You are on page 1of 10

A.

MỞ ĐẦU

Tư duy có thể được hiểu theo nghĩa là toàn bộ đời sống tinh thần của
con người, là phạm trù đối lập với phạm trù vật chất (nghĩa này được dùng
khi nói về vấn đề cơ bản của triết học). Tư duy cũng có thể được hiểu theo
nghĩa hẹp hơn đó là giai đoạn cao của nhận thức (nhận thức lý tính). Theo
nghĩa thứ hai, tư duy có quá trình hình thành, vận động và phát triển. Khái
niệm một hình thức của tư duy - đương nhiên cũng có quá trình sinh thành,
vận động và phát triển. Quá trình sinh thành, vận động và phát triển (gọi tắt
là quá trình hình thành) của khái niệm có logic của nó. Trong phạm vi tiểu
luận này tôi đề cập đến quan điểm cuả logic biện chứng về sự hình thành và
hoạt động của khái niệm trong tư duy

1
B. NỘI DUNG
I. Bản chất của khái niệm
1.1 Định nghĩa
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy phản ánh tương đối đầy đủ
và có hệ thống về bản chất và quy luậtcủa đối tượng bằng các dấu hiệu khác
biệt cơ bản. Đây là định nghĩa về khái niệm của logic hình thức và logic biện
chứng trên lập trường của logic biện chứng.
1.2 Đặc trưng của khái niệm
- Khái niệm là hình thức phản ánh(diễn tả) tương đối đầy đủ và có hệ
thống về bản chất của đối tượng.Bản chất là yếu tố mang tính ổn định, tương
đối bền vững vì vậy khái niệm là một hệ thống tri thức về bản chất của đối
tượng. Hay khái niệm là hình thức của những tri thức kết thành hệ thống.
Ở đây cúng ta cần hiểu một tri thức chưa phải là khái niệm, nhiều tri thức rời
rạc, chưa thành hệ thống cũng chưa có khái niệm. Ví vậy phải có tri thức về
cùng một đối tượng liên kết với nhau mới trở thành khái niệm. Lênin nói:
sản phẩm cao nhất của bộ óc con người là các khái niệm. Hệ thống tri thức
nói lên mặt ổn định(tĩnh) của khái niệm
- Khái niệm là sự diễn tả tương đối đầy đủ có hệ thống vêg quy luật
của đối tượng. Hay nói cách khác, khái niệm là hệ thộng những ý nghĩ về
quy luật của đối tượng (là hình thức của những ý nghĩ kết thành hệ thống).
Bản tính của quy luật là hoạt động, Sự vận động mới có quy luật.
Đặc trưng này nói lên mặt động của khái niệm.
Vậy khái niệm trong tư duy con người là một cơ cấu động tĩnh. Nó có
mặt động vì nó là một hệ thống ý nghĩ, tĩnh vì nó là hệ thống tri thức. Tri

2
thức trong hoạt động thì nó là ý nghĩ. Ý nghĩ khi được cố định lại thì dó là tri
thức. Nguồn gốc của ý nghĩ, tri thức là hoạt động của con người.
Hình thức biểu đạt (phương tiện biểu đạt)của khái niệm là các thuật
ngữ(từ hoặc nhóm từ). Xét về mặt hình thức, thuật ngữ là cái vật chất(chữ-
kí hiệu vật chất, tiếng- tín hiệu vật chất). Khái niệm thuộc về tinh thần(ý
thức)
Thuật ngữ và khái niệm khác nhau về nghĩa. Có nghĩ của thuật ngữ
người ta gọi là ngữ nghĩa- nghĩa từ. Nghĩa của khái niệm thể hiện ử nội hàm,
nghĩa của thuật ngữ thể hiện ử các thuật ngữ khác dùng để giải thích cho nó.
chẳng hạn ASEAN: Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á. Đây là nghi
thuật ngữ chứ không phải nghĩa khái niệm
Tuy nhiên, giữa nghĩa thuật ngữ và nghĩa khái niệm cũng có mối liên
hệ với nhau. Biểu hiện ở chỗ: Trong đa phần trường hpj, người ta coi nghĩa
của thụt ngữ là một thành tố nội hàm khái niệm. Bởi vì nghĩa của thuật ngữ
cũng là thành quả của nhận thgức mà ử đó có sự đúc kết hoạt động thực tiễn
của con người với đối tượng
Quan hệ giữa nghĩa thuật ngữ và nghĩa khái niệm: Nghĩa khái niệm
không đơn trị. Trong quá trình nhận thức trao đổi các khái niệm có hiện
tượng làm sai lệch nội hàm của khái niệm hoặc hiểu sai nọi hàm của khái
niệm. Yêu cầu trong quá trình truyền bá khái niệm phải sử dụng thuật ngữ
chính xác, càng tránh được các thuật ngữ đa nghĩa càng tốt
Tóm lại khái niệm là hệ thống ý nghí phản ánh quy luật của đối tượng. Khía
niệm có tính năng chỉ đạo một cách có hiệu quả hoạt động thực tiễn của con
người với đối tượng. Các sản phẩm do con người tạo ra trong thực tiễn, các
công cụ hoạt động thực tiễn của con người nói chung là hình thức vật chất
hoá những khái niệm.
II. Sự hình thành khái niệm

3
Khái niệm là kết quả của quá trình nhận thức nhưng không phải nhận
thức nào cũng tạo ra khái niệm
Nhận thức con người trải qua hai giai đoạn, chỉ có giai đoạn nhận thức
lý tính con người mới tạo ra khái niệm. để tạo ra nhận thức lý tính, có 3 yếu
tố tác động:
Sự thâm nhập của ngôn ngữ
Sự xuất hiện và việc thực hiện các thao tác tư duy
Yếu tố giữ vai trò quyết định là hoạt động thực tiễn của con người. Vì
thực tiễn là nguồn gốc của các thao tác tư duy.
- Sự thâm nhập của ngôn ngữ
Trong hoạt động thực tiễn, những tín hiệu được con người thông qua
quan hệ xã hội và xã hội hoá được biến thành phương tiện để biểu đạt đối
tượng, biểu đạt những hiểu biết, diễn tả những ý nghĩ. Đó chính là ngôn ngữ
và cũng thông qua ngôn ngữ con người thực hiện các thao tác trí óc. Nhưng
ngôn ngữ không sản sinh ra các thao tác trí óc. Trong hoạt động thực tiễn,
những động tác có tính kĩ thuật của con ngươuì được phán ánh trong đầu óc
được cải biến đi và chủ quan hoá thành những thao tác trí óc. Cho nên nhân
tố quyết định sự xuất hiện ngôn ngữ và những thao tác trí óc trong nhận thức
của con người chính là hoạt động thực tiễn của con người. Thực tiễn quyết
định nhận thức từ cảm tính đến lý tính thể hiện các vai trò:
- Nó là phương thức nguồn gốc làm xuất hiện ngôn ngữ vàc các thao
tác trí óc
- Thực tiễn là phương thức đầu tiên mà con người phát hiện ra bản
chất, quy luật của khách thể
- Thực tiễn là nội dung phản ánh trong nhận thức lý tính của con
người. Sự phản ánh thực tiễn làm xuất hiện trong đầu óc con người những ý
nghĩ

4
Thời kì đầu của sự xuất hiện nhận thức lý tính con người chưa có các
khái niệm mà chỉ có các ý niệm
Ý niệm là một cơ cấu có tính biểu tượng được gán vào ngôn ngữ khi
lần đầu con người lĩnh hội việc sử dụng ngôn ngữ. Hay ý niệm là biểu tượng
đã được đặt tên, đa gọi tên. Chẳng hạn khi đứa trẻ lên 3 chỉ vào ly nước để
gọi nước .đứa bé này chưa có khái niệm về nước nhưng đã gọi tên được
nước tức đã có trình độ về khái niệm
Ý niệm và khái niệm đều giống nhau ở phương tiện ngôn ngữ biểu
đạt. Sự khác nhau giữa ý niệm và khái niệm là:
Hình ảnh ý niệm nguyên là hình ảnh biểu tượng được gắn vào phương
tiện ngôn ngữ. Cho nên ý niệm trên căn bản chưa phản ánh tương đối đầy đủ
về bản chất đối tượng. Còn khái niệm bao giờ cũng phản ánh tương đối đầy
đủ bản chất đối tượng
Nội dung cơ bản của ý niệm là những ý nghĩ nhất định về đối tượng. Ý
nghĩ là sự phản ánh trực tiếp những hành động thực tiễn của con người. Cho
nên ý niệm có tư cách là một cơ cấu bắt chước những hánh động thực tiễn
của con người mà chưa có thể độc lập được dù là tương đối với thực tiễn của
con người. Còn khái niệm luôn có tư cách là một hệ thống, phản ánh tương
đối đầy đủ quy luâtk của đối tượng. Cho nên ở chừng mực nhất đinh khái
niệm có tính độc lạp tương đối với hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ
đó nó đi vào tương lai đêt hướng dẫn hoạt động thực tiễn của con người.
- Quá trình phát triển của nhận thức lý tính được thực hiện thông qua
các thao tác trí óc hay tư duy
Chính nhờ được thực hiện các tha tác tư duy làm cho những hiểu biết
chưa đầy đủ hệ thống những ý niệm dần dần hoàn thiện trở nên đầy đủ hơn.
Nghĩa là làm cho ý niệm trở thành khái niệm. Trong quá trình làm đầy đủ
những hiểu biết ở trong ý niệm thì nhân thức lý tính được triển khai ra bằng

5
phán đoán và các suy lý cho nên xét về mặt lịch sử và khả năng phản ánh
bản chất của đối tượng thì các phán đoán suy lý xuất hiện trước khái niệm.
Cũng vì lí do này mà Lênin cho rằng khái niệm là sản phẩm cao nhất
của bộ có con người.
III. Cơ cấu biện chứng của khái niệm
Khái niệm là một hình thức tư duy diễn tả có hệ thống về bản chất,
quy luật của khách thể. Nhưng bản chất, quy luật của khách thể bao giờ cũng
có tư cách là cái chung, cái phổ biến. Cho nên khái niệm trước hết là cái phổ
biến nhưng quy luật và bản chất mà khái niệm diễn tả trong cái phổ biến thì
không thuộc về tư duy mà vốn thuộc về đối tượng tồn tại bên ngoài tư duy
luôn có tư cách là những cái đơn nhất. Cái bản chất, quy luật ấy thực chất là
tồn tại trong những cái đơn nhất. Cho nên khái niệm là cái phổ biến diễn tả
bản chất của những cái đơn nhất. Để diễn tả bản chất quy luật của cái đơn
nhất ở trong khái niệm, tư duy phải hướng đến cái đơn nhất, tìm kiếm ở
trong cái đơn nhất những thuộc tính, quan hệ có tính bản chất, quy luật của
nó, lẩy ra(tách ra) khỏi sự vật, đối tượng những thuộc tính dó và nâng chúng
lên thành những hình thức cái phổ biến để diễn tả bản chất của đối tượng
hay là cái đơn nhất. Như vậy trong khi diễn tả bản chất của cái đơn nhất
dưới hình thức cái phổ biến thì khái niệm không xóa bỏ hoàn toàn cái đơn
nhất mà duy trì nó về phương diện bản chất. Cho nên mỗi khái niệm trong tư
duy của con người néu là sự phản ánh bản chất của đối tượng thì luôn có tư
cách là một cơ cấu biện chứng giữa cái đơn nhất và cái phổ biến. Vì vậy
khái niệm cũng là mâu thuẫn biện chứng giữa cái đơn nhất và cái phổ biến
cho nên khái niệm luôn tồn tại trong sự vận động, phát triển. Sự vận động
phát triển của khái niệm thực chất là một quá trình thâm nhập lẫn nhau giãu
cái đơn nhất và cái phổ biến. Sự thâm nhập này bao gồm hai vòng khâu diễn
ra đồng thời

6
Vòng khâu thứ nhất: Sự thâm nhập caí đơn nhất và đồng thời tạo dựng
nên cái phổ biến được thực hiện bởi trừu tượng hoá
Tư duy hướng đến cái đơn nhất tìm ra ở trong đó những tính quy định
bản chất và những quy luật rồi bằng con đường trừu tượng hoá để tách
những tính quy định này ra khỏi đối tượng. Đồng thời cần tạo lại chúng để
hình thành nên cái phổ biến diễn tả cái đơn nhất về mặt bản chất. Vì vậy bản
chất của cái đơn nhất thì lại được diễn tả trong hình thức với nó là cái phổ
biến
Vòng khâu thứ hai: Cái phổ biến thâm nhập và quán triệt cái đơn nhất
Cái phổ biến lúc này đã được tạo dựng để trở thành công cụ để tư duy
nhận thức cái đơn nhất. Cho nên từ chỗ cái phổ biến mang tính trừu tượng
được cụ thể hoá thành từng biểu hiện đa dạng của nó. Thông qua những biểu
hiện đa dạng này tư duy quán triệt sâu hơn cái đơn nhất làm cho cái đơn nhất
trước đó tồn tại bên cạnh nhau thì lúc này nhờ sử dụng cái phổ biến mà tư
duy quy những cái đơn nhất vào trong tính thống nhất của cái phổ biến. Quá
trình này thực chất là chuyển hoá cái phổ biến trừu tượng thành cái phổ biến
cụ thể làm cho cái đơn nhất thành mỗi mắt khâu tất yếu của cái phổ biến
bằng con đường khái quát hoá.
Vì đây là hai vòng khâu đồng thời trong sự vận động của khái niệm
nên cái đơn nhất thâm nhập vào cái phổ biến đến đâu và mức độ nào thì cái
phổ biến thâm nhập vào cái đơn nhất đến đấy. Và ở mức độ ấy cho nên nếu
cái đơn nhất thâm nhập vào cái phổ biến được mở rộng ra trong sự vận động
của khái niệm thì cái phổ biến cũng thâm nhập và mở rộng sự có mặt của cái
đơn nhất đến đấy làm cho sự vận động của khái niệm trừu tượng hoá diễn ra
đồng thời với khái quát hoá. Cái đơn nhất thể hiện ra ở ngoại diên của khái
niệm còn cái phổ biến thể hiện ra ở nội hàm của khái niệm.

7
Logic hình thức cho rằng nội hàm là tập hợp những dấu hiệu cơ bản
khác biệt của đối tượng được phản ánh trong khái niệm. Ngoại diên là tập
hợp những đối tượng có dấu hiệu nội hàm được phản ánh trong khái niệm
Tương quan giữa nội hàm và ngoại diên là ngược chiều. Khi nội hàm
mở rộng thì ngoại diên thu hẹp và ngược lại. Khái niệm rộng hay hẹp phụ
thuộc vào số lượng hần tử ngoại diên. Khái niệm chung hay ít chung phụ
thuộc vào số lượng dấu hiệu nội hàm.
Quan niệm này của logic hình thức là quan niệm nghiên cứu khái
niệm ở trạng thái tĩnh. Từ những cái có sẵn người ta tìm ra xem số lượng
dấu hiệu nội hàm và số lượng phần tử ngoại diên nhiều hay ít. Quan điểm
này hợp lý ở chỗ nó trở thành cơ sự để xác định và phân biệt khái niệm này
với khái niệm khác. Và cũng dựa vào quan điểm này người ta thực hiện các
thao tác trên khái niệm, phân chia hay kết hợp khái niệm, mở rộng hay thu
hẹp khái niệm một cách thuận lợi. Tuy nhien cách xem xét đó chỉ đúng khi
tính đến mặt lượng của khái niệm, nhưng quan điểm này sẽ sai lầm khi xét
sự phát triển của khái niệm. Trên thực tế quan điểm này không giải thích
được sự phát triển về nhận thức của khái niệm. Biểu hiện ở chỗ trong sự
phát triển của nhận thức chúng ta thấy có một xu hướng là nhận thức của
con người đi từ những khái niệm hẹp đến khái niệm ngày càng rộng. Chẳng
hạn sự phát triển của khái niệm vật chất từ cổ đại đến hiện đại. Dó cũng là
quá trình đi từ khái niệm ít chung đến khái niệm chung hơn. Thế nhưng theo
quan điểm của logic hình thức quá trình này làm cho nội hàm của khái niệm
lại thu hẹp lại hay nghèo nàn đi mà hiểu biết của con người bao giờ cũng
thuộc về nôi hàm. Điều đó có nghĩa là làm cho sự hiểu biết đó rtong sự phát
triển đó ngày càng nghèo nàn đi.
Logic biện chứng xét khái niệm trong sự vận động cho nên nội hàm
không đơn giản là tập hợp những dấu hiệu của đối tượng được phản ánh mà

8
nội hàm được hiểu là bản chất của đối tượng được diễn tả trong khái niệm.
Cái bản chất đó không phụ thuộc vào số lượng các dấu hiệu của đối tượng
được diễn tả nhiều hay ít mà phụ thuộc vào chỗ cái bản chất được diễn tả sâu
sắc hay kém sâu sắc trong khái niệm. Nếu bản chất của đối tượng được diễn
tả sâu sắc trong khái niệm thì nội hàm của khái niệm phong phú hơn, đầy đủ
hơn.
Ngoại diên của khái niệm chính là đối tượng nhưng đó không phải đối
tượng tồn tạih bên ngoài khái niệm mà là dối tượng hiện ra trong khái niệm
Logic biện chứng cho rằng khi nội hàm được mở rộng trở nên sâu sắc thêm
thì ngoại diên được mở rộng và đầy đủ thêm. Mỗi khi nội hàm thu hẹp thì
ngoại diên cũng bị thu hẹp. Như vậy nội hàm và ngoại diên phụ thuộc vào
trình độ và mức độ trong tư duy con người. Mỗi khi trình độ hoạt động của
khái niệm được nâng cao thêm thì ngoại diên của khái niệm trở nên sâu sắc
hơn và ngoại diên của khái niệm được mở rộng ra. Vì lúc này đối tượng của
khái niệm được rõ hơn thì ngoại diên mở rộng ra nhưng không vì thế mà nội
hàm bị thu hẹp lại mà ngược lại nội hàm được làm đầy đủ và sâu sắc thêm.
Tương quan này được giải thích thông qua sự thâm nhập lẫn nhau giữa cái
đơn nhất và cái phổ biến trong sự vận động của khái niệm.. Vòng khâu thứ
nhất chính là tạo dựng nên nội hàm khái niệm, vòng khâu thứ hai chính là sự
xác lập ngoại diên của khái niệm. Hai vòng khâu này diễn ra dồng thời có
nghĩa là cái phổ biến được tạo dựng đến đâu thì cái đơn nhất được quán triệt
đến đó. Tức là nội hàm được tạo dựng đến đâu thì ngoại diên được xác lập
đến đó.

9
C. KẾT LUẬN

Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy biện chứng. Sự hình thành
khái niệm là kết quả của nhận thức trong tư duy. Khái niệm là một hình thức
tư duy diễn tả có hệ thống về bản chất, quy luật của khách thể. Mỗi khái
niệm trong tư duy là một cơ cấu biện chứng giữa nội hàm và ngoại diên mà
trong phương thức hoạt động của khái niệm thì nội hàm của khái niệm được
tạo dựng đến đâu thì ngoại diên của khái niệm được xác lập đến đó
Để khai thác được toàn bộ sức mạnh nội dung của khái niệm, chúng ta
cần phải làm rõ được logic của sự hình thành và hoạt động của khái niệm.
Muốn làm rõ được logic của sự hình thành khái niệm, chúng ta phải bắt đầu
nghiên cứu khái niệm từ trong lịch sử hiện thực để chỉ ra đời sống của riêng
nó, nêu lên sự liên hệ của nó với quá khứ và tương lai, đồng thời phải nghiên
cứu khái niệm trong tính hệ thống, nghĩa là nghiên cứu sự tác động của khái
niệm trong chuỗi của nó và sự tác động của nó tới các chuỗi khái niệm khác

10

You might also like