You are on page 1of 3

CHƯƠNG 3.

CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ


A.HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI
1. SẢN XUẤT VẬT CHẤT LÀ CƠ SỞ CỦA SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT
TRIỂN HÌNH THÁI XÃ HỘI
-Khái niệm sản xuất vật chất:
=> Là hoạt động có mục đích và không ngừng sáng tạo nhằm thoả mãn nhu
cầu tồn tại và phát triển của con người.
-Sự sản xuất xã hội
+Sản xuất vật chất
+Sản xuất tinh thần
+Sản xuất ra bản thân con người
-Khái niệm sản xuất vật chất
=> Là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để
tạo ra của cải xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con
người.
-Vai trò của SXVC
+Trực tiếp tạo ra tư liệu sinh hoạt của con người duy trì sự tồn tại của xã hội
loài người
+Là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người, hình thành nên QII KT-
VC
+Là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người, qua lao động - Ngôn
nguữ
2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN
HỆ SẢN XUẤT
2.1, PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT

 Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản
xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
“Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái
gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động
nào".
QUY LUẬT:
QHSX PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LLSX
* Vi tri
-Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội
* Nội dung
=> Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất có tác
động biện chứng lẫn nhau, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ
sản xuất tác động trở lại to lớn đối với lực lượng sản xuất.
VAI TRÒ CỦA LLSX ĐỐI VỚI QHSX: QUYẾT ĐỊNH
- Tương ứng với một trình độ nhất định của LLSX tất yếu đòi hỏi phải thiết lập một QHSX
phù hợp với trình độ đó trên cả ba mặt của nó.
- Do yêu cầu phát triển khách quan của sản xuất vật chất, LLSX luôn luôn vận động và | phát
triển lên trình độ cao hơn bắt buộc QHSX cũng phải biến đổi cho phù hợp, tạo động lực cho
LLSX tiếp tục phát triển.
- Song LLSX thường phát triển nhanh hơn còn QHSX thường chậm thay đổi hơn. Sự phát
triển của LLSX đến một trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn gay gắt với QHSX hiện có làm xuất
hiện yêu cầu phải phá bỏ QHSX lỗi thời so với trình độ của nó, thay thế bằng một QHSX mới
phủ hợp.
VAI TRÒ CỦA QHSX ĐỐI VỚI LLSX:
TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI THEO 2 HƯỚNG
- QHSX là hình thức xã hội mà LLSX dựa vào đó để phát triển: QHSX quy định mục đích,
cách thức sản xuất và phân phối sản phẩm lao động, trực tiếp ảnh hưởng tới thái độ của người
lao động, tới năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất và cải tiến CCLD.
- Sự tác động của QHSX đối với LLSX theo hai hướng: thúc đẩy khi phù hợp hoặc kìm hãm
khi không phù hợp. Sự kìm hãm có thể do QHSX lạc hậu hơn hoặc có những yếu tố vượt
trước trình độ của LLSX hiện có.

You might also like