You are on page 1of 4

Câu 1:

- Nguồn gốc tự nhiên


- Nguồn gốc xã hội
Nguồn gốc tự nhiên
+ Bộ óc người và hoạt động của nó cùng mối quan hệ giữa con người và thế giới
khách quan; thế giới khách quan tác động đến bộ óc, tạo ra khả năng hình thành
ý thức của con người về thế giới khách quan.
- "BỘ ÓC NGƯỜI": Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là
bộ óc người, là chức năng và kết quả hoạt động sinh lí thần kinh của bộ óc.
VD: Con tặng hoa cho mẹ vào ngày 8/3

- "MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI THẾ GIỚI KHÁCH QUAN": thế giới
khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động
đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.
VD: Khung cảnh thiên nhiên đẹp khiến người nhìn thích thú.

- "PHẢN ÁNH": Là thuộc tính vốn có ở mọi dạng vật chất. Kết quả của phản ánh
phụ thuộc vào cả hai vật: Vật tác động và vật nhận tác động. Vật tác động là cái
được phản ánh, vật nhận tác động là cái phản ánh.
VD: Bức ảnh rõ nét chụp lại một bông hoa. Cái được phản ánh là bông hoa, cái
phản ánh là máy chụp ảnh, kết quả là rõ nét.

* CÓ 4 HÌNH THỨC PHẢN ÁNH:


+ PHẢN ÁNH VẬT LÝ, HÓA HỌC: đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh, thể hiện
qua những biến đổi về cơ, lý, hóa.
VD: Một chiếc ô tô sau khi va chạm mạnh sẽ bị biến dạng.
+ PHẢN ÁNH SINH HỌC: đặc trưng cho giới hữu sinh, thể hiện qua tính kích
thích, tính cảm ứng, phản xạ.
VD: Con tắc kè hoa bám trên thân cây, sẽ đổi màu da giống như màu của thân
cây.
+ PHẢN ỨNG TÂM LÝ: phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương được
thể hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh thông qua cơ chế phạn xạ có
điều kiện.
VD: Chó gặp người lạ sẽ sủa.
+ PHẢN ỨNG NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO: hình thức phản ánh cao nhất, chỉ
được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc
người. Phản ánh của bộ óc người là tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý
thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản
ánh này gọi là ý thức.
VD: Con người sáng tạo ra khoa học kĩ thuật để tạo ra những sản phẩm tiên
tiến.
Nguồn gốc xã hội
+ Lao động: quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên
nhằm thay đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con người.
=> Làm thay đổi cấu trúc cơ thể con người (dáng đi thẳng, giải phóng hai tay,
phát triển khí quản, não)
VD: Con người chặt cây để lấy củi sử dụng.
* Vai trò của lao động:
- Hoàn thiện cấu trúc cơ thể con người
- Phát triển các giác quan con người
- Ngôn ngữ ra đời và hoàn thiện
- Các sự vật, hiện tượng bộc lộ các thuộc tính
+ Ngôn ngữ:
- Lao động mang tính tập thể => xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và tư
tưởng cho nhau => ngôn ngữ ra đời.
- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý
thức, không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được.
VD: Con người dùng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau trong đời sống.
Bản chất của ý thức
- Phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người:
+ Thể hiện ở khả năng hoạt động tâm - sinh lý của con người trong việc định
hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc, xử lý thông tin; ở quá trình con người tạo ra
những ý tưởng, truyền thuyết...trong đời sống tinh thần của mình.
VD: Truyền thuyết Thánh Gióng ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt
Nam.
- Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
+ Hình ảnh bây giờ không còn giống y nguyên như thế giới khách quan mà đã
được cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người (tâm tư, tình cảm,
kinh nghiệm...)
VD: Có 2 người: một người là kiểm lâm, một người là người khai thác gỗ
Khi đứng trước một khu rừng già xanh tốt:
=> Người kiểm lạm nghĩ rằng phải bảo vệ, duy trì cho khu rừng luôn xanh tốt,
phát triển.
=> Người khai thác gỗ nghĩ tới hình ảnh những cây rừng đổ xuống, những đoàn
xe nối đuôi nhau chở gỗ từ rừng về thành phố và biến chúng thành hàng hóa để
bán.
- Hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội:
+ Chịu sự chi phối của các quy luật xã hội.
+ Được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện
thực của đời sống xã hội.
VD: Một người có tâm lý rụt rè, ngại giao tiếp và bị buộc phải làm việc nhóm.
Những người trong nhóm hết sức năng động và lạc quan. Sau một thời gian làm
việc và tiếp xúc với các thành viên trong nhóm, người mà trước kia từng rụt rè và
ngại giao tiếp nay đã trở nên năng động và nhanh nhẹn hơn
Câu 2
1, Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất - Lực lượng sản xuất ( LLSX) là sự kết hợp
giữa người lao động ( sức khỏe thểchất, kinh nghiệm,..) với tư liệu sản xuất mà trước hết là
công cụ lao động để tạo ramột sức sản xuất vật chất nhất định. - LLSX gồm hai yếu tố cơ
bản: người lao động và TLSX nhất định. Các yếu tốtrong LLSX không thể tách dời nhau.
Chúng có quan hệ hữu cơ với nhau trong đóyếu tố con người giữ vị trí hàng đầu, TLSX
đóng vai trò rất quan trọng. 2, Khái niệm và kết cấu của QHSX - Quan hệ sản xuất (QHSX)
là những quan hệ cơ bản giữa người với ngườitrong quá trình sản xuất vật chất (sản xuất
và tái sản xuất xã hội). - QHSX kết cấu gồm có ba mặt: quan hệ sở hữu đối với TLSX, quan
hệ tổ chức,quản lí sản xuất và quan hệ phân phối kết quả sản xuất. Ba mặt quan hệ này
thốngnhất với nhau, mỗi mặt đều có tác động kích thích , thúc đẩy hoặc cản trở, kìm
hãmnhững mặt khác. Trong đó, quan hệ sở hữu đối với TLSX đóng vai trò quyết địnhhai
mặt kia. QHSX mang tính khách quan, nó được hình thành trong quá trình phát triển lịchsử
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. QHSX là quan hệ cơ bảnquyết định
tất cả các quan hệ xã hội khác của con người. 3, Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và
QHSX. Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất biện chứng,trong đó
LLSX quyết định QHSX và QHSX tác động ngược trở lại LLSX. -Vai trò quyết định của
LLSX đối với sự hình thành và biến đổi của QHSX:

+Tương ứng với một trình độ phát triển nhất định của LLSX tất yếu đòi hỏiphải có một
QHSX phù hợp với nó trên cả ba mặt của QHSX đó. + Xu hướng của sản xuất vật chất là
không ngừng biến đổi và phát triển. Sựbiến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi
và phát triển của LLSX màtrước hết là công cụ lao động. Từ sự biến đổi của LLSX này mà
QHSX phải biếnđổi cho phù hợp. + LLSX thường biến đổi nhanh hơn ( yếu tố người lao
động luôn thúc đẩy sựphát triển của nó), còn QHSX thường biến đổi chậm hơn (vì QHSX bị
quy định bởiquan hệ về sở hữu TLSX bị níu giữ bởi yêu cầu phải bảo đảm lợi ích của giai
cấpthống trị hiện đang nắm giữ quyền sở hữu TLSX. Do đó, sự phát triển của LLSX khi đạt
đến một trình độ nhất định sẽ mâu thuẫngay gắt với QHSX hiện có, đòi hỏi tất yếu phải phá
bỏ QHSX lỗi thời và thay thếbằng QHSX mới phù hợp. -Tác động ngược lại của QHSX đối
với LLSX. + QHSX quy định mục đích, cách thức sản xuất và cách thức phân phối nhữnglợi
ích từ quá trình sản xuất do đó nó trực tiếp tác động tới thái độ của người laođộng, tới năng
suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất và cải tiến công cụlao động. + Sự tác
động của QHSX với LLSX diễn ra theo hai xu hướng: Một là, Nếu QHSX phù hợp với trình
độ của LLSX thì sẽ thúc đẩy LLSXphát triển. Hai là, Nếu QHSX không phù hợp với trình độ
của LLSX thì sẽ kìm hãm sựphát triển của LLSX. Quy luật này là quy luật cơ bản , quan
trọng tác động tới toàn bộ quá trìnhlịch sử nhân loại, ở đó LLSX không ngừng phát triển
phá vỡ sự phù hợp về mặttrình độ của QHSX đối với nó dẫn tới việc phá bỏ QHSX đã lỗi
thời thay thế bằngQHSX tiến bộ hơn. Quá trình đó lặp đi lặp lại làm cho xã hội loài người
trải quanhững phương thức sản xuất từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế - xã hội.
Thực tiễn sự vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triểncủa LLSX ở Việt Nam
hiện nay
1, Thời kì trước đổi mới (trước 1986) Trước thời kì đổi mới nước ta nước ta có nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trungquan liêu bao cấp và sự thể hiện quy luật QHSX phù hợp với trình
độ phát triểncủa LLSX biểu hiện cụ thể: +Nước ta đã thiết lập một chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất một cách ào ạt,trong khi đó đang tạo địa bàn cho sự phát triển LLSX (vi phạm
tính lịch sử cụ thể). + Đồng thời, trong quá trình cải tạo nền sản xuất chỉ tập trung cải tạo
QHSX,chủ trương xây dựng QHSX tiến bộ mở đường cho LLSX phát triển (đi ngược lạivới
quy luật QHSX phù hợp với phát triển của LLSX).

Thực tế vận dụng quy luật này cho thấy chúng ta đã quá coi trọng vai trò củaQHSX và cho
rằng có thể đưa QHSX đi trước để mở đường, thúc đẩy LLSX cùngphát triển. Việc áp dụng
quan niệm ấy là hoàn toàn sai lầm, minh chứng cho điềuđó là LLSX trong thời gian qua
thấp kém, QHSX được duy trì ở trình độ quá cao.Từ đó làm mâu thuẫn giữa yêu cầu phát
triển LLSX với hình thức kinh tế - xã hộiđược áp đặt một cách chủ quan trên đất nước ta.
Mâu thuẫn đó đã để lại nhiều hậuquả nặng nề cho nền kinh tế nước nhà: kinh tế chậm phát
triển, sản xuất trì trệ, tăngtrưởng chỉ đạt 0,4% (trong khi chỉ tiêu đặt ra là 13-14%), tình
trạng thiếu lươngthực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập khẩu 1,576 triệu tấn lương
thực, ngânsách thiếu hụt, giá cả hàng năm tăng 20%, nhập khẩu chiếm 4-5 phần xuất
khẩu.Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, hàng tiêu dùng thiếu trầm trọng,..Quađó,
ta có thể thấy một thực tế của việc làm trái quy luật đã gây ra hậu quả nặng nềcho nền kinh
tế đất nước là rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Như vậy,QHSX không phù hợp
với trình độ LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. 2, Sự vận dụng quy luật này ở Việt
Nam hiện nay a,Trình độ phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay: . “người ta không
đượctự do lựa chọn lực lượng sản xuất cho mình... vì mọi lực lượng sản xuất là lựclượng
đã đạt được, tức là một sản phẩm của một hoạt động đã qua... không phải dohọ tạo ra, mà
do thế hệ trước tạo ra... Mỗi thế hệ sau đã có sẵn những lực lượng sảnxuất do những thế
hệ trước xây dựng lên và được thế hệ mới dùng làm nguyên liệucho sự sản xuất mới, ...''
[1]. -Thứ nhất, là trình độ của người lao động: đã được nâng cao rõ rệt và khôngngừng
tăng cao, cụ thể: tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo có xu hướng tăng nhanhtừ 9.357.532
người năm 2003 ( chiếm 22,5% tổng số lao động của cả nước) lên10.770.688 người năm
2005 ( chiếm 25% tổng số lao động của cả nước) trong đó,số lao động có trình độ cao
đẳng, đại học là 5.708.465 người ( chiếm 5,3 %) .Người lao động năng động, sáng tạo, cần
cù, chịu khó,…kinh nghiệm và kĩ nănglao động của con người Việt Nam cũng khác nhau:
có kinh nghiệm và kĩ năng củangười lao động cơ khí, máy móc, có kinh nghiệm và kĩ năng
của người lao độngđối với máy móc hiện đại, tự động hóa,… Từ đó, trình độ tổ chức và
phân công laođộng, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở Việt nam hiện
nay đãcó nhiều tiến bộ. Qua đó, cho thấy trình độ chuyên môn tay nghề của lao độngnước
ta đang có những chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầucũng như đòi
hỏi thực tế của nền kinh tế đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. -Thứ hai, là trình độ của tư
liệu sản xuất tiến bộ hơn so với thời kì trước đổimới cụ thể: + Công cụ lao động hiện đại
hơn với sự đầu tư, mua mới nhiều máy móc,công cụ hiện đại vào trong quá trình sản xuất
góp phần làm cho năng suất lao độngtăng cao, giảm bớt được chi phí sức lao động. Điển
hình, trước thời kì đổi mớichúng ta sử dụng trâu, bò để cày, máy móc đưa vào sản xuất
còn hạn chế và thô sơ.

You might also like