You are on page 1of 35

ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC -LÊNIN

Câu 1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý nghĩa phương
pháp luận của định nghĩa này?
1. Các quan niệm trước Mác về vật chất
- Triết học duy vật cổ đại: đồng nhất vật chất với dạng vất chất cụ thể.
VD: Các nhà triết học duy vật như Ta-lét cho rằng vật chất là nước; A-na-xi-
men coi là không khí; Hê-ra-clít coi là lửa. Thành quả vĩ đại nhất của chủ
nghĩa duy vật thời cổ đại trong học thuyết về vật chất là thuyết nguyên tử của
Lơ-xíp và học trò của ông là Đê-mô-crít.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình cận đại thế kỷ XVII-XVIII: đồng nhất vật chất
với dạng vật chất cụ thể và tính chất của chúng.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phát minh của vật lý học đã bác bỏ
quan niệm đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của vật chất hoặc với thuộc
tính của vật chất của các nhà triết học duy vật cổ đại và cận đại. Phạm trù vật
chất được V.I.Lênin nêu định nghĩa “Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”
2. Những nội dung cơ bản của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
- Vật chất là “phạm trù triết học” do vậy vừa có tính trừu tượng vừa có
tính cụ thể.
+ Tính trừu tượng của vật chất dùng để chỉ đặc tính chung, bản chất nhất của
vật chất - đó là đặc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và
đây cũng là tiêu chí duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không
phải là vật chất.
VD: Nhà nước phong kiến có bản chất là giai cấp địa chủ phong kiến chống
lại nông dân và những người lao động khác nhằm củng cố, bảo vệ sự thống trị
về mọi mặt của địa chủ.
+ Tính cụ thể của vật chất thể hiện ở chỗ chỉ có thể nhận biết được vật chất
bằng các giác quan của con người; chỉ có thể nhận thức được vật chất thông
qua việc nghiên cứu các sự vật,hiện tượng vật chất cụ thể.
VD: Tính nóng của nước sôi được cảm nhận thông qua xúc giác, qua nghiên
cứu biết được rằng nước sôi nóng 100 độ C
- Vật chất là “thực tại khách quan” có đặc tính cơ bản (cũng là đặc trưng
cơ bản) là tồn tại không phụ thuộc vào ý thức. Dù con người có nhận thức
được hay chưa nhận thức được nó nó vẫn tồn tại.
VD: Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một
chu kỳ thời gian phụ thuộc vào biến chuyển thiên văn, là đặc tính cơ bản của
sông nước. Nó tồn tại một cách tự nhiên, không phụ thuộc vào nhận thức của
con người.
- Vật chất có tính khách thể - con người có thể nhận biết vật chất bằng các
giác quan.
VD: Sự tăng trưởng về cân nặng, kích thước của đàn lợn sau một thời gian
nuôi dưỡng có thể được người chủ nhận biết bằng thị giác, xúc giác,…
- Ý thức là sự “chép lại, chụp lại, phản ánh lại” thực tại khách quan. Bằng
các giác quan của mình, con người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhận biết
được thực tại khách quan; chỉ có những sự vật, hiện tượng của thực tại khách
quan chưa được nhận biết chứ không thể không biết.
VD: Kiến thức của nhân loại là kết quả của quá trình con người tiếp xúc và
nghiên cứu thế giới khách quan. Mọi khía cạnh về thế giới được con người
cảm nhận và ghi chép lại.

1 là) được suy ra từ nội dung trên để xác định mối quan hệ biện chứng giữa
thực tại khách quan (vật chất) với cảm giác (ý thức). Vật chất (cái thứ
nhất) là cái có trước, tồn tại độc lập với ý thức và quy định ý thức. Ý thức (cái
thứ hai) là cái có sau vật chất, phụ thuộc vào vật chất. Như vậy, vật chất là
nội dung, là nguồn gốc khách quan của ý thức, là nguyên nhân làm cho ý thức
phát sinh. Tuy nhiên, ý thức tồn tại độc lập tương đối so với vật chất và có tác
động, thậm chí chuyển thành sức mạnh vật chất khi nó thâm nhập vào quần
chúng và được quần chúng vận dụng.
VD: Trước thời kì Đổi mới, do những ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh
(đàn ông ra trận và hi sinh nhiều, ở hậu phương chỉ còn đàn bà và người già)
thì kinh tế không thể phát triển. Vì thếm, nếu đường lối chủ trương chính
sách lúc đó mà không phù hợp với thực tế thì kinh tế (vật chất) cũng không
thể đi lên.
3. Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của định nghĩa vật chất
của V.I.
Lênin đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn
- Định nghĩa đưa lại thế giới quan duy vật biện chứng khi giải quyết vấn đề
cơ bản của triết học. Thứ nhất, định nghĩa khẳng định vật chất có trước, ý
thức có sau; vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức (khắc
phục được quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cổ và cận đại). Thứ
hai, định nghĩa khẳng định ý thức con người có khả năng nhận thức được thế
giới vật chất (chống lại thuyết không thể biết và hoài nghi luận). Thế giới
quan duy vật biện chứng xác định được vật chất và mối quan hệ của nó với ý
thức trong lĩnh vực xã hội: đó là tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội, kinh tế
quy định chính trị v.v…; tạo cơ sở lý luận cho các nhà khoa học tự nhiên.
VD: Nước nào có kinh tế phát triển hơn thì chính trị của nước đó mạnh hơn,
nước đó có tầm ảnh hưởng đến các quốc gia khác và trong khu vực sâu sắc
hơn. (Mỹ can thiệp vào các vấn đề trên Biển Đông của Việt Nam và Trung
Quốc và có tầm ảnh hưởng)
- Định nghĩa đưa lại phương pháp luận biện chứng duy vật của mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất với ý thức. Theo đó, vật chất có trước ý thức, là
nguồn gốc và quy định ý thức nên trong mọi hoạt động cần xuất phát từ hiện
thực khách quan, tôn trọng các quy luật vốn có của sự vật, hiện tượng; đồng
thời cần thấy được tính năng động, tích cực của ý thức để phát huy tính năng
động chủ quan nhưng tránh chủ quan duy ý chí mà biểu hiện là tuyệt đối hoá
vai trò, tác dụng của ý thức, cho rằng con người có thể làm được tất cả mà
không cần đến sự tác động của các quy luật khách quan, các điều kiện vật
chất cần thiết.
VD: Khi khởi nghiệp mở một công ty, vốn và năng lực từ người đứng ra mở
công ty thôi là chưa đủ, cần xét đến các yếu tố khác lúc đó như xu hướng thị
trường, thời cơ, nhu cầu, khu vực… Nếu đáp ứng đúng cái thị trường đang
thiếu thì cơ hội phát triển là rất mạnh. Ngược lại, nếu công ty cho ra những
sản phẩm đang phổ biến, thậm chí là dư thừa thì nguy cơ phá sản là rất cao.

Câu 2. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vận động và rút ra ý
nghĩa của nó đối với sự phát triển của khoa học?
1. Định nghĩa: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một
phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất –
thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể
từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”
Theo quan niệm của Ăng-ghen: vận động không chỉ thuần túy là sự thay đổi
vị trí trong không gian mà là “mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong
vũ trụ”, vận động “là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính
cố hữu của vật chất” nên thông qua vận động mà các dạng cụ thể của vật chất
biểu hiện sự tồn tại cụ thể của mình; vận động của vật chất là tự thân vận
động; và sự tồn tại của vật chất luôn gắn liền với vật chất.
VD: Sự di chuyển từ nơi này sang nơi khác, tăng chiều cao, sự tăng trưởng về
kinh tế, sự giảm sút trong học tập, giảm cân,…
2. Phân tích 5 hình thức cơ bản của vận động và cho ví dụ. Chỉ ra mối
liên hệ biện chứng giữa 5 hình thức vận động:
a) Vận động cơ học: sự dịch chuyển trong không gian của các vật thể. VD: di
chuyển
b) Vận động vật lý: vận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản, quá
trình nhiệt, điện,... VD: thanh sắt nóng sinh ra nhiệt.
c) Vận động hóa học: sự biến đổi các chất hữu cơ, vô cơ trong quá trình hóa
hợp và phân giải. VD: quá trình tạo ra nước (2H2 + O2 → 2H2O)
d) Vận động sinh học: sự biến đổi của các cơ thể sống, biến thái cấu trúc gen,
v.v…
VD: sự hít thở, quang hợp, quá trình trao đổi chất.
e) Vận động xã hội: sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,
v.v…của đời sống xã hội. VD: xã hội loài người đi từ mông muội đến văn
minh nhưng chưa có giai cấp, sau đó xuất hiện giai cấp nhưng chưa có nhà
nước, cuối cùng là hình thành nhà nước.
Các hình thức vận động nói trên được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao
tương ứng với trình độ kết cấu của vật chất. Các hình thức vận động khác
nhau về chất song chúng không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ mật thiết
với nhau, trong đó: hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức
vận động thấp và bao hàm trong nó những hình thức vận động thấp hơn.
Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể có nhiều hình thức vận động
khác nhau song bản thân nó bao giờ cũng được đặc trưng bởi hình thức vận
động cao nhất mà nó có.
3. Làm rõ đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động. Cho ví dụ
minh họa.
Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố
hữu của vật chất; chủ nghĩa duy vật biện chứng cũ đã khẳng định vận động là
vĩnh viễn. Điều này không có nghĩa chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận
sự đứng im, cân bằng; song đứng im, cân bằng chỉ là hiện tượng tương đối,
tạm thời và thực chất đứng im, cân bằng chỉ là một trạng thái đặc biệt của vận
động.
- Đứng im là tương đối vì đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một số quan hệ
nhất định chứ không xảy ra với tất cả mọi quan hệ; đứng im, cân bằng chỉ xảy
ra trong một hình thức vận động chứ không phải xảy ra với tất cả các hình
thức vận động.
- Đứng im là tam thời vì đứng im không phải là cái tồn tại vĩnh viễn mà chỉ
tồn tại trong một thời gian nhất định, chỉ xét trong một hay một số quan hệ
nhất định, ngay trong sự đứng im vẫn diễn ra những quá trình biến đổi nhất
định.
- Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân
bằng, ổn định; vận động chưa làm thay đổi căn bản về chất, về vị trí, hình
dáng, kết cấu của sự vật.
VD: Thời bao cấp, nền kinh tế trì trệ, không phát triển, được coi như là đứng
im. Nhưng chỉ là đứng im trong hình thức vận động xã hội, trong mối quan hệ
của nền kinh tế tư nhân hay tiền tệ, chứng khoán, thị trường,… Sự đứng im
của kinh tế chỉ diễn ra trong một thời kì nhất định (1976 - 1986) tuy nhiên
trong thời kì này, nội bộ nền kinh tế vẫn có những sự biến đổi: nông nghiệp
giảm nhẹ, công nghiệp và thương nghiệp có tiến triển,.. Sự tăng lên của mặt
này bù khuyết vào sự giảm đi của mặt kia khiến nền kinh tế không có sự tăng
trưởng, chưa thấy sự thay đổi nhiều.
4. Ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của khoa học:
Bằng việc phân loại các hình thức vận động cơ bản, Ăngghen đã đặt cơ sở
cho việc phân loại, phân ngành, hợp ngành khoa học. Tư tưởng về sự thống
nhất nhưng khác nhau về chất của các hình thức vận động cơ bản còn là cơ sở
để chống lại khuynh hướng đánh đồng các hình thức vận động hoặc quy hình
thức vận động này vào hình thức vận động khác trong quá trình nhận thức.
VD: Dựa trên sự vận động của các sự vật hiện tượng, chúng ta có các ngành
khoa học: Hóa học, Vật lí học, Sinh học,…

Câu 3: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn
gốc của ý thức và rút ra ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này?
Ý thức là gì? Triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, ý thức là một
phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần phản ánh thế giới
vật chất diễn ra trong não người, hình thành trong quá trình lao động và được
diễn đạt nhờ ngôn ngữ.
a. Nguồn gốc của ý thức
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức (yếu tố cần)
1) Não người là sản phẩm quá trình tiến hoá lâu dài của thế giới vật chất, từ
vô cơ tới hữu cơ, chất sống (thực vật và động vật) rồi đến con người - sinh vật
- xã hội. Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động của
thần kinh não bộ; bộ não càng hoàn thiện hoạt động thần kinh càng hiệu quả,
ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc.
Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có sự tác động của thế giới
bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức.
VD: Khi mới xuất hiện loài người, con người chưa có ý thức sâu sắc vì chưa
có kiến thức về thế giới tự nhiên. Trải qua các quá trình từ thời nguyên thủy
đến nay, con người dần phát triển nhờ việc quan sát tự nhiên, trong quá trình
ấy, não người hoàn thiện dần, ghi lại những kiến thức, kinh nghiệm, làm cho
ý thức con người phong phú, văn minh. Từ đó, con người làm chủ được thiên
nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ mình.
2) Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng VC này ở dạng VC khác
trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau. Phản ánh là thuộc tính chung, phổ
biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh của vật chất có quá trình phát triển
lâu dài và từ hình thức thấp lên hình thức cao, tùy thuộc vào kết cấu của tổ
chức vật chất.
VD: Sự phản ánh của quá trình nỗ lực nghiên cứu, học tập chăm chỉ là kết
quả cao trong các kì thi
Các hình thức phản ánh. a) Phản ánh của giới vô cơ (gồm phản ánh vật lý
(nước đông đá) và phản ánh hoá học (hình thành hố vôi) ) là những phản ánh
thụ động, không định hướng và không lựa chọn. b) Phản ánh của thực vật là
tính kích thích (cây cối vươn ra ánh sáng) c) Phản ánh của động vật đã có
định hướng, lựa chọn để nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống
(ngủ đông, di cư). Như vậy, bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động
lên bộ óc - đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Nguồn gốc xã hội của ý thức (yếu tố đủ)
1) Lao động là hoạt động có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm tạo ra của cải để tồn tại và phát triển. Lao động làm cho ý thức không
ngừng phát triển (bằng cách tích lũy kinh nghiệm), tạo cơ sở cho con người
nhận thức những tính chất mới (được suy ra từ những kinh nghiệm đã có) của
giới tự nhiên; dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng, khả năng phán đoán, suy
luận dần được hình thành và phát triển.
VD: Kinh nghiệm trồng trọt: Khoai đất lạ, mạ đất quen; kinh nghiệm về thiên
nhiên: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ, Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày
tháng mười chưa cười đã tối.
2) Ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết). Trong quá trình lao động con người liên
kết với nhau, tạo thành các mối quan hệ xã hội tất yếu, dẫn đến nhu cầu cần
thiết “phải trao đổi với nhau điều gì đấy” nên ngôn ngữ xuất hiện. Ngôn ngữ
trở thành “cái vỏ vật chất của ý thức”. Nhờ ngôn ngữ, con người khái quát
hoá, trừu tượng hoá những kinh nghiệm để truyền lại cho nhau.
Ngôn ngữ là sản phẩm của lao động, lại thúc đẩy lao động phát triển.
VD: Ghi lại các giai đoạn, diễn biến lịch sử thông qua các tư liệu, câu chuyện
lịch sử,…
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội.

Câu 4. Bản chất của ý thức


Bản chất của ý thức thể hiện ở sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ não người; là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan bởi hình ảnh ấy tuy bị thế
giới khách quan quy định cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện; nhưng thế
giới ấy không còn y nguyên như nó vốn có, mà đã bị cái chủ quan của con
người cải biến thông qua tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, nhu cầu v.v… Có
thể nói, ý thức phản ánh hiện thực, còn ngôn ngữ thì diễn đạt hiện thực và nói
lên tư tưởng. Các tư tưởng đó được tín hiệu hoá trong một dạng cụ thể của vật
chất - là ngôn ngữ- cái mà con người có thể cảm giác được. Không có ngôn
ngữ thì ý thức không thể hình thành và tồn tại được. VD: Mọi lí thuyết chỉ là
màu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi.
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo, thể hiện ở chỗ, ý thức phản ánh
thế giới có chọn lọc - tùy thuộc vào mục đích của chủ thể nhận thức. Sự phản
ánh đó nhằm nắm bắt bản chất, quy luật vận động và phát triển của sự vật,
hiện tượng; khả năng vượt trước (dự báo) của ý thức tạo nên sự lường trước
những tình huống sẽ gây tác động tốt, xấu lên kết quả của hoạt động mà con
người đang hướng tới. Có dự báo đó, con người điều chỉnh chương trình của
mình sao cho phù hợp với dự kiến xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
(dự báo thời tiết, khí hậu…); xây dựng các mô hình lý tưởng, đề ra phương
pháp thực hiện phù hợp nhằm đạt kết quả tối ưu. Như vậy, ý thức không chỉ
phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan

VD: Con người sử dụng máy móc thay cho sức kéo, thể hiện sự năng động
trong việc đáp ứng những nhu cầu thực tiễn, hay những nhà tiên tri dự báo
trước về tương lai thể hiện sự sáng tạo.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại
của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn; chịu sự chi phối của các quy luật
sinh học và các quy luật xã hội; do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện
sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động của mình, ý thức
sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của bản thân và thực tiễn xã hội. Ở các
thời đại khác nhau, thậm chí ở cùng một thời đại, sự phản ánh (ý thức) về
cùng một sự vật, hiện tượng có sự khác nhau - theo các điều kiện vật chất và
tinh thần mà chủ thể nhận thức phụ thuộc.
VD: Ý thức pháp luật nảy sinh từ việc giải quyết các hiện tượng xã hội, gìn
giữ xã hội phát triển. Mỗi thời đại, pháp luật lại có những quy định khác
nhau, thể hiện sự phát triển của xã hội (Thời kì bao cấp: tem phiếu, sau Đổi
mới: tự do buôn bán)
Quá trình ý thức gồm các giai đoạn:
1) Trao đổi thông tin hai chiều giữa chủ thể với khách thể phản ánh; định
hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết.
2) Mô hình hoá đối tượng trong tư duy ở dạng hình ảnh tinh thần, tức là sáng
tạo lại khách thể phản ánh theo cách mã hoá sự vật, hiện tượng vật chất thành
ý tưởng tinh thần phi vật chất.
3) Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực, tức là quá trình hiện thực hoá tư
tưởng.
Con người lựa chọn phương pháp, công cụ tác động vào hiện thực khách
quan để thực hiện mục đích.
VD: Giải 1 bài toán: đọc đề, nắm lấy số liệu cần thiết và yêu cầu đề bài ->
suy nghĩ cách làm, hình dung đề bài theo ý hiểu của mình -> tiến hành giải
bài toán, biến suy nghĩ thành kết quả.

Câu 5. Kết cấu của ý thức:


- Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình
nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng
các loại ngôn ngữ.
Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi
biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức
tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển. Theo Mác: “phương
thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức
là tri thức”.
Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều loại như tri
thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn. Căn cứ vào trình độ
phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri
thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri
thức lý tính,…
VD: Các kiến thức về tự nhiên: các loài động vật, thực vật, các hiện tượng tự
nhiên,…
Các kiến thức về xã hội: thể chế chính trị, giai cấp,…
Các kiến thức về nhân văn: sự sẻ chia, thương người như thể thương thân,…
- Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan
hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình
thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác
động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời
sống của con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy
hoạt động nhận thức và thực tiễn. Lênin cho rằng: không có tình cảm thì “xưa
nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý”; không có tình cảm thì
không có một yếu tố thôi thúc những người vô sản và nửa vô sản, những công
nhân và nông dân nghèo đi theo cách mạng.
Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối
tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau,
như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,…
VD: lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết một lòng giúp nhân dân và
quân đội Việt Nam chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
- Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở
trong quá trình thực hiện mục đích của con người. Ý chí được coi là mặt năng
động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người
tự giác được mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện
đến cùng mục đích đã lựa chọn. có thể coi ý chí là quyền lực của con người
đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục
đích một cách tự giác; cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân
và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình. Giá trị
chân chính của ý chí không chỉ thể hiện ở cường độ mạnh hay yếu mà chủ
yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến. Lênin cho
rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng
triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình,
giải phóng nhân loại.
VD: Dù gặp vô vàn thiếu thốn, khó khăn về vật chất trong suốt giai đoạn
kháng chiến nhưng ý chí chiến đấu và chiến thắng đã thôi thúc quân và dân ta
vượt qua trở ngại, tiến đến thắng lợi.
Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song
tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời
là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện
của các yếu tố khác.
d. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Phải khách quan trong nhận thức và hành động; nhận thức và hành động
phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Không xuất phát từ ý muốn chủ quan, lấy ý muốn chủ quan làm cơ sở định ra
chính sách, lấy ý chí áp đặt cho thực tế.
VD: Khi chỉnh sửa và ban hành các bộ luật, chính sách pháp luật phải dựa
trên hiện thực cuộc sống theo thời đại. Sau chiến tranh, cuộc sống còn nhiều
khó khăn, thiệt hại về người và của vô cùng lớn nên chưa thể bắt người dân
xây dựng kinh tế mà phải làm lành các vết thương chiến tranh cả về vật chất
lần tinh thần cho nhân dân trước.
- Phát huy tính năng động chủ quan, sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố
con người: giáo dục nâng cao trình độ tri thức khoa học cho nhân dân, cán bộ,
đảng viên; bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho
cán bộ, đảng viên; vận dụng đúng đắn các quan hệ lợi ích, động cơ trong
sáng, thái độ khách quan khoa học không vụ lợi; chống thụ động, ỷ lại, bảo
thủ, trì trệ. VD: Muốn thay đổi tình hình giao thông, phải xuất phát từ ý thức
người dân nên việc tuyên truyền và nâng cao dân trí về tham gia giao thông là
cần thiết.
- Khắc phục, ngăn chặn bệnh chủ quan, duy ý chí: khuynh hướng tuyệt đối
hoá của nhân tố chủ quan, của ý chí, xa rời hiện thực, bất chấp quy luật khách
quan, lấy nhiệt tình thay cho sự yếu kém của tri thức; bệnh chủ quan duy ý
chí là lối suy nghĩ hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ
quan; định ra chủ trương chính sách xa rời hiện thực khách quan; phải đổi
mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực trí tuệ của toàn Đảng.
Đại hội VII Đảng ta khảng định: Mọi đường lối của Đảng phải xuất phát từ
thực tế, tôn trọng và hành động đúng theo quy luật khách quan.

Câu 6. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức?


1. Định nghĩa vật chất? Ý thức là gì? Cho ví dụ?
2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:
- Xuất phát từ quan điểm cho rằng vật chất có trước quyết định ý thức, ý
thức, tinh thần là cái có sau, cái phụ thuộc vật chất. Vì vậy, toàn bộ hoạt động
tinh thần của con người xét cho cùng đều là sự phản ánh hiện thực khách
quan vao trong bộ não người và bị quy định bởi hoạt động thực tiễn của xã
hội.
Ví dụ: nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của các học thuyết chính
trị, pháp quyền, đạo đức nào đó, thì chúng ta phải căn cứ vào những điều kiện
kinh tế - xã hội tương ứng của nó trên cơ sở quan điểm lịch sử cụ thể. Có thực
mới vực được đạo, Phú quý sinh lễ nghĩa

- Mọi sự biến đổi của nhân tố vật chất tất yếu dẫn đến sự thay đổi của ý thức,
của nhân tố tinh thần. Trong hoạt động tinh thần của con người nói chung, kể
cả ý thức cá nhân hay ý thức xã hội hoặc đường lối chủ trương chính sách của
một nhà nước hay sự phát triển của khoa học cũng dựa trên cơ sở hiện thực
khách quan, thì mới có thể làm cho khả năng khách quan trở thành hiện thực.
Điều đó, cũng sẽ đúng nếu như chúng ta cho rằng đường lối phát triển kinh
tế - xã hội của một chính đảng, một nhà nước đều phụ thuộc vào điều kiện
khách quan nhất định.
VD: Nhu cầu phục vụ cuộc sống khiến công nghệ khoa học phát triển: máy
hơi nước ra đời thay thế sức kéo khi con người không muốn phải xách nước
xa và nặng, điện thoại di động ra đời thay thế thư từ truyền thống khi nhu cầu
liên lạc của con người tăng lên,…
- Tự thân nó, ý thức tư tưởng của con người không thể thực hiện được sự biến
đổi nào trong hiện thực, nếu nó không thông qua các nhân tố vật chất. C.Mác
từng nhấn mạnh rằng: chỉ có lực lượng vật chất đánh bại bởi một lực lượng
vật chất. Vì vậy, mọi sự biến đổi của đời sống xã hội, xét cho cùng đều phụ
thuộc vật chất, nhân tố vật chất.
VD: Điều kiện sống thay đổi thì ý thức thay đổi: Ngày xưa người con gái
phải tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh, xã hội trọng nam khinh nữ, ngày
nay giữa nam và nữ đã có sự bình đẳng.
Tính độc lập tương đối của ý thức:
- Xuất phát từ quan điểm cho rằng ý thức là tính thứ hai phụ thuộc vào
vật chất và con người có khả năng nhận thức được hiện thực khách quan. Sự
phản ánh của ý thức về hiện thực khách quan, không phải là sự phản ánh thụ
động, đơn giản mà nó có tính năng động và sáng tạo. Vì vậy, ý thức, nhân tố
tinh thần có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mục đích, phương pháp
hoạt động nói chung của con người. VD: Trong các cuộc kháng chiến chống
giặc ngoại xâm, luôn có những bài thơ, bài hát khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến
đấu cho nhân dân, củng cố niềm tin chiến thắng để nhân dân vững lòng chiến
đấu. Đó chính là một trong những nhân tố tạo nên chiến thắng.
- Trong các nhân tố tinh thần, sự phát triển của khoa học có tính vượt trước
tồn tại xã hội, khẳng định vai trò của khoa học đối với sự phát triển của xã
hội. Theo C.Mác: một khi lý luận xâm nhập vào hoạt động của quần chúng sẽ
trở thành lực lượng vật chất trực tiếp. Về vấn đề này, V.I.Lênin cũng đã nhấn
mạnh: không có lý luận cách mạng sẽ không có phong trào cách mạng . VD:
Tất cả các vị tướng, những người cầm đầu, nhà lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa
đều có cơ sở và lí luận cách mạng trước khi làm cách mạng hay mở ra cuộc
khởi nghĩa mới: bác Hồ tìm hiểu về Cách mạng Nga và các nước châu Âu.
- Trong những điều kiện khách quan nhất định, ý thức của con người có thể
giữ vai trò quyết định đến kết quả của hoạt động thực tiễn. Điều này có nghĩa
là ý thức, tư tưởng của con người với sự nhận biết đúng đắn và ý chí của
mình, con nguời có thể phát huy được năng lực tối ưu của các nhân tố vật
chất và nhân tố tinh thần trong những điều kiện khách quan nhất định để đạt
được kết quả cao nhất trong hoạt động thực tiễn. VD: Hẳn trong chúng ta
cũng thường đặt ra những câu hỏi là tại sao trong những điều kiện khách quan
nhất định nào đó mà ranh giới giữa cái chết và cái sống… có những con
người có thể vượt lên chính mình bằng sức mạnh của lý trí, của niềm tin với
nghị lực và bản lĩnh để làm một việc gì đó mà mọi người cho là không tưởng,
nhưng lại thành công. Nhưng xét về quá trình lâu dài thì nhân tố vật chất bao
gìơ cũng giữ vai trò quyết định đối với nhân tố tinh thần.
- Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông
qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ có ý thức con người nhận thức
được quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan.
Ý thức tác động lại vật chất theo hai chiều hướng:
+ Tích cực: ý thức có thể trở thành động lực phát triển của vật chất. VD: Tư
tưởng khoán 10 của Bí thư Nguyên Ngọc tỉnh Vĩnh Phú, thơ văn thời kháng
chiến chống Pháp-Mĩ,...
+ Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật
chất khi ý thức phản ánh sai, phản ánh xuyên tạc các quy luật vận động khách
quan của vật chất. VD:Tư tưởng trọng nam khinh nữ, Hợp tác xã trước 1986
của Đảng,...

Câu 7. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn hiện nay ở Việt
Nam
- Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức phải bảo đảm nguyên tắc tính khách
quan trong sự xem xét. Đây là nguyên tắc cơ bản của phương pháp nhận thức
biện chứng duy vật. Nguyên tắc này đòi hỏi xem xét các sự vật, hiện tượng
không xuất phát từ ý muốn chủ quan, mà phải xuất phát từ đối tượng trên cơ
sở hiện thực khách quan vốn có để phản ánh đúng đắn và xây dựng mô hình
lý luận phù hợp với đối tượng. Nguyên tắc tính khách quan của sự xem xét là
hệ quả tất yếu của quan điểm duy vật mácxít, khi giải quyết mối quan hệ giữa
vật chất - ý thức, giữa khách quan - chủ quan.
Thứ hai, phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức phát huy nhân tố con
người. Nguyên tác tính khách quan không những không bài trừ, mà trái lại
còn đòi hỏi phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức. Tính năng
động và sáng tạo của ý thức được thể hiện ngay từ khi con người xác định đối
tượng, mục tiêu, phương hướng hoạt động cũng như việc lựa chọn cách thức,
phương pháp thực hiện mục tiêu.
Thứ ba, trong hoạt động thực tiễn phải giải quyết đúng đắn giữa nhân tố
khách quan và nhân tố chủ quan. Bởi vì, nghiên cứu mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức trong hoạt động thực tiễn, xét cho cùng là giải quyết mối quan
hệ biện chứng giữa đời sống vật chất, nhân tố vật chất và đời sống tinh thần,
nhân tố tinh thần. Trong mối quan hệ biện chứng đó đời sống vật chất, nhân
tố vật chất giữ vai trò quyết định; ngược lại đời sống tinh thần , nhân tố tinh
thần vừa có tính năng động và sáng tạo

- Liên hệ thực thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.


Từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ kinh nghiệm thành công, thất bại
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài
học quan trọng là: “Mọi chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn
trọng qui luật hiện thực khách quan”.
Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta trong nhận thức và hành động phải xuất phát
từ bản thân sự vật, từ hiện thực khách quan, phản ánh sự vật đúng với những
gì vốn có của nó, không lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách,
không lấy ý chí chủ quan áp đặt cho thực tế, phải tôn trọng sự thật, tránh thái
độ chủ quan nóng vội, phiến diện, định kiến… Yêu cầu của nguyên tác tính
khách quan còn đòi hỏi phải tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại
hóa. Đảng chủ trương: “Huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và
ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực của dân vào công cuộc phát triển đất nước”.
Đó là chính sách chiến lược về con người, về phát triển giáo dục và đào tạo...
Vì vậy, phải “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát
huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa
đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện mục tiêu: “dân giàu,
nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Câu 8. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến


a. Khái niệm mối liên hệ; mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn
nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, một hiện
tượng trong thế giới.
VD: Trồng cây xanh thì con người có không khí sạch để thở. MLH phổ biến
là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật và
hiện tượng của thế giới. VD: Trong tư duy con người có những mối liên hệ
giữa kiến thức cũ và kiến thức mới; cây tơ hồng, cây tầm gửi sống nhờ; nếu
chung mục đích thì phải chung tay với nhau.
b. Tính chất của các mối liên hệ phổ biến
Tính khách quan. Các mối liên hệ thể hiện mình trong sự tác động giữa các sự
vật, hiện tượng vật chất với nhau, giữa sự vật, hiện tượng với cái tinh thần,
giữa những hiện tượng tinh thần với nhau, như mối liên hệ và tác động giữa
các hình thức của quá trình nhận thức. Các mối liên hệ, tác động đó đều là sự
phản ánh mối liên hệ lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách
quan. VD: Mối liên hệ cây xanh – cơ thể sống con người, “Oan gia ngõ hẹp”
Tính phổ biến. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau không
những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư
duy, mà còn diễn ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật,
hiện tượng. VD: gói hút ẩm trong các gói bánh có MLH với môi trường bên
ngoài; hiện tượng hô hấp của loài ếch trên cạn và dưới nước.
Tính đa dạng, phong phú. Có rất nhiều kiểu MLH. Nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến khái quát được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng
chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới khách quan;
tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được
trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình
thức, vai trò khác nhau. VD: Cô A vừa là mẹ trong MLH gia đình, là giáo
viên trong MLH công việc, là người cùng câu lạc bộ trong MLH xã hội,...

Câu 9. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lí mỗi liên hệ phổ biến
Nguyên tắc toàn diện yêu cầu xem xét sự vật hiện tượng:
1) trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các
thuộc
tính cùng các mối liên hệ của chúng.
2) trong mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác
và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian,
gián tiếp.
3) trong không gian, thời gian nhất định, nghĩa là phải nghiên cứu quá trình
vận động của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả
tương lai của nó.
Nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện chỉ thấy mặt này mà
không thấy các mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét tràn
lan, dàn đều, không thấy mặt bản chất của sự vật, hiện tượng rơi vào thuật
nguỵ biện (cố ý đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc
ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ
trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến).
VD: Để đánh giá phẩm chất năng lực của một con người ta cần xem xét
người đó trong mọi MQH khác nhau, trong các hoàn cảnh tình huống khác
nhau, trong sự thay đổi của cả một quá trình. Công dân A từng đi tù vì trộm
cắp tài sản, mọi người cho là người không đàng hoàng, có nhiều chỉ trích
định kiến về A nhưng sau khi ra tù, A đã thay đổi, ta cần có cái nhìn khác. A
biết yêu thương gia đình, tử tế giúp đỡ mọi người xung quanh, làm ăn lương
thiện,...
Nguyên tắc lịch sử-cụ thể yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng trong những
mối liên hệ cụ thể, có tính đến lịch sử hình thành, tồn tại, dự báo xu hướng
phát triển của sự vật hiện tượng. Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là không
gian, thời gian với vận động của vật chất, là quan niệm chân lý là cụ thể và
chính nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
VD: Khi TGGT, đèn đỏ phải dừng lại nhưng khi đi cấp cứu, CSGT phải cho
ta đi; kinh tế nước ta thời kì trước Đổi mới là lạc hậu, yếu kém nhưng đặt
trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ: vừa bước ra khỏi chiến tranh, thiệt hại về
người và của thì phương thức kinh tế ấy là hợp lí, chưa thể ép người dân làm
kinh tế chủ nghĩa hay kinh tế tư bản,..

Câu 10. Nguyên lý về sự phát triển


a. Khái niệm phát triển
Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thống nhất
hữu cơ với nguyên lý về sự phát triển, bởi liên hệ cũng là vận động, không có
vận động sẽ không có sự phát triển nào. Phát triển xuất hiện trong quá trình
giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống
nhất giữa phủ định những yếu tố không còn phù hợp và kế thừa có chọn lọc,
cải tạo cho phù hợp của sự vật, hiện tượng cũ trong sự vật, hiện tượng mới.
Khái niệm PT: quá trình vận động tiến lên của sự vật hiện tượng theo chiều từ
thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
VD: Sự phát triển của nhận thức do quá trình đấu tranh giữa cái đã biết và cái
chưa biết của con người về TGKQ.
Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ
mất đi, sự vật, hiện tượng mới về chất ra đời. Nguồn gốc của sự phát triển
nằm ở mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng; động lực của sự phát triển
là việc giải quyết mâu thuẫn đó.
b. Tính chất của sự phát triển.
1) Tính khách quan. Nguồn gốc và động lực của sự phát triển nằm trong bản
thân sự vật, hiện tượng. VD: Sự phát triển của xã hội loài người: Công xã
nguyên thủy -> Chiếm hữu nô lệ -> Phong kiến -> Tư bản -> Xã hội chủ
nghĩa => Xã hội đi lên dần dần, con người không thể quay về được dù có
muốn hay không.
2) Tính phổ biến. Sự phát triển diễn ra trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
VD: Tự nhiên: sự thích nghi của động vật dưới nước khi tự nhiên thay đổi.
Xã hội: sự thay thế của các nền văn minh: VMNN -> VNCN -> VM tri thức.
Tư duy: năng lực nhận thức của con người về TGTN ngày càng sâu sắc.
3) Tính kế thừa. Cái mới ra đời từ sự phủ định có tính kế thừa cái cũ; cái mới
còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo những mặt còn thích hợp của cái cũ.
VD: Nền văn hóa VN hiện đại có sự thay đổi từng ngày, du nhập thêm những
nét văn hóa mới (haloween, valentine, noel,... ) nhưng vẫn gìn giữ nét văn
hóa truyền thống (ca trù, quan họ, tục ăn trầu,... )
4) Tính đa dạng, phong phú. Sự phát triển còn phụ thuộc vào không gian và
thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó.
VD: Cách mạng VN những năm 1930 – 1975 có bước tiến nhưng 1933 –
1935 thì đi xuống. Tuy nhiên tất cả đều dẫn đến thành công

Câu 11. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lí về sự phát triển với
hoạt động nhận thức và thực tiễn
(Thực tiễn) Nguyên tắc phát triển yêu cầu:
1) Đặt sự vật, hiện tượng trong sự vận động; phát hiện được các xu hướng
biến đổi, phát triển của nó để không chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng ở trạng
thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển của nó. VD: Dự
báo thời tiết, dự báo giá vàng,...
2) Nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi
giai đoạn phát triển có những đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên
cần tìm ra những hình thức, phương pháp tác động phù hợp để hoặc thúc đẩy,
hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
VD: Việt Nam luôn kịp thời đưa ra những chính sách phát triển khác nhau ở
mỗi thời kì để thúc đẩy mọi mặt phát triển, đồng thời, khắc phục và hạn chế
cái yếu kém.
3) Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải nhạy cảm, sớm
phát hiện và ủng hộ sự vật, hiện tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó
phát triển; phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến v.v bởi nhiều
khi sự vật, hiện tượng mới thất bại tạm thời, tạo nên con đường phát triển
quanh co, phức tạp.
VD: Chủ trương làm cách mạng của Phan Bội Châu có điểm yếu kém, khiến
cách mạng không thành công, Bác Hồ đã nhìn nhận ra và thay đổi.
4) Trong quá trình thay thế sự vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới
phải biết kế thừa những yếu tố tích cực đã đạt được từ cái cũ và phát triển
sáng tạo chúng trong điều kiện mới. VD: Thời trang áo dài cách tân.
(Nhận thức) Phát triển là nguyên tắc chung nhất chỉ đạo hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn; nguyên tắc này giúp chúng ta nhận thức được rằng:
muốn nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng, nắm được khuynh hướng
phát triển của chúng thì phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận
động trong sự biến đổi của nó

Câu 12: Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Ý nghĩa
phương pháp luận của việc nắm vững mối quan hệ này trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn?
1. Các khái niệm
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính,
những mối quan hệ giống nhau ở nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng
lẻ.
VD: Người dân Việt Nam đều sử dụng tiếng nói và chữ viết tiếng Việt.
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một
quá trình riêng lẻ nhất định. VD: Mỗi vùng khác nhau ở Việt Nam có một
cách nói, cách phát âm khác nhau hay cách gọi tên các sự vật hiện tượng khác
nhau. Miền Bắc – bố, miền Trung – tía, miền Nam – ba.
Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc
tính… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất. Những mặt, những thuộc
tính ấy không được lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất
nào khác. VD: Chỉ có Hà Nội có Hồ Gươm.
2. Mối quan hệ biện chứng
Phép biện chứng duy vật cho rằng, cái riêng và cái chung đều tồn tại khách
quan và giữa chúng có sự thống nhất biện chứng. Cụ thể:
1. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Điều đó có
nghĩa là không có cái chung thuần tuý, trừu tượng tồn tại bên ngoài cái riêng.
VD: Thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động. Vận động lại tồn tại dưới
các hình thức riêng biệt như vận động vậy lý, vận động hoá học, vận động xã
hội v.v..
2. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Điều đó có nghĩa là
không có cái riêng độc lập thuần tuý không có cái chung với những cái riêng
khác.
VD: Các chế độ kinh tế – chính trị riêng biệt đều bị chi phối với các quy luật
chung của xã hội như quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản
xuất.
3. Cái chung là bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết
vào cái chung. Cái riêng phong phú hơn cái chung, vì ngoài những đặc điểm
gia nhập vào cái chung, cái riêng còn có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ
riêng nó có. Cái chung là cái sâu sắc hơn cái riêng bởi vì nó phản ánh những
mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ bên trong, tất nhiên, ổn định, phổ
biến tồn tại trong cái riêng cùng loại.
VD: Người nông dân Việt Nam ngoài đặc điểm chung giống với những người
nông dân trên thế giới là tư hữu nhỏ, sản xuất lẻ tẻ, sống ở nông thôn, còn có
những đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của làng xã, có tập quán lâu đời, mỗi
vùng miền lại có những đặc điểm khác nhau. Cái chung sâu sắc hơn vì dù ở
đâu, nông dân Việt Nam cũng đều cần cù lao động, chịu thương chịu khó.
4. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau; có thể coi đây
là sự chuyển hoá giữa hai mặt đối lập. Sự chuyển hoá giữa cái đơn nhất và
cái chung diễn ra theo hai hướng: cái đơn nhất biến thành cái chung, làm sự
vật phát triển và ngược lại, cái chung biến thành cái đơn nhất làm cho sự vật
dần dần mất đi.
VD: Một sáng kiến của một anh hùng lúc đầu là cái đơn nhất được nhiều
người học tập trở thành cái phổ biến; Khoán sản phẩm tới người lao động lúc
đầu chỉ ở một vài tỉnh sau trở thành cái phổ biến; Vận động cơ chế thị trường
ở Việt Nam lúc đầu mới là tư tưởng chỉ đạo thực hiện ở một số ngành kinh tế
- sau trở thành chung.
3. Ý nghĩa:
– Cái chung chỉ tồn tại thông qua cái riêng. Chỉ có thể tìm cái chung trong cái
riêng chứ không thể ở ngoài cái riêng.
– Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được
cá biệt hoá. Nếu đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung dễ
dẫn đến sai lầm tả khuynh giáo điều. VD: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày được
cho là tốt nhưng đối với những người thể lực yếu hay khuyết tật, ... thì nên có
những lộ trình tập luyện khác phù hợp với thể chất họ.
Nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất dễ dẫn đến sai lầm
hữu khuynh xét lạ – Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều
kiện nhất định cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại cái
chung có thể biến thành cái đơn nhất. Trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều
kiện thuận lợi cho cái đơn nhất chuyển thành cái chung nếu cái đơn nhất có
lợi cho con người. Và ngược lại biến cái chung thành cái đơn nhất nếu cái
chung tồn tại bất lợi cho con người
4. Hoạt động thực tiễn
Vân dụng cặp phạm trù này vào trong quá trình nhận thức và đánh giá các sự
vật hiện tượng một cách khách quan và khoa học
Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự
tồn tại của mình; cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung, bất
cứ cái riêng nào cũng bao hàm cái chung nên trong hoạt động thực tiễn không
nên nhấn mạnh, tuyệt đối hóa cái chung, phủ nhận cái riêng.
Để phát hiện ra cái chung, quy luật chung chúng ta phải xuất phát từ cái
riêng, phải xuất phát từ việc phân tích các sự vật, hiện tượng riêng lẻ. Cái
chung sau khi đã được rút ra từ cái riêng, khi đem áp dụng vào cái riêng lại
phải căn cứ vào đặc điểm của cái riêng để làm cho nó phù hợp.
Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng. Cái riêng là cái
phong phú hơn cái chung, cho nên trong nhận thức và trong hoạt động thực
tiễn phải căn cứ vào cái chung sâu sắc làm cơ sở, đồng thời chú ý đến cái
riêng phong phú để bổ sung cho nó hoàn thiện.
Trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái
chung và ngược lại. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn muốn xác định được
đâu là cái chung đâu là cái đơn nhất phải đặt nó trong một quan hệ xác định.
Có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất có lợi cho con
người trở thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất.
VD1: Muốn nhận thức được một quy luật phát triển nào đó của nền sản xuất
của một nước nào đó phải nghiên cứu phân tích so sánh quá tình sản xuất
thực tế ở một giai đoạn khác nhau, ở những khu vực khác nhau mới tìm ra
được mối liên hệ chung.
VD2: Xem xét một phong trào nào đó của một đơn vị nào đó phải xem xét
tinh thần thi đua đó ở từng tổ, từng người sau đó liên hệ lại với nhau, từ đó
rút ra những quy định chung để phát huy tối đa tinh thần cạnh tranh thi đua và
giảm thiểu tối đa những hạn chế.

Câu 13. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa
phương pháp luận của việc nắm vững mối quan hệ này trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn?
1. Các khái niệm
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi
nhất định.
Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác
động lẫn
nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
VD: Trời mưa là nguyên nhân, sinh ra kết quả là đường trơn và ướt.
– Khác với nguyên nhân, nguyên cớ cũng là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy
ra trước kết quả, nhưng không sinh ra kết quả, có liên hệ với kết quả nhưng là
mối liên hệ bên ngoài không bản chất.
VD: “Sự kiện Vinh Bắc Bộ”, vào tháng 8/1964, từ đó Mỹ ném bom miền Bắc
là nguyên cớ, còn nguyên nhân thực sự là do bản chất xâm lược của đế quốc
Mỹ.
– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân,
nhưng có tác dụng đối với sự nảy sinh kết quả.
VD: Nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác là những điều kiện không thể thiếu của
một số phản ứng hoá học.
2. Mối quan hệ biện chứng
1. Nguyên nhân sinh ra kết quả, vì vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước
kết quả. Còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Chỉ những mối
liên hệ trước sau về mặt thời gian có quan hệ sản sinh mới là mối liên hệ nhân
quả.
VD: + Không có lửa làm sao có khói.
+ Cuộc đấu tranh giai cấp vô sản mâu thuẫn giai cấp tư sản (là nguyên nhân
bao giờ cũng có trước để dẫn đến cuộc cách mạng vô sản với tính chất là kết
quả bao giờ cũng xuất hiện sau)
+ Sự biến đổi của mầm mống trong hạt lúa bao giờ cũng phải xuất hiện trước
còn cây lúa là kết quả nó xuất hiện sau.
+ Bão (nguyên nhân) xuất hiện trước, sự thiệt hại của hoa màu, mùa màng do
bão gây ra thì phải xuất hiện sau.
+ Người bị ô tô chèn chết đấy là kết quả xấu nhất nguyên nhân của nó là do
việc thực hiện luật lệ giao thông không đúng (không nghiêm chỉnh thực hiện
luật lệ giao thông).
2. Trong hiện thực, mối liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp: một kết quả
có thể do nhiều nguyên nhân và một số nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết
quả.
– Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì có xu hướng dẫn đến kết quả
nhanh hơn.
– Nếu các nguyên nhân tác động ngược chiều thì làm cho tiến trình hình
thành kết quả chậm hơn, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau.
VD: + Công cuộc cách mạng của chúng ta thắng lợi, giải phóng miền nam
thống nhất đất nước nó là kết quả của nhiều nguyên nhân: dân tộc ta “thà
quyết hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” và được
sự ủng hộ của các nước, các dân tộc xã hội chủ nghĩa và các nước, các dân
tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
+ Thầy giáo truyền đạt kiến thức cho học sinh (một nguyên nhân) là nguyên
nhân dẫn đến nhiều kết quả học tập đạt được của họ. Cùng một nguyên nhân
như vậy nhưng lại dẫn đến nhiều kết quả khác nhau đối với từng học sinh:
học sinh đạt kết quả học tập giỏi, khá, trung bình, yếu kém.
+ Đốt lửa vào ngọn đèn dầu (Nguyên nhân) sinh ra kết quả: thứ nhất: có ánh
sáng để cho mọi người học tập và làm việc, thứ hai: Bấc ngắn, dầu cạn đi, thứ
ba: làm tăng nhiệt độ môi trường.
3. Giữa nguyên nhân và kết quả có tính tương đối, có sự chuyển hoá, tác động
qua lại tạo thành chuỗi liên hệ nhân – quả vô cùng vô tận.
VD: Sự phát triển của vật chất là nguyên nhân sinh ra tinh thần, nhưng tinh
thần lại trở thành nguyên nhân làm biến đổi vật chất.
Con gà – quả trứng – con gà - ...
3. Ý nghĩa
– Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của
mối liên hệ nhân quả.
– Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo nguyên nhân cùng những
điều kiện cho nguyên nhân đó phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn hiện tượng
nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó. VD: Để học tập
tốt thì cần tạo điều kiện như nào, làm mất cái gì xấu?
– Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các
nguyên nhân có vai trò không như nhau. VD: Đau bụng do nhiều nguyên
nhân: ngộ độc thực phẩm, nhiễm giun, đau bụng lạnh,... cần xác định đúng
nguyên nhân để có phương án điều trị phù hợp,...
– Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân. Do đó, trong hoạt động thực
tiễn cần khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để thúc đẩy nguyên
nhân tác động theo hướng tích cực.
VD: Học tập tốt thì đạt được kết quả cao khiến người ta phấn khích, càng
muốn đạt nhiều kết quả cao hơn nữa – phấn đấu học tập tốt hơn.

Câu 14. Trình bày khái niệm lượng chất


a. Vị trí, vai trò của quy luật
Quy luật lượng đổi-chất đổi là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật. Nó chỉ ra cách thức chung nhất của sự phát triển, khi cho rằng
sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích luỹ được những
thay đổi về lượng đã đạt đến giới hạn - đến độ. Quy luật lượng đổi chất đổi
cũng chỉ ra tính chất của sự phát triển, khi cho rằng sự thay đổi về chất của sự
vật, hiện tượng vừa diễn ra từ từ, vừa có bước nhảy vọt làm cho sự vật, hiện
tượng có thể vừa có những bước tiến tuần tự, vừa có thể có những bước tiến
vượt bậc.
b. Khái niệm chất, lượng
- Chất là tên gọi tắt của chất lượng (là chất của sự vật, hiện tượng khách
quan) dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là
sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện
tượng làm cho chúng là chúng mà không phải là cái khác (thể hiện sự vật,
hiện tượng đó là gì và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác).
VD: Nước không màu không mùi không vị; Con người được phân biệt với
con vật ở tính có ý thức.
Phân biệt chất với thuộc tính
- Chất là sự thống nhất các thuộc tính, còn thuộc tính là những trạng thái, tính
chất cơ cấu nên sự vật. VD: Thuộc tính của viên phấn là dùng để viết, còn
chất của viên phấn là được làm bằng thạch cao.
- Chất và thuộc tính có MQH chặt chẽ, không có chất nằm ngoài sự vật.
Thuộc tính: cơ bản và không cơ bản. Khi thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất
thay đổi, thuộc tính không cơ bản thay đổi thì chất chưa thay đổi.
Đặc điểm cơ bản của chất
1) Có tính ổn định tương đối, nghĩa là khi sự vật, hiện tượng chưa chuyển
hoá thì chất của nó chưa thay đổi. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tồn
tại và phát triển qua nhiều giai đoạn; trong mỗi giai đoạn đó, chúng lại có
chất riêng của mình.
VD: Quá trình từ nòng nọc thành ếch: Giai đoạn nòng nọc: có đuôi, sống
dưới nước. Giai đoạn thành ếch: mất đuôi, mọc 4 chân, sống trên cạn.
2) Mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một chất mà có nhiều chất.
VD: Sắt là một nguyên tố hóa học, Fe, số hiệu nguyên tử 26, thuộc nhóm
VIIIB, chu kỳ 4.
- Lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về các yếu
tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, tổng số các bộ phận, đại lượng; ở trình
độ quy mô và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
VD: Lớp A có 50 sinh viên, …
Đặc điểm cơ bản của lượng
1) tính khách quan vì lượng là lượng của chất, là một dạng vật chất nên
chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong một thời gian
nhất định.
VD: Lớp A có 50 sinh viên, học ở phòng 1 từ 8h đến 11h.
2) Có nhiều loại lượng khác nhau trong các sự vật, hiện tượng; có lượng là
yếu tố quy định bên trong, có lượng chỉ thể hiện những yếu tố bên ngoài; sự
vật, hiện tượng càng phức tạp thì lượng cũng phức tạp theo. VD: trình độ
phát triển của xã hội là yếu tố bên trong, số dân cư trong một xã là yếu tố bên
ngoài.
3) Trong tự nhiên và xã hội, có lượng có thể đo, đếm được; nhưng trong xã
hội và tư duy lại có những lượng khó đo lường bằng những số liệu cụ thể
mà chỉ có thể nhận biết được bằng tư duy trừu tượng. VD: Ta có thể đếm
được 1 gói kẹo có 20 cái nhưng không thể đếm được lượng kiến thức ta tích
lũy được.

Câu 15. Nội dung quy luật chuyển hóa lượng – chất
- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tuỳ theo từng
mối quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất; có cái là lượng ở trong
mối quan hệ này, lại có thể là chất ở trong mối quan hệ khác.
VD: Lớp A và B có cùng sĩ số, lớp A có 20 HSG, lớp B có 30 HSG. Khi xét
về trình độ học tập của 2 lớp thì lớp B tốt hơn, 30 HSG là chất. Khi so sánh
số HSG 2 lớp thì 30 HSG lớp B là lượng.
- Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng.
Hai mặt này tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng
đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định.
+ Độ là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự
thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hoá. Sự thay
đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả là cái cũ mất đi, cái mới ra
đời. VD: 0 < t < 100oC nước vẫn ở thể lỏng.
Lượng thay đổi đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng
thay đổi, chuyển thành chất mới - thời điểm, mà tại đó bắt đầu xảy ra bước
nhảy - được gọi là điểm nút.
VD: 0 và 1000C là điểm nút
+ Bước nhảy dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá cơ bản về chất của sự vật,
hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây nên; là sự thay đổi về
chất khi đã tích lũy đủ về lượng. Sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra,
lúc thì biến đổi tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo ra một đường
nút vô tận, làm cho sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
Các hình thức của bước nhảy.
Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy, người ta chia bước nhảy
thành bước nhảy toàn bộ - là những bước nhảy làm cho tất cả các mặt, các bộ
phận, các yếu tố của sự vật, hiện tượng thay đổi. VD: chiến thắng mùa xuân
1975, giải phóng hoàn toàn, đất nước bước sang thời kì mới. Bước nhảy cục
bộ - là loại bước nhảy chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ
phận của sự vật, hiện tượng đó. VD: Dù xã hội đã hiện đại, bình đẳng nhưng
1 phần nhỏ vẫn chưa thay đổi, tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ,…
Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự
thay đổi đó, người ta chia bước nhảy thành bước nhảy đột biến - khi chất của
sự vật, hiện tượng biến đổi mau chóng ở tất cả mọi bộ phận cơ bản của nó.
VD: Phóng xạ (radium biến đổi), núi lửa phun trào. Bước nhảy dần dần - là
quá trình thay đổi về chất diễn ra do sự tích luỹ dần những yếu tố của chất
mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ, làm cho sự vật, hiện tượng biến
đổi chậm. VD: tích lũy tư duy từ cấp 1 – cấp 2 – cấp 3 – đại học - …
Quy luật lượng đổi-chất đổi không chỉ nói lên một chiều là lượng đổi dẫn
đến chất đổi mà còn có chiều ngược lại, là khi chất mới đã ra đời, nó lại tạo ra
một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất với lượng,
thể hiện ở chỗ sự tác động của chất mới về quy mô, trình độ, nhịp điệu v.v…
đối với lượng mới tạo nên tính thống nhất giữa chất mới với lượng mới.
VD: Sinh viên vượt qua kì thi tốt nghiệp (điểm nút), trở thành cử nhân (bước
nhảy) có tấm bằng tốt và tìm được việc làm tốt (chất mới thay đổi quy mô tồn
tại của SVHT). Sau đó,sinh viên có nhu cầu học tập cao hơn – thạc sĩ (chất
mới thay đổi sự vận động và phát triển)
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng
giữa chất với lượng. Sự thống nhất đó thể hiện ở
1) những thay đổi dần về lượng tới điểm nút chuyển thành những thay đổi về
chất thông qua bước nhảy
2) chất mới ra đời sẽ tác động tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới;
lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến một mức độ nào đó lại phá vỡ chất cũ kìm
hãm nó.
3) quá trình tác động qua lại giữa lượng và chất tạo nên con đường vận động
liên tục trong đứt đoạn, đứt đoạn trong liên tục; từ sự biến đổi dần dần về
lượng tiến tới nhảy vọt về chất; rồi lại biến đổi dần dần về lượng để chuẩn bị
cho bước nhảy tiếp theo của chất, cứ thế làm cho sự vật, hiện tượng không
ngừng vận động, biến đổi và phát triển.

Câu 16. ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa lượng - chất
1) sự phát triển của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ
dần về lượng. Vì vậy, phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi
về chất. VD: XHPK –XHCN – CSVN
2) quy luật xã hội diễn ra thông qua các hoạt động có ý thức của con người.
Vì vậy, khi đã tích luỹ đầy đủ về lượng phải tiến hành bước nhảy, kịp thời
chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất; chuyển những
thay đổi mang tính tiến hoá sang bước thay đổi mang tính cách mạng. Chỉ có
như vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh
thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là thay đổi đơn thuần về
lượng. VD: tình bạn – tình yêu – hôn nhân.
3) sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố
tạo thành sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong hoạt động của mình, phải biết tác
động vào cấu trúc và phương thức liên kết trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy
luật các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng đó. VD: muốn duy trì nước ở thể
lỏng phải để nước trong giới hạn 0 < t < 100oC

Câu 17: Phân tích khái niệm quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập
a. Vị trí, vai trò của quy luật. Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật; nó chỉ ra nguồn gốc, động lực bên trong
của sự vận động, phát triển.

b. Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
Khái niệm mâu thuẫn. là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tương tác, tác
động lẫn nhau của các mặt đối lập. Yếu tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập
- những mặt, thuộc tính, khuynh hướng vận động trái ngược nhau; cùng tồn
tại trong một sự vật, hiện tượng, trong cùng một thời gian, một mối liên hệ;
thường xuyên thống nhất, đấu tranh, chuyển hóa, triển khai lẫn nhau.
VD: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự đồng
hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền.
Mâu thuẫn có một số tính chất chung là tính khách quan, phổ biến; tính đa
dạng, phong phú. thể hiện ở chỗ, trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có mâu
thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người.
Một số loại mâu thuẫn: bên trong - bên ngoài, cơ bản - không cơ bản, chủ yếu
- thứ yếu, đối kháng- không đối kháng.
Khái niệm sự thống nhất: là các mặt đối lập nương tựa nhau, làm điều kiện
tồn tại cho nhau, không có mặt này thì không có mặt kia. VD: Đồng hóa, dị
hóa; Hấp thụ và bài tiết trong con người, xã hội vô sản và tư bản: người bán,
người mua. Xét 1 phương diện nào đó, giữa 2 mặt đối lập có những nét giống
nhau, gọi là đồng nhất. Nhờ có nó mà các mặt đối lập chuyển hóa cho nhau.
VD: có nam có nữ đều là con người mới thành vợ chồng; Cái thiện và cái ác
trong con người: trong cái ác có cái thiện, làm sao để lương tâm thức tỉnh.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập: là sự tác động, bài trừ phủ định nhau, là sự
triển khai của các mặt đối lập. VD: Tư sản - vô sản, nông dân - địa chủ. Nông
dân tìm cách để thoát khỏi địa chủ, địa chủ tìm cách để bóc lột.
Vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển: tạo nên nguồn gốc
của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng. Có hai loại tác động
lẫn nhau dẫn đến vận động. Đó là sự tác động lẫn một sự vật nhau giữa các sự
vật, hiện tượng và sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong, hiện
tượng. Cả hai loại tác động này tạo nên sự vận động; nhưng chỉ loại tác động
thứ hai- loại tác động lẫn nhau giữa các cặp mặt đối lập do mâu thuẫn giữa
chúng tạo nên mới làm cho sự vật, hiện tượng phát triển.

Câu 18. Trình bày nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập
Trong mỗi mâu thuẫn, các cặp mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu
tranh lẫn nhau tạo nên tình trạng ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
Thống nhất giữa các cặp mặt đối lập:
1) các cặp mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho
nhau tồn tại; không có mặt này thì không có mặt kia. VD: Phải có giai cấp tư
sản thì mới có giai cấp vô sản.
2) các cặp mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu
tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn. VD: Trong mội
xã hội đối kháng giai cấp luôn có thống trị và bị trị. Hai giai cấp này là hai
mặt đối lập và luôn đấu tranh với nhau để giành quyền lợi
3) giữa các cặp mặt đối lập tương đồng nhau, đồng nhất với nhau (do trong
các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau) thể hiện sự chung nhau
đối với một số yếu tố,thuộc tính v.v. VD: nóng và lạnh là 2 mặt đối lập nhưng
đều chỉ trạng thái nhiệt độ của nước.
Đấu tranh lẫn nhau giữa các cặp mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ khuynh
hướng bài trừ, phủ định nhau giữa các cặp mặt đối lập dẫn đến sự triển khai
mâu thuẫn và sau đó đến sự chuyển hóa (do sự đồng nhất trên, trong những
điều kiện nào đó, tạo nên) giữa các cặp mặt đối lập.
VD: Nước đang lạnh, dưới điều kiện nhiệt độ - đun sôi, chuyển hóa thành
nóng – đối lập.
Tính chất của sự thống nhất và đấu tranh
1) sự thống nhất có tính tạm thời, tương đối, là có điều kiện, thoáng qua, vì sự
thống tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng.
2) sự đấu tranh có tính tuyệt đối, phá vỡ sự ổn định tương đối của sự vật, hiện
tượng dẫn đến sự chuyển hoá về chất của chúng. Tính tuyệt đối của sự đấu
tranh gắn liền với sự tự thân vận động.
VD: Quá trình giải quyết mâu thuẫn cơ bản của nước ta là quá trình vừa tuân
theo sự tiến hóa dần dần về lượng, vừa tranh thủ những bước phát triển có
tính cách mạng, nhảy vọt về chất; vừa kế thừa tất cả những mặt cần thiết, hợp
lí của chủ nghĩa tư bản để phát triển lực lượng sản xuất, lại vừa phải đấu tranh
để loại bỏ những mặt tiêu cực của chủ nghĩa tư bản; vừa tích lũy nội dung
vừa cải tạo hình thức cho phù hợp.
Tóm lại, quá trình vận động của mâu thuẫn trải qua các giai đoạn:
1) khi cái mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác nhau giữa các cặp mặt
đối lập
2) trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng và của chính các
cặp mặt đối lập, sự khác nhau giữa chúng trở thành xung đột, chuyển hóa
thành mâu thuẫn
3) khi điều kiện chín muồi, các cặp mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau (theo các
hướng hoặc bài trừ, phủ định lẫn nhau, hoặc mặt này triệt tiêu mặt kia, hoặc
cả hai mặt đều bị triệt tiêu). Mâu thuẫn được giải quyết làm cho cái cũ mất đi,
cái mới ra đời; sự khác nhau, xung đột, mâu thuẫn lại được tái lập và giải
quyết mâu thuẫn dẫn đến sự chuyển hóa.

Câu 19. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập (Lấy VD trong quá trình học tập)
1) Nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp
đúng cho hoạt động thực tiễn bằng con đường phát hiện mâu thuẫn của sự
vật, hiện tượng. Muốn phát hiện ra mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của
các cặp đối lập trong sự vật, hiện tượng.
2) Phân tích mâu thuẫn phải bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát
triển của từng mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau giữa
các cặp mặt mâu thuẫn và điều kiện chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng.
3) Để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển phải tìm cách giải quyết mâu
thuẫn, không được điều hoà mâu thuẫn. Mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết
khi có đủ điều kiện chín muồi; không nóng vội hay bảo thủ, trì trệ khi giải
quyết mâu thuẫn.

Câu 20: Phân tích khái niệm cơ bản của quy luật phủ định của phủ định
Sự phủ định là sự thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của
sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển của nó. VD: Phá bỏ
luống rau cũ để gieo luống rau mới.
Sự phủ định biện chứng là sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình
phát triển của sự vật, hiện tượng. VD: tre già măng mọc.
Tính khách quan: Nguyên nhân của phủ định nằm trong bản thân sự vật,
hiện tượng, nó là quá trình đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn tất yếu bên trong
bản thân sự vật, tạo khả năng ra đời cái mới thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu
hướng phát triển của chính bản thân sự vật.
Ví dụ: Chủ nghĩa xã hội phủ định chủ nghĩa tư bản là kết quả của việc giải
quyết mâu thuẫn cơ bản, khách quan, vốn có trong lòng xã hội tư bản; mâu
thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với tính chất chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất được biểu hiện về mặt xã hội
là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Tính kế thừa: cái mới hình thành và phát triển tự thân thông qua quá trình
chọn lọc, loại bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những nội dung tích
cực. Ví dụ: Trong sinh vật, các giống loài đều phát triển theo quy luật di
truyền, các thế hệ con cái đều kế thừa các yếu tố tích cực của các thế hệ bố
mẹ, học thuyết “gen” đã chứng minh điều đó. Trong lĩnh vực nhận thức, triết
học Mác ra đời giữa thế kỷ XIX, đã kế thừa mọi giá trị tư tưởng của quá khứ,
mà trực tiếp là các giá trị của nền triết học cổ điển Đức

Phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn
trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và
chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định
và phủ định. Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là sự vật cũ chuyển thành cái
đối lập với mình (cái phủ định, phủ định cái bị phủ định, cái bị phủ định là
tiền đề, cái phủ định là cái mới xuất hiện. Cái phủ định sau khi phủ định cái
bị phủ định, tiếp tục biến đổi và tạo ra phủ định lần thứ hai). Sự phủ định lần
thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối lập với cái
được sinh ra ở lần phủ định thứ nhất.
Nó dường như lập lại cái ban đầu nhưng nó được bổ sung nhiều nhân tố mới
cao hơn, tích cực hơn.
VD: Hạt thóc - Cây mạ - Cây lúa
Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1)
Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2).
Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này không phải là 1
hạt mà là nhiều hạt)

Câu 21) Nội dung quy luật Phủ định của phủ định (Lấy VD hạt thóc)
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là
một quá trình vô tận, tạo nên khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
từ trình độ thấp đến cao,có tính chất chu kỳ theo hình thức "xoáy ốc": mỗi
chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng thường trải qua hai lần phủ định cơ
bản với hình thái tồn tại chủ yếu của nó, trong đó hình thái cuối mỗi chu kỳ
lặp lại những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu chu kỳ đó nhưng trên cơ
sở cao hơn về trình độ phát triển nhờ kế thừa được những nhân tố tích cực và
loại bỏ được những nhân tố tiêu cực qua hai lần phủ định biện chứng.
Theo V.I.Lênin: "Từ khẳng định đến phủ định, - từ sự phủ định đến "sự thống
nhất" với cái bị khẳng định, không có cái đó, phép biện chứng trở thành một
sự phủ định sạch trơn,một trò chơi hay là chủ nghĩa hoài nghi".
Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự
phát triển. V.I.Lênin đã khái quát con đường đó như sau: "Sự phát triển hình
như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một
trình độ cao hơn ("phủ định của phủ định"); sự phát triển có thể nói là theo
đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng...".
Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện chứng
của sự phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên. Mỗi vòng
mới của đường xoáy ốc cũng như lặp lại, nhưng với một trình độ cao hơn. Sự
tiếp nối của các vòng trong đường
xoáy ổc phản ánh quá trình phát triển vô tận từ thấp đến cao của sự vật, hiện
tượng trong thế giới. Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng phủ
định biện chứng đã đóng vai trò là những "vòng khâu" của quá trình đó.
Tóm lại, nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện
chứng duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái
khẳng định trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Phủ định biện
chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa
những nội dung tích cực từ trong sự vật, hiện tượng cũ,phát huy nó trong sự
vật, hiện tượng mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển. Nhận xét
về vai trò của quy luật này, Ph.Ăngghen đã viết: " .. phủ định cái phủ định là
gì? Là một quy luật vô cùng phổ biến vả chính vì vậy mà có một tầm quan
trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử
và của tư duy".

Câu 22) Ý nghĩa phương pháp luận quy luật phủ định của phủ định
- Là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về xu hướng vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó không diễn ra theo đường
thẳng mà là con đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá
trình khác nhau. Tuy nhiên, tính đa dạng và phức tạp của quá trình phát triển
chỉ là sự biểu hiện của khuynh hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo quy
luật. Cần phải nắm được đặc điểm, bản chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện
tượng để tác động tới sự phát triến, phù hợp với yêu cầu hoạt động, nhận
thức, biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng
trong mọi hoạt động của chúng tavà trong thực tiễn. Khẳng định niềm tin vào
xu hướng tất yếu là phát trển tiến lên của cái tiến bộ.

Vận dụng quy luật này của VN trong việc lựa chọn con đường đi lên
CNXH
– Quy luật này chỉ ra cách thức của sự phát triển là sau các lần phủ định sự
vật dường như quay trở lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. Lịch sử XH
loài người tất yếu sẽ phủ định các chế độ tư hữu xây dựng chế độ công hữu,
giải phóng con người khỏi áp bức bất công…
– Quy luật này chỉ ra sự phát triển theo đường xoáy ốc, quá trình phát triển có
bước quanh co phức tạp thậm chí có bước thụt lùi tam thời nên khi CNXH ở
Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nhưng Đảng và Nhà nước ta không do dự mà lựa
chọn lại con đường đi lên CNXH. ..
– Hiện nay CNXH hiện thực đang đứng trước những khó khăn không nhỏ,
nhưng những khó khăn đó chỉ là tạm thời, nhất định theo quy luật tất yếu của
nhân loại tiến bộ sẽ xây dựng thành công CNXH…

Câu 23: Bản chất và trình độ của nhận thức?


1. Khái niệm
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những
tri thức về thế giới khách quan đó. VD: Tàu ngầm được sáng chế dựa trên
hình dáng cá heo, máy bay dựa trên chim.
2. Các nguyên tắc xuất phát là cơ sở lý luận của quan niệm về nhận thức:
- Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con
người.
- Thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan vào
bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể; thừa nhận
không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có những cái mà con
người chưa nhận thức được.
- Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và
sáng tạo. Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ
biết ít đến nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc và toàn diện
hơn,…
- Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động lực,
mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Như vậy, theo quan điểm duy vật biện chứng thì nhận thức thuộc phạm vi
hoạt động phản ánh của con người (với tư cách chủ thể nhận thức) đối với thế
giới khách quan (với tư cách khách thể nhận thức) được tiến hành thông qua
hoạt động thực tiễn và nhằm sáng tạo tri thức phục vụ hoạt động thực tiễn,
đồng thời cũng lấy thực tiễn là tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của những
tri thức đó.
VD: Trong lá cây có chứa chất diệp lục – điều hiển nhiên đúng trong tự
nhiên, con người phát hiện, nghiên cứu và tìm hiểu kĩ càng, sâu sắc và dựa
trên chính thực tế lá cây để kiểm nghiệm.
3. Các trình độ của nhận thức: nhận thức kinh nghiệm, nhận thức lý luận;
nhận thức thông thường và nhận thức khoa học.
Với quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức nhất định phải là một quá trình,
đó cũng là quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận
thức lý luận; từ trình độ nhận thức thông thường đến trình độ nhận thức khoa
học…

Nhận thức kinh nghiệm là trình độ nhận thức hình thành từ sự quan sát trực
tiếp các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội hay trong các thí
nghiệm khoa học. Kết quả là những tri thức kinh nghiệm gồm tri thức kinh
nghiệm thông thường và những tri thức kinh nghiệm khoa học. Hai loại tri
thức này có thể bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau.
VD: các kinh nghiệm dân gian về thời tiết: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ, Đêm
tháng năm …
Nhận thức lý luận là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tượng, có tính hệ thống
trong việc khái quát bản chất, qui luật của các sự vật, hiện tượng. VD: những
kiến thức lí luận như Bác Hồ dạy nông dân xóa mù chữ, dạy các chiến sĩ làm
cách mạng,…

Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác
nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Nhận thức kinh nghiệm là
cơ sở của nhận thức lý luận; cung cấp cho nhận thức lý luận tư liệu phong
phú, cụ thể; là cơ sở hiện thực để kiểm tra, hoàn thiện lý luận đã có và khái
quát thành lý luận mới. Tuy nhiên, nhận thức kinh nghiệm chỉ dừng lại ở sự
mô tả, phân loại các sự kiện, các dữ kiện thu được từ quan sát và thực nghiệm
trực tiếp. Do đó nó chỉ đem lại những hiểu biết về các mặt riêng rẽ, bề ngoài
rời rạc, chưa phản ánh được cái bản chất, những mối liên hệ mang tính qui
luật của các sự vật, hiện tượng. Ngược lại, mặc dù được hình thành từ sự tổng
kết những kinh nghiệm, nhưng nhận thức lý luận không hình thành một cách
tự phát, trực tiếp từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có
thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm, hướng dẫn sự hình thành những tri
thức kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn những kinh nghiệm hợp lý để phục vụ
cho hoạt động thực tiễn, thông qua đó mà nâng cao những tri thức kinh
nghiệm từ chỗ cụ thể, đơn nhất thành cái khái quát, phổ biến.

Nhận thức thông thường là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát,
trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật,
hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái
khác nhau của sự vật. Vì vậy, nhận thức thông thường mang tính phong phú,
gắn liền với những quan niệm sống thực tế hàng ngày, chi phối hoạt động của
con người trong xã hội. VD: Nhìn một người khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, ta
biết được họ có chế độ ăn uống khoa học, tập luyện hợp lí, đời sống lành
mạnh,…
Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và
gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối
tượng nghiên cứu, diễn ra dưới dạng trừu tượng logic. Đó là các khái niệm,
phạm trù và các qui luật khoa học. Nhận thức khoa học vừa có tính khách
quan, trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân
thực. VD: các sáng kiến, phát minh: bóng đèn điện, máy tính, trí tuệ nhân
tạo AI,…, các định luật khoa học: 3 đluật Newton, Pytago,…

Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học là hai bậc thang khác nhau về
chất của quá trình nhận thức nhằm đạt tới những tri thức chân thực. Giữa
chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, nhận thức
thông thường có trước nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xây dựng
nội dung của các khoa học. Mặc dù đã chứa đựng những mầm móng của
những tri thức khoa học, song nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng
lại ở sự phản ánh cái bề ngoài, ngẫu nhiên, không bản chất của đối tượng và
tự nó không thể chuyển thành nhận thức khoa học. Muốn phát triển thành
nhận thức khoa học cần phải thông qua quá trình tổng kết, trừu tượng, khái
quát đúng đắn của các nhà khoa học.

Ngược lại, khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học nó lại có tác động trở lại
nhận thức thông thường, xâm nhập vào nhận thức thông thường và làm cho
nhận thức thông thường phát triển, tăng cường nội dung khoa học.

Câu 24. Thực tiễn là gì? Các hình thức cơ bản của thực tiễn
a. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn
Thực tiễn là gì? là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính
lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Thực tiễn là
hoạt động khi con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng vật chất làm
cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích của mình. Thực tiễn có ba đặc trưng
là hoạt động vật chất cảm tính, lịch sử-tự nhiên và tính mục đích.
VD: xây nhà, xây dựng các công trình công cộng: thủy điện, nhà máy, công
viên, …

Các hình thức của thực tiễn.


1) Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản, quan trọng nhất của
thực tiễn. Lao động là cơ sở vật chất cho các loại hoạt động khác của con
người; là hoạt động đã đưa con người từ trạng thái thú vật lên trạng thái con
người, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người nói riêng và xã hội
loài người nói chung. VD: Từ thời nguyên thủy, con người lao động, biến đá
thành công cụ lao động sản xuất để phục vụ cuộc sống, biết sử dụng lửa để
nấu chín thức ăn, không ăn tươi nuốt sống như động vật ăn thịt.
2) Hoạt động cải tạo xã hội (chính trị-xã hội) là hoạt động nhằm cải tạo
hiện thực xã hội, cải biến những quan hệ xã hội nên có tác dụng trực tiếp đối
với sự phát triển xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng xã hội. VD: Làm
cách mạng, tiến hành xây dựng nông thôn mới,

3) Hoạt động thực nghiệm là hình thức đặc biệt của thực tiễn. Thực nghiệm
bao gồm thực nghiệm sản xuất, thực nghiệm khoa học và thực nghiệm xã hội,
được tiến hành trong điều kiện nhân tạo nhằm rút ngắn thời gian của các quá
trình biến đổi để dựa trên cơ sở đó nhận thức thế giới, chứng minh tính chân
thực của nhận thức. VD: Quá trình xây dựng đất nước sử dụng chất xám như
làm kinh tế, học tập, nghiên cứu các loại thuốc phòng chống các loại bệnh,…
4) Các hoạt động thực tiễn không cơ bản như giáo dục, nghệ thuật, pháp
luật, đạo đức,… được mở rộng và có vai trò ngày càng tăng đối với sự phát
triển của xã hội do đời sống xã hội ngày càng phát triển, ngày càng thêm đa
dạng. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất quy định các hình thức còn lại
của thực tiễn và đến lượt mình, các hình thức đó tác động ngược trở lại hoạt
động sản xuất vật chất. VD: công nghệ thông tin 4.0, máy móc phát triển, sử
dụng trí tuệ nhân tạo -> con người có công cụ lao động hiện đại, sản xuất và
lao động dễ dàng, thuận tiện hơn -> kinh tế, xã hội phát triển -> các nghề thủ
công dần bị mất đi vì có máy móc tự động hóa làm thay -> hoạt động sản xuất
lúc này là sáng tạo ra các máy móc đó.

Câu 25. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
1) Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Thông qua hoạt động thực tiễn, con
người nhận biết được cấu trúc; tính chất và các mối quan hệ giữa các đối
tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ,
cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính nhu
cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới buộc con người tác động trực tiếp
vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Chính sự tác động đó đã
làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và các
quan hệ khác nhau giữa chúng đem lại cho con người những tri thức, giúp
cho con người nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế
giới.
VD: Khi ném hòn đá vào một tấm kính, thấy tấm kính đó vỡ ra khi chúng ta
sẽ biết rằng kính có thuộc tính dễ vỡ.
2) Thực tiễn là mục đích và động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát
triển của nhận thức.
Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu
nâng cao năng lực thực tiễn để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của con người. Hoạt
động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh
nhạy bén, chính xác; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản
ánh của con người đối với tự nhiên. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ
đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Những tri thức
được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức
tiếp theo.
VD: Công nghệ tiên tiến, thay đổi từng ngày từng giờ, đòi hỏi con người phải
luôn luôn trau dồi, tìm hiểu, bắt kịp với xu thế phát triển của công nghệ.
Việc học tập đặt ra yêu cầu học sinh phải giải những bài khó, học kiến thức
mới nâng cao hơn, mỗi khi giải quyết được những vấn đề đó, nhận thức của
học sinh được tăng lên.
3) Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý. Mọi sự biến đổi của nhận thức
thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn. Thực tiễn có vai
trò là tiêu chuẩn, thước đo giá trị (chân lý) những tri thức đã đạt được; đồng
thời bổ sung, phát triển và hoàn thiện nhận thức.
VD: Qua 2 cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và Mỹ, Bác Hồ đã chứng
minh chân lí:
Không có gì quý hơn độc lập tự do.
Nhà thám hiểm Ma-gien-lăng đã đi vòng quanh thế giới,phát hiện ra Thái
Bình Dương và khẳng định Trái Đất có hình cầu, bác bỏ tư tưởng Trái Đất
hình dẹt.

Như vậy, thực tiễn không những là yếu tố đóng vai trò quy định đối với sự
hình thành và phát triển của nhận thức, mà còn là nơi nhận thức phải luôn
hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Vai trò của thực tiễn đối
với nhận thức đòi hỏi chúng ta quán triệt quan điểm thực tiễn: yêu cầu việc
nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, từ nhu cầu thực tiễn; lấy thực tiễn làm
tiêu chuẩn nhận thức. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn; nếu
xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc;
ngược lại, nếu tuyệt đối hoá vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực
dụng, kinh nghiệm chủ nghĩa. (liên hệ với chính sách của Đảng để phục vụ
cuộc sống nhân dân)
Câu 26: Trình bày giai đoạn nhận thức cảm tính trong quá trình nhận
thức Quan điểm của V.I.Lênin về con đường biện chứng của nhận thức
chân lý.
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện
thực khách quan”

Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) là những tri thức do các giác
quan mang lại. Nét đặc trưng cơ bản ở giai đoạn này là nhận thức được thực
hiện trong mối liên hệ trực tiếp với thực tiễn thông qua các nấc thang cảm
giác, tri giác, biểu tượng.
VD: Nhìn cái cây ta thấy ngay màu xanh; đi qua dòng sông ta thấy mênh
mông thoáng đãng

Những thành phần của nhận thức cảm tính
1) Cảm giác là tri thức được sinh ra do sự tác động trực tiếp của sự vật, hiện
tượng lên các giác quan của con người.
2) Tri giác là sự tổng hợp (phối hợp, bổ sung lẫn nhau) của nhiều cảm giác
riêng biệt vào một mối liên hệ thống nhất tạo nên một hình ảnh tương đối
hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.
3) Biểu tượng được hình thành nhờ sự phối hợp hoạt động, bổ sung lẫn nhau
của các giác quan và đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích, trừu tượng
và khả năng ghi nhận thông tin của não người.
Kết quả của nhận thức ở giai đoạn trực quan sinh động là không những chỉ là
nhận thức “bề ngoài” về sự vật, hiện tượng, mà đã có “chất”. Tuy vậy, giai
đoạn trực quan sinh động chưa đưa lại nhận thức hoàn chỉnh, khái quát về sự
vật, hiện tượng; các nấc thang khác nhau của giai đoạn này trong quá trình
nhận thức mới chỉ là tiên đề cho nhận thức về bản chất sự vật, hiện tượng.
VD: Nhìn thấy quả cam, ta thấy vỏ xanh, có nhiều múi nhỏ, ăn thấy vị chua.
Tổng hợp tất cả các cảm giác trên được tri giác về quả cam. Từ đó hình thành
nhận thức biểu tượng về quả cam. Nhưng đó chỉ là bề ngoài của quả cam. Chỉ
như thế ta chưa nắm được những đặc tính khác của quả cam: có tính axit,
lượng đường cao, hay ở vỏ quả cam có tính hăng,…

Câu 27. Trình bày quan niệm về giai đoạn nhận thức lý tính trong quá
trình nhận thức
Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) bắt nguồn từ trực quan sinh động và
từ lý luận do thế hệ trước truyền lại. Nhận thức lý tính phản ánh sâu sắc,
chính xác và đầy đủ hơn về khách thể nhận thức. VD: Kinh nghiệm dân gian:
Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo thì lòng mới ngon,…
Những thành phần của nhận thức lý tính
1) Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh đặc tính cơ
bản của SVHT. VD: Định nghĩa về gió: là luồng không khí chuyển động từ
đai áp cao xuống đai áp thấp.
2) Phán đoán là hình thức tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để
khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của sự vật,
hiện tượng; là hình thức phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của
thế giới khách quan vào ý thức con người tạo nên vai trò của phán đoán là
hình thức biểu hiện và diễn đạt các quy luật khách quan.
VD: Nhiều mây đen – trời mưa, phán đoán giá vàng,…
3) Suy luận là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút
ra tri thức mới theo phương pháp phán đoán cuối cùng được suy ra từ những
phán đoán tiên đề (suy luận là quá trình đi từ những phán đoán tiên đề đến
một phán đoán mới).
VD: Newton phán đoán trong môi trường lí tưởng không có ma sát thì các vật
đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động, đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng
yên, từ đó rút ra định luật 1 Newton.
Kết quả của nhận thức trong giai đoạn tư duy trừu tượng là nhờ phương
pháp trừu tượng hoá và khái quát hoá các thông tin, tài liệu do trực quan sinh
động và tư duy trừu tượng do các thế hệ trước để lại, tư duy trừu tượng phản
ánh hiện thực sâu sắc hơn; phản ánh được những thuộc tính và mối quan hệ
bản chất mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng.

Mối quan hệ biện chứng giữa hai giai đoạn nhận thức:
1) Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là hai giai đoạn của một quá
trình nhận thức. Tuy có những sự khác nhau về mức độ phản ánh hiện thực
khách quan, nhưng giữa hai quá trình đó có sự liên hệ, tác động qua lại. Trực
quan sinh động là cơ sở tất yếu của tư duy trừu tượng, trên thực tế, nhận thức
lý tính không thể thực hiện nếu thiếu tài liệu do nhận thức cảm tính mang lại
và ngược lại, nhận thức lý tính sẽ làm cho nhận thức cảm tính sâu sắc và
chính xác hơn.
VD: Khi bác Hồ mới về nước, Bác nắm được tình hình đất nước qua quan sát
và nghe các cán bộ báo cáo. Đây là tiền đề để Bác đưa ra chiến lược và chính
sách phù hợp vừa cải thiện cuộc sống nhân dân vừa kháng chiến (NTCT). Từ
thực tế như vậy, Bác nghiên cứu, tiên đoán những khả năng có thể xảy ra tiếp
theo để quyết định đường lối đúng đắn nhất (NTLT)
2) Mỗi kết quả của nhận thức, mỗi nấc thang mà con người đạt được trong
nhận thức thế giới khách quan đều là kết quả của cả trực quan sinh động
(điểm khởi đầu) và tư duy trừu tượng (tổng hợp những tri thức của trực quan
sinh động thành các kết quả của nhận thức và thực tiễn là nơi kiểm nghiệm
tính chân thực của các kết quả đó của nhận thức) được thực hiện trên cơ sở
thực tiễn, do thực tiễn quy định.
VD: Khi mới gặp một người, cảm nhận ban đầu cho ta thấy người đó dễ gần,
vui tính,…(NTCT), qua tiếp xúc lâu dài, ta thấy được nhiều đặc điểm ở người
đó hơn: gia trưởng, bảo thủ,… (NTLT)
3) Mỗi giai đoạn nhận thức có những nét đặc trưng riêng. Nhận thức cảm
tính gắn liền với thực tiễn và sự tác động trực tiếp của khách thể lên các giác
quan của chủ thể, nhận thức lý tính bao quát sự vật, hiện tượng. Tuy vậy,
nhận thức ở giai đoạn này nhất thiết phải được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng
minh nhằm tránh nguy cơ ảo tưởng, viển vông. Đó là thực chất của mệnh đề
“từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
VD: Qua quan sát tình hình thi đua trong một lớp học (NTCT), ta thấy được
những điểm mạnh và điểm yếu của tập thể lớp, từ đó, tổng kết và đánh giá
được tinh thần cạnh tranh học tập của lớp đó (NTLT) đề ra và áp dụng những
phương pháp kích thích thi đua học tập phù hợp.
4) Mỗi chu trình nhận thức đều phải đi từ thực tiễn đến trực quan sinh
động rồi đến tư duy trừu tượng rồi đến thực tiễn. Trong đó, thực tiễn giữ vai
trò là điểm bắt đầu và khâu kết thúc của chu trình đó. Nhưng sự kết thúc chu
trình nhận thức này lại là sự khởi đầu của chu trình nhận thức mới ở mức độ
cao hơn, rộng hơn chu trình cũ và cứ thế vận động mãi làm cho nhận thức của
con người ngày càng sâu hơn, nắm được bản chất và quy luật của thế giới
khách quan.
VD: Quan sát con gà – Nắm được đặc điểm bên ngoài – Nghiên cứu về đặc
điểm sinh lí, đặc tính sinh trưởng và phát triển,… - Kiến thức nâng cao, có
phương pháp nuôi gà hiệu quả.
5) Trên con đường nhận thức đó, cứ mỗi lần mâu thuẫn trong nhận thức
được giải quyết thì lại xuất hiện mâu thuẫn mới. Mỗi lần giải quyết mâu
thuẫn của nhận thức là một lần nhận thức được nâng lên trình độ mới, chính
xác hơn, loại bỏ dần những nhận thức sai đã phạm phải.
Kết quả của quá trình đó là hình ảnh chủ quan được tạo ra ngày càng có tính
bản chất, khách quan và cụ thể.
VD: 10000 thí nghiệm của Edison.
B. GỢI Ý Vận dụng vấn đề này vào quá trình học tập của bản thân
- Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi
hỏi trong hoạt động nhận thức con người phải xuất phát từ thực tiễn để đạt đc
chân lý, coi chân lý là 1 quá trình, đồng thời phải thường xuyên tự giác vận
dụng chân lý vào hoạt dộng thực tiễn để phát triển thực tiễn.
- Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo những tri
thức đó vào hoạt động kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả của hoạt động thực
tiễn của con người.

You might also like