You are on page 1of 4

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN

HỌC PHẦN
TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

1. Thông tin về học phần


- Tên học phần: Tiếng Việt thực hành
- Mã học phần: 865001
- Số tín chỉ: 02
- Số tiết (lí thuyết, bài tập, thảo luận, thực hành): 30 (15, 15, 0, 0)
- Trình độ đào tạo: Đại học, cao đẳng
- Điều kiện để học học phần:
+ Đòi hỏi học phần trước: Không
+ Đòi hỏi môn song hành: Không
- Sĩ số sinh viên tối đa: 60
2. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Ngôn ngữ và Phương pháp dạy học
3. Mô tả học phần
Học phần gồm 4 chương: Chương 1: Luyện kĩ năng chính tả; Chương 2: Luyện
kĩ năng dùng từ; Chương 3: Luyện kĩ năng viết câu; Chương 4: Luyện kĩ năng dựng
đoạn; Luyện kĩ năng tạo lập văn bản. Học phần nhằm rèn luyện và nâng cao cho SV
những kĩ năng cơ bản khi sử dụng tiếng Việt: Kĩ năng viết đúng chính tả; dùng từ phù
hợp, chính xác; đặt câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa, dấu câu; kĩ năng dựng đoạn theo cấu
trúc; tạo lập văn bản đảm bảo hoàn chỉnh về cấu trúc, liên kết nội tại và đảm bảo đúng
phong cách.
4. Mục tiêu học phần
4.1. Về kiến thức:
Nắm vững các nguyên tắc chính tả, yêu cầu chung về việc dùng từ, đặt câu, dựng
đoạn, tạo lập văn bản.
4.2. Về kĩ năng:
- Vận dụng được các kiến thức trên vào việc sử dụng ngôn ngữ trong đời sống.
- Có khả năng viết câu, dựng đoạn, tạo lập văn bản không sai chính tả, ngữ pháp,
phong cách.
- Có khả năng dùng từ sáng tạo; viết câu hay.
4.3. Về thái độ:
- Có ý thức nói, viết tiếng Việt đúng, hay, sáng tạo.
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
5. Nội dung và Kế hoạch giảng dạy

Hình thức tổ chức/


Số Phương pháp dạy - học
Nội dung chi tiết học phần
tiết
và kiểm tra, đánh giá
Chương 1. LUYỆN KĨ NĂNG CHÍNH TẢ
1.1. Khái niệm - Thuyết trình kết hợp
phát vấn.
1.2. Một số quy định về chính tả tiếng Việt
- Hệ thống hoá kiến thức
1.2.1. Quy định viết các âm
- Phân tích ngữ liệu nhằm
1.2.2. Quy định viết dấu thanh
rút ra kiến thức mới.
1.2.3. Quy định viết hoa 4
- Tích cực thực hành, tăng
1.2.4. Quy định viết ngày, tháng, năm cường và chú trọng việc
rèn luyện kĩ năng ứng
1.2.5. Quy định viết tắt
dụng.
1.2.6. Quy định viết các thuật ngữ tiếng nước ngoài
- Tương tác giữa các
1.3. Luyện sửa những lỗi chính tả thường gặp nhóm và cả lớp.
1.3.1. Những lỗi chính tả thường gặp - Hình thức kiểm tra: Tự
1.3.2. Thực hành sửa lỗi chính tả luận.

Chương 2. LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ


2.1. Những yêu cầu chung về việc dùng từ
2.1.1. Đúng ngữ âm, chính tả
2.1.2. Đúng về nghĩa
2.1.3. Đúng về đặc điểm ngữ pháp
4
2.1.4. Đúng phong cách
2.1.5. Tránh lặp từ, thừa từ; tránh dùng từ sáo rỗng,
công thức
2.1.6. Dùng từ sáng tạo
2.2. Luyện kĩ năng sửa lỗi dùng từ
Chương 3. LUYỆN KĨ NĂNG ĐẶT CÂU 10
3.1. Những yêu cầu chung về câu
3.1.1. Đúng về quy tắc ngữ pháp
3.1.2. Đúng về nội dung ý nghĩa
3.1.3. Được đánh dấu câu thích hợp
3.1.4. Có liên kết chặt chẽ với các câu khác
3.2. Luyện sửa lỗi câu
3.2.1. Câu sai ngữ pháp
3.2.2. Câu sai nghĩa
3.2.3. Câu sai dấu câu
3.2.4. Câu sai mạch lạc, liên kết câu
3.3. Luyện một số kĩ năng về câu
3.3.1. Phân tích cấu trúc các thành phần trong câu
3.3.2. Rút gọn câu
3.3.3. Mở rộng câu
3.3.4. Viết câu hay
Chương 4. LUYỆN KĨ NĂNG DỰNG ĐOẠN
4.1. Những yêu cầu chung của một đoạn văn
4.1.1. Có sự thống nhất nội tại chặt chẽ
4.1.2. Có quan hệ chặt chẽ với các đoạn văn khác
trong văn bản
4.2. Luyện dựng đoạn theo kiểu cấu trúc
6
4.2.1. Diễn dịch
4.2.2. Quy nạp
4.2.3. Tổng – phân – hợp
4.2.4. Móc xích
4.2.5. Song hành
4.2.6. Tối giản
Chương 5. LUYỆN KĨ NĂNG TẠO LẬP VĂN
BẢN
5.1. Những yêu cầu chung của một văn bản
5.1.1. Đảm bảo tính mạch lạc, liên kết
5.1.2. Có kết cấu rõ ràng, hoàn chỉnh
6
5.1.3. Có phong cách ngôn ngữ nhất định
5.2. Luyện tạo lập văn bản theo phong cách
5.2.1. Văn bản hành chính
5.2.2. Văn bản chính luận
5.2.3. Văn bản khoa học
6. Tài liệu học tập
6.1. Tài liệu chính
1. Nguyễn Thị Ly Kha (2010), Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bản, NXB Giáo dục,
TP. HCM.
2. Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh (2003), Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
3. Hà Thúc Hoan (1997), Tiếng Việt thực hành, NXB TP. HCM.
6.2. Tài liệu khác
4. Lê Trung Hoa (2002), Lỗi chính tả và cách khắc phục, NXB KHXH, TP. HCM.
5. Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tô Đình Nghĩa (2002), Lỗi từ vựng và cách khắc phục,
NXB KHXH, TP HCM.
6. Cao Xuân Hạo, Nguyễn Kiên Trường, Võ Xuân Trang, Trần Thị Tuyết Mai, Lý Tùng
Hiếu (2002), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, NXB KHXH, TP. HCM.
[

7. Phương pháp đánh giá học phần


7.1. Thang điểm: thang điểm 10, làm tròn đến phần nguyên
7.2. Số bài kiểm tra quá trình (nhiều lần hoặc một lần kiểm tra giữa kì): 1
7.3. Hình thức thi kết thúc học phần: tự luận, đề đóng (thí sinh không được mang
tài liệu vào phòng thi), thời gian làm bài: 90 phút
7.4. Các điểm quá trình và trọng số/hệ số tương ứng
- Điểm chuyên cần: hệ số 0.1;
- Điểm thực hành/bài tập: hệ số 0.2;
- Điểm thảo luận trên lớp: hệ số 0.0;
- Điểm trung bình của các bài kiểm tra quá trình: hệ số 0.2;
- Điểm thi kết thúc học phần (hệ số phải lớn hơn hoặc bằng 0.5): hệ số 0.5
7.5. Điểm học phần: là điểm trung bình chung của các điểm nêu ở mục 7.4

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 7 năm 2016


DUYỆT TRƯỞNG NGÀNH TRƯỞNG BỘ MÔN NGƯỜI BIÊN SOẠN

TS. Hà Minh Châu TS. Trần Thị Phương Lý ThS. Lê Thị Thanh Thuỷ

You might also like