháy..., 1 cuộc cách mạng..., người có tiền...,
người có tri thức...

Kết luận: Quy luật này nói lên cách thức phát triển của sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, sự vật
nào muốn thay đổi cũng phải theo cách thức như
vậy.
c) Ý nghĩa PPL:

- Trong nhận thức và thực tiễn phải coi trọng cả hai loại
chỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật, tạo
nên sự nhận thức toàn diện về sự vật.

- Tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về
lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật; đồng
thời có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng
làm thay đổi về lượng của sự vật.
- Thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới sự thay đổi về chất
với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm
nút, cho nên không được nóng vội hay bảo thủ.

- Trong đời sống XH, quá trình phát triển không chỉ phụ
thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào
nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần nâng cao
tính tích cực, chủ động để thúc đẩy quá trình chuyển
hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
2. Quy luật Thống nhất & Đấu tranh của các mặt đối lập:

Vai trò của quy luật:


Chỉ ra nguồn gốc & động lực cơ bản, phổ biến của mọi
quá trình vận động và phát triển.
a) Khái niệm Mâu thuẫn & tính chất chung của Mâu
thuẫn:
Khái niệm Mâu thuẫn trong PBC dùng để chỉ mối liên
hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt
đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau.
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập (khái niệm
dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những
khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng
thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau).
VD: - Trong giới tự nhiên:

Đồng hóa >< Dị hóa

Di truyền >< Biến dị

Tác động >< Phản tác động

V/đ sóng a/s > < V/đ hạt a/s

Vi phân >< Tích phân

Hóa hợp >< Phân giải


VD: - Trong XH:
G/c TS >< G/c VS
Cung >< Cầu (trong KT)
Tích lũy >< Tiêu dùng (trong KT)
Thiện >< Ác (trong đạo đức XH)
Cái tiêu cực >< Cái tích cực
Cái lạc hậu >< Cái tiến bộ
Cách mạng >< Phản CM
Chân lý >< Sai lầm
(cái đúng) (cái sai)
- Các tính chất chung của Mâu thuẫn:
• Khách quan.
• Phổ biến.
• Đa dạng, phong phú.
b) Quá trình vận động của Mâu thuẫn:
 Trong mỗi Mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa Thống
nhất với nhau, vừa Đấu tranh với nhau:
- Khái niệm Thống nhất của các mặt đối lập dùng để
chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, qui
định lẫn nhau của các mặt đối lập.
- Khái niệm Đấu tranh của các mặt đối lập dùng để
chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ
định nhau của các mặt đối lập.
- Chuyển hóa các mặt đối lập: là mâu thuẫn đã được
giải quyết trong giai đoạn cuối, sự vật cũ mất đi, sự
vật mới ra đời.
Quá trình TN ĐT MĐL phát triển tới một mức độ
nào đó thì chuyển hóa.
Sự chuyển hóa diễn ra phong phú đa dạng, tùy
thuộc vào tính chất, điều kiện cụ thể của mặt đối
lập.
 Vai trò của MT đối với quá trình vận động và phát
triển của sự vật:
Sự TN ĐT MĐL để dẫn đến chuyển hóa là một quá
trình:

Sv cũ Sv mới
Sự khác nhau  > <  Chuyển hóa
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA 1 MÂU THUẪN
MT cũ mất đi, MT mới hình thành, quá trình TN ĐT
MĐL, quá trình chuyển hóa mới lại tiếp diễn, làm
cho sv & hiện tượng luôn luôn vận động và phát
triển. Chính vì thế, ta KL rằng. Sự TN, sự ĐT, sự
chuyển hóa các MĐL chính là: Nguồn gốc, động lực
của mọi sự vận động và phát triển trong thế giới
khách quan.
 Quá trình Thống nhất & Đấu tranh của các mặt đối
lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Trong
đó, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, còn sự
thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện,
tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh,
đấu tranh nằm trong sự thống nhất của chúng. Đây
là nguồn gốc và là động lực phát triển của tất cả các
sự vật.
c) Ý nghĩa PPL:

- Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến và là nguồn


gốc, động lực của sự vận động, phát triển; vì vậy,
muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải tôn
trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích các
mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh
hướng của sự vận động và phát triển.
- Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú nên trong
nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần có quan điểm
lịch sử cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng loại
mâu thuẫn để có phương pháp giải quyết phù hợp,
tránh rập khuôn, máy móc.

- Muốn thay đổi bản chất sự vật thì phải giải quyết
mâu thuẫn, tránh cải lương, điều hoà.
3. Quy luật Phủ định của phủ định (gọi tắt là quy luật Phủ
định biện chứng):

Vai trò của quy luật:


Chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện
tượng.
a) Khái niệm Phủ định & Phủ định biện chứng:
 Phân biệt một số khái niệm sau:
- Phủ nhận: là bác bỏ một cái gì đó.
- Phủ định: là sự thay thế hình thái tồn tại này bằng
hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong
quá trình vận động, phát triển của nó.
Ví dụ: - XHPK  XHTB
- KTế Bao cấp  KTế thị trường
- Phủ định siêu hình: là sự phủ định do bên ngoài
gây nên, nó thủ tiêu sự phát triển tự nhiên của sự
vật.
Ví dụ: - Bão làm đổ cây.
- Động đất phá hủy cả một vùng.

- Phủ định biện chứng: là sự phủ định tạo tiền đề,


điều kiện cho quá trình phát triển của sự vật.
Ví dụ: - Hạt thóc  cây lúa  hạt thóc.
- XH công hữu NT  XH tư hữu  XH
công hữu CSCN
 Đặc điểm phủ định biện chứng:
+ Là sự tự thân phủ định.
+ Nó mở đường cho sự phát triển.
+ Nó phản ánh khuynh hướng phát triển tất yếu của
sự vật.
+ PĐBC mang một số tính chất sau:
- Mang t.c khách quan: vì nguyên nhân PĐ ở trong
bản thân s.vật.
- Mang t.c tất yếu, quy luật: dứt khoát PĐ phải xảy
ra, không có s.vật nào nằm ngoài qlpđ.
- Mang t.c kế thừa: kế thừa những yếu tố còn hợp
lý, nó chỉ loại bỏ những yếu tố lạc hậu của cái cũ,
nó không pđ sạch trơn cái cũ.
b) Nội dung quy luật Phủ định của phủ định:
 Phủ định biện chứng là quá trình vô tận, tạo khuynh
hướng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn
thiện hơn.
Ví dụ: - XH loài người ngày càng văn minh hơn.
- Công cụ LĐSX: ngày càng tinh xảo hơn, sp
hàng hóa ngày càng hoàn thiện hơn.
- Trình độ quản lý XH ngày càng cao hơn,
khoa học hơn.
 Sự vận động phát triển ấy thường nó không đi theo
con đường thẳng tắp đơn giản mà thường phát triển
theo đường “xoáy ốc”: nghĩa là phát triển đi lên rất
quanh co, phức tạp, vì có lúc tưởng chừng như lặp
lại cái cũ, song bao giờ cũng trên cơ sở cao hơn, tiến
bộ hơn.
Ví dụ: - Các mốt: quần áo, kiểu tóc, giày dép, kính,
mũ nón, nhà cửa,…
- Chương trình học 1 môn nào đó của các cấp
học.
- XH NT (không GC)  XH CHNL, PK, TB (có
GC)  XH CS (không GC).
 Cần chú ý một số vấn đề sau trong nd quy luật:
+ Luôn thể hiện tính biện chứng của sự phát triển
(có khi có chu kỳ phát triển, có tính kế thừa, có tính
tiến lên,…).
+ Sự phát triển bao hàm cả sự vận động thụt lùi đi
xuống, có 2 trường hợp sau:
- Hợp quy luật phát triển: là cái cũ mất đi (vd: Già
mà chết là lẽ đời phải thế).
- Tạm thời: cái mới ra đời chưa đủ điều kiện tồn tại
để thay thế cái cũ cho nên nó tạm thời mất đi
(vd: tư tưởng của Bruno, Copernic, Galilei; tư
tưởng khoán sp của Kim Ngọc,…)
c) Ý nghĩa PPL:
- Qui luật là cơ sở cho phép chúng ta nhận thức đúng
về khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng.
- Theo qui luật, trong đời sống XH, cái mới ra đời trên
cơ sở hoạt động có mục đích, có ý thức tự giác và
sáng tạo của con người. Do vậy, cần khắc phục bảo
thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái
mới.
- Khẳng định niềm tin vào xu hướng tất yếu vào cái
mới, cái tiến bộ có khả năng chiến thắng cái cũ, cái lạc
hậu theo nguyên tắc kế thừa có phê phán, đồng thời
biết phân biệt cái cũ, cái mới:
Cái cũ Cái mới
+ ĐN: Là cái ra đời hoặc + ĐN: Là cái ra đời hoặc đang tồn
đang tồn tại không còn tại hợp với ql phát triển, nó là
hợp với ql phát triển, cái tiến bộ.
nó là cái lạc hậu.
+ Đặc điểm: + Đặc điểm:
- Tưởng chừng như rất - Lúc đầu rất nhỏ yếu, non nớt
to lớn, đồ sộ. (vd: mầm cây, em bé,…)
- Rất dễ sụp đổ, đổ - Ra đời gặp khó khăn, từ trong
vỡ,… cái cũ mà ra.
- Lạc hậu, cũ kỹ,… - Luôn bị cái cũ chống đối, cho
nên nó phải đ.tranh lại.
Cái cũ Cái mới
+ Xu hướng: cái cũ tất + Xu hướng: cái mới tất thắng, vì:
yếu bị thay thế, vì: - Hợp ql: sức mạnh của ql thỉ
- Thế suy tàn, thế bị không có gì ngăn được (vd:
thay thế. siêu thị…).
- Tồn tại không hợp ql - Thế đi lên, phát triển.
phát triển nữa.
V. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG:

1. Thực tiễn, Nhận thức & Vai trò của Thực tiễn đối với
Nhận thức.

2. Con đường biện chứng của Sự nhận thức chân lý.


1. Thực tiễn, Nhận thức & Vai trò của Thực tiễn đối với
Nhận thức:

Lí luận nhận thức duy vật biện chứng là học thuyết về


khả năng nhận thức của con người đối với thế giới khách
quan thông qua hoạt động thực tiễn.
a) Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn:

- Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có


mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của
con người nhằm cải biến tự nhiên và xã
hội.

- Thực tiễn biểu hiện đa dạng, phong phú song có ba


hình thức cơ bản là:
• Hoạt động sản xuất vật chất.
• Hoạt động chính trị - xã hội.
• Hoạt động thực nghiệm khoa học.
b) Nhận thức và các trình độ của nhận thức:

- Định nghĩa: Nhận thức là một quá trình phản ánh tích
cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc con người trên cơ sở
thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri
thức về thế giới khách quan.
- Các nguyên tắc nhận thức (4 ng.tắc):
• Thừa nhận TGVC tồn tại kq, độc lập YT c.người.
• C.người có khả năng nhận thức được TG k.q ấy: kg
có cái gì mà c.người ta kg biết, chỉ có những cái mà
c.người ta chưa biết được mà thôi.
• Quá trình phản ánh đó là q.tr biện chứng, tự giác,
tích cực, sáng tạo, đi từ chưa biết đến biết, từ biết
ít đến biết nhiều, từ biết h.tượng đến biết b.chất,
từ biết b.chất chưa sâu sắc đến biết b.chất ngày
càng sâu sắc hơn.
• Coi thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận
thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý (đúng, sai).
- Các trình độ của nhận thức:
1. Nhận thức kinh nghiệm & nhận thức lý luận:

+ Nhận thức kinh nghiệm:


Là loại nhận thức hình thành từ sự quan sát trực
tiếp các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội
hay trong các thí nghiệm khoa học.
+ Nhận thức lý luận:
Là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái
quát về bản chất và quy luật của sự vật, hiện
tượng.
+ Quan hệ giữa nhận thức kinh nghiệm & nhận
thức lý luận.
2. Nhận thức thông thường & nhận thức khoa học:
+ Nhận thức thông thường:
Là loại nhận thức được hình thành một cách tự
phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của
con người.
+ Nhận thức khoa học:
Là loại nhận thức được hình thành một cách tự
giác, gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất,
những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu.
+ Quan hệ giữa nhận thức thông thường & nhận
thức khoa học.
c) Vai trò của Thực tiễn đối với Nhận thức:
+ Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:
- Là cơ sở: vì nh.thức đều xuất phát từ thực tiễn, vd:
chống lạm phát ở nước ta hiện nay thì phải nh.thức
như thế nào là do tình hình thực tiễn quy định
nh.thức ấy…
- Là động lực: thực tiễn luôn nảy sinh vấn đề mới,
thông qua hoạt động con người: sự vật bộc lộ thuộc
tính  cung cấp tài liệu mới cho nh.thức, làm cho
nh.thức ngày càng đầy đủ hơn, đúng hơn. Vd: v/đ
sở hữu nhà đất, v/đ năng lượng, v/đ thị trường
chứng khoán,…
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
- Nh.thức của con người kg phải chỉ để mà nh.thức,
kg phải chỉ dừng lại ở nh.thức, mà mục đích nh.thức
của con người là nhắm đến thực tiễn (HCM: “Thực
tiễn như cái đích, nhận thức như mũi tên”; C.Mác:
“Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới,
song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới ấy”).
- Thông qua thực tiễn, tri thức của con người mới thể
hiện sức mạnh, sự hiểu biết của con người mới có ý
nghĩa.
+ Thông qua thực tiễn các giác quan của con người
ngày càng hoàn thiện, năng lực tư duy logic không
ngừng được củng cố và phát triển (vd: người nông
dân nhìn đất biết trồng cây gì thì phù hợp, nhà báo
có kỹ năng săn tin, nhạc trưởng phát hiện nhạc công
lỗi nhịp,…). Hơn nữa, qua thực tiễn con người còn
chế tạo ra các công cụ, phương tiện hiện đại (kính
hiển vi điện tử, pt khuếch đại âm thanh, máy vi
tính,…) nhằm hỗ trợ cho các giác quan, giúp con
người khám phá sâu hơn, rộng hơn TGKQ.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý đúng hay sai:
- Muốn biết đúng sai kg thể dừng lại ở tranh luận, kg
thể dừng lại ở biểu quyết.
- Muốn biết đúng sai trong nh.thức thì chỉ có một
điều duy nhất là đưa ra thực tiễn để kiểm nghiệm,
vd: - Các chính sách về k.tế, v.hóa, gi.dục, an ninh
quốc phòng, ngoại giao,…của chính phủ đều được
Quốc hội thông qua nhưng phải chờ trải qua thực
tiễn kiểm nghiệm mới biết được chính sách đúng
hay sai.
- Ch.tranh Mỹ - VN: việc người lính Mỹ có mặt ở
MNVN được QH Mỹ biểu quyết 99%, 1% phản đối.
Nhưng qua thực tiễn 1% ấy lại đúng.
d) Ý nghĩa PPL:
+ Giúp ta có quan điểm thực tiễn: là nh.thức phải xuất
phát từ thực tiễn, bám sát và đi sâu vào thực tiễn, coi
trọng tổng kết thực tiễn.
+ Lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành.
+ Tránh 2 trạng thái cực đoan sau:
- Chỉ coi trọng thực tiễn mà bỏ rơi lý luận: rơi vào CN
kinh nghiệm; CN thực dụng; thực tiễn mù quáng.
- Chỉ coi trọng lý luận, xa rời thực tiễn: rơi vào CN
giáo điều, duy ý chí, quan liêu
2. Con đường biện chứng của Sự nhận thức chân lý :
a) Quan điểm của Lênin về con đường biện chứng của
sự nhận thức chân lý:
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường
biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức
hiện thực khách quan”.
Như vậy, con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lý là một quá trình.
Từ TQSĐ (nhận thức cảm tính) đến TDTT (nhận thức
lý tính.
+ Nhận thức cảm tính:
- Cảm giác: là nhận thức sự vật, h.tượng thông qua
các giác quan.
- Tri giác: là hình ảnh tương đối toàn vẹn, bề ngoài
của sự vật, h.tượng khi nó tác động vào giác quan
con người.
- Biểu tượng: là tái hiện lại (nhớ lại, hình dung lại)
hình ảnh sự vật mà trước đó đã được tri giác.
Đặc điểm giai đoạn nhận thức cảm tính:
- Là sự phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác
quan của chủ thể nhận thức.
- Là sự phản ánh cái bên ngoài, cái hiện tượng.
- Đây là giai đoạn thấp trong nhận thức, nếu dừng lại
ở cảm tính thì nhận thức còn hời hợt, bề ngoài,
chưa nắm được bản chất sự vật  do đó phải đưa
nhận thức lên giai đoạn cao hơn: nhận thức lý tính.
+ Nhận thức lý tính:
- Khái niệm: nó phản ánh những đặc tính bản chất
của sự vật, hiện tượng.
- Phán đoán: được hình thành trên cơ sở liên kết các
khái niệm, từ đó khẳng định hay phủ định 1 đặc
điểm, 1 tính chất, hay 1 thuộc tính nào đó của sự
vật, hiện tượng.
- Suy luận (suy lý): là sự liên kết các phán đoán để rút
ra 1 tri thức mới (mang tính kết luận) về sự vật,
hiện tượng.
Đặc điểm giai đoạn nhận thức lý tính:
- Là quá trình nhận thức phản ánh gián tiếp, trừu
tượng và khái quát những thuộc tính, đặc điểm bản
chất của sự vật, hiện tượng.
- Là quá trình đi sâu, nắm bắt cái bản chất, có tính qui
luật của sự vật, hiện tượng.
- Đây là giai đoạn cao trong quá trình nhận thức của
con người, vì nó giúp con người tìm ra bản chất, quy
luật của sự vật, hiện tượng.
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lí
tính với thực tiễn:
- NTCT là cơ sở cho NTLT; Không có giai đoạn cảm
tính, thì không có giai đoạn lý tính.
- NTLT lại tác động trở lại NTCT: làm cho NTCT nhạy
bén hơn, sâu sắc hơn. Không có giai đoạn lý tính, thì
không nhận thức được bản chất sự vật.
- Nhận thức đòi hỏi phải xác định tính chân thực của
tri thức, vì vậy, NTLT phải trở về với thực tiễn để
kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó.
b) Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn:
+ Quan niệm cũ về chân lý:
- Toàn bộ giáo lý của 1 tôn giáo nào đó là chân lý.
- Chân lý là sự rõ ràng, chính xác của tư duy.

- Tri thức nào đem lại lợi ích cho con người  thì đó
là chân lý.
- Tri thức nào nhiều người theo thì đó là chân lý.
+ Khái niệm chân lý: dùng để chỉ những tri thức có nội
dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó
được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.
+ Các tính chất của chân lý:
- Chân lý mang tính khách quan: tri thức đúng đắn
thuộc về thế giới khách quan quy định, ý thức con
người chỉ phản ánh.
- Chân lý mang tính tương đối: là sự phù hợp nhưng
chưa hoàn toàn đầy đủ giữa tri thức với thế giới
khách quan mà nó phản ánh (phù hợp 1 phần, 1
mặt, hoặc đúng ở hoàn cảnh này mà không đúng ở
hoàn cảnh khác).
VD: - quan điểm hình học Euclid…
- toàn bộ tri thức nhân loại đạt được ngày nay
 chỉ là tương đối so với sự phát triển tiếp
theo của nhân loại (nhưng nó không phải là
sai).
- 1 con đường thẳng tắp (10 km) nhưng so với
bề mặt trái đất thì nó phải cong theo.
- Chân lý mang tính tuyệt đối: là sự phù hợp hoàn
toàn & đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức
với hiện thực khách quan.
Tuy nhiên, xét cho cùng con người chỉ đạt gần tới
chứ không đạt được chân lý tuyệt đích (vì TGVC
luôn vận động biến đổi).
- Chân lý mang tính cụ thể (không trừu tượng):
• Định nghĩa: là bất cứ chân lý nào cũng chỉ đúng trong
giới hạn mà nó phản ánh (tức điều kiện lịch sử cụ
thể), nếu vượt ra ngoài giới hạn đó thì chân lý trở
nên sai lầm.
• VD: - Các loại xe đang chạy ở VN bình thường như
thế, nhưng nếu chạy ở bên Pháp hay Nhật thì sẽ bị
phạt nặng hoặc không được lưu hành.
- 1 lời nói nào đó ở bên này biên giới thì được
hoan nghênh, nhưng ở bên kia biên giới thì bị vào tù.
- Phụ nữ che mặt ở các nước Hồi giáo đi đường
là bình thường, nhưng ở ta thì người ta nghĩ chắc là
bị sao đấy…
+ Vai trò của chân lý đối với thực tiễn:
- Chân lý” là một trong những điều kiện tiên quyết
bảo đảm sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt
động thực tiễn.
- Chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát
triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lí mà con
người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn.
- Coi trọng tri thức KH và tích cực vận dụng sáng tạo
tri thức đó vào các hoạt động KT-XH có hiệu quả
cũng chính là phát huy vai trò của chân lí trong thực
tiễn.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM & TỰ LUẬN
Câu hỏi trắc nghiệm: có các đề riêng.
Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Nội dung & Ý nghĩa của Nguyên lý MLH phổ biến?
Câu 2: Nội dung & Ý nghĩa của Nguyên lý Sự phát triển?
Câu 3: Nội dung & Ý nghĩa của Cặp phạm trù CR & CC?
Câu 4: Nội dung & Ý nghĩa của Cặp phạm trù NN & KQ?
Câu 5: Nội dung & Ý nghĩa của Cặp phạm trù ND & HT?
Câu 6: Nội dung & Ý nghĩa của Quy luật Lượng & Chất?
Câu 7: Nội dung & Ý nghĩa của Quy luật Mâu thuẫn?
Câu 8: Nội dung & Ý nghĩa của Quy luật Phủ định của phủ
định?
Câu 9: Thực tiễn? Nhận thức? Vai trò của Thực tiễn đối
với Nhận thức?
Câu 10: Con đường biện chứng của Sự nhận thức chân
lý?
Câu 11: Chân lý & Vai trò của Chân lý đối với thực tiễn?

You might also like