You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BỘ MÔN: NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: NHẬP MÔN VIỆT NGỮ HỌC

1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN


1.1. Chử Thị Bích
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ - giảng viên
- Điện thoại: Văn phòng Bộ môn: 04.66808760
- Email: bichcn@yahoo.com
- Phòng làm việc: Bộ môn Ngôn ngữ văn hóa Việt Nam, P510, Nhà A1, Trường Đại học
Ngoại ngữ- Đại Học Quốc gia Hà Nội
- Các hướng nghiên cứu chính: Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Văn hóa Việt Nam
1.2. Nguyễn Việt Hòa
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ - giảng viên
- Điện thoại: Văn phòng Bộ môn: 04.66808760
- Email: viethoa_nn47@yahoo.com
- Phòng làm việc: Bộ môn Ngôn ngữ văn hóa Việt Nam, P510, Nhà A1, Trường Đại học
Ngoại ngữ- Đại Học Quốc gia Hà Nội
- Các hướng nghiên cứu chính: Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Văn hóa Việt Nam
1.3. Nguyễn Thị Thu Hương
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ - giảng viên
- Điện thoại: Văn phòng Bộ môn: 04.66808760
- Email: nguyenhuongbr369@yahoo.com
- Phòng làm việc: Bộ môn Ngôn ngữ văn hóa Việt Nam, P510, Nhà A1, Trường Đại học
Ngoại ngữ- Đại Học Quốc gia Hà Nội
- Các hướng nghiên cứu chính: Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Văn hóa Việt Nam
1.4. Chu Thị Phong Lan
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ - giảng viên
- Điện thoại: Văn phòng Bộ môn: 04.66808760
- Email: chuphonglan83@gmail.com
- Phòng làm việc: Bộ môn Ngôn ngữ văn hóa Việt Nam, P510, Nhà A1, Trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại Học Quốc gia Hà Nội

1
- Các hướng nghiên cứu chính: Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
1.5. Vũ Thị Hồng Tiệp
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ - giảng viên
- Điện thoại: Văn phòng Bộ môn: 04.66808760
- Email: hongtiep.dhsphn@gmail.com
- Phòng làm việc: Bộ môn Ngôn ngữ văn hóa Việt Nam, P510, Nhà A1, Trường Đại học
Ngoại ngữ- Đại Học Quốc gia Hà Nội
- Các hướng nghiên cứu chính: Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
1.6. Phan Thị Huyền Trang
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ - giảng viên
- Điện thoại: Văn phòng Bộ môn: 04.66808760
- Email: chengnn85@gmail.com
- Phòng làm việc: Bộ môn Ngôn ngữ văn hóa Việt Nam, P510, Nhà A1, Trường Đại học
Ngoại ngữ- Đại Học Quốc gia Hà Nội
- Các hướng nghiên cứu chính: Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
2. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC
- Tên môn học: Nhập môn Việt ngữ học
- Mã môn học: VLF1052
- Số tín chỉ: 3
- Môn học: bắt buộc ở học kì II năm thứ nhất
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 34
+ Thảo luận và bài tập trên lớp: 11
- Địa chỉ khoa /Bộ môn phụ trách môn học: P 510 - 511, Nhà A1, Trường ĐHNN -
ĐHQGHN.
3. MỤC TIÊU CHUNG VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA MÔN HỌC
3.1. Mục tiêu chung
Phân môn Nhập môn Việt ngữ học giúp người học nắm được hệ thống kiến thức cơ
bản tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng. Những kiến thức đó giúp người học
sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ và là công cụ hỗ trợ để học tập, nghiên cứu ngoại ngữ một
cách hiệu quả hơn, khoa học hơn.
3.2. Chuẩn đầu ra của môn học
3.2.1. Kiến thức

2
Sau khi kết thúc môn học, người học có thể:
3.2.1.1. Hiểu một cách có hệ thống kiến thức cơ bản về tiếng Việt được thể hiện qua từng chủ
đề : khái quát về lịch sử và loại hình, ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng.
3.2.1.2. Vận dụng kiến thức trong các chủ đề đã được học để áp dụng, thực hiện, phân loại…
những vấn đề cơ bản của ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng tiếng Việt.
3.2.1.3. Phân tích những kiến thức đã được học về ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp và
ngữ dụng tiếng Việt để có thể so sánh, đối chiếu, phân biệt các đơn vị và các đặc điểm, mối
quan hệ, hiện tượng của ngôn ngữ dễ bị nhầm lẫn trong tiếng Việt. Đó cũng chính là nền tảng
kiến thức để học tập và nghiên cứu ngoại ngữ.
3.2.2. Kĩ năng
3.2.2.1. Kĩ năng đọc tài liệu chuyên ngành tiếng Việt nói riêng và ngôn ngữ nói chung.
3.2.2.2. Thực hành thành thạo kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo
nhóm. Phát triển khả năng giao tiếp và trình bày văn bản bằng các hình thức như viết (qua các
bài viết), thuyết trình (thông qua trao đổi, thảo luận)
3.2.2.3. Phát triển kỹ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức, tư duy logic, có hệ thống khi
tiếp cận và xử lý các vấn đề liên quan đến các chủ điểm trong môn học để phân tích, lý giải
được các hiện tượng ngôn ngữ trong tiếng Việt; sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ nguồn để
thực hiện các kĩ năng đối chiếu, so sánh với các ngôn ngữ đích, đặc biệt với ngoại ngữ đang
học.
3.2.2.4. Kĩ năng quản lý tốt thời gian và nguồn lực cá nhân; có thể tự đánh giá kết quả công
việc và hoàn thành công việc đúng hạn
3.2.3. Phẩm chất, thái độ
3.2.3.1. Biết bảo vệ và trau dồi tình cảm yêu quý tiếng Việt.
3.2.3.2. Có ý thức thường xuyên rèn luyện để sử dụng tiếng Việt theo chuẩn ngữ âm, ngữ
pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
3.2.3.3. Xác định rõ tiếng Việt là công cụ thiết yếu để học tập và nghiên cứu các môn học
khác, đặc biệt là đối với trường chuyên về ngoại ngữ như ĐHNN - ĐHQGHN.
3.2.3.4. Phát huy tối đa tinh thần tự học, sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo khi thực hiện các
hoạt động trên lớp cũng như ở nhà
3.2.3.5. Luôn có ý thức học hỏi, sẵn sàng chia sẻ thắc mắc và thông tin cũng như sẵn sàng hợp
tác với bạn học và giảng viên
4. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
Phân môn Nhập môn Việt ngữ học gồm có các nội dung cơ bản sau:

3
- Phần ngữ âm cung cấp các kiến thức về đặc điểm của âm tiết tiếng Việt, hệ thống âm
vị tiếng Việt, một số vấn đề về chữ viết và chính tả tiếng Việt.
- Phần từ vựng - ngữ nghĩa cung cấp các kiến thức về đơn vị từ vựng; nghĩa của từ;
hiện tượng đa nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa và trái nghĩa; hiện tượng biến đổi trong từ vựng;
các lớp từ vựng.
- Phần ngữ pháp cung cấp kiến thức về từ loại tiếng Việt, cấu tạo cụm từ tiếng Việt
(cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ), câu tiếng Việt (thành phần câu tiếng Việt, cấu tạo
câu tiếng Việt, nghĩa miêu tả của câu).
- Phần ngữ dụng cung cấp các vấn đề về lý thuyết hoạt động giao tiếp, chiếu vật và chỉ
xuất, hành động ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, lý thuyết lập luận.
Dựa vào những kiến thức cơ bản về tiếng Việt nói trên, sinh viên ngoại ngữ có thể đối
chiếu với ngoại ngữ mình đang học. Từ đó nâng cao kiến thức ngôn ngữ học nói chung và
tiếng Việt nói riêng, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy cũng như biên dịch, phiên dịch các tài
liệu khoa học giáo dục và các tài liệu khoa học khác.
5. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
1.1. Vấn đề nguồn gốc của tiếng Việt
1.2. Quá trình phát triển của tiếng Việt
2. KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT
2.1. Giản yếu về các loại hình ngôn ngữ
2.2. Những đặc trưng chủ yếu của tiếng Việt
PHẦN 1: NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
1. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ ÂM
1.1. Ngữ âm và ngữ âm học
1.2. Các phân môn của ngữ âm
1.3. Đặc trưng cấu âm - âm học
2. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT
2.1. Khái niệm âm tiết
2.2. Phân loại âm tiết
2.3. Đặc điểm âm tiết tiếng Việt
3. ÂM VỊ TIẾNG VIỆT
3.1. Khái niệm âm vị
3.2. Hệ thống âm vị tiếng Việt

4
3.2.1. Âm đầu
3.2.2. Âm đệm
3.2.3. Âm chính
3.2.4. Âm cuối
3.2.5. Thanh điệu
4. CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ
PHẦN 2: TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT
1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ VỰNG
1.1. Từ vựng và từ vựng học
1.2. Các phân môn của từ vựng
2. ĐƠN VỊ TỪ VỰNG
2.1. Từ tiếng Việt
2.1.1. Định nghĩa từ
2.1.2. Cấu tạo từ
2.2. Ngữ cố định
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Phân loại ngữ cố định
3. NGHĨA CỦA TỪ
3.1. Nghĩa của từ
3.2. Các thành phần nghĩa trong từ
3.3. Tính nhiều nghĩa của từ (từ đa nghĩa)
3.3.1. Khái niệm
3.3.2. Phân loại nghĩa của từ đa nghĩa
3.3.3. Các phương thức chuyển nghĩa
4. QUAN HỆ ĐỒNG ÂM, ĐỒNG NGHĨA, TRÁI NGHĨA
4.1. Từ đồng âm
4.2. Từ đồng nghĩa
4.3. Từ trái nghĩa
5. HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI TRONG TỪ VỰNG
6. CÁC LỚP TỪ VỰNG
PHẦN 3: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
1. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ PHÁP
1.1. Ngữ pháp và ngữ pháp học
1.2. Các phân môn của ngữ pháp học
2. TỪ LOẠI

5
2.1. Khái niệm
2.2. Tiêu chí phân định từ loại
2.3. Kết quả phân định từ loại
3. ĐOẢN NGỮ (CỤM TỪ TỰ DO)
3.1. Khái niệm
3.2. Các loại cụm từ
- Cụm danh từ
- Cụm động từ
- Cụm tính từ
4. CÂU TIẾNG VIỆT
4.1. Khái niệm câu
4.2. Các thành phần câu
4.3. Các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
4.4. Nghĩa của câu
4.4.1. Nghĩa miêu tả
4.4.2. Nghĩa tình thái
PHẦN 4: NGỮ DỤNG HỌC
1. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ DỤNG HỌC
1.1. Giao tiếp và nhân tố của giao tiếp
1.2. Định nghĩa về ngữ dụng học
2. CHIẾU VẬT VÀ CHỈ XUẤT
2.1. Định nghĩa chiếu vật
2.2. Các phương thức chiếu vật
3. HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ
3.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ
3.2. Biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi, động từ ngữ vi
3.3. Điều kiện sử dụng hành động ngôn ngữ
3.4. Hành động ngôn ngữ gián tiếp
3.5. Phân loại hành động ngôn ngữ
4. LẬP LUẬN
4.1. Khái niệm lập luận
4.2. Đặc tính của quan hệ lập luận
4.3. Tác tử lập luận và kết tử lập luận
4.5. Lẽ thường - cơ sở của lập luận
5. LÍ THUYẾT HỘI THOẠI

6
5.1. Các vận động hội thoại
5.2. Các yếu tố kèm lời và phi lời
5.3. Các quy tắc hội thoại
5.4. Cấu trúc hội thoại
6. HỌC LIỆU
Học liệu bắt buộc (HLBB)
1) Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng
Việt, NXBĐHQGHN, 2001.
2) Đỗ Hữu Châu, Ngôn ngữ học đại cương, Tập 2, Ngữ dụng học, NXBGD, 2001.
3) Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan, Cơ sở tiếng Việt, NXBGD, 1998.
Học liệu tham khảo (HLTK)
1) Diệp Quang ban, Ngữ pháp tiếng Việt, NXBGD, 2000.
2) Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB ĐHQGHN, 1999.
7. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
7.1. LỊCH TRÌNH CHUNG

Hình thức tổ chức dạy học môn học


Lên lớp Thực hành, thí Tự học
Nội dung Tổng
Lý thuyết Bài tập Thảo luận
nghiệm, điền dã
Mở đầu 3 3
Phần 1 4 2 6
Phần 2 6 3 9
Phần 3 9 3 12
Phần 4 12 3 15
Tổng 34 11 45

7.2. LỊCH TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC CỤ THỂ

Hình
thức tổ Thời gian, Yêu cầu sinh Ghi
chức địa điểm NỘI DUNG CHÍNH chú
viên chuẩn bị
dạy học
TUẦN 1 MỞ ĐẦU
1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ
Ngày… TIẾNG VIỆT - Đọc HLBB 3, tr
Tháng… 1.1. Vấn đề nguồn gốc của tiếng 5 đến tr 30
Việt
Lý Tại… 1.2. Quá trình phát triển của tiếng
thuyết Việt
2. KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH

7
(3) TIẾNG VIỆT
2.1. Giản yếu về các loại hình
ngôn ngữ
2.2. Những đặc trưng chủ yếu của
tiếng Việt

Lý PHẦN 1: NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT


1. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ ÂM - Đọc HLBB 1, tr
thuyết TUẦN 2 1.1. Ngữ âm và ngữ âm học 67 - 84
(2) Ngày… 1.2. Các phân môn của ngữ âm - Bài tập 1: So
1.3. Đặc trưng cấu âm - âm học sánh đặc điểm âm
Bài tập Tháng… 2. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT tiết TV với đặc
(1) Tại… 2.1. Khái niệm âm tiết điểm âm tiết của
2.2. Phân loại âm tiết ngoại ngữ đang
2.3. Đặc điểm âm tiết tiếng Việt học

3. ÂM VỊ TIẾNG VIỆT - Đọc HLBB 1, tr
thuyết TUẦN 3
3.1. Khái niệm âm vị 91 - 105; 109 -
(2) Ngày… 3.2. Hệ thống âm vị tiếng Việt 114; 119 - 126
3.2.1. Âm đầu - Bài tập 2
Bài tập Tháng…
3.2.2. Âm đệm So sánh hệ thống
(1) Tại… 3.2.3. Âm chính âm vị tiếng Việt
3.2.4. Âm cuối với hệ thống âm
3.2.5. Thanh điệu vị của ngoại ngữ
4. CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ đang học.

Lý TUẦN 4 PHẦN 2. TỪ VỰNG - NGỮ - Đọc HLBB 1, tr


NGHĨA TIẾNG VIỆT 129 -135
thuyết Ngày…
1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ VỰNG - Đọc HLBB 1, tr
(2) Tháng… 1.1. Từ vựng và từ vựng học 142 -165
1.2. Các phân môn của từ vựng Bài tập 3
Bài tập Tại…
2. ĐƠN VỊ TỪ VỰNG - So sánh đặc
(1) 2.1. Từ tiếng Việt điểm cấu tạo từ
2.1.1. Định nghĩa từ của tiếng Việt với
2.1.2. Cấu tạo từ đặc điểm cấu tạo
2.2. Ngữ cố định từ của ngoại ngữ
2.2.1. Khái niệm đang học.
2.2.2. Phân loại ngữ cố định

3. NGHĨA CỦA TỪ - Đọc HLBB 1,


Lý TUẦN 5
3.1. Nghĩa của từ tr 166 - 177, tr
thuyết Ngày… 3.2. Các thành phần nghĩa trong 188 -203
từ - Bài tập 4:
(2) Tháng…
3.3. Tính nhiều nghĩa của từ (từ Khảo sát hiện
Bài tập Tại… đa nghĩa) tượng nhiều nghĩa
3.3.1. Khái niệm trong giao tiếp
(1)
3.3.2. Phân loại nghĩa của từ đa hàng ngày của
nghĩa sinh viên
3.3.3. Các phương thức chuyển
nghĩa

8
4. QUAN HỆ ĐỒNG ÂM,
ĐỒNG NGHĨA, TRÁI NGHĨA
4.1. Từ đồng âm
4.2. Từ đồng nghĩa
4.3. Từ trái nghĩa
Lý 5. HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI - Đọc HLBB 1, tr
TRONG TỪ VỰNG
thuyết TUẦN 6 204 - 238
6. CÁC LỚP TỪ VỰNG
(2) Ngày…
- Trình bày các bài tập trong phần
Bài tập Tháng…
từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt
(1) Tại…
PHẦN 3. NGỮ PHÁP TIẾNG - Đọc HLBB 1, tr
VIỆT 241 - 243; 266 -
TUẦN 7
1. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ 274
Lý Ngày… PHÁP - Bài tập 5: Tìm
1.1. Ngữ pháp và ngữ pháp học
thuyết Tháng… hiểu các quan
1.2. Các phân môn của ngữ pháp
(2) Tại… học điểm phân chia từ
2. TỪ LOẠI
Bài tập loại trong tiếng
2.1. Khái niệm
(1) 2.2. Tiêu chí phân định từ loại Việt
2.3. Kết quả phân định từ loại
Lý 3. ĐOẢN NGỮ (CỤM TỪ TỰ DO) - Đọc HLBB 1, tr
3.1. Khái niệm 275 - 284
thuyết TUẦN 8 3.2. Các loại cụm từ
(2) Ngày… - Cụm danh từ
- Cụm động từ - Nội dung kiểm
Kiểm tra Tháng… - Cụm tính từ tra từ tuần 1 đến
(1) Tại… - KIỂM TRA GIỮA KÌ (Tự hết tuần 7
luận)
Lý 4. CÂU TIẾNG VIỆT - Đọc HLBB1, tr
4.1. Khái niệm câu 285 - 302
thuyết TUẦN 9
4.2. Các thành phần câu - Bài tập 6: Tìm
(2) Ngày… 4.3. Các kiểu câu phân loại theo hiểu các quan
cấu tạo ngữ pháp điểm phân chia
Bài tập Tháng…
các thành phần
(1) Tại… câu và kiểu câu
theo cấu tạo ngữ
pháp
TUẦN 10
Lý CÂU TIẾNG VIỆT (tiếp theo)
Ngày… - Đọc HLTK1, tr
thuyết
Tháng… 4.4. Nghĩa của câu 180 - 206
(3) 4.4.1. Nghĩa miêu tả
Tại…
4.4.2. Nghĩa tình thái
Lý TUẦN 11 Phần 4: NGỮ DỤNG HỌC - Đọc HLBB2, tr
1. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ
thuyết Ngày… 15 - 86
DỤNG HỌC

9
(2) Tháng… 1.1. Giao tiếp và nhân tố của giao - Bài tập 7
tiếp
Bài tập Tại… Thống kê tất cả
1.2. Định nghĩa về ngữ dụng học
(1) 2. CHIẾU VẬT VÀ CHỈ XUẤT các biểu thức
2.1. Định nghĩa chiếu vật
chiếu vật trong
2.2. Các phương thức chiếu vật
một văn bản cụ
thể và phân loại
các biểu thức
chiếu vật đó.
TUẦN 12 3. HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ - Đọc HLBB2, tr
3.1. Khái niệm hành động ngôn 87 – 126, 145 -
Lý Ngày…
ngữ 153
thuyết Tháng… 3.2. Biểu thức ngữ vi, phát ngôn
ngữ vi, động từ ngữ vi
(3) Tại…
3.3. Điều kiện sử dụng hành động
ngôn ngữ
3.4. Hành động ngôn ngữ gián
tiếp
3.5. Phân loại hành động ngôn
ngữ (theo Searle)
Lý TUẦN 13 4. LẬP LUẬN - Đọc HLBB2,
4.1. Khái niệm lập luận tr154 - 162; tr 177
thuyết Ngày…
4.2. Đặc tính của quan hệ lập luận - 186; 191 - 200
(3) Tháng… 4.3. Tác tử lập luận và kết tử lập
luận
Tại…
4.4. Lẽ thường, cơ sở của lập luận
TUẦN 14 5. LÍ THUYẾT HỘI THOẠI - Đọc HLBB2, tr
5.1. Các vận động hội thoại
Lý Ngày… 201 - 223; tr 229
5.2. Các yếu tố kèm lời và phi lời
thuyết Tháng… 5.3. Các quy tắc hội thoại (Quy – 233; 311 - 320
tắc cộng tác hội thoại của Grice)
(3) Tại…
5.4. Cấu trúc của hội thoại
Thảo TUẦN 15 - Thảo luận về ngữ dụng học GV chốt và
- ÔN TẬP TỔNG KẾT
luận (2) Ngày… gửi danh
Ôn tập Tháng… sách điểm
(1) Tại… về BM

8. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC VÀ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
8.1. Chính sách đối với môn học
Điểm học phần là trung bình cộng của các điểm:
- Bài tập nhóm 1: 10%
- Bài tập nhóm 2: 10%
- Kiểm tra giữa kì: 20%

10
- Thi hết môn: 60%
( Điểm học phần = BTN 1 + BTN 2 + KT giữa kì + Thi hết môn)
8.2. Quy định khác
- Đối với sinh viên:
a. Tham dự tối thiểu 80% các giờ lý thuyết, thảo luận và bài tập trên lớp. (nghỉ quá 20% số
giờ quy định sẽ không được dự thi hết môn)
b. Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, không nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
c. Tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, làm bài thuyết trình.
d. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập theo yêu cầu của môn học. Mỗi buổi học phải có học liệu
bắt buộc và đề cương môn học. Chuẩn bị trước nội dung học của mỗi tuần theo hướng dẫn ở
cột 4, mục 7 của đề cương môn học.
e. Phần bài tập, phải hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho và nộp đầy đủ
bài tập theo yêu cầu của giảng viên.
- Đối với giảng viên:
a. Từng buổi học có điểm danh
b. Sau tuần học thứ 4 các giảng viên chốt danh sách sinh viên của lớp mình (gạch tên những
sinh viên chuyển lớp và bổ sung các sinh viên chuyển đến, những sinh viên chuyển đến phải
được điền đủ các thông tin về ngày tháng năm sinh, mã sinh viên, lớp học, khóa học).
c. Tuần 14, giảng viên thông báo điểm thành phần (điểm bài tập nhóm; điểm kiểm tra giữa kì)
và danh sách sinh viên đủ điều kiện dự thi hết môn cho sinh viên.
d. Kết thúc môn học (tuần thứ 15) giảng viên gửi bảng điểm (bản cứng có chữ kí của GV và
một bản mềm) về Bộ môn để làm căn cứ lập danh sách thi hết môn và lưu tại Bộ môn. Bảng
điểm có đầy đủ các thông tin: mã sinh viên, họ và tên, ngày tháng năm sinh, lớp khóa học, lớp
môn học và có 3 đầu điểm nói trên (BTN 1, BTN 2, KT giữa kì).
Danh sách điểm của sinh viên làm theo danh sách của phòng Đào tạo
Stt MSV Họ và tên Ngày Lớp khóa học BTN1 BTN2 KTGK
sinh (10%) (10%) (20%)
1 12040144 Nguyễn Văn A QH2012F1.G1 8 8 8
2 Nguyễn Văn B
3 Nguyễn Văn C
4 Nguyễn Văn D

9. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
MÔN HỌC
9.1. Kiểm tra giữa kỳ
+ Hình thức viết: tự luận

11
+ Thời gian: 60 phút
9.2. Thi hết môn
+ Hình thức thi trên máy: trắc nghiệm
+ Thời gian: 40 phút
+ Số lượng câu hỏi: 40 câu
9.3. Bài tập nhóm
- Yêu cầu về nội dung:
1. Xác định vấn đề nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu rõ ràng, hợp lý
2. Thể hiện được kỹ năng phân tích, tổng hợp trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu
3. Ghi rõ nguồn tư liệu được trích dẫn trong bài
- Yêu cầu về hình thức:
1. Soạn thảo bằng Powerpoint theo các yêu cầu như: thiết kế màu nền và màu chữ phải
dễ nhìn; cỡ chữ tối thiểu là 28, kiểu chữ phải thống nhất; hình ảnh, âm thanh minh họa phải rõ
nét, phù hợp với nội dung nghiên cứu. (Hoặc theo yêu cầu của giảng viên).
2. Trang bìa trình bày theo mẫu sau:
Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
Bộ môn NN&VHVN
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM
Tên vấn đề nghiên cứu……………………………….
Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công:

STT Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ do nhóm Đánh giá kết


trưởng phân công quả làm việc
1 Nguyễn Văn A Nhóm trưởng
2 Nguyễn Văn B
….. ……………

9.4. Lịch thi, kiểm tra


- Lịch kiểm tra giữa kì: tiết 1 của tuần 8 theo Lịch trình dạy - học
- Lịch thi hết môn (kì thi chính và kì thi phụ): theo kế hoạch của Phòng Đào tạo.
Ngày 19 tháng 7 năm 2019

Giảng viên Trưởng Bộ môn Phê duyệt của


Ngôn ngữ Văn hóa Việt Nam Đại học Ngoại ngữ

12
TS. Chử Thị Bích

13

You might also like