You are on page 1of 24

CHƯƠNG III : CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển xã hội


 Sản xuất vật chất
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người, xảy ra trong xã hội loài người – sản xuất xã hội.
Sản xuất xã hội là quá trình xã hội loài người sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của
mình; nó bao gồm ba phương diện không tách rời nhau: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản
xuất bản thân con người cùng các quan hệ xã hội; trong đó vai trò quyết định thuộc về sản xuất vật
chất.
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động do mình làm ra tác động vào
giới tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm thoả mãn
nhu cầu tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.
 Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người
SXVC khai thác các nguồn lực tự nhiên tạo ra mọi tư liệu sinh hoạt (thỏa mãn nhu cầu tồn tại của con
người) và mọi tư liệu sản xuất (để tiếp tục qúa trình SX - tái SXVC xã hội).
SXVC tồn tại dựa trên các quan hệ kinh tế - vật chất - tiền đề, điều kiện cơ bản để hình thành các
quan hệ xã hội (QH gia đình, QH giai cấp, QH dân tộc,...); hình thành các hoạt động chính trị, tinh
thần của đời sống xã hội (nhà nước, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, văn hóa…).
SXVC là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người (cả thể xác lẫn tâm hồn).
Sự phát triển của SXVC làm biến đổi ngày càng sâu rộng thế giới: Lịch sử phát triển xã hội loài
người là lịch sử phát triển của nền SXVC, mà thực chất là sự thay thế các phương thức sản xuất từ
thấp đến cao.
 Ý nghĩa phương pháp luận
Muốn hiểu đúng các hiện tượng của đời sống xã hội không nên xuất phát từ đời sống tinh thần mà
phải tìm kiếm nguồn gốc của chúng trong nền SXVC xã hội.
Muốn cải tạo xã hội hiệu quả không nên bắt đầu cải tạo từ đời sống tinh thần mà phải bắt đầu từ đời
sống kinh tế - vật chất; muốn xã hội phát triển trước hết phải thay đổi đời sống kinh tế - vật chất của
xã hội hiện tồn.

 2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
 a. Phương thức sản xuất
 Khái niệm và cấu trúc của PTSX
Khái niệm: PTSX là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất ở
những giai đoạn lịch sử nhất định; đó là cách thức con người đồng thời tác động giữa mình với tự
nhiên và tác động giữa con người với con người để sáng tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu tồn
tại của con người và xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
Cấu trúc: PTSX là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất có một trình độ nhất định và quan hệ
sản xuất tương ứng.
 Khái niệm và cấu trúc của LLSX
Khái niệm: LLSX là sự kết hợp giữa lao động sống và lao động vật hóa tạo ra sức sản xuất của
xã hội; đó là toàn bộ năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hội ở các thời kỳ nhất định.
(LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên trong quá trình SX).
Cấu trúc: LLSX là sự thống nhất người lao động (mặt kinh tế - xã hội) với tư liệu sản xuất (mặt
kinh tế - kỹ thuật) tương ứng.
+ NLĐ là con người có sức lao động (thể lực và trí lực) đang tham gia vào quá trình SXVC;
- Thể lực (số lượng SLĐ): Sức mạnh của cơ bắp và thể chất của NLĐ.
- Trí lực (chất lượng SLĐ): Tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng…của NLĐ.
+ TLSX là những yếu tố vật chất cần thiết để thực hiện quá trình SXVC; bao gồm tư liệu
lao động và đối tượng lao động.
- ĐTLĐ là một bộ phận của TLSX mà NLĐ sử dụng TLLĐ tác động đến để biến
đổi thành của cải vật chất. ĐTLĐ bao gồm: ĐTLĐ thứ nhất (có sẳn trong tự nhiên)
và ĐTLĐ thứ hai (do quá trình SXVC tạo ra) ngày càng quan trọng.
- TLLĐ là một bộ phận của TLSX mà NLĐ sử dụng để tác động lên ĐTLĐ nhằm
biến đổi chúng thành của cải vật chất. TLLĐ bao gồm: Phương tiện lao động (bộ
phận của TLLĐ cần thiết cho quá trình SXVC) và công cụ lao động (bộ phận của
TLLĐ mà NLĐ sử dụng một cách trực tiếp, hiệu quả để tác động lên ĐTLĐ trong
quá trình SXVC).
LLSX là sự thống nhất biện chứng giữa NLĐ và TLSX.
+ NLĐ là nhân tố hàng đầu, giữ vai trò quyết định trong LLSX: NLĐ sáng tạo và sử dụng
PTLĐ, CCLĐ, ĐTLĐ thứ hai; NLĐ là nguồn gốc của mọi sáng tạo trong quá trình SXVC,
của mọi sự phát triển của nền SXVC.
+ CCLĐ là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong LLSX: CCLĐ quyết định năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm; CCLĐ phản ánh trình độ chinh phục và cải tạo tự nhiên;
CCLĐ giúp phân biệt các thời đại kinh tế. “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải
ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư
liệu lao động nào” (C.Mác).
+ Chính NLĐ tạo ra CCLĐ; nhưng CCLĐ quy định chất lượng và số lượng sức lao động
của NLĐ.
Sự vận động không ngừng của LLSX: Quá trình SXVC, sự phát triển KH và các cuộc CM CN
làm cho LLSX phát triển liên tục - thay đổi tính chất và trình độ phát triển của nó.
+ Tính chất của LLSX nói lên NLĐ sử dụng TLSX như thế nào trong quá trình SX. LLSX
có thể mang tính chất cá nhân hay tính chất xã hội phụ thuộc vào việc một hay rất nhiều
NLĐ cùng sử dụng TLSX để tiến hành hoạt động SX.
+ Trình độ phát triển của LLSX được thể hiện ở: trình độ kinh nghiệm, kỹ năng lao động
của NLĐ; trình độ của CCLĐ; trình độ tổ chức lao động xã hội; trình độ ứng dụng khoa
học vào SX; trình độ phân công lao động xã hội.
+ Sự thống nhất giữa tính chất và trình độ phát triển của LLSX: Trình độ phát triển
của LLSX ngày càng cao làm cho tính chất của nó ngày càng mang tính xã hội hóa.
+ Những phát thành tựu KH – CN được vật hóa thành LLSX. Các cuộc CM CN là CM
của LLSX. Ngày nay, KH gắn với SX xuất, tri thức KH trở thành LLSX trực tiếp. Cuộc
CM công nghiệp 4.0 mang lại sự thay đổi cơ bản, nhanh chóng cho LLSX: LLSX có trình
độ phát triển rất cao và tính chất xã hội hóa sâu rộng.
 Khái niệm, cấu trúc và tính ổn định tương đối của quan hệ sản xuất
Khái niệm: QHSX là tổng hợp các QH kinh tế - vật chất giữa các tập đoàn người trong quá
trình SXVC (QHSX biểu hiện QH giữa con người và con người trong SX).
Cấu trúc: QHSX thống nhất ba mối QH: QHSHTLSX, QHTC-QL và QHPPSP.
+ QHSHTLSX là QH giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu, sử dụng các TLSX xã
hội. Có hai loại QHSHTLSX cơ bản là công hữu và tư hữu.
+ QHTCQL là QH giữa các tập đoàn người trong việc tổ chức SX và phân công lao động.
+ QHPPSP là QH giữa các tập đoàn người trong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội:
cách thức và quy mô của cải vật chất mà các tập đoàn người được hưởng. (Trong xã hội
có chế độ công hữu thống trị, sự PPSP xảy ra công bằng; còn trong xã hội có chế độ tư
hữu thống trị, sự PPSP xảy ra không công bằng: SP thặng dư thuộc về tập đoàn người
nắm giữ TLSX; SP cần thiết thuộc về tập đoàn không có TLSX.
Tính thống nhất và ổn định tương đối của QHSX: Ba mặt QHSX thống nhất, tác động lẫn
nhau; nhưng:
+ QHSHTLSX giữ vai trò quyết định bản chất của QHSX: Nó quy định địa vị kinh tế - xã
hội của các tập đoàn người trong SX, quy định các QHSX còn lại (QHTC-QL và
QHPPSP). Về cơ bản, tập đoàn nào nắm TLSX thì tập đoàn đó được quyền tổ chức quản
lý quá trình SX và được quyền phân phối sản phẩm được SX ra.
+ QHTC-QL quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền SXVC.
+ QHPPSP kích thích trực tiếp lợi ích con người tham gia vào quá trình SX. Nó là “chất
xúc tác” kinh tế, có ảnh hưởng đến tốc độ, nhịp điệu SX, ảnh hưởng tính năng động trong
toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội.
+ Do QHSHTLSX khá ổn định, chậm thay đổi nên QHSX cũng khá ổn định, chậm thay
đổi so với sự thay đổi nhanh, liên tục của LLSX.

b. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX
 LLSX quyết định QHSX
Ứng với trình độ phát triển của mình mà LLSX đòi hỏi cả ba QHSX phải phù hợp với nó,
để nó được khai thác, sử dụng và tiếp tục phát triển, tức quá trình SX được xảy ra.
Khi một PTSX mới ra đời, QHSX luôn phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
Do QHSX (QHSHTLSX…) khá ổn định, chậm thay đổi; còn LLSX (CCLĐ…) thay đổi
nhanh nên sự phù hợp giữa chúng dần dần chuyển sang sự không phù hợp.
Sự thay đổi tiếp tục của LLSX sẽ làm sự không phù hợp biến thành mâu thuẫn ngày càng
gây gắt giữa LLSX và QHSX. Mâu thuẫn này được giải quyết bằng một cuộc cách mạng kinh
tế, thay QHSX cũ bằng QHSX mới để phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
PTSX cũ lỗi thời mất đi, PTSX mới tiến bộ hơn ra đời thay thế….
 LLSX quyết định QHSX
Ứng với trình độ phát triển của mình mà LLSX đòi hỏi cả ba QHSX phải phù hợp với nó,
để nó được khai thác, sử dụng và tiếp tục phát triển, tức quá trình SX được xảy ra.
Khi một PTSX mới ra đời, QHSX luôn phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
Do QHSX (QHSHTLSX…) khá ổn định, chậm thay đổi; còn LLSX (CCLĐ…) thay đổi
nhanh nên sự phù hợp giữa chúng dần dần chuyển sang sự không phù hợp.
Sự thay đổi tiếp tục của LLSX sẽ làm sự không phù hợp biến thành mâu thuẫn ngày càng
gây gắt giữa LLSX và QHSX. Mâu thuẫn này được giải quyết bằng một cuộc cách mạng kinh
tế, thay QHSX cũ bằng QHSX mới để phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
PTSX cũ lỗi thời mất đi, PTSX mới tiến bộ hơn ra đời thay thế….
 Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật cơ bản, phổ biến của xã hội
loài người
Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX & QHSX là sự thống nhất giữa nội dung vật chất - kỹ
thuật & hình thức kinh tế - xã hội của quá trình SX, đảm bảo quá trình SX được diễn ra liên tục,
nhưng đó cũng là sự thống nhất của các mặt đối lập; vì vậy sẽ phát sinh mâu thuẫn, tạo thành
nguồn gốc, động lực vận động, phát triển của PTSX từ thấp đến cao: PTSX CSNT  PTSX
CHNL  PTSX PK  PTSX TBCN  PTSX XHCN (CSCN).
Trong xã hội XHCN, sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển cao và tính chất xã hội
hóa của LLSX đòi hỏi phải thiết lập chế độ công hữu về TLSX chủ yếu: Sự phù hợp không
diễn ra một cách tự phát mà đòi hỏi trình độ tự giác cao trong nhận thức và vận dụng quy luật.
Tuy nhiên, nếu sự nhận thức và vận dụng không đúng quy luật (do duy ý chí, chủ quan) thì sự
phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX trong xã hội XHCN sẽ bị “biến dạng” dẫn
tới những hậu quả khủng hoảng kinh tế.
 Ý nghĩa phương pháp luận
Muốn xây dựng một PTSX mới phải tạo ra một LLSX mới. Ngày nay, muốn tạo ra một
LLSX hiện đại phải đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH, phát triển sự nghiệp GD & ĐT, đưa
nhanh những thành tựu KH-CN hiện đại vào quá trình SX…
Muốn xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới phải căn cứ vào trình độ phát triển của LLSX,
phải dựa vào tính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật QHSX - LLSX, chứ không
phải là kết quả của mệnh lệnh hành chính từ trên ban xuống, từ ý chí chủ quan của con người.
Muốn duy trì PTSX hiện tồn phải tạo ra sự phù hợp của QHSX với LLSX bằng sự hoàn
thiện cơ chế kinh tế, điều chỉnh QHSX để kéo dài sự phù hợp QHSX với LLSX.
 Ở VN, hiện nay, Đảng Cộng sản VN dựa trên nhận thức đúng quy luật này để xây dựng và hiện
thực hóa mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội


a. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

 Khái niệm, cấu trúc của cơ sở hạ tầng


Khái niệm: CSHT là cơ cấu kinh tế của xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định,
được tạo thành từ toàn bộ các QHSX để từ đó hình thành nên một KTTT tương ứng.
Cấu trúc: CSHT là một thể thống nhất các QHSX thống tri, các QHSX tàn dư và các QHSX
mầm mống. Trong đó:
+ Các QHSX thống trị - QHSX của PTSX hiện tồn; chi phối các QHSX khác, định hướng
sự phát triển kinh tế – xã hội, vì vậy, chúng đặc trưng cho CSHT của xã hội đó.
+ Các QHSX tàn dư - QHSX của PTSX lỗi thời đã bị xóa bỏ nhưng chưa mất đi hoàn toàn.
Các QHSX mầm mống - QHSX của PTSX tương lai, khi PTSX hiện tồn bị xóa bỏ bởi sự phát
triển tiếp tục của xã hội.
 Khái niệm, cấu trúc của kiến trúc thượng tầng
Khái niệm: KTTT là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội; những thiết chế xã hội
tương ứng, cùng những mối quan hệ nội tại được hình thành từ CSHT và phản ánh CSHT xã
hội.
Cấu trúc: KTTT là một hệ thống gồm các yếu tố có quan hệ nội tại với nhau:
+ Các quan điểm, tư tưởng xã hội về: chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật,
triết học…
+ Những thiết chế xã hội tương ứng như: đảng phái, nhà nước, giáo hội,… các đoàn thể
và tổ chức xã hội khác.
+ Những mối liên hệ nội tại giữa các yếu tố trong KTTT.
Đặc trưng của KTTT là sự thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị. Bộ phận có
quyền lực mạnh nhất trong KTTT là nhà nước - công cụ quyền lực chính trị đặc biệt của giai
cấp thống trị.

b. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT


 CSHT quyết định KTTT
CSHT nào sinh ra KTTT nấy để duy trì bảo vệ cho nó: Tất cả yếu tố của KTTT đều trực tiếp
hay gián tiếp phụ thuộc vào CSHT, do CSHT quy định; Trật tự kinh tế xét đến cùng quy định trật
tự chính trị; Giai cấp nào thống trị trong kinh tế thì thống trị trong chính trị, thống trị trong toàn
bộ KTTT.
CSHT thay đổi thì KTTT cũng thay đổi: Biến động, mâu thuẫn trong kinh tế sớm muộn cũng
gây ra biến động, mâu thuẫn trong chính trị; Đấu tranh ý thức hệ, xung đột lợi ích chính trị có
nguồn gốc sâu xa từ xung đột, đấu tranh trong kinh tế. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự
biến đổi đó tất yếu phải thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.
CSHT cũ mất đi, CSHT mới ra đời thì KTTT cũ cũng mất đi để KTTT mới ra đời, nhưng
đây là một quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài giữa các yếu tố của KTTT mới và các yếu tố của
KTTT cũ.
 KTTT tác động đến CSHT
• Vai trò, chức năng của KTTT là: củng cố, hoàn thiện và bảo vệ CSHT sinh ra nó
(định hướng, tổ chức, xây dựng,... chế độ kinh tế phù hợp với nó); đấu tranh xóa bỏ tàn
dư của CSHT cũ; ngăn chặn sự ra đời của CSHT mới.
• Các yếu tố của KTTT có quy luật, mục đích tồn tại… khác nhau nên tác động không
giống nhau đến CSHT; trong đó, nhà nước tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất; đạo đức,
tôn giáo... tác động đến CSHT phải thông qua nhà nước & pháp luật…
• Sự tác động của KTTT đến CSHT chủ yếu xảy ra theo hai hướng:
+ KTTT phù hợp với CSHT (được hình thành từ các quan hệ kinh tế của xã hội) sẽ
bảo vệ, củng cố và thúc đẩy CSHT đó phát triển.
KTTT không phù hợp với CSHT (không được hình thành từ các quan hệ kinh tế của xã hội) sẽ
xóa bỏ hay kìm hãm sự phát triển CSHT đó.
 Quy luật CSHT quyết định KTTT là quy luật cơ bản của xã hội
 Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT & KTTT là MQH giữa nguyên nhân (thể chế kinh tế) &
kết quả (chế độ chính trị) trong một trật tự xã hội, đảm bảo cho xã hội là một thể thống nhất từ
cơ sở kinh tế bên dưới với đời sống chính trị, pháp luật,… bên trên. Chỉ ra nguồn gốc, nguyên
nhân kinh tế đối với đời sống chính trị, tư tưởng trong xã hội. Vì vậy, VI Lênin đã khẳng định:
“Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế (...) Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng
đầu so với kinh tế”.
 CSHT và KTTT XHCN không hình thành tự phát trong lòng xã hội cũ:
+ Để xây dựng CSHT XHCN phải xóa bỏ CSHT cũ thông qua cuộc CM XHCN
nhằm thiết lập KTTT XHCN - tiền đề cho sự hình thành, phát triển của CSHT
XHCN.
Một số yếu tố của KTTT XHCN xuất hiện trong cuộc đấu tranh của GC vô sản và quần chúng
lao động chống lại GC thống trị bóc lột. Chỉ khi GC vô sản giành được chính quyền, KTTT
XHCN mới được xây dựng, củng cố, phát triển từng bước dựa trên quá trình xây dựng và hoàn
thiện dần CSHT XHCN.
 Ý nghĩa phương pháp luận
• Muốn giải quyết các vấn đề CSHT cần có thêm những giải pháp từ KTTT, đặc biệt
là sự tác động chính xác, kịp thời từ nhà nước;
• Muốn hiểu thấu các vấn đề phức tạp trong KTTT cần tìm kiếm những nguồn gốc,
nguyên nhân sâu xa từ CSHT; Muốn giải quyết triệt để các vấn đề của KTTT chúng
cần sử dụng những giải pháp cơ bản từ CSHT.
• Muốn có trật tự XH mới phải thay đổi cả CSHT lẫn KTTT, trong đó thay đổi CSHT
là trọng tâm, từng bước thay đổi KTTT.
• Ở VN, hiện nay, đòi hỏi phải đổi mới cả kinh tế lẫn đổi mới chính trị, trong đó đổi
mới kinh tế là trung tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị một cách thận trọng,
vững chắc bằng những bước đi thích hợp để giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới - ổn
định - phát triển, giữ vững định hướng XHCN.

4. Sự phát triển HT KT – XH là một quá trình lịch sử - tự nhiên


a. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội
 Khái niệm: HT KT-XH là PT cơ bản của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất
định với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ phát triển nhất định
của LLSX và một KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX (CSHT) ấy.
 Cấu trúc: HT KT-XH bao gồm ba yếu tố cơ bản, phổ biến: LLSX, QHSX (CSHT) và KTTT.
• LLSX là nền tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các thời đại kinh tế, yếu tố xét
đến cùng quyết đinh sự vận động, phát triển của HT KT-XH.
• QHSX là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và quyết định mọi quan hệ xã hội, đồng thời là tiêu
chuẩn quan trọng nhất để phân biệt bản chất các chế độ xã hội khác nhau, các HT KT-XH khác nhau.
• KTTT là sự thể hiện các mối quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực chính trị - tinh thần, điều
chỉnh các hoạt động kinh tế - vật chất trong xã hội để xã hội là một khối thống nhất, tự điều chỉnh.

b. Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người


 Sự vận động, phát triển xã hội loài người không do thế lực siêu nhiên, cũng chẳng do ý muốn chủ
quan của con người, mà do sự tác động của các quy luật khách quan chi phối: QL QHSX phù hợp
với LLSX; QL CSHT quyết định KTTT,…

 Sự vận động, phát triển xã hội loài người bắt nguồn từ sự vận động, phát triển của LLSX: LLSX
thay đổi  QHSX thay đổi  PTSX thay đổi  CSHT, KTTT,... thay đổi  HT KT-XH thay đổi.

 Quá trình phát triển lịch sử loài người trải qua các HT KT-XH vừa mang tính thống nhất vừa
mang tính đa dạng:

 Tính thống nhất: Xu hướng chung (thống nhất) của sự vận động, phát triển xã hội loài người là lần lượt
trải qua các HT KT-XH từ thấp đến cao: HT KT-XH CSNT HT KT-XH CHNL HT KT-XH PK
 HT KT-XH TBCN  HT KT-XH XHCN (CSCN).

 Tính đa dạng: Do những nhân tố chủ quan và điều kiện cụ thể (về địa lý, chính trị, văn hóa, quốc tế,
khu vực…) mà sự phát triển của mỗi quốc gia (dân tộc) diễn ra rất đa dạng:

 Có một số quốc gia (dân tộc) lần lượt trải qua các HT KT-XH từ thấp đến cao;
 Có một số quốc gia (dân tộc) bỏ qua một hay vài HT KT-XH; Có một số quốc gia (dân tộc)
phát triển rút ngắn một HT KT-XH nào đó. Nhưng sự bỏ qua hay rút ngắn này cũng phải tuân
theo các quy luật khách quan của lịch sử.

HT KT-XH TBCN không phải là nấc thang phát triển cuối cùng của xã hội loài người. Chính những mâu thuẫn
cơ bản trong lòng xã hội TBCN (LLSX ngày càng xã hội hóa nhưng QHSX dựa trên chế độ sở hữu tư nhân
TBCN) sẽ đưa đến sự ra đời của HT KT-XH XHCN (CSCN).

c. Giá trị khoa học và ý nghĩa cách mạng của học thuyết kinh tế - xã hội
 Lý luận HT KT-XH tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức xã hội: Khắc phục sự thống trị lâu đời
của chủ nghĩa duy tâm - siêu hình - thần bí; mở ra cách nhìn duy vật - biện chứng - khoa học về lịch sử.

 Lý luận HT KT-XH mang lại cho các ngành khoa học xã hội cơ sở thế giới quan duy vật đúng đắn,
phương pháp luận biện chứng hiệu quả để nghiên cứu đời sống xã hội rất phức tạp, góp phần đưa các
ngành khoa học xã hội trở thành khoa học thật sự.

 Lý luận HT KT-XH trang bị cơ sở lý luận để cho các Đảng Cộng sản hoạch định đường lối cải tạo
xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới – xã hội XHCN.

• Lý luận HT KT-XH là cơ sở khoa học cho việc xác định con đường phát triển của VN: “Con đường
đi lên CNXH của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác
lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu của nhân loại đã
đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt là về KH-CN, để phát triển nhanh LLSX xây dựng nền kinh tế
hiện đại”.

 Lý luận HT KT-XH là cơ sở phương pháp luận để nhận thức và cải tạo xã hội:

• Không nên xuất phát từ tư tưởng, tâm lý chủ quan của con người để giải thích mọi hiện tượng xã hội mà
phải tìm thấy cơ sở sâu xa của các hiện tượng xã hội từ trong thực trạng của nền SXVC, từ PTSX,
ở trình độ phát triển của LLSX.

• Phải thấy QHSX là yếu tố cơ bản chi phối mọi mặt, mọi mối quan hệ trong đời sống xã hội; Phải xuất
phát từ QHSX hiện thực để phân tích mọi mặt (chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa…) đời sống xã
hội và mọi mối quan hệ giữa chúng.

• Muốn hiểu đúng sự vận động, phát triển của xã hội phải tìm thấy các quy luật và điều kiện khách
quan chi phối xã hội đó; Muốn thấy được con đường phát triển của một quốc gia, dân tộc phải
hiểu đúng quy luật chung, đồng thời phải tìm hiểu điều kiện lịch sử, cụ thể của quốc gia, dân tộc
đó.

Lý luận HT KT-XH là cơ sở lý luận khoa học để phê phán thuyết hội tụ, thuyết kỹ trị, thuyết các nền văn
minh (Alvin Toffler), thuyết xung đột các nền văn hóa (Samuel Huntington)...

II. GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC


1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
a. Giai cấp
 Định nghĩa về GC của V.I.Lênin
• “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống
SX xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường các quan hệ này được
pháp luật quy định và thừa nhận) đối với các TLSX, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và
như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.
• GC là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các
tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế – xã hội nhất định”.
 Đặc trưng của GC
• GC khác nhau có địa vị kinh tế - xã hội khác nhau trong một hệ thống SX xã hội nhất định; tức do
các mối QH kinh tế - vật chất giữa các tập đoàn người trong một PTSX nhất định quy định. Có GC
thống trị và GC bị thống trị.
• GC khác nhau có vai trò khác nhau trong các mối QH kinh tế - vật chất cơ bản.
+ QH SHTLSX quy định GC nào có quyền/không có quyền sở hữu TLSX chủ yếu.
+ QH TCQLSX quy định GC nào có quyền/không có quyền TCQL quá trình SX.
+ QH PPSP quy định phương thức và quy mô hưởng thụ của cải do xã hội SX ra.
Trong các mối QH kinh tế - vật chất cơ bản trên, thì QH SHTLSX là QH cơ bản, chủ yếu nhất chi phối
các QH còn lại và quyết định trực tiếp đến địa vị kinh tế - xã hội của GC. Do các GC trong một chế độ kinh
tế - xã hội nhất định có sự khác nhau về sở hữu TLSX và địa vị của mà mối QH GC trong xã hội là mối QH
giữa GC bóc lột và GC bị bóc lột.
Nguồn gốc của giai cấp
• Nguồn gốc sâu xa là sự phát triển LLSX: LLSX phát triển làm tăng năng suất lao động, từ đó làm xuất
hiện sản phẩm thặng dư tương đối - tạo tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của tập
đoàn người khác.
 Nguồn gốc trực tiếp là sự xuất hiện, tồn tại chế độ tư hữu về TLSX: Sự ra đời, tồn tại, thay đổi và
mất đi của chế độ tư hữu về TLSX gắn liền với sự ra đời, tồn tại, thay đổi và mất đi của GC. Kết cấu xã
hội - giai cấp
• Kết cấu XH - GC là khái niệm dùng để chỉ tổng thể các GC và mối quan hệ giữa các GC, tồn tại trong
một giai đoạn lịch sử nhất định, gắn với một PTSX. Vì vậy, sự thay đổi PTSX làm thay đổi kết cấu XH -
GC.
• Kết cấu XH - GC bao gồm hai GC cơ bản (gắn với PTSX thống trị), những GC không cơ bản (gắn với
PTSX tàn dư/hoặc mầm) và các tầng lớp xã hội trung gian (tầng lớp trí thức, giới tu hành...) dễ bị phân
hóa dưới tác động của sự vận động nền SXVC của xã hội.
Hiểu rõ kết cấu XH - GC giúp xác định đúng các mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội; giúp
nhận thức đúng địa vị, vai trò và thái độ chính trị của mỗi GC đối với tiến trình vận động của lịch sử.
b. Đấu tranh giai cấp
 Tính tất yếu, thực chất của ĐTGC
• “ĐTGC là ĐT của bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, ĐT của quần chúng bị tước hết quyền,
bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và ăn bám, cuộc ĐT của những
người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”
(V.I.Lênin).
• ĐTGC trước hết là ĐT của hai GC cơ bản của PTSX thống trị, có lợi ích căn bản đối lập nhau, nhưng
lôi kéo các GC không cơ bản và các tầng lớp trung gian trong xã hội tham gia tạo thành liên minh GC
(hình thức tập hợp lực lượng), dựa trên sự thống nhất về lợi ích cơ bản/không cơ bản (liên minh GC lâu
dài/tạm thời) trong ĐTGC.
• Tính tất yếu của ĐTGC: Sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hòa giữa các GC đối kháng nhau
trong một PTSX xã hội nhất định tất yếu dẫn đến ĐTGC.
 Thực chất của ĐTGC là cuộc ĐT của quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột chống lại GC áp bức, bóc
lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng. ĐTGC là động lực quan trọng, trực tiếp của sự vận động
phát triển xã hội
• Trong thời kỳ cách mạng xã hội:
+ Mâu thuẫn giữa LLSX mới, tiến bộ và QHSX cũ, lỗi thời (trong kinh tế) biểu hiện thành mâu thuẫn giữa
GC bị bóc lột, bị thống trị (đại diện cho LLSX mới) và GC bóc lột, thống trị (đại diện cho QHSX cũ).
Mâu thuẫn này phát triển dẫn đến ĐTGC.
+ ĐTGC tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội. CMXH xảy ra lật đổ ách thống trị của GC áp bức, bóc lột; xóa
bỏ QHSX cũ và xây dựng QHSX mới, giải phóng LLSX tiếp tục phát triển nhanh; xóa bỏ CSHT và
KTTT cũ và xây dựng CSHT và KTTT mới.
• Xã hội thực hiện bước chuyển từ HT KT-XH thấp lên HT KT-XH cao hơn, tiến bộ hơn. Trong thời kỳ
tiến hóa xã hội (trong một HT KT-XH):
+ ĐTGC thường xuyên tác động thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội: từ kinh tế đến chính trị,
từ đời sống vật chất đến đời sống văn hóa, tinh thần.
+ ĐTGC có tác dụng cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng xã hội phản động, mà còn có tác dụng cải tạo bản
thân các GC cách mạng và giúp họ và trưởng thành hơn để đáp ứng được yêu cầu của lịch sử nhiều hơn.
 ĐTGC là hiện tượng mang tính lịch sử
• ĐTGC chỉ xảy ra trong xã hội có GC đối kháng.
Trong lịch sử, cuộc ĐTGC tất yếu phát triển dẫn đến cuộc ĐTGC của GC vô sản chống lại GC tư
sản. Đây là cuộc ĐTGC cuối cùng trong lịch sử, tiến tới xóa bỏ mọi đối kháng GC, xây dựng thành công xã hội
CSCN không có GC.
c. Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản
 ĐTGC của GC vô sản khi chưa có chính quyền
• ĐT kinh tế có nhiệm vụ bảo vệ những lợi ích hàng ngày của GC công nhân (tăng lương, rút ngắn thời
gian lao động, cải thiện điều kiện sống,...). ĐT kinh tế rất thiết thực nhưng không thể xóa bỏ được sự
bóc lột của GC tư sản và CNTB.
• ĐT chính trị có mục tiêu là đánh đổ ách thống trị của GC tư sản, giành chính quyền về tay GC vô sản.
ĐT chính trị rất đa dạng về hình thức và trình độ: từ tham gia nghị viện tư sản; mít tinh, biểu tình, bãi
công chính tri…; đến sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền.
• ĐT tư tưởng có mục đích đập tan hệ tư tưởng của GC tư sản, khắc phục những ảnh hưởng của tư tưởng
phản động, tâm lý tập quán lạc hậu; trang bị hệ tư tưởng cách mạng, khoa học của GC công nhân (chủ
nghĩa Mác – Lênin).
 Ba hình thức ĐT này có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau; trong đó, ĐT chính trị là hình
thức ĐT cao nhất, có ý nghĩa quyết định đến thẳng lợi. ĐTGC của GC vô sản trong thời kỳ quá độ từ
CNTB lên CNXH
• Trong thời kỳ quá độ, cơ cấu và địa vị các GC có sự biến đổi căn bản, tạo ra so sánh lực lượng có lợi
cho GC vô sản. Cuộc ĐTGC của GC vô sản sau khi giành được chính quyền được diễn ra trong điều
kiện mới với những thuận lợi rất cơ bản, song cũng có không ít các khó khăn, thách thức đặt ra.
• Mục tiêu của ĐTGC của GC vô sản là xây dựng thành công CNXH trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, tư tưởng..., về thực chất, đây là cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa hai con đường
XHCN và TBCN.
• Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ biện chứng với nhau là bảo vệ vững chắc thành quả cách
mạng đã giành được và cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới.
 Tùy theo tình hình và giai đoạn lịch sử cụ thể mà sử dụng các hình thức ĐT đa dạng: “có đổ máu và
không có đổ máu”, bằng bạo lực và hoà bình, bằng quân sự và kinh tế, bằng giáo dục và hành chính…
Đặc điểm ĐTGC trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay

• Thời kỳ quá độ và điều kiện, tình hình mới trong nước và quốc tế.
• Mục đích: thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, xây dựng một xã hội dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh (đấu tranh “giữa hai con đường” XHCN vàTBCN).
• Hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN
• Nội dung chủ yếu: thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH theo đinh hướng XHCN, khắc phục tình
trạng nước kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và
khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành
động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng thành công CNXH.
Hình thức ĐT đa dạng, linh hoạt: bằng hành chính và giáo dục; giữa cải tạo và xây dựng; sử dụng các
hình thức kinh tế trung gian, quá độ; phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; mở cửa và hội nhập để
tranh thủ các vận hội, thời cơ xây dựng thành công CNXH; kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường sức mạnh
QP và AN...

2. Dân tộc và quan hệ giai cấp - dân tộc – nhân loại

a. Dân tộc, nhân loại


 Thị tộc là cộng đồng người có cùng tổ tiên, tiếng nói, thói quen, tín ngưỡng; cùng lao động chung; bình
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Mỗi thị tộc có tên gọi riêng; có tù trưởng, tộc trưởng, lãnh tụ quân sự
được bầu ra/phế truất dựa trên uy tín để điều hành công việc chung.
 Bộ lạc là cộng đồng các thị tộc có cùng huyết thống hay quan hệ hôn nhân liên kết lại. Các thành viên
của BL có cùng tổ tiên, tiếng nói, thói quen, tín ngưỡng; cùng lao động chung, dựa trên chế độ công hữu
về TLSX; bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Mỗi bộ lạc có tên gọi riêng, có lãnh thổ khá ổn định;
được điều hành bởi hội đồng các tù trưởng của các thị tộc tham gia bộ lạc, có một vị thủ lĩnh tối cao lãnh
đạo.
Bộ tộc là cộng đồng các bộ lạc sống trên một lãnh thổ nhất định liên kết lại, được hình thành khi xã hội
phân chia thành GC. Mỗi bộ tộc có tên gọi riêng, lãnh thổ riêng rất ổn định, ngôn ngữ thống nhất; có những yếu
tố chung về tâm lý, văn hóa; có nhà nước điều hành công việc xã hội.
b. Mối quan hệ giai cấp - dân tộc – nhân loại
 Khái niệm: Dân tộc (quốc gia – dân tộc) là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong
lịch sử, có một lãnh thổ thống nhất, một ngôn ngữ thống nhẩt, một nền kinh tế thống nhất, một
nền văn hóa và tâm lý, tính cách thống nhất, với một nhà nước và pháp luật thống nhất. Mỗi dân
tộc có sức mạnh và lợi ích dân tộc của mình để có thể tồn tại, phát triển trong bất kỳ điều kiện lịch sử
nào.
 Quá trình hình thành các dân tộc.
• Ở châu Âu, DT hình thành gắn liền với sự ra đời, phát triển CNTB: Một là, DT hình thành từ nhiều bộ
tộc khác nhau trong một quốc gia, dựa vào quá trình thống nhất lãnh thổ và thị trường; hay đồng hóa các
bộ tộc khác nhau thành một quốc gia - dân tộc độc lập. Hai là, DT hình thành từ một bộ tộc riêng nhằm
thống nhất các lãnh thổ phong kiến thành lập một quốc gia nhiều dân tộc – tộc người.
Ở châu Á, DT hình thành rất sớm gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước, chống ngoại xâm và cải
tạo thiên nhiên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
c. Nhân loại
 Khái niệm nhân loại dùng để chỉ một thể thống nhất mọi cộng đồng, cá nhân người sống
trên trái đất với bản chất người, từ đó quy định lợi ích chung và quy luật phát triển chung của
cả cộng đồng nhân loại.
Khái niệm nhân loại có ý nghĩa thiết thực khi nền văn minh phát triển đến một giai đoạn nhất định, đòi
hỏi mỗi cá nhân và cộng đồng người phải có sự nhận thức đầy đủ hơn về chính mình, về quan hệ của mình với
cộng đồng, về vận mệnh của loài người và về sự tồn tại nhân loại.
3. Mối quan hệ giai cấp - dân tộc – nhân loại
a. Quan hệ giai cấp - dân tộc
 Giai cấp quyết định dân tộc
• GC quyết định khuynh hướng phát triển và tính chất của DT: GC thống trị trong xã hội cũng là GC
thống trị đối với DT.
+ GC tiến bộ, đại biểu cho sự phát triển của LLSX là GC đại biểu cho lợi ích chân chính của DT, có khả
năng tập hợp các GC, tầng lớp khác nhau trong DT đấu tranh chống GC thống trị phản động, hoặc chống
ách áp bức của các DT khác.
+ GC thống trị lỗi thời có lợi ích GC mâu thuẫn với lợi ích DT, sẵn sàng từ bỏ lợi ích DT để bảo vệ lợi ích
GC mình; chúng kìm hãm sự phát triển của DT. Một cuộc cách mạng xã hội lật đổ GC này sẽ xảy ra để
giải phóng các GC khác và giải phóng DT.
• Áp bức GC là nguyên nhân sâu xa của áp bức DT: Muốn xóa bỏ triệt để áp bức DT thì phải xóa bỏ
áp bức GC, có nguồn gốc là chế độ người bóc lột người.
 Vấn đề DT có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề GC
• Sự hình thành DT mở ra những điều kiện thuận lợi hơn cho cuộc đấu tranh GC.
Đấu tranh giải phóng DT là điều kiện, tiền đề cho đấu tranh giải phóng GC.
b. Quan hệ giai cấp, dân tộc với nhân loại
 Lợi ích GC và lợi ích DT chi phối lợi ích NL
• GC thống trị tiến bộ, cách mạng không chỉ là đại biểu cho lợi ích chân chính của DT, mà còn có vai
trò to lớn thúc đẩy sự tiến bộ của văn minh NL.
• GC thống trị lỗi thời, phản động có lợi ích không chỉ mâu thuẫn với lợi ích chung của DT mà còn mâu
thuẫn với lợi ích NL.
 Sự tồn tại của NL là điều kiện, tiền đề tất yếu thường xuyên của sự tồn tại DT và GC.
• Sự phát LLSX của nhân loại đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho các GC, DT cải tạo tự nhiên và xã
hội, phục vụ cho cuộc sống của mình.
• Sự phát triển về mọi mặt của NL tạo ra những điều kiện thuận lợi vế vật chất và tinh thần cho cuộc đấu
tranh giải phóng DT và giải phóng GC.
Sự phát triển SXVC và cuộc CMKH-CN hiện đại đang làm xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu
(NL) đòi hỏi phải được ưu tiên giải quyết trước, để từ đó giải quyết các vấn đề GC và DT hiện nay.
III. NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
1. Nhà nước
a. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước
 Nguồn gốc của nhà nước
Nguồn gốc sâu xa là sự phát triển lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất phát triển  xuất hiện sản
phẩm dư thừa tương đối  xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Sự ra đời, tồn tại, thay đổi và mất đi
của chế độ tư hữu gắn liền với sự ra đời, tồn tại, thay đổi và mất đi của NN.
Nguyên gốc trực tiếp là do mâu thuẫn và đấu tranh GC gay gắt không thể điều hòa được: NN ra đời
là một tất yếu khách quan để “làm dịu” sự xung đột GC, để duy trì xã hội trong vòng “trật tự” mà ở đó, lợi ích
và địa vị của GC thống trị được đảm bảo.
 “Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào, về mặt khách quan, những mâu thuẫn GC không thể điều hòa
được, thì NN xuất hiện. Và ngược lại, sự tồn tại của NN chứng tỏ rằng những mâu thuẫn GC là không
thể điều hòa được” (Ph.Ăngghen).
 Bản chất của nhà nước

Nhà nước là một tổ chức chính trị của GC thống trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành
và đàn áp sự phản kháng của các GC khác. “NN là một cơ quan thống trị GC, là một cơ quan áp bức của một
GC này đối với một GC khác; đó là sự kiến lập một “trật tự”, trật tự này hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức kia
bằng cách làm dịu xung đột GC” (V.I.Lênin).
Nhà nước mang tính giai cấp, tính trần tục và tính lịch sử.

b. Đặc trưng và chức năng của nhà nước


 Đặc trưng cơ bản của nhà nước
NN quản lý cư dân trên một vùng lãnh thổ nhất định: Các thành phần cư dân của NN tồn tại theo cả
quan hệ huyết thống lẫn quan hệ ngoài huyết thống (kinh tế, xã hội, chính trị... trong một phạm vi lãnh thổ nhất
định; từ đó hình thành biên giới quốc gia giữa các NN với tự cách là một quốc gia - dân tộc.
NN có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi cư dân tổ
chức xã hội: hệ thống chính quyền từ trung ương tới cơ sở, lực lượng vũ trang, cảnh sát, nhà tù... - “những công
cụ vũ lực chủ yếu của quyền lực NN”. NN quản lý xã hội dựa vào hệ thống pháp luật là chủ yếu để “cưỡng
bức” mọi cá nhân, mọi tổ chức trong xã hội phải thực hiện các chính sách theo hướng có lợi cho GC thống trị.
 NN có hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy chính quyền, đảm bảo hoạt động của bộ máy NN, duy trì sự
thống trị của GC thống trị.

 Chức năng cơ bản của nhà nước

Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội


+ CN thống trị chính trị: NN là công cụ thống trị GC, thường xuyên sử dụng bộ máy quyền
lực của mình để duy trì sự thống trị giai cấp cầm quyền thông qua hệ thống chính sách và
pháp luật; để duy trì trật tự xã hội, đàn áp mọi sự phản kháng của các GC, lực lượng
chống đối nhằm bảo vệ quyền lợi và địa vị của GC thống trị.
+ CN xã hội: NN nhân danh xã hội làm nhiệm vụ quản lý NN về xã hội, điều hành các công
việc chung của xã hội (giao thông, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường...) để duy trì sự ổn
định của xã hội trong “trật tự” có lợi cho GC thống trị.
MQH giữa CN chính trị và CN xã hội: CN thống trị chính trị quyết định CN xã hội; tuy nhiên, để duy trì
trật tự xã hội có lợi cho GC thống trị, NN của GC thống trị phải thực hiện CN xã hội. “CN xã hội là cơ sở của
sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện CN xã hội đó của
nó”.
Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
+ CN đối nội: NN thực hiện thường xuyên đường lối đối nội nhằm duy trì trật tự xã hội
thông qua các công cụ chính sách xã hội, luật pháp... trong tất cả các lĩnh vực trong đời
sống xã hội của mỗi quốc gia, nhằm đáp ứng và giải quyết những nhu cầu chung của toàn
xã hội và vai trò thống trị của GC thống trị.
+ CN đối ngoại: NN thực hiện chính sách đối ngoại nhằm giải quyết mối quan hệ với các
thể chế NN khác (với các tổ chức quốc tế) dưới danh nghĩa là quốc gia dân tộc, nhằm bảo
vệ lãnh thổ quốc gia, đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh tế, khoa học - kỹ thuật, y tế, văn hóa,
giáo dục... của mình.
MQH giữa CN đối nội và CN đối ngoại: CN đối nội hoạt động tốt sẽ giúp NN duy trì được trật tự và giải
quyết những công việc xã hội, tạo điều kiện để thực hiện tốt CN đối ngoại. CN đối ngoại được thực hiện tốt sẽ
tạo thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hơn CN đối nội, giải quyết hiệu quả các vấn đề kinh tế - xã hội,
đảm bảo, an ninh quốc phòng được giữ vững; văn hóa, giáo dục, y tế… phát triển.
c. Kiểu và hình thức của nhà nước
 Kiểu NN – KN dùng để chỉ NN của GC thống trị nào, thuộc hình thái KT-XH nào;
 Hình thức NN – KN dùng để chỉ cách thức tổ chức, phương thức thức hiện quyền lực NN của
GC thống trị (phụ thuộc vào cơ cấu GC, tương quan lực lượng giữa các GC trong xã hội, đặc
điểm lịch sử văn hóa, truyền thống, tập quán, tín ngưỡng của mỗi quốc gia - dân tộc).
 Trong lịch sử, có 4 kiểu NN, trong mỗi kiểu NN có rất nhiều hình thức NN.
Kiểu NN chủ nô có 2 hình thức: NN quân chủ chủ nô và NN cộng hòa (quý tộc hay dân chủ) chủ nô.
Kiểu NN phong kiến gắn liền với nền quân chủ phong kiến, có 2 hình thức cơ bản: NN phong kiến tập
quyền và NN phong kiến phân quyền.
Kiểu NN tư sản gắn liền với nền dân chủ tư sản, có nhiều hình thức: chế độ cộng hòa tổng thống, chế
độ cộng hòa đại nghị (chế độ cộng hòa thủ tướng), chế độ quân chủ lập hiến; NN liên bang, NN đơn nhất...
Kiểu NN vô sản là kiểu NN đặc biệt, gắn với nền dân chủ vô sản (XHCN); có hai hình thức cơ bản:
NN xô viết và NN dân chủ nhân dân.
+ NN của số đông (GC vô sản liên minh với GC nông dân, tầng lớp trí thức tiến bộ
và nhân dân lao động) thống trị số ít.
+ NN thực hiện hai chức năng cơ bản: tổ chức xây dựng một trật tự xã hội mới (vai
trò quyết định) và trấn áp sự phản kháng của các lực lượng phản động, chống đối
(vai trò quan trọng).
+ Sự phát triển và hoàn thiện của NN vô sản gắn liền với phát triển và hoàn thiện
nền dân chủ vô sản; mà mục đích cuối cùng là dẫn đến sự tự tiêu vong.
Hiện nay, ở VN đang xây dựng và hoàn thiện hình thức NN vô sản – NN pháp quyền XHCN, do Đảng
CSVN lãnh đạo, hoạt động theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Về bản chất,
đó là NN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyên lực NN đều thuộc về nhân dân.

2. Cách mạng xã hội


a. Nguồn gốc và bản chất của cách mạng xã hội
 Nguồn gốc sâu xa của CMXH
Sự phát triển không ngừng của LLSX sẽ làm xuất hiện mâu thuẫn giữa LLSX mới, tiến bộ và
QHSX lỗi thời, lạc hậu. MT này biểu hiện dưới dạng xã hội là MT giữa GC bị trị, đại diện cho LLSX mới, tiến
bộ với GC thống trị, đại diện cho QHSX lỗi thời, lạc hậu.
Khi mâu thuẫn đó trở lên gay gắt quyết liệt đòi hỏi phải giải quyết, thì sẽ nổ ra CMXH để xóa sự
kìm hảm của QHSX cũ, giải phóng cho LLSX mới phát triển (xóa bỏ xã hội cũ xây dựng XH mới). “Từ chỗ là
những hình thức phát triển của LLSX, những QH ấy trở thành những xiềng xích của các LLSX. Khi đó bắt đầu
thời đại một cuộc CMXH”.
 Nguồn gốc trực tiếp của CMXH
Trong xã hội có GC, mâu thuẫn GC đưa đến đấu tranh GC.
Đấu tranh GC phát triển lên đỉnh cao sẽ dẫn đến CMXH. Có hai cuộc CMXH tiêu biểu trong lịch sử
nhân loại là CM tư sản và CM vô sản.
 Bản chất của cách mạng xã hội
CMXH, theo nghĩa rộng là sự thay đổi căn bản, toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội; đưa xã hội từ
một HT KT-XH lỗi thời lên một HT KT-XH tiến bộ hơn; theo nghĩa hẹp là sự lật đổ chính quyền cũ, lôi thời
để thiết lập một chính quyền mới, tiến bộ hơn.
CMXH khác với tiến hóa xã hội, cải cách xã hội, đảo chính:
+ THXH là sự thay đổi dần dần từng lĩnh vực của đời sống xã hội. THXH tạo ra tiền đề cho
CMXH; còn CMXH là cơ sở cho những kiểu THXH mới trong một xã hội mới.
+ CCXH là những tác động làm thay đổi từng lĩnh vực riêng lẻ của đời sống xã hội, thúc đẩy sự
phát triển tiến bộ cho xã hội. Chỉ có CCXH triệt để mới là bộ phận hợp thành của CMXH. Khi
tuyệt đối hóa CMXH sẽ sa vào chủ nghĩa tả khuynh coi thường CCXH; khi tuyệt đối hóa CCXH
sẽ sa vào chủ nghĩa hữu khuynh coi thường CMXH.
ĐC là cách giành chính quyền của một nhóm người, song không làm thay căn bản chế độ xã hội. Nếu ĐC
có ý nghĩa cách mạng thì nó mới là một bộ phận của CMXH.
 Tính chất, lực lượng, động lực, giai cấp lãnh đạo CMXH
Tính chất của CMXH bị qui định bởi mâu thuẫn cơ bản mà nó giải quyết, phụ thuộc vào nhiệm vụ chính
trị mà nó phải thực hiện: lật đổ chế độ xã hội nào, xóa bỏ QHSX nào, thiết lập chính quyền cho GC nào.
Lực lượng CMXH là những GC, tầng lớp có lợi ích gắn bó với CMXH, tham gia vào các phong trào CM
để thực hiện mục đích của CM. Lực lượng của CMXH do tính chất và điều kiện lịch sử của CMXH quy định.
Động lực CMXH là những GC có lợi ích gắn bó chặt chẽ, lâu dài với CMXH; có tính tự giác, tích cực,
chủ động, kiên quyết, triệt để trong CM; có khả năng lôi cuốn, tập hợp các GC, tầng lớp khác tham gia phong
trào CM.
Giai cấp lãnh đạo CMXH là GC có hệ tư tưởng tiến bộ, đại diện cho xu hướng phát triển của xã hội,
cho PTSX mới, tiến bộ.
 Điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan của CMXH
ĐKKQ của CMXH là điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, chính trị - xã hội tác động đến CMXH, là tiền đề xảy
ra CMXH. Đó là: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, mâu thuẫn xã hội.
Tình thế CMXH là sự chín muồi của ĐKKQ của CMXH: mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX sâu sắc, cuộc
đấu tranh GC phát triển đến đỉnh cao làm đảo lộn những nền tảng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải
thay thế ngay chế độ chính trị đó bằng một chế độ chính trị mới, tiến bộ hơn.
NTCQ của CMXH là ý chí, niềm tin, trình độ giác ngộ và nhận thức của lực lượng CM đối với mục tiêu
và nhiệm vụ CM; là năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ CM, khả năng tập hợp lực lượng CM của GC lãnh đạo
CM.
Thời cơ CMXH là thời điểm đặc biệt khi ĐKKQ và NTCQ của CMXH đều chín muồi, đó là lúc thuận
lợi nhất để CMXH có thể nổ ra và thành công.
Mục tiêu của CMXH là giành chính quyền để thiết lập một trật tự xã hội mới tiến bộ. Để thực hiện được
mục tiêu CM cần có các hình thức và phương pháp CM phù hợp.
b. Phương pháp của cách mạng xã hội
 Phương pháp bạo lực cách mạng là hình thức tiến hành CMXH thông qua bạo lưc để giành
chính quyền, là hành động của lực lượng CM dưới sự lãnh đạo của GC lãnh đạo CM vượt qua
giới hạn luật pháp của GC thống trị hiện thời tiến tới xây dựng nhà nước mới của GC CM. PP
bạo lực được sử dụng khá phổ biến; GC thống trị không bao giờ tự giác từ bỏ địa vị thống trị của
mình dù nó đã lạc hậu, lỗi thời; còn đấu tranh hợp pháp thì không đủ để lực lượng CM giành
chính quyền.
Phương pháp hòa bình là hình thức tiến hành CMXH không dùng bạo lực CM để giành chính quyền
như: đấu tranh nghị trường, thông qua chế độ dân chủ, bằng bầu cử để giành đa số ghế trong nghị viện và trong
chính phủ… PP hòa bình có thể xảy ra khi có đủ các điều kiện như: GC thống tri không còn bộ máy bạo lực
đáng kể hoặc bộ máy bạo lực còn nhưng chúng đã mất hết ý chí chống lại lực lượng CM; Còn lực lượng CM
phát triển mạnh, áp đảo kẻ thù. PP này rất hiếm nhưng rất quý.
c. Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay
Cuộc CMCN 4.0, nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển; xu hướng đối thoại thay cho đối đầu; những
điều chỉnh của CNTB hiện đại… đã làm cho những mâu thuẫn GC bớt gay gắt. Tuy nhiên, sự xung đột về sắc
tộc - tôn giáo, về kinh tế giữa các quốc gia, khu vực; sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
nạn đói và bệnh tật ở nhiều nước,... vẫn đang diễn ra gây nên sự bất ổn mới trong thế giới đương đại.
Những mâu thuẫn trong xã hội hiện đại đang làm cho xã hội thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, dưới hình
thức cải tổ, cải cách, đổi mới hay hợp tác với nhau giữa các quốc gia dù có xu hướng chính trị không giống
nhau.
Xu hướng đối thoại, hòa giải đang là xu hướng chủ đạo hiện nay. Các cuộc chiến tranh dưới màu sắc dân
tộc, tôn giáo, hay dưới chiêu bài nhân đạo đang bị các thế lực tiến bộ lên án, phản đối.
Xu hướng giữ vững độc lập tự chủ của quốc gia dân tộc, không phụ thuộc và không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, đấu tranh cho dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng tỏ
ra chiếm ưu thế.

IV. Ý THỨC XÃ HỘI


1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
 Khái niệm
Tồn tại xã hội - KN chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Tồn tại xã hội là một dạng thực tại khách quan (vật chất) đặc biệt – vật chất có mang ý thức – vật chất xã hội,
được ý thức xã hội phản ánh.
 Các yếu tố cơ bản: Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản thống nhất với nhau:
PTSX vật chất (yếu tố cơ bản nhất);
Điều kiện - môi trường địa lý - tự nhiên;
Dân cư.

2. Khái niệm và kết cấu của ý thức xã hội


a. Khái niệm ý thức xã hội
 Khái niệm
YTXH – chỉ toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội (cộng đồng người), bao gồm những tình cảm,
quan điểm, hiểu biết,…được hình thành từ TTXH và phản ánh TTXH.
Nếu đời sống ý thức của những cá nhân sống trong một cộng đồng xã hội được coi là những cái riêng
thì YTXH là cái chung tồn tại trong ý thức riêng của từng cá nhân trong cộng đồng người đó.
Dựa trên trình độ phản ánh, YTXH bao gồm hai cấp độ: YT thông thường và YT lý luận. Dựa trên hàm
lượng cảm xúc và hiểu biết, YT thông thường được chia ra thành tâm lý xã hội và tri thức kinh nghiệm; còn
YT lý luận được chia ra thành: tư tưởng xã hội và tri thức lý luận.
Dựa trên đối tượng phản ánh, YTXH bao gồm các hình thái: YT chính trị, YT pháp luật; YT đạo đức,
YT tôn giáo, YT nghệ thuật, YT khoa học, YT triết học…
b. Hai cấp độ của ý thức xã hội
 YT thông thường và YT lý luận
YTTT (thường ngày) là những quan niệm, cảm xúc… đa dạng, phong phú của các cộng đồng người được
hình thành tự phát từ trong hoạt động sống hằng ngày và phản ánh cuộc sống của họ một cách trực tiếp, sống
động, cụ thể, chưa được hệ thống - khái quát hóa.
YTLL là những tư tưởng, quan điểm… sâu sắc, bao quát của các cộng đồng người được hình thành tự
giác (bởi các nhà lý luận) và phản ánh cuộc sống của họ một cách gián tiếp, trừu tượng, được hệ thống - khái
quát hóa thành các lý luận, học thuyết xã hội dưới dạng hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật.
MQH giữa YTTT và YTLL
+ YTTT là chất liệu, là tiền đề quan trọng cho sự hình thành YTLL.
YTLL khi xâm nhập trở lại YTTT sẽ uốn nắn, sàn lọc, củng cố những nội dung của YTTT
 Tâm lý xã hội và tư tưởng xã hội
TLXH là những tình cảm, khát vọng… được thể hiện trong các phong tục, tập quán, truyền thống, lễ
hội… của cộng đồng người; phản ánh trực tiếp, sống động TTXH và chi phối mạnh mẽ hành vi của cộng đồng
người trong đời sống thường ngày của họ.
TTgXH là những tư tưởng (quan điểm, quan niệm…) được thể hiện trong các học thuyết, lý luận… do
các nhà tư tưởng của các cộng đồng người xây dựng nên; phản ánh gián tiếp, trừu tượng - khái quát TTXH, dựa
trên lợi ích của cộng đồng người đó. Hệ TTgXH - là hệ thống các TTgXH của một GC nào đó phản ánh nhất
quán, sâu sắc TTXH và cách thức cải tạo/duy trì TTXH đó dựa trên lợi ích cơ bản của GC mình. Có HTTg khoa
học, tiến bộ, cách mạng và HTTg không khoa học, bảo thủ, phản động…
Trong xã hội có GC, TLXH và TTgXH mang tính giai cấp rõ nét, tính dân tộc sâu sắc.
MQH giữa TLXH và TTgXH: Các nhà tư tưởng của GC, DT khái quát, tổng kết từ những nội dung
TLXH xây dựng TTgXH. TLXH có thể tạo thuận lợi/khó khăn cho cộng động tiếp thu HTTgXH. Khi xâm nhập
vào TLXH, TTgXH có thể sàn lọc, bổ sung, làm sâu sắc thêm nội dung TLXH.
c. Các hình thái của ý thức xã hội
 YT chính trị
YTCT là toàn bộ những tình cảm và tư tưởng, phản ánh các mối quan hệ giữa các GC, các dân tộc, các
quốc gia và thái độ của các GC đối với quyền lực CT; về thực chất, nó là sự phản ánh cô động các MQH kinh tế
của xã hội.
YTCT tồn tại trong xã hội có GC và NN; thể hiện trực tiếp lợi ích GC; bao gồm tâm lý chính trị và hệ tư
tưởng chính trị.
+ HTTCT thể hiện trong cương lĩnh, đường lối, chính sách của các đảng chính trị, trong tác
phẩm của các lãnh tụ, trong pháp luật của NN; có vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển của xã hội; là công cụ thống trị xã hội của GC thống trị.
+ HTTCT tiến bộ, cách mạng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các mặt của đời sống xã hội;
HTTCT lạc hậu, phản động kìm hãm, kéo lùi sự phát triển đó.
HTTCT của GC công nhân tiến bộ, cách mạng, khoa học đang dẫn dắt GC công nhân và nhân dân lao
động đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ người bóc lột người...
 YT pháp quyền
YTPQ là toàn bộ những tư tưởng, tình cảm… của một GC về bản chất và vai trò của pháp luật; về quyền,
trách nhiệm và nghĩa vụ của NN, của các tổ chức xã hội và của công dân; về tính hợp pháp/không hợp pháp của
hành vi con người trong xã hội; về thực chất, nó là sự phản ánh cô động các MQH kinh tế của xã hội.
YTPQ tồn tại trong xã hội có GC và NN; thể hiện trực tiếp lợi ích GC; gắn bó chặt chẽ với YT chính trị
và Bộ máy NN: Tư tưởng chính trị thấm nhuần trong luật pháp; Luật pháp (ý chí của GC thống trị được thể hiện
thành luật lệ) thể hiện mục tiêu chính trị. Bộ máy NN – cơ quan quyền lực to lớn đảm bảo xây dựng và thực thi
pháp luật, thực hiện đường lối chính trị. YT pháp quyền bao gồm TLPQ và HTTPQ.
+ HTT PQ tư sản coi pháp luật tư sản là biểu hiện cao nhất quyền tự nhiên của con người;
nhưng sự thật, luật lệ tư sản cốt là để bảo vệ chế độ và trật tự xã hội TBCN.
HTT PQ vô sản dựa trên nền tảng tư tưởng của GC công nhân (chủ nghĩa Mác – Lênin) phản ánh lợi ích
của toàn thể nhân dân, bảo vệ NN của dân, do dân và vì dân, bảo vệ chế độ XHCN.
 YT đạo đức
YTĐĐ là toàn bộ các quan niệm về thiện/ác, tốt/xấu, lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, công bằng, hạnh
phúc… và những quy tắc đánh giá, những chuẩn mực điều chỉnh hành vi, cách ứng xử giữa các cá nhân với
nhau, giữa cá nhân với xã hội.
YTĐĐ bao gồm lý luận ĐĐ và tình cảm ĐĐ: Là yếu tố rất quan trọng, TCĐĐ điều chỉnh hành vi con
người thông qua dư luận xã hội; phản ánh khả năng tự chủ của con người thông qua lương tâm, danh dự, lòng tự
trọng..., nếu thiếu nó thì mọi LLĐĐ đều không thể chuyển hóa thành hành vi đạo đức của con người.
YTĐĐ mang tính giai cấp và tính nhân loại:
+ Do phản ánh quan hệ lợi ích GC, nên YTĐĐ của GC tiến bộ đại diện cho xu hướng đạo
đức tiến bộ trong xã hội. Và ngược lại…
+ YTĐĐ của các GC khác nhau có các yếu tố ĐĐ chung của nhân loại: các quy tắc ứng xử
nhằm điều chỉnh hành vi của con người, nhằm duy trì trật tự xã hội hiện hành và các sinh
hoạt thường ngày của con người trong cộng đồng xã hội.
Phân biệt đúng đạo đức tôn giáo với đạo đức cộng sản trong thời đại hiện nay.
 YT thẩm mỹ
YTTM là sự phản ánh hiện thực (TTXH) vào ý thức con người trong MQH với nhu cầu thưởng thức và
sáng tạo cái đẹp. Nghệ thuật là hình thức thể hiện cao nhất của YTTM, phản ánh hiện thực bằng các hình tượng
nghệ thuật.
YTTM bao gồm lý luận TM và tình cảm TM, được hình thành rất sớm trong xã hội chưa có GC. Khi xã
hội có GC xuất hiện, YT thẩm mỹ tiếp tục phát triển, nó mang tính giai cấp và tính nhân loại:
+ YTTM chịu sự tác động của HTT chính trị, lý tưởng đạo đức của GC.
+ Nền nghệ thuật của GC tiến bộ làm phong phú thêm kho tàng giá trị nghệ thuật của nhân
loại, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao, cổ vũ hành vi đạo
đức, nâng cao tính sáng tạo của con người.
Nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, của các tác giả thuộc các GC, dân
tộc khác nhau đã trở thành những giá trị văn hóa chung của nhân loại.
 YT tôn giáo
YTTG là tình cảm và quan niệm… phản ánh một cách hoang đường giới tự nhiên, đời sống trần tục của
con người bằng các hình tượng siêu nhiên, thần thánh.
YTTG bao gồm TLTG (tín ngưỡng, nghi thức,…) và HTTTG (hệ thống giáo lý).
Nguồn gốc TG: Sự thiếu hiểu biết, bất lực, sợ hãi của con người trước sức mạnh của tự nhiên, của xã hội
được củng cố bằng sự áp bức, bóc lột GC trong xã hội đã sinh ra và duy trì sự tồn tại của TG.
Chức năng đền bù hư ảo của TG: TG phân đôi thế giới thành thế giới trần tục & “thế giới bên kia”, và
gieo vào lòng người một ảo tưởng: khổ đau, bất hạnh… trong thế giới trần tục ở kiếp này sẽ được đền bù triệt
để vào “kiếp sau” ở “thế giới bên kia”.
Tác dụng của TG: Tích cực – TG chủ trương hướng thiện, đến xã hội nhân tính; Tiêu cực: TG kìm hãm
con người vươn lên nhận thức và cải tạo thế giới; TG bị GC bóc lột thống trị lợi dụng như sức mạnh tinh thần
để củng cố địa vị của mình.
TG chỉ được khắc phục khi cuộc cách mạng XHCN thành công; do vậy, cần tôn trọng tự do tín ngưỡng,
thực hiện sự bình đẳng và đoàn kết TG.
 YT khoa học
YTKH là hệ thống tri thức chân thực, phản ánh trừu tượng, khái quát dưới dạng hệ thống logic về những
hiện tượng xảy ra trong thế giới (giới tự nhiên, xã hội và tư duy), đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
YTKH có nội dung cơ bản là các tri thức về quy luật, thuộc tính, kết cấu của thế giới khách quan, được
phát hiện ra, có hình thức trình bày chủ yếu là các lý thuyết KH. Tri thức KH bao gồm TT kinh nghiệm & TT lý
luận…
YTKH đối lập với YT tôn giáo, đồng thời xâm nhập vào mọi HT YTXH khác để hình thành các KH
tương ứng: chính trị học, luật học, đạo đức học, mỹ học...
KH bao gồm: KH tự nhiên + KH kỹ thuật + KH xã hội & nhân văn (về đối tượng nghiên cứu); KH cơ
bản + KH ứng dụng (về vai trò tác động)…
KH ngày càng trở thành LLSX trực tiếp; tri thức KH là bộ phận cấu thành sản phẩm được sản xuất ra.
Ở Việt Nam, khoa học - công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, tạo động lực mạnh mẽ
thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước.
 YT triết học
YTTH (triết học) là hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức, là một hình thái đặc biệt của YTXH.
Triết học (đặc biệt là TH Mác – Lênin) cung cấp cho con người tri thức về thế giới như một chỉnh thể
thống nhất, thông qua việc tổng kết toàn bộ lịch sử phát triển của các hình thái YTXH khác nói chung, của khoa
học và của chính bản thân triết học nói riêng.
Triết học trả lời các câu hỏi được nhân loại thường xuyên đặt ra cho mình về giới tự nhiên, về đời sống
xã hội và về bản thân con người để xây dựng cho con người thế giới quan.
Triết học không chỉ mang lại cho con người thế giới quan mà còn dựa trên thế giới quan xây dựng cho
con người phương pháp luận, chỉ ra cách thức con người hành động trong thế giới đó.

3. Tính chất và vai trò của ý thức xã hội


a. Tính giai cấp của ý thức xã hội
 Trong xã hội có GC, do các GC khác nhau có điều kiện và cách thức sinh hoạt vật chất, có
lợi ích và địa vị xã hội khác nhau nên YTXH của các GC đó cũng khác nhau.
YTXH, trước hết, tâm lý và hệ tư tưởng của các GC khác nhau là không giống nhau.
HTT thống trị trong xã hội bao giờ cũng là HTT của GC thống trị (bảo vệ địa vị và lợi ích của GC thống
trị, củng cố sự áp bức, bóc lột của họ đối với các GC bị trị). Và ngược lại.
“Trong mọi thời đại, những tư tưởng của GC thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là
GC nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội. GC nào
chi phối những TLSX vật chất thì cũng chi phối luôn cả những TLSX tinh thần” (C.Mác).
Tuy nhiên, trong điều kiện phong trào cách mạng phát triển dâng cao, thì một bộ phận GC thống trị có thể
chịu ảnh hưởng bởi ý thức hệ của GC bị trị, cách mạng mà từ bỏ ý thức hệ của GC mình.
b. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
 YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH: Xã hội cũ đã mất, thậm chí từ lâu, nhưng YTXH
do nó sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại:
TTXH thay đổi nhanh, còn YTXH luôn có độ trễ nhất định trong sự phản ánh TTXH;
Sức ỳ của thói quen, tập quán; tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái YTXH;
Các lực lượng xã hội phản tiến bộ thường lưu giữ, truyền bá tư tưởng lạc hậu nhằm chống lại các
lực lượng xã hội tiến bộ.
 YTXH có thể phản ánh vượt trước TTXH
Trong những điều kiện nhất định, có một số tư tưởng xã hội (tri thức khoa học, quan điểm cách mạng…)
có thể phản ánh vượt trước TTXH để dự báo tương lai, để tổ chức, hướng dẫn hoạt động thực tiễn tiến lên.
Các tư tưởng xã hội này vẫn không thoát ly khỏi TTXH, mà phản ánh TTXH một cách chính xác, sâu sắc
hơn.
 Tính kế thừa trong sự phát triển của YTXH
Những quan điểm lý luận của mỗi thời đại thường được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý
luận của các thời đại trước.
Trong xã hội có giai cấp, tính kế thừa của YTXH gắn với tính giai cấp của nó.
Những giai đoạn hưng thịnh/suy tàn của một số hình thái YTXH nhiều khi không phù hợp hoàn toàn
với những giai đoạn hưng thịnh/suy tàn kinh tế. Một nước dù kinh tế kém phát triển nhưng tư tưởng có thể phát
triển cao.
 Sự tác động qua lại giữa các hình thái, cấp độ YTXH
Ở mỗi thời đại, tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà có một hay vài hình thái YTXH nào đó nổi lên hàng đầu
& tác động mạnh đến các hình thái YTXH khác.
Ngày nay, YT chính trị, YT pháp luật… có vai trò đặc biệt quan trọng: YT chính trị của GC cách
mạng thường định hướng cho sự phát triển tiến bộ của các hình thái YTXH khác; và ngược lại. YT khoa học
tác động mạnh đến mọi hình thái YTXH khác.
c. Vai trò của ý thức xã hội đến tồn tại xã hội
 Quan điểm DT tuyệt đối hóa vai trò của YTXH, coi YTXH quyết định mọi mặt đời sống xã hội, các
xã hội khác nhau do sự khác nhau của đời sống YTXH chi phối.
 Quan điểm DV tầm thường bỏ qua vai trò của YTXH cho rằng các quan hệ kinh tế vật chất là yếu tố
duy nhất quyết định mọi mặt đời sống xã hội.
Quan điểm DV lịch sử cho rằng, MQH biện chứng giữa TTXH và YTXH là sự cụ thể hóa MQH biện
chứng giữa vật chất và ý thức; là quy luật cơ bản và phổ biến chi phối sự vận động, phát triển xã hội loài người;
theo quy luật này, TTXH quyết định YTXH, nhưng do YTXH có tính độc lập tương đối, vì vậy, YTXH nói
chung, các yếu tố của nó nói riêng, có thể tác động đến quá trình phát triển của TTXH một khi chúng
xâm nhập sâu rộng vào trong TTXH (xâm nhập thực tiễn, đi vào cuộc sống, vật chất hóa, được quần chúng
hóa).
TTXH quyết định YTXH
+ TTXH quyết định nguồn gốc xuất hiện của YTXH: Các thời kì lịch sử khác nhau sinh ra những lý luận,
quan điểm… xã hội không giống nhau.
+ TTXH quyết định nội dung, bản chất của YTXH: YTXH chỉ là sự phản ánh của TTXH và luôn phụ
thuộc vào TTXH.
+ TTXH quyết định hình thức tồn tại của YTXH: YTXH chỉ tồn tại thông qua, nhờ vào TTXH (TTXH sở
dĩ là TTXH vì nó mang trong mình YTXH).
+ TTXH quyết định nguyên nhân thay đổi của YTXH: Mỗi khi TTXH biến đổi thì sớm hay muộn, ít hay
nhiều YTXH cũng sẽ biến đổi theo.
Tuy nhiên, tính quyết định của TTXH đối với YTXH không đơn giản, không trực tiếp vì YTXH có
cấu trúc rất phức tạp và có tính độc lập tương đối.
Khi xâm nhập sâu rộng vào TTXH, cuộc sống, YTXH sẽ vai trò và tác dụng thúc đẩy hay kìm hảm
TTXH, cuộc sống:
+ Các yếu tố của YTXH mang tính tiến bộ, cách mạng, khoa học sẽ thúc đẩy thực tiễn,
cuộc sống (TTXH) phát triển tiến lên.
+ Các yếu tố của YTXH mang tính thoái bộ, phản cách mạng, phản khoa học sẽ kìm hãm
thực tiễn, cuộc sống (TTXH) phát triển.
Sức tác động của YTXH đến TTXH phụ thuộc vào:
+ Điều kiện lịch sử cụ thể (tính chất của các mối quan hệ kinh tế) mà những tư tưởng, tình
cảm… của YTXH được nảy sinh;
+ Vai trò lịch sử của GC mang ngọn cờ tư tưởng, tình cảm…;
Mức độ quần chúng hóa tư tưởng, tình cảm, vật chất hóa tri thức…

V. TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI


1. Khái niệm và bản chất con người
a. Khái niệm về con người
 Con người là một thực thể sinh học - xã hội
CN là một thực thể sinh học: Sự tồn tại của CN trước hết là sự tồn tại của thể xác SH. CN thuộc về giới
TN, SH, bị chi phối bởi các quy luật TN, SH (trao đổi chất giữa cơ thể - môi trường; biến dị & di truyền; tiến
hóa,...) và phải được thỏa mãn các nhu cầu TN, SH (ăn, uống, ngủ, sinh sản...).
CN là một thực thể xã hội: Sự tồn tại của CN luôn dựa trên hoạt động lao động & gắn liền với sự tồn tại
của XH. CN sống trong XH, bị chi phối bởi các quy luật XH, phải thỏa mãn những nhu cầu XH (lao động, sống
cộng đồng, giao tiếp...). Dưới sự tác động của các nhu cầu và quy luật XH mà các nhu cầu và quy luật TN, SH
của CN mang sắc thái XH.
Sự tồn tại của CN là sự tồn tại có ý thức: Môi trường TN – XH đã tác động hình thành nơi CN những
hoạt động tâm lý – ý thức, và thông qua đời sống tâm lý – ý thức, CN nhận thức và tác động có mục đích lên
môi trường TN – XH. CN bị chi phối bởi các quy luật tâm lý – ý thức (tinh thần) và phải thoả mãn các nhu cầu
tinh thần.
Là một thực thể sinh học - xã hội, trong CN có sự tác động đan xen của ba hệ thống nhu cầu và quy luật,
tạo nên ba phương diện/mặt/cái (TN, SH; XH; tinh thần) trong CN - thực thể SH-XH; song phương diện XH, hệ
thống quy luật và nhu cầu XH luôn giữ vị trí trung tâm và có vai trò quyết định.
 Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử
Là một thực thể SH-XH, CN luôn tồn tại gắn liền với giới TN và XH.
CN là sản phẩm của lịch sử (môi trường TN – đời sống XH): Một mặt, CN là kết quả của quá trình phát
triển lâu dài của giới TN, sự tồn tại của CN luôn phụ thuộc vào giới TN. Mặt khác, CN là sản phẩm của đời
sống XH, luôn tồn tại trong XH, phụ thuộc vào XH; đồng thời, CN còn là sản phẩm của chính bản thân mình.
CN là chủ thể sáng tạo ra lịch sử: Bằng hoạt động thực tiễn, mà trước hết là thực tiễn lao động có ý
thức, CN nhận thức lịch sử (giới TN và XH) và trở thành chủ thể sáng tạo ra lịch sử - tác động đến môi trường
TN – đời sống XH, để cải tạo chúng, tạo dựng nên lịch sử của chính mình một cách có ý thức (phân biệt CN với
con vật).
b. Bản chất con người
 “Trong tính hiện thực của nó, bản chất CN là tổng hòa những quan hệ xã hội” C.Mác.
Chỉ nói đến bản chất CN tồn tại trong hiện thực, tức CN sống trong một XH cụ thể, gắn với những mối
QHXH cụ thể, chứ không phải CN trừu tượng, phi lịch sử.
Tổng hòa các QHXH đòi hỏi phải được hiểu:
+ Các QHXH đã xảy ra trong quá khứ, đang xảy ra trong hiện tại, và “sẽ” xảy ra trong
tương lai, trong đó các QHXH đang xảy ra trong hiện tại là quan trọng nhất;
+ Các QHXH xét trên các phương diện kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo...,
trong đó các QHXH trên phương diện kinh tế là quan trọng nhất…
Là một sinh vật xã hội, bản chất CN cụ thể được hình thành, thể hiện và thay đổi cùng với sự hình
thành, tồn tại và thay đổi của các QHXH cụ thể.
Bằng lý tính ‘tổng hòa các QHXH’ cho phép chúng ta thấu hiểu không chỉ bản chất chung của các
cộng đồng người mà còn lý giải được bản chất đặc thù của từng cá nhân CN trong cộng đồng người đó.
2. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người
a. Hiện tượng tha hóa của con người
 Thực chất của hiện tượng tha hóa CN là lao động của CN bị tha hóa:
Tha hóa CN là CN không còn là chính mình mà trở thành tồn tại khác, đối lập với mình.
Lao động bị tha hóa là quá trình LĐ và sản phẩm LĐ từ chỗ để phục vụ, phát triển CN đã bị biến thành
lực lượng đối lập, nô dịch, thống trị CN; đồng thời, biến quan hệ giữa người và người thành quan
hệ giữa người và vật.
Khi lao động bị tha hóa, CN trở nên què quặt, phiến diện, thiếu khuyết trên nhiều phương diện khác nhau;
và không thể phát huy được sức mạnh bản chất người.
Sự tha hóa CN không chỉ dừng lại trong sự tha hóa lao động, mà tiếp tục được củng cố trong sự tha hóa
thiết chế chính trị - xã hội, sự tha hóa tư tưởng...
Nguồn gốc gây ra và duy trì hiện tượng tha hóa CN là chế độ tư hữu về TLSX & sự nô dịch trên
các phương diện đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, tinh thần) của tập đoàn người này đối
với tập đoàn người kia gây ra.
b. Vấn đề giải phóng con người
 Quan điểm tôn giáo: Giải phóng CN là đưa CN đến xã hội đại đồng (Nho giáo); đến
Niết bàn (Phật giáo); lên Thiên đàng (Thiên chúa giáo)
 Quan điểm triết học tư sản: Giải phóng CN là giải phóng ra khỏi sự áp bức, bóc lột
phong kiến, là thay xã hội phong kiến bằng xã hội TBCN…
 Quan điểm Mác - Lênin:
GPCN là trả lại cho CN thế giới của CN, là GP người lao động ra khỏi lao động bị tha hóa, là xóa bỏ
chế độ sở hữu tư nhân về TLSX, là thay XH có người bóc lột người bằng XH không có người bóc
lột người – XH CSCN. Đó là XH mà trong đó, sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho
sự phát triển tự do của mọi người.
Dưới CNTB, sự tha hóa CN đạt mức độ cao nhất; nhưng CNTB cũng đã tạo ra lực lượng, điều kiện và
cách thức để xóa bỏ sự tha hóa và GPCN một cách triệt để.
GPCN là sự nghiệp của QCND lao động; trong đó, GC công nhân đại công nghiệp TBCN là LL nồng
cốt; và là quá trình lâu dài, phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển của LLSX dưới CNTB và các
điều kiện vật chất tất yếu cho sự nghiệp GP ấy.
3. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội; vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử
a. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
 CN là thể thống nhất cá thể và loài (mang những thuộc tính đơn nhất của cá thể, vừa
mang những thuộc tính phổ biến của loài (cả hai phương diện SH và XH).
 CN bao giờ cũng là CN cụ thể, sống trong một thời đại cụ thể, thuộc một một xã hội
(tập đoàn người) cụ thể; tiếp nhận các QHXH đã có và đang có cụ thể; hòa nhập và tác
động đến các mặt của đời sống XH cụ thể. Quá trình tương tác này làm cho các cá thể
CN trở thành những cá nhân và những cá nhân CN hợp lại tạo nên xã hội.
 Quan hệ cá nhân và xã hội là điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của cá
nhân và xã hội; đồng thời, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử và trình độ phát triển cụ
thể của xã hội và của từng cá nhân.
 Quan hệ cá nhân và xã hội mang tính tất yếu, tính thống nhất - mâu thuẫn, tính lịch
sử - cụ thể.
Trong hoạt động nhận thức - thực tiễn tránh việc đề cao quá mức cá nhân (chủ nghĩa cá nhân) lẫn
việc đề cao quá mức xã hội (nhân danh xã hội vùi dặp cá nhân).
b. Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử
 Khái niệm Quần chúng nhân dân
QCND là cộng đồng người được tổ chức, lãnh đạo bởi các cá nhân hay tổ chức chính trị - xã hội
nhằm giải quyết các nhiệm vụ do lịch sử đặt ra (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa của
xã hội) và thúc đẩy lịch sử tiến lên.
QCND bao gồm các bộ phận cơ bản:
+ Những người lao động sản xuất ra mọi của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội (bộ
phận cơ bản nhất);
+ Những bộ phận dân cư chống lại sự áp bức, bóc lột thống trị và đối kháng nhân dân;
+ Những giai - tầng thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Tính lịch sử của QCND: QCND luôn gắn liền với những nhiệm vụ và điều kiện lịch sử, cụ thể của từng
thời đại, từng quốc gia - dân tộc, khu vực...
 Khái niệm cá nhân – vĩ nhân – lãnh tụ
Cá nhân là CN cụ thể sống trong một cộng đồng nhất định, được phân biệt với cá nhân khác nhờ
vào tính đơn nhất và tính phổ biến của nó. Cá nhân là cá thể giống loài người, phần tử đơn nhất
trong cộng đồng xã hội; là CN có nhân cách, còn nhân cách là bản sắc độc đáo của mỗi cá nhân.
Tùy năng lực, vị trí, chức năng của mình mà mỗi cá nhân có thể đóng góp khác nhau vào quá trình
sáng tạo lịch sử.
Vĩ nhân là cá nhân kiệt xuất có đóng góp rất lớn trong một hay vài lĩnh vực nào đó trong đời sống
xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa - tinh thần…)
Lãnh tụ là vĩ nhân do phong trào của QCND tạo nên, nổi bật bởi các phẩm chất: Có tri thức khoa
học uyên bác, nắm bắt được xu thế vận động, phát triển của lịch sử; Có năng lực tập hợp, thống
nhất ý chí, hành động của QCND để giải quyết nhiệm vụ lịch sử và thúc đẩy lịch sử phát triển tiến
lên; Luôn gắn bó với QCND, biết hy sinh vì lợi ích của QCND, được QCND tin yêu. (Mục đích và
lợi ích của QCND và lãnh tụ là thống nhất).
 QCND là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử, là động lực lượng phát triển lịch sử.
Trong lĩnh vực kinh tế, QCND là LLSX cơ bản của mọi xã hội, mọi thời đại, trực tiếp sản xuất ra mọi
của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại & phát triển của con người và xã hội.
Trong lĩnh vực chính trị - xã hội, QCND là lực lượng, động lực cơ bản quyết định sự thành bại của mọi
cuộc cách mạng, mọi công cuộc cải cách xảy ra trong xã hội. Cách mạng là ‘ngày hội’ của QCND;
ý dân như ý trời, dân muốn như trời muốn,…
Trong lĩnh văn hóa - tinh thần, QCND không chỉ là người sáng tạo ra mà còn là người gạn lọc, gìn giữ,
truyền bá… mọi giá trị tinh thần của nhân loại. Hoạt động của QCND là cơ sở hiện thực, là cội
nguồn phát sinh ra những sáng tạo văn hóa tinh thần cho xã hội. QCND là “người thầy của mọi
người thầy”.
Vai trò sáng tạo ra lịch sử của QCND phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội (XH càng
công bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng sức sáng tạo của QCND càng lớn) và luôn gắn với vai trò cụ
thể của mỗi cá nhân, mà đặc biệt là vĩ nhận, lãnh tụ.
 Trong mối quan hệ với QCND, lãnh tụ có vai trò rất quan trong và mang tính lịch sử:
Khi lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần phải giải quyết thì từ trong phong trào QCND sẽ xuất hiện lãnh
tụ: Nhiệm vụ lịch sử nào thì QCND nấy; QCND nào thì lãnh tụ nấy.
Với phẩm chất của mình, hoạt động của lãnh tụ có thể thúc đẩy hay kìm hãm phong trào của QCND,
từ đó có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Lãnh tụ có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và hoạt động của các tổ chức QCND.
 Ý nghĩa phương pháp luận
Phải khắc phục quan niệm duy tâm về động lực và lực lượng sáng tạo ra lịch sử; Để nghiên cứu lịch
sử phải đánh giá đúng vai trò của mỗi cá nhân, vĩ nhân, lãnh tụ trong cộng đồng xã hội.
Không tuyệt đối hóa vai trò của QCND mà bỏ qua vai trò của cá nhân - lãnh tụ hay vai trò của lãnh tụ
mà bỏ qua vai trò của QCND (tệ sùng bái cá nhân).
4. Vấn đề con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam

 Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội

Mục tiêu cao nhất, bao trùm của CNXH là độc lập, tự do, hạnh phúc của CN:

+ Cách mạng VN đều vì mục đích giải phóng CN; mang lại tự do, hạnh phúc cho CN.

+ Mục đích của quá trình xây dựng CNXH ở VN là: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển:

+ Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có thành công hay không còn phụ thuộc trước
hết vào nguồn lực CN.

CN là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ, có ý chí, biết kết hợp với các nguồn lực khác (nguồn lực tự
nhiên, các cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiềm lực khoa học - công nghệ, nguồn vốn...), gắn kết chúng lại với nhau tạo
thành sức mạnh tổng hợp cùng tác động thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Chiến lược con người ở Việt Nam hiện nay

CN được đặt ở vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước
hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.

Mục tiêu là xây dựng con người XHCN, toàn diện vừa ‘hồng’ vừa ‘chuyên’, trong đó ưu tiên đạo đức cách
mạng, coi đức là gốc; biết kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống và giá trị cách mạng lên tầm cao mới.
Đó là con người vừa có đức vừa có tài, trong đó, đạo đức là cái gốc. Con người XHCN có các đặc trưng sau:

+ Yêu nước, yêu CNXH; trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Đảng;

+ Có đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
+ Có đạo lý truyền thống con người VN (nhân ái, bao dung, hiếu thảo, khiêm tốn, trung thực, giản dị, đoàn
kết cộng đồng, dễ thích nghi); dũng cảm, mưu trí, sáng tạo; yêu lao động; có ý thức tổ chức kỷ luật; ham
học hỏi, cầu tiến bộ;

Có năng lực chuyên môn tốt; có tri thức hiện đại; có đời sống văn hóa - tinh thần lành mạnh, phong phú và có
khả năng hội nhập trong đời sống xã hội hiện đại.

 Những động lực lớn phát huy nhân tố CN trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

Quan tâm đến lợi ích, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người: Đảng và Nhà nước cần ban hành và
thực hiện những chính sách xã hội có sự kết hợp hài hòa các lợi ích hay điều chỉnh các QHXH. Các chế độ,
chính sách, pháp luật nhà nước phải được cụ thể hóa để thực sự trở thành công cụ thực hiện công bằng xã hội,
từng bước hiện thực hóa các giá trị XHCN vào thực tiễn đời sống xã hội.

Dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội bảo đảm cho giá trị dân chủ XHCN được thể hiện đầy đủ trong đời sống
xã hội nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của con người. Phát huy dân chủ đi đôi tăng cường kỷ luật,
pháp luật, pháp chế XHCN; lấy dân chủ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước làm nòng cốt.

Phải thật sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm phát triển toàn diện CN VN, phục vụ sự
nghiệp CNH-HĐH để nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, đào tạo nhân tài trên nền tảng phát triển nhân cách
con người Việt Nam vừa ‘hồng’, vừa ‘chuyên’.

You might also like