You are on page 1of 133

CHƯƠNG III

CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ


TÓM TẮT

 Theo Ăng-ghen: Mác đã để lại cho nhân loại 2 công


trình khoa học: Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử & Học
thuyết Giá trị Thặng dư.

 Trên cơ sở dùng quan điểm duy vật biện chứng


nghiên cứu vào lĩnh vực xã hội, và xem xét xã hội là
một hệ thống toàn vẹn nhưng luôn trong quá trình
vận động biến đổi phát triển, Mác đã hình thành nên
các quan điểm về Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử.
Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử là hệ thống các quan
điểm, quy luật khoa học chung nhất về xã hội
như: Quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp trình độ
phát triển của Lực lượng sản xuất, quy luật Cơ sở
hạ tầng & Kiến trúc thượng tầng, học thuyết
Hình thái Kinh tế - Xã hội, Vai trò Quần chúng
nhân dân & Cá nhân trong lịch sử…

Hiểu đúng các nguyên lý quy luật Chủ nghĩa Duy


vật Lịch sử, sẽ giúp con người định hướng và cải
tạo trong hoạt động lý luận và thực tiễn của
mình.
NỘI DUNG CƠ BẢN

I. Vai trò của Sản xuất vật chất và Quy luật Quan
hệ sản xuất phù hợp trình độ phát triển của Lực
lượng sản xuất.

II.Biện chứng của Cơ sở hạ tầng & Kiến trúc


thượng tầng.

III.Tồn tại xã hội quyết định Ý thức xã hội & Tính


độc lập tương đối của Ý thức xã hội.
IV.Phạm trù Hình thái Kinh tế - Xã hội & Quá trình
lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các Hình thái
Kinh tế - Xã hội.

V. Vai trò của Đấu tranh Giai cấp & Cách mạng Xã hội
đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối
kháng giai cấp.

VI.Quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử về Con


Người & Vai trò sáng tạo lịch sử của Quần chúng
nhân dân.
I. Vai trò của Sản xuất vật chất và Quy luật Quan hệ
sản xuất phù hợp trình độ phát triển của Lực lượng
sản xuất:
1. Sản xuất vật chất & Vai trò của nó:
a) Sản xuất vật chất & Phương thức sản xuất.
b) Vai trò của SXVC & PTSX đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội.
2. Quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp trình độ phát
triển của Lực lượng sản xuất:
a) Khái niệm LLSX, QHSX.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX & QHSX.
1. Sản xuất vật chất & Vai trò của nó:
a) Sản xuất vật chất & Phương thức sản xuất:
 Khái niệm Sản xuất vật chất:
+ Khái niệm Sản xuất:
- Định nghĩa: Là hoạt động đặc trưng của Con
Người, xã hội loài Người. Bao gồm SX vật chất,
SX tinh thần & SX ra chính bản thân con người.
- Đặc điểm:
• Ba quá trình sản xuất đó liên hệ, tác động qua
lại lẫn nhau.
• Trong đó SXVC đóng vai trò là cơ sở của sự tồn
tại, phát triển xã hội.
+ Khái niệm Sản xuất vật chất:
- Định nghĩa: Là một trong những loại hoạt động
đặc trưng của Con Người – đó cũng chính là một
loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải
biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu
cầu tồn tại và phát triển của con người và xã hội.
- Tính chất:
• Có tính khách quan.
• Mang tính xã hội.
• Mang tính lịch sử, sáng tạo.
 Khái niệm Phương thức sản xuất:
- Định nghĩa: Phương thức sản xuất dùng để chỉ
cách thức sản xuất của xã hội trong những giai
đoạn lịch sử nhất định.

PTSX

PK SXVC
- Đặc điểm, tính chất:
• Mỗi giai đoạn lịch sử tồn tại một PTSX có đặc
điểm riêng về cách thức sản xuất.
• Mỗi PTSX có 2 phương diện cơ bản: Kỹ thuật &
Kinh tế.
‐ Về phương diện kỹ thuật: SX bằng kỹ thuật,
công nghệ nào?  mặt LLSX.
‐ Về phương diện kinh tế: SX được tổ chức
như thế nào?  mặt QHSX.
b) Vai trò của SXVC & PTSX đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội:
 Vai trò của SXVC: quyết định sự tồn tại và phát
triển của xã hội:
+ Quan điểm duy tâm: giải thích không đúng về sự
tồn tại và phát triển của xã hội.

+ Quan điểm duy vật lịch sử:


Con người sống cần

Nhu cầu 1: Nhu cầu 2:


Ăn, uống, ở, mặc, Giải trí, làm chính trị,
sinh con… khoa học…

VC: tính chất thiết yếu TT: tính chất cao

TỒN TẠI SỐNG


(không khác lắm con vật) (Người ≠ Con vật)
Để thỏa mãn 2 nhu cầu ấy: Do LAO ĐỘNG SX
Theo Ăng-ghen:
- Đứa trẻ con nào cũng biết rằng XH sẽ lâm vào chết
đói nếu ngừng SX…
- Mác là người đầu tiên tìm ra sự thật giản đơn đó.
 Vai trò quyết định của PTSX đối với trình độ phát
triển của nền SX XH và toàn bộ đời sống XH:
+ Các thời đại kinh tế khác nhau: không phải ở chỗ
nó SX ra cái gì mà là ở chỗ nó được tiến hành
bằng cách nào, với công cụ gì?
+ Lịch sử nhân loại thay đổi từ thấp đến cao: bắt
nguồn từ sự thay đổi PTSX từ thấp đến cao.
+ Tuy nhiên, do các đặc điểm khách quan và chủ
quan của các cộng đồng Người, nên trong quá
trình phát triển các PTSX nó vừa thể hiện tính
thống nhất, lại vừa thể hiện tính đa dạng.
 Ý nghĩa PPL:
+ Do SXVC & PTSX đóng vai trò quyết định tồn tại,
phát triển XH, trình độ phát triển nền SX XH 
cho nên muốn XH phát triển, cần chú ý đến việc
xây dựng một PTSX: phù hợp, hiện đại.
+ Giúp ta tránh các quan điểm duy tâm không khoa
học về vấn đề này.
2. Quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp trình độ phát
triển của Lực lượng sản xuất:
a) Khái niệm LLSX, QHSX:
 Khái niệm LLSX:
+ Định nghĩa: Là tổng hợp các yếu tố vật chất &
tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến
giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển
của Con Người
(Người lao động ⥢ SX ⥤ Giới tự nhiên).
+ Đặc điểm các yếu tố trong LLSX:
- LLSX gồm:

1. Người lao động SX: năng lực, kỹ năng, tri thức…

2. TLSX
Loại đã qua chế biến (xã hội hiện đại)
ĐTLĐ
Loại có sẵn trong giới tự nhiên

Nhà kho, bến bãi, cảng…


PTLĐ
SX hiện đại: càng được chú ý
TLLĐ
Truyền thể, trí lực vào ĐTLĐ
CCLĐ
Có vai trò: tăng NSLĐ, cái để
phân biệt giữa các thời đại k.tế,
tr.độ chinh phục GTN…
SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ SẢN XUẤT
+ Đặc điểm, tính chất của LLSX:
- Tất cả các yếu tố ấy tạo thành LLSX của các quá
trình SX.
- Trong đó Người lao động giữ vai trò quyết định
LLSX.
- CCLĐ: mang tính động, phản ánh trình độ phát
triển của LLSX, của sự chinh phục Giới tự nhiên
của Con Người.
- LLSX mang tính chất: khách quan, lịch sử.
 Khái niệm QHSX:
+ Định nghĩa: Là mối quan hệ Người với Người
trong quá trình sản xuất
(Người ⥢ SX ⥤ Người).
+ Đặc điểm:
- QHSX bao gồm:
• Quan hệ sở hữu đối với TLSX.
• Quan hệ trong quản lý, tổ chức, điều hành quá
trình SX.
• Quan hệ trong phân phối kết quả quá trình SX.
- Các quan hệ ấy tồn tại trong mối liên hệ thống
nhất chi phối tác động lẫn nhau, trên cơ sở
quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX & QHSX:
 Là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó:

LLSX tác động lại QHSX


(nội dung) (hình thức)
quyết định

- LLSX quyết định QHSX: QHSX phải phù hợp


trình độ phát triển của LLSX.
• LLSX như thế nào  QHSX phải như thế ấy (phù
hợp).
• LLSX phát triển (thay đổi)  QHSX phát triển
(thay đổi theo).
- QHSX tác động lại LLSX: : theo 2 chiều (tích cực
hay tiêu cực).
• Chiều tích cực: nếu thiết lập được QHSX phù
hợp trình độ phát triển LLSX  LLSX ↑
(Biểu hiện: - NSLĐ cao.
- Người LĐ quan tâm đến SX.
- Các yếu tố của TLSX đều được sử
dụng hợp lý, hiệu quả.)
• Chiều tiêu cực: nếu thiết lập QHSX ⪥ LLSX 
LLSX ↓.
(Biểu hiện: - NSLĐ thấp.
- Người LĐ không quan tâm đến SX.
- Các yếu tố của TLSX: lãng phí,
không hiệu quả.)
Là mối quan hệ có bao hàm khả năng chuyển hóa
thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn:
- Trạng thái thứ nhất: QHSX ≡ LLSX
- Hình thức - Nội dung
- Tĩnh - Động

- Trạng thái thứ hai: QHSX ⪥ LLSX


- lạc hậu (cũ) - tiên tiến (mới)
- ko thể bao chứa - xu hướng phá vỡ
(trở thành gò bó, QHSX cũ, xác lập
xiềng xích…) QHSX mới phù hợp
- Trạng thái thứ ba: QHSX ≡ LLSX
mới
(mới) (mới)
Lưu ý: Trong XH có giai cấp, để thay thế QHXH cũ =
QHXH mới: thường phải thông qua các cuộc
đấu tranh giai cấp & cách mạng XH.

Ý nghĩa PPL:
- Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa LLSX & QHSX
tạo nên quy luật: QHSX phải phù hợp với trình độ
phát triển của LLSX, luôn mang tính khách quan.
- Đây là quy luật cơ bản nhất trong XH vì nó tạo ra
nguồn gốc động lực bên trong của sự vận động,
phát triển của tòa bộ đời sống XH.
II. Biện chứng của Cơ sở hạ tầng & Kiến trúc
thượng tầng:
1. Khái niệm CSHT & KTTT:
a) Khái niệm CSHT.
b) Khái niệm KTTT.
2. Quan hệ biện chứng giữa CSHT & KTTT:
a) Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT.
b) Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT.
1. Khái niệm CSHT & KTTT:
a) Khái niệm CSHT:
+ Định nghĩa CSHT: Là toàn bộ những QHSX hợp
thành cơ cấu kinh tế của XH.
+ Đặc điểm của CSHT:
- Những QHSX hợp thành gồm:
• QHSX mầm mống (mới).
• QHSX thống trị (giữ vai trò chủ đạo, định
hướng phát triển đời sống kinh tế - xã hội).
• QHSX tàn dư (cũ).
- Như vậy, hệ thống QHSX giữ vai trò “kép”:
• Với LLSX: nó đóng vai trò là hình thức phát
triển.
• Với quan hệ chính trị - xã hội: nó đóng vai trò
là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế  làm cơ
sở cho sự thiết lập hệ thống KTTT.
- Mang các tính chất: khách quan, lịch sử, giai
cấp (trong XH có GC).
b) Khái niệm KTTT:
+ Định nghĩa KTTT: Là toàn bộ hệ thống kết cấu các
hình thái Ý thức xã hội cùng các thiết chế chính
trị - xã hội tương ứng, trên một CSHT nhất định.
+ Đặc điểm KTTT:
- Có kết cấu phức tạp, đa dạng:
• Tư tưởng: chính trị, pháp luật, tôn giáo, khoa
học…
• Thiết chế: nhà nước, tòa án các cấp, giáo hội,
các viện nghiên cứu...
- Trong đó tư tưởng chính trị, pháp luật và thiết
chế nhà nước là quan trọng nhất trong hệ thống
KTTT: vì có quyền lực đặc biệt của giai cấp thống
trị, tác động trực tiếp xuống CSHT.
- Mang các tính chất như ở CSHT: khách quan,
lịch sử, giai cấp.
2. Quan hệ biện chứng giữa CSHT & KTTT:
a) Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT:
- CSHT như thế nào xây dựng KTTT như thế ấy.
- CSHT thay đổi tất yếu KTTT thay đổi theo.
Sở dĩ như vậy vì CSHT là tính thứ nhất,
KTTT là tính thứ hai; tính tất yếu kinh
tế quy định lĩnh vực tinh thần XH, kể
cả chính trị và pháp luật.
b) Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT:
- KTTT có tính độc lập tương đối so với CSHT. Nó
có vai trò tác động trở lại CSHT với chức năng:
bảo vệ và duy trì, củng cố và phát triển CSHT đã
sinh ra nó. Hoặc ngược lại xu hướng ấy là xóa bỏ
cơ sở kinh tế ấy và đấu tranh cho việc xác lập một
cơ sở kinh tế khác, xã hội khác (tùy thuộc các lợi
ích giai cấp và tầng lớp xã hội).
- Sự tác động ấy cũng tùy thuộc vị trí, vai trò, các
điều kiện cụ thể và bản chất của mỗi yếu tố trong
KTTT, trong đó yếu tố Nhà nước có tác động trực
tiếp nhất và mạnh mẽ nhất.
- Sự tác động của KTTT xuống CSHT còn diễn ra
theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực:
• Tích cực: nếu tác động phù hợp với quy luật
khách quan của cơ sở kinh tế  thúc đẩy CSHT ↑
• Tiêu cực: nếu tác động không phù hợp với quy
luật khách quan của cơ sở kinh tế  kìm hãm,
phá hoại CSHT ↓
III. Tồn tại xã hội quyết định Ý thức xã hội & Tính
độc lập tương đối của Ý thức xã hội:

XÃ HỘI

Ý THỨC XH TỒN TẠI XH


1. Tồn tại XH quyết định Ý thức XH:
a) Khái niệm TTXH, YTXH:
Khái niệm TTXH:
+ Định nghĩa: Là toàn bộ phương diện sinh hoạt vật
chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
+ Đặc điểm của TTXH:
- Gồm có 3 yếu tố cơ bản:
• Hoàn cảnh địa lý và các điều kiện tự nhiên.
• Dân số, mật độ dân cư, chất lượng dân cư.
• PTSX VC.
- Các yếu tố ấy:
• Tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, biện
chứng, tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành
điều kiện sinh tồn và phát triển của XH.
• Trong đó: điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý
tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho sản xuất đời
sống XH, yếu tố dân số là yếu tố cần thiết, song
PTSX VC đóng vai trò quyết định sự tồn tại phát
triển XH.
Khái niệm YTXH:
+ Định nghĩa: Là toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh
thần của XH, nảy sinh từ TTXH và phản ánh TTXH
đó trong những giai đoạn phát triển nhất định.

+ Đặc điểm, tính chất của YTXH:


- Cần thừa nhận có Ý thức cá nhân, nhưng Ý thức
cá nhân cũng chỉ là YTXH phản ánh ở các mức độ
khác nhau đối với TTXH. Nó là mối quan hệ giữa:
Cái Riêng – Cái Chung .
- Kết cấu của YTXH: phức tạp và đa dạng.
• Nếu tiếp cận theo Nội dung và lĩnh vực phản
ánh thì có các hình thái YTXH khác nhau: YT
chính trị, YT pháp luật, YT đạo đức, YT tôn giáo,
YT khoa học, YT nghệ thuật, YT văn hóa…
• Nếu tiếp cận theo trình độ phản ánh đối với
TTXH thì có: YTXH thông thường & YTXH lý luận.
YTXH THÔNG THƯỜNG YTXH LÝ LUẬN
- Định nghĩa: Là toàn bộ - Định nghĩa: Là những tư
những tri thức, những tưởng, quan điểm đã
quan niệm của những con được hệ thống hóa, khái
người trong cộng đồng XH, quát hóa thành các học
được hình thành trực tiếp thuyết XH.
từ hoạt động thực tiễn
hàng ngày.
YTXH THÔNG THƯỜNG YTXH LÝ LUẬN
- Đặc điểm: - Đặc điểm:
• Phản ánh tự phát, rời rạc, • Được hình thành một cách
phân tán (đa dạng), trực tự giác (có nghiên cứu, học
tiếp trước tác động của tập mới thành).
thực tế đời sống hàng ngày. • Được trình bày dưới dạng
• Phản ánh sinh động đời các phạm trù, khái niệm,
sống TTXH “lý luận thì xám, quy luật.
cây đời mãi xanh tươi”. • Phản ánh sâu sắc và bản
• Chưa mang tính khái quát, chất hiện thực khách quan
tính hệ thống. (YT khoa học).
• YT lý luận đạt trình độ cao,
mang tính hệ thống  tạo
thành các hệ tư tưởng.
• Nếu tiếp cận theo cách thức phản ánh, đối với
TTXH thì có: 2 phương thức phản ánh: Tâm lý
XH và Hệ tư tưởng XH.
TÂM LÝ XH HỆ TƯ TƯỞNG XH
- Định nghĩa: Là toàn bộ đời - Định nghĩa: Là toàn bộ các
sống tình cảm, tâm trạng, hệ thống quan niệm, quan
ước muốn (khát vọng), tập điểm XH như: chính trị,
quán (thói quen)… của triết học, pháp luật, đạo
những cộng đồng người đức, văn hóa, tôn giáo,
nhất định, dưới ảnh nghệ thuật, khoa học…
hưởng trực tiếp từ những phản ánh sâu sắc TTXH.
tác động của điều kiện đời
sống hàng ngày và phản
ánh đời sống đó.
TÂM LÝ XH HỆ TƯ TƯỞNG XH
- Đặc điểm: - Đặc điểm:
• Tự phát, bề ngoài, rời rạc. • Phản ánh tự giác (qua

• Phản ánh trực tiếp trước nghiên cứu, học tập, YT


tác động của đời sống quyền lợi quốc gia, dân
hàng ngày. tộc, giai cấp…)
• Rất đa dạng, phong phú, • Phản ánh gián tiếp, sâu

cho ta cảm giác sống sắc, bản chất  nên có


thật. vẻ khô khan (lý luận thì
xám)
• Có hệ tư tưởng XH khoa
học nhưng cũng có Hệ tư
tưởng phản khoa học
(phản ánh sai, ảo…).
TÂM LÝ XH HỆ TƯ TƯỞNG XH
- Tâm lý XH & Hệ TT có mối quan hệ biện chứng với nhau
(tuy là 2 cách thức và trình độ phản ánh):
• Tâm lý XH: tạo điều kiện cho tiếp thu Hệ TT, làm cho Hệ
TT bớt xơ cứng và sai lầm.
• Hệ TT: tác động vào Tâm lý XH, làm cho tâm lý XH tăng
yếu tố trí tuệ và đi đúng hướng hơn.
• Cần chú ý: Tâm lý XH không trực tiếp sản sinh ra Hệ TT.
Tính chất của YTXH:
+ Mang tính giai cấp trong XH có giai cấp:
- Nó phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất và lợi
ích khác nhau, thậm chí đối lập nhau trong đời
sống tâm lý, tình cảm hay ý thức hệ. “Người sống
dưới mái nhà tranh có suy nghĩ & ước muốn
khác người sống dưới lâu đài”.
- Có sự tác động qua lại lẫn nhau: GC thống trị
cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng GC bị trị và
ngược lại.
+ Mang tính dân tộc trong XH đa dân tộc:
- Nó phản ánh điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội & điều kiện tự nhiên trong quá
trình phát triển lâu dài của dân tộc.
- Tâm lý dân tộc: Mỗi dân tộc biểu hiện tình cảm,
tâm lý, tập quán, thói quen, tính cách dân tộc
riêng, nó thấm vào các thế hệ  tạo thành
truyền thống dân tộc.
- Có mối quan hệ hữu cơ với YT GC: những GC tiến
bộ biết phát huy những giá trị tinh thần tích cực
của dân tộc mình.
+ Mang tính khách quan, mang tính lịch sử:
- Nó lệ thuộc TTXH, mà TTXH mang tính khách
quan  YTXH cũng mang tính ấy.
- Không có YTXH cụ thể nào (YT đạo đức, chính trị,
văn hóa…) tồn tại nguyên xi, mãi mãi được. Do
TTXH vận động, biến đổi  nên nó cũng phải vận
động, biến đổi theo.
b) Vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH:

XÃ HỘI

tác động lại


TỒN TẠI XH Ý THỨC XH
quyết định
+ Theo quan điểm của CN duy tâm:
- Duy tâm khách quan: đi tìm nguồn gốc của YT tư
tưởng ở ngoài các điều kiện kinh tế, xã hội mà là từ
Thượng đế, Chúa, Trời…
- Duy tâm chủ quan: tìm nguồn gốc của YT tư tưởng
mới ở trong các YT tư tưởng trước đó…
+ Theo quan điểm của CN DV LS:
- TTXH như thế nào  YTXH như thế ấy:
• TTXH quyết định Nội dung của YTXH.
• TTXH quyết định Hình thức biểu hiện của YTXH.
- TTXH biến đổi  YTXH biến đổi theo: YTXH là phản
ánh của TTXH, thể hiện ở trong các thời kỳ lịch sử
khác nhau  có lý luận, quan điểm, tư tưởng…
khác nhau.
- Cần chú ý: TTXH quyết định YTXH không phải giản
đơn, trực tiếp mà có khi phải thông qua các khâu
trung gian. Chỉ khi nào xét đến cùng thì ta mới thấy
rõ các mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng
cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy.
2. Tính độc lập tương đối của YTXH:
+ Thứ nhất, YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH, bởi
lẽ: 1800 1980 2016 YTXH

TTXH
2016
- TTXH có trước, YTXH có sau, YTXH chỉ là phản ánh
của TTXH.
- Do sức ì của thói quen, tập quán, truyền thống và
tính bảo thủ, lạc hậu của một số hình thái YTXH.
- Do lợi ích nhóm, tập đoàn người hay GC nào đó
(thường lạc hậu) mà nếu không duy trì tư tưởng cũ
thì đe dọa đến quyền lợi kinh tế, chính trị của mình.
+ Thứ hai, YTXH có thể vượt trước TTXH:
YTXH

YTXH
2016 2096 - nước biển dâng 1m
- bắc cực băng tan hết
- Những tư tưởng tiến bộ, khoa học thường vượt
trước TTXH, có thể dự báo đúng tương lai.
- Có vai trò định hướng hoạt động của Con Người.
+ Thứ ba, YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển của
nó:
2000 (TCN) 40 (SCN) 1475 2016 YTXH
tt yêu nước giặc đến nhà đàn nhân nghĩa
bà phải đánh thắng hung tàn TTXH
2016

- Nó kế thừa những yếu tố tích cực và hợp lý của YTXH


trước đó của một hình thái YTXH cụ thể nào đó
(chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, nghệ thuật,
đạo đức…).
- Ý nghĩa của tính kế thừa:
• Khi tìm hiểu nguồn gốc của một tư tưởng cụ thể nào
đó, chúng ta vừa tìm nó trong TTXH, đồng thời phải
tìm nguồn gốc ở những tư tưởng trước đó.
• Do có tính kế thừa  nên đời sống tinh thần, xã hội
mới phong phú, đa dạng, nhiều vẻ.
• Trong XH có GC: các GC khác nhau sẽ kế thừa nội
dung ý thức khác nhau của các thời đại trước (gắn
với quyền lợi GC).
+ Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH:
YT Chính trị
Ý THỨC XH
tác động lại
quyết định

YT Pháp luật

YT Tôn giáo
TỒN TẠI XH

YT Đạo đức

YT Văn hóa
- Do tác động, chi phối mạnh mẽ vào nhau nên có
những mặt, những tính chất của mỗi hình thái YTXH
không thể giải thích trực tiếp từ TTXH.
• Ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại: Triết học chi phối mạnh vào
cái hình thái YTXH khác.
• Đến thời trung cổ Tây Âu: Tôn giáo lại đóng vai trò
ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần XH.
• Gần đây lại đến tư tưởng chính trị chi phối mạnh
vào các hình thái tư tưởng khác.
- Ngày nay, YT chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng,
nó chi phối nội dung, phương hướng phát triển của
các hình thái YTXH khác như: văn hóa, nghệ thuật,
đạo đức…
+ Thứ năm, YTXH tác động trở lại TTXH:
- Sự tác động trở lại này phụ thuộc vào:
• YT tư tưởng đó: tiến bộ hay lạc hậu?
• YT tư tưởng đó: phản ánh đúng hay sai?
• YT tư tưởng đó: xâm nhập vào đa số quần chúng
nhân dân tới đâu?
- Sự tác động trở lại này theo hai hướng.
• Thúc đẩy TTXH ↑: tư tưởng GC tiến bộ, phản ánh
phù hợp.
• Kìm hãm TTXH ↓: tư tưởng GC lạc hậu, phản ánh
không phù hợp.
 Ý nghĩa PPL:
- Thấy được mối quan hệ biện chứng TTXH & YTXH: tuy
TTXH qđ YTXH, nhưng YTXH còn có tính độc lập tương
đối, nó có sự tác động mạnh mẽ trở lại TTXH  đó là
nguyên tắc, nguyên lý cơ bản của CNDVLS về XH.
- Khi nhận thức các hiện tượng trong đời sống XH,
chúng ta vừa phải tìm nguồn gốc của nó trong TTXH, lại
phải vừa tìm nó trong YT tư tưởng trước đó nữa. Trong
công cuộc đổi mới hiện nay: chúng ta vừa đổi mới, xây
dựng các yếu tố trong TTXH lại vừa đổi mới, xây dựng
trong đời sống YTXH. Không chờ có TTXH mới rồi mới
xây dựng YTXH mới.
- Giúp ta có cơ sở để khắc phục các quan điểm sai lầm
của CNDTKQ, CNDTCQ, CNDV siêu hình về các vấn đề
xã hội.
IV.Phạm trù Hình thái Kinh tế - Xã hội & Quá trình
lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các Hình
thái Kinh tế - Xã hội:
1. Phạm trù HTKT-XH:
a) Khái niệm HTKT-XH.
b) Cấu trúc một HTKT-XH.
2. Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển
HTKT-XH.
3. Giá trị khoa học của lý luận HTKT-XH.
1. Phạm trù HTKT-XH:
a) Khái niệm HTKT-XH:
- Trên cơ sở xem xét XH:
• Là một hệ thống toàn vẹn, thống nhất (không thể
bỏ đi bộ phận nào).
• Hệ thống ấy có cấu trúc phức tạp, có mặt giống như
ngôi nhà: có nền móng, có các tầng trên…
• Là một quá trình: vận động, biến đổi, phát triển
theo quy luật khách quan, không lệ thuộc ý muốn
chủ quan của Con Người (kể cả ý chí giai cấp thống
trị).
- Từ đó, Các-Mác đã đưa ra khái niệm HTKT-XH như
sau: Dùng để chỉ XH ở từng giai đoạn lịch sử nhất
định, với 1 kiểu QHSX đặc trưng cho XH đó, phù hợp
với 1 trình độ nhất định của LLSX, và với 1 KTTT
tương ứng được xây dựng trên những QHSX đó.
b) Cấu trúc một HTKT-XH:
- Từ định nghĩa trên chúng ta có thể biết cấu trúc cụ
thể của một HTKT-XH.
KTTT “Da thịt” của 1 XH

(CSHT)
HTKT-XH = QHSX (đặc trưng) “Xương cốt” hình hài 1 XH
(1 XH cụ thể)

LLSX Thể hiện trình độ ↑ XH & để


xác định rõ QHSX đặc trưng
2. Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển HTKT-XH:
 Tính chất lịch sử tự nhiên của quá trình phát triển các
HTKT-XH thể hiện:
+ XH vận động, biến đổi, phát triển không bao giờ
tuân theo ý chí chủ quan của Con Người, mà luôn
tuân theo các quy luật khách quan. Đó là hệ thống
các quy luật XH, của cấu trúc HTKT-XH, như quy luật:
QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, quy
luật CSHT & KTTT…
+ Nguồn gốc, động lực của sự vận động, biến đổi, phát
triển ấy, của lịch sử nhân loại có nguyên nhân suy
đến cùng, trực tiếp hay gián tiếp – là từ sự phát triển
LLSX XH:
Từ CCSX ↑  TLSX ↑  Con Người SX ↑
(do muốn NSLĐ cao,
giảm nhẹ sức LĐ)
LLSX ↑  QHSX ↑
(CSHT ↑)  KTTT ↑
HTKT-XH ↑ nối tiếp nhau
(từ thấp đến cao)
như 1 quá trình
lịch sử tự nhiên
+ Lịch sử phát triển XH loài Người vừa mang tính
thống nhất, lại vừa mang tính đa đạng (thống nhất
trong đa dạng):

- Tính thống nhất: sự tác động của các quy luật khách
quan XH (như đã nói ở trên) quy định XH phát triển
tuần tự từ thấp đến cao, tạo nên xu hướng chung
trong sự phát triển XH.
- Tính đa dạng: tuy nhiên CNDVLS cũng thừa nhận
các nhân tố khác cũng tác động, ảnh hưởng đến
tiến trình phát triển lịch sử nhân loại nói chung, và
mỗi quốc gia, mỗi khu vực nói riêng, đó là các nhân
tố:
• Điều kiện địa lý.
• Truyền thống văn hóa.
• Tương quan giai cấp.
• Tình hình quốc tế tác động.
• Vai trò nhân tố chủ quan của quốc gia, dân tộc,
giai cấp lãnh đạo XH…
 sẽ dẫn đến tính đa dạng, phong phú trong sự phát
triển của XH loài người, có nơi bỏ qua 1 hoặc 2 HTKT-
XH để tiến đến xây dựng 1 HTKT-XH cao hơn, tiến bộ
hơn (nhưng phải đủ điều kiện khách quan, chủ quan
mới thành công), lịch sử thế giới chứng minh điều ấy:
AUSTRALIA

CSNT CHNL PK TBCN XHCN


HTKT-XH

VIỆT NAM
3. Giá trị khoa học của lý luận HTKT-XH:
+ Giúp ta có PPL chung nhất thực sự khoa học khi
nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực XH:
- Thứ nhất: Muốn giải thích các hiện tượng trong XH
 Ta phải xuất phát từ nền SX XH, từ PTSX, trình độ
LLSX; Không được xuất phát từ ý thức, tư tưởng, từ ý
muốn chủ quan.
- Thứ hai: Thấy được QHSX đóng vai trò là quan hệ cơ
bản nhất, quy định các quan hệ XH khác, là tiêu
chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ XH khác
nhau. Cũng từ QHSX hiện thực, giúp ta có cơ sở để
tìm hiểu bản chất các vấn đề khác của XH như: Chính
trị, Đạo đức, Văn hóa…
- Thứ ba: Sự phát triển của XH diễn ra tuân theo các
quy luật khách quan, cho nên ta phải đi sâu nghiên
cứu các quy luật vận động, phát triển của XH đối với
từng giai đoạn lịch sử XH nhất định.
+ Giúp ta tránh được các quan điểm sai lầm khi giải
thích về sự phát triển của XH như quan điểm duy tâm
khách quan, duy tâm chủ quan, duy vật siêu hình.
V. Vai trò của Đấu tranh Giai cấp & Cách mạng Xã hội đối
với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng
giai cấp:
1. Giai cấp & Vai trò của Đấu tranh Giai cấp đối với sự
phát triển của XH có đối kháng Giai cấp:
a) Khái niệm Giai cấp:
+ Các quan niệm cũ về GC: Một số không thừa nhận
XH có GC. Một số thừa nhận nhưng lại sai lầm về
nguồn gốc GC…
+ Định nghĩa Giai cấp của Lênin: “Là những tập đoàn
to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ
trong 1 hệ thống SX XH nhất định trong lịch sử, khác
nhau về quan hệ của họ (thường những quan hệ
này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với
những TLSX, về Vai trò của họ trong tổ chức LĐ XH,
và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và
về phần của cải XH ít hoặc nhiều mà họ được
hưởng”.
+ Đặc trưng cơ bản để phân biệt GC trong XH (rút ra
từ ĐN trên):
‐ Thứ nhất: Khác nhau về Địa vị trong 1 hệ thống XH
(thống trị hay bị trị do lịch sử quy định).
‐ Thứ hai: Khác nhau về Sở hữu TLSX (có hay không
có TLSX, có nhiều hay ít?).
‐ Thứ ba: Khác nhau về Vai trò trong tổ chức LĐ XH
(là chủ trong tổ chức, quản lý, điều hành SX hay bị
phục tùng?).
‐ Thứ tư: Khác nhau về Cách thức hưởng thụ & của
cải (hưởng thụ như thế nào?).
+ Phân biệt với Tầng lớp XH:
- Định nghĩa Tầng lớp XH: chỉ sự phân tầng, phân
lớp, phân nhóm giữa những Con Người trong cùng
một GC hay ngoài kết cấu GC, theo địa vị và sự
khác biệt cụ thể khác.
- Ví dụ:
• Tầng lớp Công nhân lao động phức tạp.
• Tầng lớp Công nhân lao động giản đơn.
• Tầng lớp Công chức.
• Tầng lớp Trí thức.
• Tầng lớp Tiểu nông…
b) Nguồn gốc Giai cấp:
+ Theo quan điểm của CN M-LN: GC chỉ là hiện tượng
có tính lịch sử. Nhân loại không phải giai đoạn lịch
sử nào cũng có GC: CSNT CHNL
Chưa có giai cấp Giai cấp xuất hiện

+ Nguồn gốc GC:


- Nguồn gốc trực tiếp: Do sự ra đời và tồn tại của
chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX.
• Có sự chiếm hữu tư nhân về TLSX của XH.
• Chiếm đoạt của cải XH làm của riêng.
- Nguồn gốc sâu xa: Do sự phát triển nhưng chưa
đạt đến trình độ XH hóa cao của LLSX (khi LLSX
phát triển đến trình độ XH hóa cao  nó sẽ là
nguyên nhân khách quan xóa bỏ chế độ chiếm hữu
tư nhân TLSX, dẫn đến xóa bỏ GC, đối kháng GC,
đấu tranh GC).
+ Sự hình thành các GC cụ thể có sự khác nhau trong
các cộng động Người của lịch sử nhân loại, có nơi có
GC chủ nô và nô lệ, có nơi không có, sở dĩ như vậy là
do: những tác động cụ thể của nhân tố khách quan
và chủ quan, của nhân tố bạo lực và kinh tế, có nơi
chỉ sự tác động của nhân tố bạo lực…
c) Vai trò của Đấu tranh Giai cấp đối với sự vận động &
phát triển của XH có đối kháng Giai cấp.
+ Khái niệm Đấu tranh Giai cấp:
- Định nghĩa của LêNin: “Là cuộc đấu tranh của quần
chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động,
chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và
bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công
nhân làm thuê hay những người vô sản chống
những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.
- Thực chất của ĐTGC: là do đối lập nhau về lợi ích
chính trị / kinh tế, giữa GC thống trị & GC bị trị ở
những phạm vi mức độ khác nhau.
- Hình thức của ĐTGC: tùy theo điều kiện lịch sử mà
sử dụng nhiều hình thức đấu tranh đa dạng:
• Có đấu tranh về Kinh tế.
• Có đấu tranh về Tư tưởng.
• Có đấu tranh về Chính trị.
• Có đấu tranh về Dân tộc.
• Có đấu tranh về Tôn giáo.
• Có đấu tranh về Văn hóa.
+ Khái niệm Nhà Nước – công cụ chuyên chính GC:
- Định nghĩa Nhà Nước: Là một bộ máy bạo lực có tổ
chức, thể hiện quyền lực của GC thống trị đối với
toàn XH, là công cụ bảo vệ lợi ích cho GC thống trị.
- Vai trò NN trong mối quan hệ với ĐTGC:
• NN bao giờ cũng thuộc về GC thống trị XH, GC
thống trị lập ra các đội vũ trang đặc biệt & đặt ra
hệ thống pháp luật nhằm duy trì trật tự XH theo ý
chí và quyền lợi của mình.
• Vì vậy, vấn đề chính quyền NN, quyền lực NN: bao
giờ cũng là vấn đề trung tâm, cơ bản của các cuộc
ĐTGC trong XH.
- Nguồn gốc, bản chất, các kiểu và hình thức NN:
• Nguồn gốc NN: là kết quả của các cuộc ĐTGC
trong XH có đối kháng GC. Khi mâu thuẫn XH đã
đẩy đến chỗ không thể giải quyết được thì tất yếu
GC thống trị cần đến sức mạnh bạo lực để duy trì
trật tự theo ý chí và lợi ích của mình. Tuy nhiên,
sự ra đời NN không thể giải quyết mâu thuẫn mà
là duy trì trật tự XH trong điều kiện mâu thuẫn
không thể giải quyết được.
• Bản chất NN: NN chẳng qua chỉ là công cụ chuyên
chính của GC thống trị.
• Các kiểu & hình thức NN:
‐ Có các kiểu NN trong lịch sử như: Kiểu NN Chủ nô,
kiểu NN Phong kiến, Kiểu NN Tư sản (theo đúng
nghĩa là công cụ bạo lực có tổ chức).
‐ Hình thức tên gọi NN khác nhau: Hình thức NN
quân chủ tập quyền hay phân quyền, NN quân
chủ lập hiến, NN Cộng hòa đại nghị, NN Cộng hòa
tổng thống…  Nhưng cho dù hình thức khác
nhau, song bản chất chỉ là một. Là công cụ chuyên
chính của GC bóc lột trong lịch sử đối với người
nô lệ hay người lao động.
‐ NN chuyên chính Vô sản: Là 1 NN kiểu mới (“nửa
NN”, “NN không còn theo nguyên nghĩa”, “NN quá
độ”…) tồn tại trong thời kỳ quá độ lên CNXH: Bản
chất NN này khác hẳn NN cũ: là NN của đa số, của
GC Công nhân & Nhân dân lao động.
+ ĐTGC giữ vai trò là 1 trong những phương thức,
động lực của sự tiến bộ & phát triển XH (trong XH
có phân hóa GC đối kháng):
- Thực tiễn lịch sử đã chứng minh các cuộc ĐTGC:
• GC Nô lệ đã chống lại áp bức, bóc lột của GC Chủ
nô.
• GC Nông dân đã chống lại áp bức, bóc lột của GC
Địa chủ, Quý tộc.
• GC Công nhân đã chống lại áp bức, bóc lột của GC
Tư sản.
Mà kết quả là khi ĐTGC dẫn đến đỉnh cao 
CMXH xuất hiện  Sau CMXH dẫn tới sự ra đời của
PTSX mới cao hơn  Vì thế ĐTGC không những là
động lực mà còn là phương thức của sự phát triển
XH.
- Trong các XH có ĐTGC, mâu thuẫn trong PTSX,
trong nền SX XH, trong kinh tế  bộc lộ ra thành
các mâu thuẫn đối kháng giữa các GC trong đời
sống chính trị - xã hội ⇒ Cho nên mâu thuẫn GC &
ĐTGC trở thành cơ chế chính trị - xã hội để giải
quyết mâu thuẫn trong PTSX, thực hiện nhu cầu
khách quan của sự phát triển LLSX, thúc đẩy sự
phát triển XH.
2. Cách mạng Xã hội & Vai trò của nó đối với sự phát
triển của XH có ĐTGC:
a) Khái niệm CMXH & Nguyên nhân của nó:
+ Khái niệm CMXH:
- Định nghĩa:
• Theo nghĩa rộng: CMXH là sự biến đổi có tính
chất bước ngoặc và căn bản về chất trong toàn
bộ các lĩnh vực của đời sống XH, là phương thức
chuyển từ 1 HTKT-XH lỗi thời  lên 1 HTKT-XH
mới cao hơn.
• Theo nghĩa hẹp: CMXH là việc lật đổ 1 chế độ
chính trị đã lỗi thời, và thiết lập một chế độ chính
trị tiến bộ hơn của GC CM.
- Phân biệt CMXH với Cải cách, Đảo chính:
• Cải cách XH: Là những cuộc cải biến diễn ra trên 1
hay một số lĩnh vực của đời sống XH trong 1
phạm vi 1 HTKT-XH, nhằm hoàn thiện hình thái
XH ấy.
• Đảo chính: là những sự biến tranh giành địa vị
quyền lực NN giữa các lực lượng chính trị (trong
1 GC hoặc trong nhóm cầm quyền) nhưng vẫn
không thay đổi bản chất chế độ bằng cách dùng
bạo lực (hay phi bạo lực).
+ Nguyên nhân dẫn đến CMXH:
- Nguyên nhân sâu xa (khách quan):

Bắt nguồn từ QHSX >< LLSX


(cũ, lỗi thời) (tiên tiến)

Biểu hiện bề mặt


GC >< GC tiên tiến
Chính trị - XH: (bảo thủ, (đại diện cho
cố giữ QHSX cũ) LLSX mới)

Đỉnh cao đấu tranh


GC dẫn đến: CMXH
- Nguyên nhân chủ quan:
• GC đứng lên làm CM: có sự phát triển về nhận
thức & tổ chức ĐTCM.
• Chuyển từ phong trào ĐT tự phát  lên tự giác.
• Nắm bắt và hành động khi có thời cơ CM & tình
thế CM.
b) Vai trò của CMXH đối với sự phát triển của XH có đối
kháng GC:
+ CMXH giữ vai trò là một trong những phương thức,
động lực của sự phát triển XH:
- Trong lịch sự nhân loại, trong các bước chuyển để
kết thúc 1 HTKT-XH đã lạc hậu  tiến đến 1 HTKT-
XH cao hơn: bao giờ cũng xảy ra các cuộc CMXH
long trời lở đất, nó như “ngày hội của quần chúng”
(Ví dụ: CM TS Pháp năm 1789, CM Tháng 10 Nga
năm 1917, CMT8 VN năm 1945…). Nó cũng được
ví như “đầu tàu của lịch sử” – kéo lịch sử đi lên.
- Khi CMXH thành công, các mâu thuẫn cơ bản của
XH trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa…
được giải quyết triệt để  tạo động lực cho sự
tiến bộ & phát triển XH; trong những thời kỳ CM,
lúc “lịch sử sang trang mới” thì năng lực sáng tạo
của QCND được phát huy cao độ (đầy nhiệt tình,
sáng tạo) với sức mạnh đột biến “Một ngày bằng
20 năm”.
+ Trong lịch sử nhân loại, đã diễn ra nhiều cuộc
CMXH. Song cuộc CM Vô sản – là cuộc CM vĩ đại
nhất, sâu sắc nhất trong lịch sử. Vì nó xóa bỏ triệt
để nguồn gốc chế độ tư hữu sản sinh ra đối kháng
GC và làm thay đổi hoàn toàn bản chất chế độ chính
trị XH cũ: NN không còn là của thiểu số mà là của đa
số Nhân dân lao động.
VI. Quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử về Con
Người & Vai trò sáng tạo lịch sử của Quần chúng nhân
dân :
1. Con Người và bản chất của Con Người:
a) Khái niệm Con Người:
+ Định nghĩa: Con Người là 1 thực thể tự nhiên mang
đặc tính XH và có sự thống nhất biện chứng giữa 2
phương diện ấy (Con & Người).
+ Đặc điểm Con Người: CON NGƯỜI
Phần Tự nhiên Phần Xã hội
- Là 1 thực thể tự nhiên mang bản tính tự nhiên
(phần CON):
• Nguồn gốc Con Người là từ tự nhiên mà ra, là kết
quả của quá trình tiến hóa & phát triển lâu dài
của giới tự nhiên (theo học thuyết khoa học của
Đác-Uyn về Sự tiến hóa các loài).
• Con Người là 1 bộ phận của giới tự nhiên, nên
cũng chịu ảnh hưởng tác động của các quy luật
giới tự nhiên (quy luật về sự phù hợp cơ thể sống
với môi trường, quy luật trao đổi chất, biến dị, di
truyền, tiến hóa…).
- Là 1 thực thể XH mang bản tính XH (phần NGƯỜI):
• Vai trò của lao động: Ngay từ những hoạt động
sử dụng công cụ lao động thô sơ đầu tiên (hòn
đá…) có mục đích, có ý thức của Con Người  đã
làm cho Con Người vượt qua loài động vật, khác
con vật. Quá trình lao động phát triển, kéo theo
ngôn ngữ, tư duy phát triển, Con Người vừa SX
ra giá trị VC + SX ra giá trị tinh thần  làm cho
Con Người ngày càng cách xa con vật, cách xa nơi
xuất phát giới tự nhiên của mình để càng ngày
càng Người hơn.
• Trong sự tồn tại XH của mình, Con Người còn
phải chịu sự chi phối bởi các quy luật XH: các quy
luật quy định QH giữa Người với giới tự nhiên,
giữa Người với Người (đạo đức, pháp luật, văn
hóa…) theo hướng phát triển ngày càng văn
minh.
- Có sự thống nhất biện chứng giữa 2 mặt: tự nhiên
& xã hội trong hoạt động của Con Người:
• Mặt tự nhiên không tách rời mặt XH: các nhu cầu
tự nhiên, sinh học (ăn, uống, ở, đi lại, mặc, tình
yêu, tình dục…) không còn thuần túy như con
vật, mà nó thể hiện giá trị văn minh. Người: ăn,
uống, mặc, sinh hoạt tình dục… như thế nào để
được đánh giá là Người văn minh? Có thể đói mà
người ta không ăn, khát mà người ta không
uống…
• Mặt XH cũng không được tách rời mặt tự nhiên:
các nhu cầu, yêu cầu của XH đặt ra (sống phải có
đức, có lòng chung thủy, nhân ái, yêu nước, yêu
nhân loại, học giỏi, tiết kiệm…) cũng phải gắn liền
và tôn trọng các nhu cầu sinh học, mặt tự nhiên
của Con Người (Ví dụ: không thể kéo dài cả buổi
học mà không ra chơi, cấm đoán yêu đương ở
tuổi trưởng thành, thắt lưng buộc bụng cơm
nắm lên CNXH, vấn đề giới tính…).
b) Bản chất Con Người:
+ Các quan điểm sai lầm cũ:
- Quan điểm duy tâm: cho rằng “bản tính Người” có
trước; mỗi cá thể con người khi sinh ra là đã có sẵn
“bản tính Người” cụ thể nào đó, chi phối “số phận”
Người đó.
- Quan điểm duy vật siêu hình: Họ tuyệt đối hóa mặt
tự nhiên, mặt sinh học của Con Người, thấy được
“bản tính tự nhiên” nhưng lại không thấy được
“bản tính XH” của Con Người.
+ Quan điểm của CNDVLS:
- Theo Mác: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất
Con Người là sự tổng hòa các quan hệ xã hội”:
• Nếu chỉ dừng lại ở “bản tính tự nhiên” thì không
thể giải thích đúng về bản chất Con Người.
Cả 3 quan hệ:
Con Người ⇌ Giới tự nhiên Đều vượt lên
Con Người ⇌ Xã hội trên loài vật, đều
Con Người ⇌ Con Người mang tính Xã hội
• Không bao giờ tồn tại Con Người trừu tượng, phi
lịch sử. Mà Con Người tồn tại bao giờ cũng là
những Con Người cụ thể: Là ai? (tên, hình dáng,
màu da, sinh ra ở thời gian nào, sống ở đâu…); Bị
chi phối bởi điều kiện hoàn cảnh lịch sử nào, thời
đại nào, môi trường nào?...
• Bản chất Con Người là cái chung, cái phổ biến
nhưng biểu hiện ở mỗi cá nhân lại rất đa dạng,
phong phú (vì mỗi cá nhân khác nhau ở phong
cách sống, nhu cầu sống, lợi ích trong cộng đồng
XH…).
- Con Người vừa là sản phẩm, lại vừa là chủ thể của
lịch sử:
• Là sản phẩm của lịch sử: Hoàn cảnh sống quy
định suy nghĩ, ước muốn, hành vi, thói quen… của
Con Người, “thời thế - thế thời phải thế”  nghĩa
là Con Người sống ở giai đoạn lịch sử nào, thời
đại nào, quốc gia nào: phải tuân theo những quy
định, những ràng buộc, những điều kiện của giai
đoạn lịch sử đó, thời đại đó.
• Là chủ thể của lịch sử: Nhưng Con Người không
thụ động hoàn toàn trước hoàn cảnh, trước
những ràng buộc của lịch sử, của thời đại, mà Con
Người còn biết vươn lên trên hoàn cảnh, trên
những điều kiện ràng buộc của lịch sử, của thời
đại  để làm ra lịch sử có ý thức, có mục đích,
đạt được những thành công trong hoạt động thực
tiễn của mình, nghĩa là Con Người còn “tạo ra
hoàn cảnh”.
- Bản chất Con Người luôn động, nó không phải là 1
hệ thống khép kín, mà là hệ thống mở. Phát triển
theo hướng ngày càng mang tính Người nhiều hơn:
Điều kiện, hoàn
cảnh lịch sử XH Bản chất Con Người cũng ngày
luôn vận động càng hoàn thiện: theo hướng
biến đổi: theo ngày càng Người hơn (↑)
hướng ngày càng (Con Người vừa tiếp nhận vừa tác
văn minh (↑) động lại hoàn cảnh sống, thông qua:
(môi trường XH, hoạt động thực tiễn, quan hệ hành
môi trường tự vi, ứng xử, phẩm chất năng lực trí
nhiên ngày càng tuệ nhận thức quy luật…  ngày
càng mang tính Người nhiều hơn)
văn minh).
 Rút ra Ý nghĩa, PPL:
- Muốn giải thích khoa học những vấn đề về Con
Người thì cần chú ý 2 mặt: Tự nhiên & Xã hội, trong
đó mặt xã hội mang tính quyết định.
- Động lực cơ bản của sự tiến bộ XH chính là năng lực
sáng tạo lịch sử của Con Người (vai trò chủ thể lịch
sử của Con Người).
- Vì thế, cần phải thiết kế, tổ chức, cấu trúc 1 XH mà
xóa bỏ được các quan hệ áp bức, bóc lột, bất công,
mất dân chủ tự do, giải phóng những ràng buộc trói
buộc trong quan hệ Người ấy để tạo ra một môi
trường thật sự lành mạnh, văn minh.
2. Khái niệm Quần chúng Nhân dân và Vai trò sáng tạo
lịch sử của Quần chúng Nhân dân:
a) Khái niệm Quần chúng Nhân dân:
+ Định nghĩa: Là sự liên kết những Con Người thành
sức mạnh cộng đồng XH có tổ chức, có lãnh đạo của
những cá nhân hay tổ chức chính trị XH nhất định,
nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa… của XH.
+ Tiêu chí cơ bản để xác định là QCND: 3 tiêu chí sau:
- Thứ nhất: Là những người lao động SX ra của cải
VC & các giá trị tinh thần.
- Thứ hai: Là bộ phận dân cư chống lại GC thống trị
áp bức, bóc lột, đối kháng.
- Thứ ba: Là những GC, tầng lớp XH thúc đẩy sự tiến
bộ XH.
+ Tính chất: Mang tính khách quan và tính lịch sử;
QCND không phải là 1 cộng đồng người cố định, mà
nó thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện lịch sử,
thời đại.
b) Vai trò sáng tạo lịch sử của QCND & Vai trò của cá
nhân trong lịch sử:
Quan niệm cũ: Các nhà tư tưởng cả Phương Tây &
Phương Đông trước Mác đều không nhận thức
đúng về vai trò của QCND đối với lịch sử. Thậm chí
có cái nhìn khinh rẻ QCND, cho rằng “chỉ là đám
đông thụ động, thừa hành” như “bầy cừu non”. Ở
VN trước đây (thời Phong kiến) cũng vậy: Coi QCND
chỉ là “đám dân đen” vô học, dốt nát, “vai u thịt
bắp”, “cổ cày vai bừa”. Chỉ các bậc “tinh anh” của
XH mới có vai trò lịch sử.
Quan niệm của CNDVLS:

Cá nhân
(vĩ nhân,lãnh tụ…)

quyết định
QCND LSXH
+ QCND là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, là
lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử.
Cho nên: Lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử
hoạt động của QCND trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội. Tính quyết định lịch sử
thể hiện ở ba vấn đề sau:
- Thứ nhất: QCND là lực lượng SX cơ bản của mọi
XH, trực tiếp làm ra của cải VC để nuôi sống XH
(ở VN: nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông 
nhất nông nhì sĩ).
- Thứ hai: QCND là lực lượng trực tiếp hay gián
tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của XH. Tuy
CNDVLS có thừa nhận các bậc danh nhân văn
hóa, khoa học, nghệ thuật có vai trò rất to lớn
trong vấn đề này, nhưng QCND lại là lực lượng
mang tính quyết định, không những trong sáng
tạo mà cả trong thưởng thức rất sành điệu, kiểm
định đúng đắn, công minh & khách quan các giá
trị trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh
thần: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, ca-múa-nhạc,
văn học – nghệ thuật, truyện ngụ ngôn, cổ tích,
ca dao, dân ca…
- Thứ ba: QCND là lực lượng & động cơ cơ bản của
mọi cuộc CM & các cuộc cải cách trong lịch sử.
Nhất là trong những khúc quan trọng của lịch sử,
những lúc lịch sử chuẩn bị sang trang mới 
Người ta thấy vai trò to lớn của QCND tham gia
sôi nổi, nhiệt tình vào CMXH như “ngày hội của
quần chúng”.
+ Vai trò của Cá nhân, Vĩ nhân, Lãnh tụ đối với sự
phát triển của lịch sử:
- Khái niệm Cá nhân, Vĩ nhân, Lãnh tụ:
• Khái niệm Cá nhân:
- Định nghĩa: Dùng để chỉ mỗi con người cụ thể
sống trong 1 cộng đồng XH nhất định và được
phân biệt với những con người khác thông qua
tính đơn nhất và tính phổ biến của nó.
- Đặc điểm cơ bản:
+ Là 1 chỉnh thể thống nhất, vừa mang tính cá
biệt, vừa mang tính phổ biến.
+ Là chủ thể lao động của QHXH & nhận thức.
+ Tùy theo vai trò, địa vị, năng lực… mà các cá
nhân có thể “in dấu ấn” đậm hay nhạt trong
lịch sử.
• Khái niệm Vĩ nhân:
- Định nghĩa: Là các cá nhân kiệt xuất trong các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, nghệ
thuật, văn hóa….
- Đặc điểm cơ bản:
+ Thường họ là những người nổi tiếng ở 1 hay
nhiều lĩnh vực hoạt động của XH.
+ Thường in dấu ấn đậm trong lịch sử.
+ Có thể được lịch sử thừa nhận khi đang còn
sống, nhưng cũng có thể sau khi chết.
• Khái niệm Lãnh tụ:
- Định nghĩa: Là những cá nhân kiệc xuất do
phong trào CM của QCND tạo nên, gắn bó mật
thiết với QCND.
- Ba phẩm chất cơ bản để trở thành lãnh tụ:
+ Thứ nhất: có tri thức khoa học uyên bác,
nhìn xa trông rộng, nắm bắt được xu thế vận
động phát triển của lịch sử của thời đại.
+ Thứ hai: có năng lực tổ chức, tập hợp QCND,
thống nhất ý chí và hành động của QCND
nhằm giải quyết những nhiệm vụ lịch sử,
thúc đẩy sự tiến bộ XH.
+ Thứ ba: gắn bó mật thiết với QCND, hy sinh
quên mình vì lợi ích QCND, được QCND tôn
kính.
- Vai trò của Cá nhân, Vĩ nhân, Lãnh tụ đối với lịch
sử XH:
• Vai trò của Cá nhân:
- Tùy theo vị trí, năng lực, uy tín, phẩm chất…
mà cá nhân ấy tham gia vào sáng tạo lịch sử.
- Đều có thể “in dấu ấn” nhưng ở mức độ và
phạm vi khác nhau.
• Vai trò của Vĩ nhân: Thường để lại dấu ấn sâu
sắc trong tiến trình lịch sử, trong sự phát triển
của 1 lĩnh vực nào đó (kinh tế, văn hóa, nghệ
thuật, khoa học, quân sự…).
• Vai trò của Lãnh tụ:
- Tính tất yếu của việc xuất hiên người đứng
đầu, lãnh tụ: Khi lịch sử đặt ra những nhiệm vụ
mới cần phải giải quyết  thì từ trong phong
trào QCND: tất yếu sẽ xuất hiện những lãnh tụ
đáp ứng nhiệm vụ ấy (chỉ có điều thích hợp ít
hay nhiều).
- Thúc đẩy hay kiềm hãm sự tiến bộ XH:
+ Thúc đẩy tiến bộ XH: khi lãnh tụ nắm bắt &
hành động theo quy luật khách quan.
+ Kìm hãm tiến bộ XH: vì lợi ích bảo thủ 
hành động trái quy luật khách quan.
- Lãnh tụ là Người sáng lập ra các tổ chức chính
trị - xã hội, là linh hồn của các tổ chức, đảng
phái đó, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động
của tổ chức đó.
- Lãnh tụ của mỗi thời đại chỉ có thể hoàn thành
nhiệm vụ đặt ra của thời đại đó mà thôi, không
có lãnh tụ của mọi thời đại. Sau khi hoàn
thành vai trò của mình, họ trở thành biểu
tượng tinh thần trong tình cảm, niềm tin của
QCND, của quốc gia, dân tộc nào đó (như Chủ
tịch HCM ở VN).
- Mối quan hệ biện chứng giữa QCND & Cá nhân,
Lãnh tụ trong lịch sử:
• Thể hiện sự thống nhất:
- Các phong trào CM của QCND luôn xuất hiện
những Cá nhân ưu tú, kiệt xuất xuất hiện để
lãnh đạo.
- Có sự thống nhất trong: Mục đích & lợi ích của
QCND và Cá nhân, Lãnh tụ trong các cuộc CM
đó.
• Thể hiện sự khác biệt trong vai trò đối với lịch
sử:
- QCND là Người quyết định lịch sử XH.
- Cá nhân, Vĩ nhân, Lãnh tụ có vai trò to lớn với
lịch sử (thúc đẩy, định hướng, dẫn dắt).
• Trong mối quan hệ này cần tránh 2 xu hướng
cực đoan sau:
- Tuyệt đối hóa vai trò QCND, bỏ rơi vai trò Cá
nhân, Lãnh tụ  không giải thích đúng lịch sử,
rơi vào quan điểm siêu hình.
- Tuyệt đối hóa vai trò Cá nhân, Lãnh tụ, bỏ rơi
(hoặc xem thường) vai trò QCND  rơi vào tệ
sùng bái Cá nhân, rơi vào quan điểm siêu hình,
không khoa học.
+ Tệ sùng bái Cá nhân: là thần thánh hóa vai
trò của Người đứng đầu, bỏ rơi vai trò của
tập thể hay của QCND.
+ Nguy hại của tệ sùng bái Cá nhân:
• Đối với Người được sùng bái: rất dễ rơi vào
độc đoán, độc tài, chuyên quyền, quan liêu,
lộng hành… coi thường hoạt động của tập
thể, của QCND.
• Đối với tập thể và QCND: không thấy được
vai trò đích thực của mình, dễ thụ động
hoặc phục tùng 1 cách mù quáng.
Ý nghĩa PPL:
+ Hiểu đúng lý luận về vai trò QCND, Cá nhân, Lãnh
tụ đối với tiến trình lịch sử đã giúp ta có 1 PPL
khoa học cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Phải thấy vai trò quyết định của Người dân trong
các hoạt động XH. Đánh giá đúng vai trò của mỗi
cá nhân, thủ lĩnh, vĩ nhân, lãnh tụ trong cộng
đồng XH.
- Giúp cho các Đảng Cộng sản của GCCN có cơ sở
để phân tích, đánh giá đúng các lực lượng XH:
Liên minh giai cấp, phát huy vai trò lực lượng
trong nước, ngoài nước (ở VN như kiều bào…)
trong sự nghiệp CM của mình.
+ Phải đứng trên quan điểm toàn diện, phát triển &
lịch sử - cụ thể để phân tích đánh giá vai trò QCND
& cá nhân.
+ Đối với các lãnh tụ chân chính, những người có
công đối với đất nước, với lịch sử ngày nay ở VN
cần phải:
- Giáo dục thế hệ trẻ có trách nhiệm bảo vệ uy tín,
vai trò đích thực của họ, trước các luận điệu bài
xích, lật án, nói xấu của các thế lực thù địch hiện
nay.
- Giáo dục họ lòng tôn kính và biết ơn đối với công
lao to lớn của các thế hệ cha anh cho sự hòa
bình, độc lập, thống nhất, dựng xây đất nước
trong thế đi lên ngày nay.
CÂU HỎI ÔN TẬP & THẢO LUẬN
CÂU 1: Vai trò của SXVC và PTSX đối với sự tồn tại phát
triển XH?
CÂU 2: Nội dung Quy luật QHSX phù hợp trình độ phát
triển của LLSX? Ý nghĩa PPL?
CÂU 3: Biện chứng của CSHT & KTTT? Ý nghĩa PPL?
CÂU 4: Mối QH biện chứng giữa TTXH & YTXH? Ý nghĩa
PPL?
CÂU 5: Vì sao nói Sự phát triển của các HTKT-XH là 1 quá
trình lịch sử - tự nhiên? Giá trị khoa học rút ra từ lý
luận HTKT-XH?
CÂU 6: ĐTGC là gì? Vì sao nói ĐTGC là 1 trong những động
lực đối với sự phát triển của XH có GC đối kháng?
CÂU 7: CMXH là gì? Vai trò của CMXH đối với sự phát triển
của XH có đối kháng GC?
CÂU 8: Theo quan điểm của CNDVLS thì Con Người là gì?
Bản chất Con Người là gì? Ý nghĩa PPL?
CÂU 9: Hiểu như thế nào cho đúng với quan điểm của
CNDVLS về Vai trò sáng tạo lịch sử của QCND & Vai
trò của Cá nhân, Vĩ nhân, Lãnh tụ trong lịch sử? Ý
nghĩa PPL?

You might also like