You are on page 1of 67

Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.

vn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
VĂN 10 CUỐI KỲ I
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU
- Phương thức biểu đạt
- Biện pháp nghệ thuật thường gặp
- Phong cách ngôn ngữ
PHẦN 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
- Kết cấu một đoạn NLXH
- Những lưu ý khi viết đoạn NLXH
PHẦN 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
-Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão)
- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

PHẦN I: ĐỌC HIỂU


I. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

*Phương thức tự sự
a. Khái niêm
̣
Tự sự là sử dụng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng
tạo thành một kết thúc. Mục đích của thao tác này là nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người,
nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
b. Đă ̣c điểm và dấu hiêụ nhâ ̣n biết
- Có nhân vâ ̣t.
- Có cốt truyê ̣n, sự kiê ̣n.
- Có trình tự kể: theo thời gian, không gian, tâm tưởng, kết hợp thời gian – không gian…
c. Ví dụ
“Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ
và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng
lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong
chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của
Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa
thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.”
(Trích truyện cổ tích Thánh Gióng)

*Phương thức miêu tả


a. Khái niêm
̣
Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc
như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người…
b. Đă ̣c điểm và dấu hiêụ nhâ ̣n biết
- Sử dụng nhiều đô ̣ng từ, tính từ, các biê ̣n pháp tu từ.
- Có thể diễn tả hình dáng bên ngoài và thế giới nô ̣i tâm của con người; hoă ̣c tái hiê ̣n lại cảnh
vâ ̣t, đă ̣c điểm sự vâ ̣t.
c. Ví dụ

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

“…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên.
Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng
gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa
rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da
cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời
đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền
nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông
là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào
cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.”
(Trích Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà -Nguyễn Tuân)

*Phương thức biểu cảm


a. Khái niêm
̣
Là phương thức sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung
quanh.
b. Đă ̣c điểm và dấu hiêụ nhâ ̣n biết
- Chứa câu văn, câu thơ, từ ngữ thể hiện cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ
tình.
- Mang đâ ̣m dấu ấn chủ quan của người viết.
- Sử dụng kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm thể hiê ̣n rõ cho cảm xúc.
c. Ví dụ
“Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.”
(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)

*Phương thức thuyết minh


a. Khái niêm
̣
Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải… những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những
đọc, người nghe.
b. Đă ̣c điểm và dấu hiêụ nhâ ̣n biết

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

- Cần chọn lọc tri thức theo từng đối tượng mục tiêu thuyết minh nhất định để khiến người đọc
có thêm hiểu biết về vấn đề thuyết minh.
- Cần khách quan, hạn chế nêu những quan điểm và cảm nhâ ̣n cá nhân.
- Ngôn từ sáng rõ, cụ thể, trong sáng, câu văn gãy gọn, có thể sử dụng các biê ̣n pháp tu từ (so
sánh, liê ̣t kê…) giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về đối tượng được thuyết minh.
c. Ví dụ
“Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống
thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 – 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới
70 – 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con
người.
Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến
được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể
hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới
hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ
kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút…”
(Nanomic.com.vn)

*Phương thức nghị luận


a. Khái niêm
̣
Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn luâ ̣n về mô ̣t vấn đề nào đó trong xã hô ̣i như: phải –
trái, đúng - sai, tốt - xấu… nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt,
thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
b. Đă ̣c điểm và dấu hiêụ nhâ ̣n biết
- Gồm các luâ ̣n điểm lớn và các luâ ̣n điểm nhỏ.
- Các luâ ̣n cứ, luâ ̣n chứng, lí lẽ phải chă ̣t chẽ, thuyết phục.
c. Ví dụ
“Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm
ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong
các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người… Nhưng
đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ
sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta
có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi
hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã
chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn… Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn.”

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

(Trích Giáo án giảng dạy Ngữ văn 11-Nguyễn Thành Huân)

*Phương thức hành chính - công vụ


a. Khái niệm
Là phương thức dùng để giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà
nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí như: thông tư,
nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…
b. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết
Rất khách quan, không chêm xen cảm xúc và văn phong cá nhân. Ngắn gọn, mô ̣t nghĩa, tránh
cách trình bày đa nghĩa, tu từ.
c. Ví dụ
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lí người có hành vi tham nhũng.

II. BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THƯỜNG GẶP

* So sánh
a. Khái niệm
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.
b. Tác dụng
Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh
động, gây hứng thú với người đọc.
c. Dấu hiệu nhận biết
Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số
trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.
d. Ví dụ
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”

* Nhân hóa

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

a. Khái niệm
Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con
người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…
b. Tác dụng
Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn.
c. Dấu hiệu nhận biết
Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…
d. Ví dụ:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”

*Ẩn dụ
a. Khái niệm
Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có
nét tương đồng với nó.
b. Tác dụng
Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
c. Dấu hiệu nhận biết
Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau.
d. Ví dụ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

*Hoán dụ:
a. Khái niệmLà biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện
tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi.
b. Tác dụng
Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Chú ý phân biệt hoán dụ và ẩn dụ: Ẩn dụ là cả hai vế A và B đều có quan hệ tương đồng
(giống nhau) còn hoán dụ thì A và B có quan hệ gần gũi, thường đi liền với nhau.

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

c. Ví dụ:
“Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

*Điệp từ, điệp ngữ


a. Khái niệm
Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ.
b. Tác dụng
Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần
điệu cho câu thơ, câu văn.
c. Dấu hiệu nhận biết
Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ.
Lưu ý phân biệt với lỗi lặp từ.
d. Ví dụ:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

*Nói quá:
a. Khái niệm
Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng.
b. Tác dụng
Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
c. Dấu hiệu nhận biết
Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế.
d. Ví dụ:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

*Nói giảm nói tránh:


a. Khái niệm
Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.
b. Tác dụng
Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
c. Dấu hiệu nhận biết
Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.
d. Ví dụ:
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”
*Liệt kê:
a. Khái niệm
Là biện pháp tu từ sắp xếp liên tiếp nhau các yếu tố ngôn ngữ cùng loại để đạt được hiệu quả
nghệ thuật.
b. Tác dụng
Gợi sự phong phú cho sự vật, hiện tượng.
c. Dấu hiệu nhận biết
Các sự vật, hiện tượng cùng loại sắp xếp liên tiếp nhau và thông thường cách nhau bằng dấu
phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”
d. Ví dụ:
“Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”

III. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

*Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt


a. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày,
thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá
nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, …
b. Nhận biết nhanh

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật ki.
c. Ví dụ
9.5.1970
Được thư mẹ, mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thâm nặng yêu thương, như
những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước
được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc
bước chân lên chiếc ôtô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba
năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường,
bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi
đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của
ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc trên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt
vẽ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào
nguôi cả.
(Trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

*Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật


a. Khái niệm
Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương.
b. Nhận biết nhanh
Trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao, … và các tác phẩm
văn học nói chung.
c. Ví dụ
Bóng đêm tan trên đồng xanh vô tận
Nắng trời bay phấp phới bọc muôn cây
Chốn cao xa, trên trán giời không giới hạn
Làn tóc mây đùa rỡn bảo nhau bay
………………………………..
Ta vẫn thấy hồn ta buồn ủ rũ
Và cõi lòng dày đặc bóng đêm mờ
Vì, bạn ơi, trong bao tia nắng rỡ
Tia nào đâu rơi tự nước Chàm ta?
(Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn học, 2002)

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

*Phong cách ngôn ngữ chính luận


a. Khái niệm
Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.
b. Nhận biết nhanh
Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các nguyên thủ
quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , … Nội dung liên quan đến những sự kiện,
những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,… Dùng nhiều từ ngữ chính trị.
c. Ví dụ
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ
là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng.
Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức
chống thực dân Pháp cứu nước.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

*Phong cách ngôn ngữ khoa học


a. Khái niệm
Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là
các văn bản khoa học.
b. Nhận biết nhanh
Dùng nhiều từ ngữ chuyên môn trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm
khoa học.
c. Ví dụ
Trên cơ thể người có những cơ quan thoái hoá, tức là di tích của những cơ quan xưa kia khá
phát triển ở động vật có xương sống. Ruột thừa là vết tích ruột tịt đã phát triển ở động vật ăn cỏ.
Nếp thể nhô ở khoé mắt là dấu uất mi một thứ ba ở bò sát trà chim. Mấu lồi ở mép vành tai phía
trên của người là di tích đầu nhọn của vành tai thú.
(Sinh học 12, NXB Giáo dục, 2006)

*Phong cách ngôn ngữ báo chí


a. Khái niệm

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh
chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
b. Nhận biết nhanh
Được trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn bài viết (ở báo nào? ngày nào?)
c. Ví dụ
Ngày 3 – 2, tỉnh An Giang long trọng làm lễ đón nhận quyết định của Bộ Văn hoá – Thông tin
công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn.
Đây là di tích cấp quốc gia thứ 15 của tỉnh An Giang. Ô Tà Sóc là vùng sơn lâm rộng khoảng 5
km2 thuộc núi Giải. Với hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở, từ năm 1962 đến 1967, nơi
đây là căn cứ của Tỉnh uỷ An Giang, sau đó là căn cứ dự phòng của tỉnh...
(Báo Lao động, số 35/2004)

*Phong cách ngôn ngữ hành chính


a. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ hành chính là phong cách ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh
vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà
nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí
b. Nhận biết nhanh
Các mâu đơn xin phép, có tiêu đề, biểu ngữ... (đơn xin nghı̉ hoc, đơn khiếu nai...)

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

PHẦN II: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


1.Kết cấu một đoạn văn Nghị luận xã hội
Mở đoạn:
-Giới thiệu vấn đề
Thân đoạn:
-Giải thích từ khoá
-Biểu hiện
-Dẫn chứng
-Ý nghĩa
-Phản đề
Kết đoạn
-Liên hệ bản thân
Chú ý, nếu đề bài yêu cầu là nêu ý nghĩa của một vấn đề gì đó (ví dụ ý nghĩa của tình thương
trong cuộc sống) thì ta phải xoáy sâu phần ý nghĩa nhé!

2.Lưu ý khi viết đoạn văn NLXH


-Cần đọc kĩ đề (tiếc gì 1 phút để tránh lạc đề đúng không?), gạch chân từ khoá, chú ý dung lượng
và yêu cầu tiếng Việt nếu có.
-Giữa phần biểu hiện và dẫn chứng chúng ta thường hay nhầm với nhau vì vậy hãy nhớ chú ý
nhé!
-Khi lấy dẫn chứng:
+Dẫn chứng cần mới lạ, độc đáo, tránh dùng. những dẫn chứng "cũ", "lạc hậu".
+Dẫn chứng cần chính xác, thuyết phục.
+Hạn chế việc lấy dẫn chứng trong Văn học.
+1 đoạn văn NLXH cần "đủ" dẫn chứng.

*Ví dụ:

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Đề bài: Lòng khoan dung của con người trong cuộc sồng.
Cuộc sống mỗi ngày một phong phú, nó như một kệ hàng tạp hóa bán đủ mọi thứ kể cả sự hận
thù, ghen ghét, đố kỵ thậm chí là chết chóc. Nhưng dù sao đi chăng nữa, trong tôi vẫn có niềm
tin rằng lòng khoan dung sẽ có một vị trí vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong xã hội ngày
nay. (Giới thiệu vấn đề) Khoan dung là rộng lượng, là tha thứ, là sẻ chia và cảm thông cho lỗi
lầm của người biết hối cải. (Giải thích từ khóa) Ở đời, chẳng có ai hoàn hảo, chẳng có ai chưa
từng mắc sai lầm hay chưa từng vấp ngã, vậy nên con người lại càng phải biết tha thứ hơn cả.
Vâng, chỉ đơn giản là khi ta luôn sẵn sàng giúp đỡ, đồng cảm cho những số phận bất hạnh, luôn
đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cho họ,… (Biểu hiện) Khoan dung không đồng
nghĩa với việc bao che mù quáng khiến ta và chính những người xung quanh trở thành kẻ xấu,
đúng như Thomas Mann từng nói: “Lòng khoan dung trở thành tội lỗi khi dành cho kẻ ác”.
Trong bản tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ có viết “Tuy vậy dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái
độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế”, phải chăng nhờ sự khoan dung ấy mà dân tộc ta đã
trở thành một hình ảnh đẹp trong con mắt của bạn bè quốc tế? Hằng năm, các nhà tù vẫn luôn
duy trì các chế độ khoan hồng hoặc giảm án đối với những tù nhân cải tạo tốt và có sự hối cải
nhờ vậy đã giúp cho những tù nhân ấy có một tương lai xán lạn hơn sau những tội lỗi mà mình
gây ra. (Dẫn chứng) Khi sống khoan dung, con người sẽ sống tích cực, tình nghĩa và gắn bó với
nhau hơn, nó sẽ là nguồn độc lực để ta phấn đâu và tiến bộ từng ngày. (Ý nghĩa) Ý nghĩa là thế,
nhưng đâu đó trong xã hội vẫn còn những mảng màu tăm tối, nơi đây hiện diện những con người
sống ích kỷ, chỉ biết đổ lỗi và sống cho riêng mình, “nhờ” họ “giúp” xã hội ngày càng sống xa
cách, thiếu đi tình thường hay những giá trị sống cao đẹp. (Phản đề) Tôi nhớ Nam Cao từng nói:
“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thõa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là
kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của chính mình”. Có thể coi câu nói của Nam Cao là một khái
niệm khoan dung mà người đời cần học hỏi. Ta hãy sống như một Thị Nở, một Thị Nở luôn yêu
thương, bao bọc cho mảnh hồn tàn tạ, méo mó của Chí Phèo để rồi một mai, ta nhận ra và thốt
lên rằng: ôi! sao cuộc đời này lại đẹp đến vậy… (Liên hệ bản thân)

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

PHẦN III: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC


I. TỎ LÒNG – PHẠM NGŨ LÃO
1. Dàn ý phân tích
Mở bài
- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão: Là người văn võ toàn tài, để lại cho đời hai tác phẩm Thuật
hoài (Tỏ lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
- Giới thiệu bài thơ Tỏ lòng:
+ Ra đời sau những chiến thắng vẻ vang của quân và dân nhà Trần đánh đuổi quân Nguyên
Mông xâm lược.
+ Bài thơ làm sống dậy khí thế của thời đại với niềm vui, niềm tự hào. Đồng thời cũng thể hiện ý
thức làm người và chí hướng lập công của nam nhi.
Thân bài
1. Hào khí Đông A qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần.
a. Hình tượng trang nam nhi nhà Trần (câu 1)
- Tư thế “hoành sóc”: Múa giáo
+ Bản dịch nghĩa dịch “cắp ngang ngọn giáo” diễn đạt sự vững trãi, kiên cường, uy dũng, tư thế
sẵn sàng chiến đấu của người lính.
+ Bản dịch thơ dịch thành “múa giáo”: Thiên về phô trương biểu diễn, không thể hiện sức mạnh
nội lực vì vậy không truyền tải được ý nghĩa hình ảnh thơ trong nguyên tác.
- Không gian “giang sơn”: Không chỉ là sông núi mà còn chỉ non sông, đất nước, tổ quốc.
→ Không gian vũ trụ rộng lớn để nam nhi nói chí tỏ lòng
- Thời gian “kháp kỉ thu”: mấy thu – mấy năm
→ Thời gian trải dài, thể hiện quá trình bền bỉ chiến đấu lâu dài.
⇒ Chính thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn
lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, trời đất, bất chấp sự tàn phá của thời gian họ vẫn luôn bền bỉ
cùng nhiệm vụ.
b. Sức mạnh của quân đội nhà Trần (Câu 2)
- “Tam quân”: Ba quân – tiền quân, trung quân, hậu quân. Hình ảnh chỉ quân đội nhà Trần.

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

+ Quân đội được so sánh với “tì hổ” – hổ báo: loài mãnh thú chốn rừng sâu qua đó cụ thể hóa
sức mạnh và sự dũng mãnh, khí thế hừng hực làm chủ của quân đội nhà Trần.
+ Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu”: Là biểu tượng chỉ người trẻ tuổi
mà khí phách anh hùng.
→ Với các hình ảnh so sánh, phóng đại, tác giả đã thể hiện sự ngợi ca, tự hào về sức mạnh, khí
thế của quân đội nhà Trần đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.
Tiểu kết:
- Nội dung:
+ Hai câu thơ đầu làm sống dậy thời đại nhà Trần với hào khí Đông A vang núi dậy sông bằng
hình ảnh của những người anh hùng vệ quốc tư thế hiên ngang, kiêu dũng tầm vóc sánh ngang
tầm vũ trụ cùng lực lượng quân đội hùng hậu khí thế ngút trời.
+ Ẩn sau đó là niềm tự hào của tác giả về sức mạnh và chiến công của dân tộc. Đó là biểu hiện
của lòng yêu nước
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp gợi, không tả, kể chi tiết
+ Sử dụng các hình ảnh ước lệ: Kháp kỉ thu, tì hổ, khí thôn ngưu
+ Sử dụng các biện pháp so sánh, ước lệ độc đáo
2. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão
- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra
đã phải mang trong mình.
+ Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm
cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.
+ Liên hệ với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Cao Bá Quát, Nguyễn
Công Trứ. Họ đều là những người trăn trở về món nợ công danh.
- Phạm Ngũ Lão quan niệm: Thân nam nhi mà không lập được công danh sự nghiệp thì “luống
thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.
+ Thẹn: Tự cảm thấy mình chưa bằng người khác, cảm giác thua kém, xấu hổ
+ Vũ Hầu: Tức Khổng Minh là tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết
lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho
hậu thế.
+ Phạm Ngũ Lão: Con người từ thuở hàn vi vì lo việc nước quên sự nguy hiểm của mình, hết
lòng phục vụ nhà Trần, được phong tới chức Điện Súy, tước Nội Hầu. Vậy mà ông vẫn cảm thấy
hổ thẹn.

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài
bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng.
→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam
tử đời Trần.
⇒ Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó
khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng
đồng.
Tiểu kết:
- Nội dung: Hai câu thơ thể hiện nỗi thẹn cao cả của một nhân cách lớn. Qua đó thể hiện tinh
thần yêu nước, khích lệ ý chí lập công lập danh của nam nhi đời Trần.
- Nghệ thuật: Sử dụng điển cố “thuyết Vũ Hầu”, bút pháp gợi kết hợp với bút pháp biểu cảm.
Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề yêu nước như Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang
Khải), Cảm hoài (Đặng Dung),...

2. Bài văn mẫu hay

Đề bài 1: Cảm nhận bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.
Bài làm
Trần Thái Tông từng nói: “Văn chương phải là thế trận đuổi nghìn quân giặc”. Trong thời kì
đất nước loạn lạc, nhiễu nhương bị nước ngoài lâm le thì con người ta phải phát huy một cách
tốt nhất tinh thần sắc son, ý chí đứng lên bảo vệ Tổ quốc, dân tộc. Phạm Ngũ Lão đã viết nên bài
thơ “Tỏ lòng” thể hiện một tinh thần yêu nước hồn hậu, quyết tâm đứng lên chống lại giặc bạo
hung tàn. Có lẽ vậy mà có ý kiến cho rằng: “Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá
trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam” thật sâu sắc và đầy ý vị:
“Hoành sóc giang sơn tháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.
Bài thơ “Tỏ lòng” ra đời trong một hoàn cảnh đầy biến động, nhân dân toàn quốc đang ra sức
đứng lên chống giặc ngoại xâm đánh tan quân Mông Nguyên đi đến thắng lợi vẻ vang. Nhắc đến
Phạm Ngũ Lão là phải nhắc đến một người nông dân chất phác “Ngồi đan sọt mà lo việc nước”.

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Ông đã góp một phần công lao không nhỏ cho chiến tích của đất nước, con người. Phạm Ngũ
Lão là một con người văn võ song toàn. Không chỉ giỏi về binh thư mà ông còn có một tâm hồn
phong phú lãng mạn đậm chất thi ca. Bằng tài năng, phong cách của bản thân mình, ông đã viết
nên những bài thơ bất hủ kêu gọi tinh thần yêu nước thương dân của con người. Xuất thân từ
tầng lớp bình dân, nông dân nên ông thấu hiểu tâm tư, tình cảm của con người, quân đội mình-
đa phần là tầng lớp tri thức nghèo, nông nô vứt quốc bỏ ruộng đứng lên kháng chiến. Bài thơ “Tỏ
lòng” vừa cô trúc lại trầm lắng như lời tâm sự thì thầm của bậc hiền tài.
“Thơ như đôi cánh tôi bay
Thơ là vũ khí trong trận đánh”
(Raxum- Ganzaxop)
Sức mạnh của ý chí, tinh thần kiên cường, bất khuất là một thứ vũ khí sắc bén có thể nhấn chìm
tất cả các bè lũ bán nước hại nước. Nhưng tinh thần ấy đã đi sâu vào trong thi ca trong các tác
phẩm văn học qua ngòi bút của các nhà văn thiên tài. Trong chiến tranh là phải có hi sinh, mất
mát mà không chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân con người mà phải dựa vào cơ sở của văn
chương tinh thần. Cũng như vậy ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã ngụ ý khi đặt nhan đề là “Thuật
hoài”. “Thuật” có nghĩa là bày tỏ, “hoài” là mang trong lòng. Nhìn chung lại chỉ bằng hai từ mà
diễn đạt được cả hoài bão lớn lao trong lòng tác giả. Mà ở đây là một vị tướng tài nắm giữ một
chức vụ quan trọng nơi biên cương đang mong mỏi ở quân đội mình một tinh thần ý chí sắt đá
đứng lên đánh tan quân thù giữ vững nền độc lập của đất nước xinh đẹp này.
Nguyễn Việt Chiến từng đưa ra quan điểm của mình rằng:
“Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Đẩy con thuyền hướng mãi ra khơi”.
Dân tộc ta, con người ta dù bất cứ ở đâu trên mọi miền đất nước luôn hướng về Tổ quốc mình-
nơi ông cha ta, máu thịt ta sinh thành. Phạm Ngũ Lão đã bắt đầu câu thơ với hình ảnh con người
oai phong lẫm liệt thể hiện một cái hồn hào khí sát thái Đông A:
“Hoành sóc giang sơn tháp kỉ thu”
“Hoành sóc” ở đây có nghĩa là múa giáo. Người chiến sĩ, trang nam nhi hòa kiệt đang cầm trên
tay mình một ngọn giáo sắc nhọn cảnh báo quân thù một cái kết không đáng có khi xâm phạm bờ
cõi đất Việt. Cả một không gian, thời gian hiện lên trước mắt độc giả với giang sơn hùng vĩ, thời
gian thăm thẳm. Con người ấy vẫn hiên ngang kiêu hãnh trước bão táp phong ba của cuộc đời.
Sừng sững vững vàng ở đây như không có gì có thể lay chuyển được. Trải qua mấy mùa thu-
mấy mùa lá rụng con người ấy không nhớ nhà chăng- có! Dĩ nhiên là nhớ nhưng vì mong ước
một tương lai no đủ cho gia đình và toàn xã hội. Ánh mắt ấy luôn xa xăm về một ngày bình yên
không bóng quân thù. Hình ảnh người tráng sĩ làm nên thời đại đã đẹp hình ảnh:
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
Còn hùng vĩ và oai vệ hơn. Cả một bức tranh cổ trang hiện lên trong tâm trí ta gồm ba đội quân
“tiền quân”, “trung quân”, và “hậu quân” với hàng nghìn con người mang trên mình gậy gộc vũ

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

khí bước đi vững vàng trước tiếng hò gieo của quân dân, quần chúng. Hình ảnh “Ba quân khí
mạnh nuốt trơi trâu” như một lần nửa khẳng định chủ quyền dân tộc. Lời cảnh báo một cái kết
đắng cho kẻ mưu mô xâm lược. Nó như có thể nuốt trôi tất cả những gì ngăn cản hay cản trở nó.
(Át cả sao ngưu). Hình ảnh so sánh vừa có tác dụng cụ thể hóa sức mạnh vật chất lại khái quát
hóa sức mạnh tinh thần tạo vẻ hùng hậu cho câu thơ. Thể hiện hào khí Đông A của quân đội nhà
Trần một lòng vì dân vì nước vì hạnh phúc độc lập không xa, ta như từng bắt gặp hình ảnh này
trong thơ:
“Thuyền bè muôn đới
Tinh kì phấp phới
Tì hổ ba quân giáo gươm sáng chói”
Cũng nói đến tinh thần sức mạnh của quân đội ta.
Tinh thần yêu nước một lòng sắc son với dân tộc không chỉ thể hiện qua sức mạnh vật chất
mà còn thấm đượm tâm tư nổi lòng của kẻ làm trai:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Tư tưởng ấy không phải của riêng Nguyễn Công Trứ mà nó đã xuyên suốt một quá trình lịch sử
ảnh hưởng ít nhiều đến tư tưởng đạo lí của con người. Tư tưởng ấy cũng hòa nhịp cùng Phạm
Ngũ Lão về cái chí làm trai của con người thời đại bấy giờ. Nó thể hiện ở nỗi thẹn. Thẹn vì một
nỗi dân chưa giàu, nước chưa mạnh. Xuyên suốt hai câu thơ sau như lời giãi bày tâm sự của tác
giả:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
Làm đấng nam nhi mà chưa chả xong nợ công danh thì thật luống thẹn khi nghe người đời kể
chuyện Vũ Hầu. Tác giả thật tài tình khi sử dụng hình ảnh Vũ Hầu tên thật là Vũ Lượng Hầu tức
Gia Cát Lượng- một quân sư tài giỏi đời Hán giúp nhà vua khôi phục đất nước thịnh trị. Nỗi thẹn
ấy thường là nỗi thẹn của người có nhân cách cao cả. Nguyễn Khuyến trong bài “Thu vịnh” cũng
từng bày tỏ nỗi thẹn với Đào Tiềm- một danh sĩ cao khiết lại vừa có tâm. Tác giả hổ thẹn vì chưa
có tài mưu lược như Vũ Hầu, thẹn vì nước chưa bình an, yên ổn. Đặt trong hoàn cảnh này, nỗi
thẹn có tác dụng thôi thúc con người. Từ đây, ta càng một lần nữa khẳng định được chủ nghĩa
yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại.
Trong xã hội ngày nay, Việt Nam là một đất nước nhỏ bé nhưng có tiềm lực về tài nguyên,
kinh tế nên luôn bị nước ngoài lâm le xâm lược. Là một công dân trên đất nước này, chúng ta
phải có một lòng nồng nàn yêu nước và lí tưởng sống. Giàn khoan 981 xoáy vào thềm lục địa
nhói đau từ biển lên rừng buốt tim 90 triệu dân Việt.
Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão mãi mãi để lại tiếng vang ở đời về lòng yêu nước
thương dân.Bài thơ không chỉ hay về giá trị nội dung mà còn hay bởi giá trị nghệ thuật của nó

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

đem lại- một bài thơ đường luật ngắn gọn bằng biện pháp so sánh, ẩn dụ đã vẽ nên cả một thời
đại, để lại bài học tư tưởng sống: “Lí tưởng sống chính là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng
thì không có phương hướng mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.”

Đề bài 2: Cảm nhận bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.
Bài làm
“Trai thời loạn”, thành ngữ dân gian ấy không biết có từ bao giờ. Có lẽ có khi từ lúc “dân
mình biết trồng tre mà đánh giặc” (Nguyễn Khoa Điềm). Đó là ý thức về đóng góp của mỗi
thành viên trong cộng đồng dân tộc. Và thời Trần, thời đại anh hùng sản sinh ra những anh hùng.
Thời đại đã hun đúc nên những nhân vật kì vĩ. Danh tướng Phạm Ngũ Lão là sản phẩm của hào
khí Đông A. Ông vốn xuất thân từ tầng lớp bình dân. Tài năng cùng với lý tưởng yêu nước sáng
ngời của ông đã tạo nên một con người Việt Nam ưu tú trong lịch sử: Phạm Ngũ Lão văn võ toàn
tài: Tài võ ông đem hiến dâng cho sự nghiệp cứu nước. Tài văn ông dùng để làm thơ bày tỏ nỗi
lòng của mình với bè bạn, với hậu thế và trước hết là tự nói với mình về ý thức trách nhiệm
thiêng liêng, nghĩa vụ cao cả với Tổ quốc yêu quý. “Thuật hoài” chính là tiếng nói của một trái
tim yêu nước thiết tha. Qua tiếng nói ấy, người đời được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trang nam nhi
yêu nước thời Trần
Phạm Ngũ Lão đã chọn thể thơ tứ tuyệt Đường luật để bày tỏ khát vọng và hoài bão của
mình. Đây là thể thơ rất hàm súc, rất ít lời mà có sức gợi lớn, ý tứ sâu xa, phù hợp với cách nói
chắc nịch của một vị tướng vẫy vùng nơi trận mạc. Nhân vật trữ tình bày tỏ lòng mình qua hình
tượng kỳ vĩ.
Câu khai của bài thơ tứ tuyệt đã mở ra hình ảnh một đấng nam nhi với tư thế hiên ngang,
mang tầm vóc vũ trụ, hành động kỳ vĩ:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”
Người tráng sĩ không múa giáo mà cầm ngang ngọn giáo. Hai từ múa giáo trong lời dịch thơ
chưa thể hiện được hai từ hoành sóc của câu thơ nguyên tác. Múa giáo có gì đó pha chút phô
trương, biểu diễn hoặc nếu không dễ làm ta liên tưởng đến một trình độ thuần thục của nghề
cung kiếm trong thao tác thực hành. Và như vậy nó làm mất đi cái cường độ nội sinh, nội lục.
Người bản lĩnh cao không bao giờ tỏ ra trong cái hình thức bên ngoài như thế. Ở đây người tráng
sĩ cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc). Trong câu thơ nguyên tác, tác giả dựng lên hình ảnh người
tráng sĩ ở một tư thế tĩnh chứ không động. Tư thế ấy như dồn nén sức mạnh để để bùng nổ.Tầm
nhìn của tráng sĩ bao quát cả giang sơn. “Giang sơn” là từ chỉ đất nước. Nó vừa diễn tả không
gian mang sắc thái vũ trụ, vừa để diễn tả một ý niệm cụ thể là đất nước. Khi nói đến giang sơn
thường có một sự liên tưởng đến bộ ba khái niệm”thiên, địa, nhân” (trời, đất, người), tức là
thuyết tam tài, diễn tả ý niệm về tầm quan trọng của con người trong vũ trụ. Con người sánh
ngang với trời đất, có trách nhiệm to lớn đối với thế giới. Vì vậy ở đây người tráng sĩ đã thể hiện
tư thế và tầm nhìn của người chủ động canh giữ giang sơn quý báu của mình, sẵn sàng đón đánh
quân cướp nước. Vậy, cái chí bình sinh thời loạn đã nâng cấp ngọn giáo thông thường lên tầm
trách nhiệm với nước, với đời. Ngọn giáo ấy là non sông đã giao trách nhiệm ngàn cân mà người

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

tráng sĩ không thể không làm tròn. Ngọn giáo cầm trong tay tráng sĩ như đo chiều rộng, chiều dài
của Tổ quốc sẵn sàng bảo vệ, giữ gìn từng tất đất của quê hương, không thể cho quân giặc tàn
phá, giày xéo. Khát vọng bảo vệ Tổ quốc dồn vào đôi cánh tay tráng sĩ đang chắc trong tay cầm
ngang ngọn giáo, bất chấp cả thời gian trôi qua. Thực tế Phạm Ngũ Lão cầm quân giữ các cửa ải
phía bắc từ cuối năm 1282 đến năm 1285 khi quân Mông- Nguyên kéo vào xâm lược nước ta.
Thời gian ấy đúng là đã mấy thu (kháp kỉ thu). Người tráng sĩ ấy đã dạn dày dày sương gió, đã
từng đối mặt với kẻ thù, bất chấp mọi nguy hiểm gian nan. Dù thời gian khiến nhiều việc đổi
thay, duy nhất có khát vọng gìn giữ giang sơn là không hề thay đổi trong tấm lòng của trang nam
nhi đất Việt
Câu khai đã làm trọn chức năng mở ra và đã hé mở tấm lòng son sắt của Phạm Ngũ Lão đối
với quê hương đất nước. Từ thế của nhân vật trữ tình hiện lên thật hiên ngang lẫm liệt nhưng
giọng điệu câu thơ lại bình tĩnh, khiêm nhường, ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng. Một ý chí sắt
đá không gì thay đổi. Đi cứu nước là niềm tự hào, kiêu hãnh, niềm hạnh phúc lớn lao của trang
nam nhi thời Trần.
Tướng thì phải có quân, tướng nào quân nấy. Người tráng sĩ đang sát cánh cùng ba quân với
khí thế ngất trời. Dường như chí lớn của Phạm Ngũ Lão như đã truyền tới ba quân một năng
lượng tinh thần, nhạy và nhanh để để kết thành một khối. Còn hơn thế, như người giữ lửa, truyền
lửa độ sáng và độ ấm không hề dừng lại mà cứ lớn dần lên. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng
yêu nước lại sôi nổi, cả dân tộc kết thành một khối sức mạnh:
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
Thủ pháp so sánh và phóng đại được tạo dựng trong câu thừa. Ngoài ra câu thơ còn tạo được một
ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khác quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và
lãng mạn. Tam quân ở đây mạnh như hổ báo thì sẽ đánh đâu thắng đấy, xứng đáng là nềm tin cậy
của non sông. Đội quân anh hùng ấy cùng với cả nước sẽ đánh tan quân xâm lược nhà nghề hung
hãn bậc nhất thế giới bấy giờ. Thực tế ba quân như hổ báo ấy đã ba lần xé xác, nuốt trôi đội quân
trâu điên hung hãn. Sau này, một nhà thơ của sứ giả thiên triều Nguyên là Trần Phu viết phần
nào ghi lại tâm trạng sợ hãi của quân xâm lược khi đến nước ta:
“Kim qua ảnh lí đan tâm khổ
Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh”
(Trong bóng lòe của binh khí long son cay đắng
Giữa tiếng rộn của trống đồng tóc bạc mọc ra)
Chính những con người với những phẩm chất anh hùng như Phạm Ngũ Lão đã làm nên hào khí
Đông A chói lọi đó.
Thật sảng khoái tự hào biết mấy khi hai câu thơ gieo trồng trên một mảnh đất dường như
không một lúc nào bình yên. Sinh vào thời Trần, ai cũng có cơ hội trở thành anh hùng. Đâu chỉ
một lần Trần Quốc Tuấn đêm quên ngủ, ngày quên ăn chỉ với một nguyện vọng là được xả thịt,
lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Đó là sáu chữ vàng được thêu trên lá cờ của người thiếu
niên Trần Quốc Toản. Đó là việc khắc tay binh sĩ hai chữ Sát Thát… Cả một không gian trận

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

mạc lở đất rung trời. Hào khí Đông A trong thơ Phạm Ngũ Lão hào hùng trong bối cảnh ấy. Nó
bắt nhịp được bước đi của thời đại, của dân tộc trong những giờ phút lâm nguy.
Câu thừa nâng cao, phát triển ý câu khai, tiếp tục cảm hứng tỏ lòng của danh tướng Phạm
Ngũ Lão.
Cái lý tưởng sống của Phạm Ngũ Lão còn được thể hiện ở hoài bão, ý thức của bậc nam nhi
với việc lập công danh để đời. Đó là nỗi lòng với cái chí và tâm lớn lao cao cả của người anh
hùng.
Trong một bài thơ tứ tuyệt Đường luật thì câu chuyển có vị trí then chốt, có khi làm chuyển
cả ý thơ, chuyển cả dạng cảm xúc. Phạm Ngũ Lão đã dùng câu thơ quan trọng này để chuyển
sang nói về hoài bão và lý tưởng của mình:
“Nam nhi vị liễu công danh trái”
Theo quan niệm Nho giáo phong kiến, làm trai trên đời phải có công danh sự nghiệp, cũng là để
chứng tỏ cái chí của người quân tử, muốn được góp sức với đời góp công với nước. Có như vậy
mới thỏa nguyện chí làm trai và làm vẻ vang cho cha mẹ, gia tộc. Theo sách Kinh lễ, nhà quý tộc
khi sanh con trai thì lấy cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bồng bắn bốn phát tên ra bốn phương,
ngụ ý làm trai co chí khí tung hoành ngang dọc bốn phương trời đất. Lý tưởng của chí làm trai ấy
trong thời gian khá dài đã phát huy tích cực. Bao trí thức Nho gia đất Việt, các thế hệ đã sống say
mê mãnh liệt với lý tưởng ấy và lưu danh muôn đời với sự nghiệp lớn lao cho đất nước, cho xã
hội. Đó là một Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, đặc biệt là Nguyễn Công Trứ:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Điều đáng nói ở đây là Phạm Ngũ Lão đã gắn chí nam nhi với lý tưởng yêu nước thiêng liêng,
với sự nghiệp cứu nước gian khổ mà cực kì vẻ vang. Đặt trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ,
chí làm trai của Phạm Ngũ Lão trong bài thơ có tác dụng to lớn đôi với con người và xã hội, nó
cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu cho sự nghiệp cứu
nước.
Câu chuyển vang lên lên như một tuyên ngôn về cách sống anh hùng: Ai muốn sáng thì phải
cháy lên! Nhưng tướng quân Phạm Ngũ Lão, khát vọng hiến dâng còn mãnh liệt vô cùng, hầu
như không có giới hạn. Cái tốt đẹp không bao giờ có điểm tận cùng. Phạm Ngũ Lão đã thể hiện
khát vọng ướcmơ, hoài bão mãnh liệt trong lòng ở câu hợp:
“Tu thính dân gian thuyết Vũ hầu”
Xuất hiện trong lòng vị danh tướng một nỗi thẹn. Suốt cuộc đời, Phạm Ngũ Lão không làm điều
gì để phải thẹn với dân, với nước, với chính mình, Nói thẹn là là cách nói khiêm nhường, một
cách thể hiện khát vọng, hoài bão mãnh liệt trong lòng. Mẫu nam nhi lý tưởng theo Phạm Ngũ
Lão là người có tài mưu lược, có nhiều công trạng như Vũ hầu Gia Cát Lượng. Nỗi thẹn ấy
không làm cho con người nhỏ bé đi mà nó tôn cao nhân cách con người. Nỗi thẹn ấy đốt lên
trong lòng người ngọn lửa của khát vọng vươn tới cái cao cả lớn lao. Ở một khía cạnh khác, cách

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

nói đó lại là sự khẳng định đề cao đề cao ý thức trách nhiệm của Phạm Ngũ Lão với đất nước,
với nhân dân. Câu thơ hợp đã để lại biết bao suy ngẫm cho người đọc.
Thuật hoài là lời tỏ lòng riêng của Phạm Ngũ Lão, là tiếng nói của một trái tim yêu nước
mãnh liệt, thiết tha. Nhưng trong bài thơ không thấy có một đại từ nhân xưng nào. Chủ thể trữ
tình ẩn dưới danh từ chung “nam nhi” nhắc đến “tam quân tì hổ” đông đảo, hùng hậu. Vì vậy, bài
thơ bộc lộ khát vọng của tác giả, vừa bày tỏ trách nhiệm đối với Tổ quốc, tình cảm, ý chí, khí
phách của quân dân đời Trần. Cái hay của bài thơ này còn ở độ súc tích cao theo hướng “quý hồ
tinh bất quý hồ đa” trong nghệ thuật văn học trung đại. Hình thức kết cấu theo nguyên tắc “ tức
cảnh sinh tình”, nó được triển khai tứ bằng cách đi từ hiện thực, chọn những hiện tượng có thực
tiêu biểu để dẫn dắt đến chỗ bộc lộ nhũng cảm xúc nội tâm sâu kín để bày tỏ tấm lòng yêu nước
của tác giả và con người. Đó là “hào khí Đông A”, là cảm hứng yêu nước trong thơ lúc bấy giờ.

Đề bài 3: Cảm nhận bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.
Bài làm
Đã từng một thời, văn học Việt Nam được biết tới như những con thuyền chở đầy ý chí và
khát vọng cao đẹp của người đương thời, đó là những áng thi ca trung đại đầy hào sảng, hùng
tráng. Bởi vậy chăng mà cứ mỗi lần từng tiếng thơ “Thuật hoài” (Phạm Ngũ Lão) vang lên, hiện
lên trước mắt ta luôn là hình ảnh người tráng sĩ thời đại Lý – Trần với hùng tâm tráng chí sôi nổi,
như những bức tượng đài đẹp nhất đại diện cho cả một thời đại đầy rực rỡ của phong kiến Việt
Nam: thời đại Đông A.
Là một vị tướng tài ba từng gắn bó sâu sắc với triều đại nhà Trần, Phạm Ngũ Lão hiểu rõ hơn
ai hết tấm lòng thiết tha với non sông và khao khát giữ vững độc lập chủ quyền nước nhà của
tướng quân và nhân dân. Trong hoàn cảnh cả dân tộc đang dốc sức thực hiện kháng chiến chống
Mông – Nguyên làn hai, cần có một liều thuốc tinh thần tiếp thêm sức mạnh để quân dân từng
ngày cố gắng hơn nữa trong sự nghiệp bảo vệ đất nước; “Thuật hoài” ra đời cũng vì lẽ đó. Đặt
trong một hoàn cảnh đặc biệt, được viết dưới ngòi bút của con người có tầm vóc lớn lao, bài thơ
dù chỉ là một trong hai tác phẩm của Phạm Ngũ Lão còn lưu lại, song cũng đủ để ghi danh tác
giả cho tới tận muôn đời.
Hai câu thơ đầu là những nét phác họa đầu tiên về chân dung người tráng sĩ Đông A:
“Hoàng sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
(Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
Bằng lối vào đề trực tiếp, trong câu thơ đầu tiên, tác giả đã dựng lên hình ảnh người tráng sĩ
thời Trần mang vẻ đẹp của con người thời đại: cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông. Chỉ qua
một hành động “hoành sóc”, người tráng sĩ hiện lên với tư thế đầy oai hùng và kiên cường, ngay
thẳng, vững vàng. Sừng sững như một bức tượng đài đầy hiên ngang giữa không gian rộng lớn

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

của “ giang sơn” và dòng thời gian dài trôi chảy “ kháp kỉ thu”, người ấy mang vẻ đẹp của những
đấng anh hùng từng trải, với kinh nghiệm già dặn đã được tôi luyện mỗi ngày. Vận mệnh và sự
bình yên của đất nước đang được đặt trên đầu ngọn giáo kia, đó là trọng trách lớn lao đặt lên vai
người tráng sĩ, nhưng cũng chính ngọn giáo ấy là điểm tựa vững vàng che chắn cho cả dân tộc
tồn tại. Câu thơ tỉnh lược chủ ngữ ngắn gọn mang ngụ ý của tác giả: đó không chỉ là một hình
ảnh duy nhất của một con người duy nhất, mà là tầm vóc hào sảng của cả biết bao con người thời
đại, là không khí sôi sục của đất trời Đông A.
Chưa một thời đại nào trong lịch sử dân tộc, tầm vóc của con người lại trở nên lớn lao đến
vậy, với khí thế hùng tráng: “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Cách nói ẩn dụ ước lệ quen thuộc
trong thi pháp thơ ca trung đại với phép phóng đại “tam quân tì hổ’ cho người đọc ấn tượng
mạnh mẽ về đội quân “sát thát” của nhà Trần, với khí thế dũng mãnh, kiên cường. Cụm từ’ khí
thôn ngưu”, có thể hiểu là khí thế của đội quân ra trận với sức mạnh phi thường đến mức có thể
“nuốt trôi trâu”, cũng có thể hiểu khí thế ấy sôi sục tới độ at cả sao ngưu, sao mai. Trong cách
nói cường điệu, ta thấy được tình cảm tự hào của nhà thơ khi đã nâng tầm vóc của quân dân nhà
Trần có thể sáng ngang với thiên nhiên, vũ trụ bao la. Đó là niềm tự hào của một con người được
sinh ra trong một đất nước, một thời đại hùng mạnh, đầy phấn chấn, tự tin, luôn khao khát vươn
lên, giữ vững chủ quyền cho nước nhà.Từ hình ảnh người tráng sĩ hiên ngang tới tầm vóc lớn lao
của ba quân thời đại, rõ ràng, vẻ đẹp người tráng sĩ ấy là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, và vẻ đẹp
dân tộc càng tôn vinh thêm vẻ đẹp hùng sảng của những tráng sĩ thời Trần. Hai câu thơ đầu tiên
vang lên, Phạm Ngũ Lão không chỉ cho ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một vị anh hùng thời đại,
mà là vẻ đẹp muôn thuở của một dân tộc anh hùng.
Từ tư thế hiên ngang dũng mãnh, nhà thơ giúp người đọc đi sâu hơn để khám phá tâm thế
vững vàng với hùng tâm tráng chí bên trong ngững tráng sĩ:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu”
Với người quân tử trong xã hội phong kiên đương thời, chí làm trai là phẩm chất không thể thiếu.
Ta từng nhớ đã đọc những câu thơ nhắc đến món nợ công danh của các đấng nam nhi:
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”
(Đoàn Thị Điểm)
Hay:
“Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo”
(Nguyễn Công Trứ)
Đối với những người tráng sĩ “bình Nguyên” thuở ấy, trong hoàn cảnh đât nước đang bị lăm
le xâm chiếm bởi giặc ngoại bang, “nợ công danh” mà họ phải trả, đó là làm sao để bảo vệ trọn
vẹn đất nước, để có thể đem lại yên ấm cho muôn dân. Nói khác đi, hùng tâm tráng chí trong
lòng người tráng sĩ chính là niềm yêu nước thiết tha sâu nặng, là tiếng nói khát khao đáng giặc

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

cứu lây non sông. Điều đặc biệt là trong từng câu chữ của “Tỏ lòng”, tinh thần bất khuất ấy
không được nêu lên một cách giáo điều, khô cứng, mà nó như được tỏa ra từ chính trái tim, thốt
lên từ tâm can của một con người với khát vọng đang sôi cháy, rực lửa.
Để rồi, nợ công danh chưa trả hết, và người đời lại “luống thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu
xưa: “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”. Câu thơ gợi lại một câu chuyện cổ về bậc anh tài Gia
Cát Lượng từng giúp hình thành thế chân vạc Tam Quốc, giúp Thục – Ngô chống Tào… Người
tướng sĩ thấy hổ thẹn bởi công lao của mình vẫn chưa đáng bao nhiêu so với Tôn Tử, song đó lại
là cái thẹn cao cả, là cái thẹn lớn lao, đáng trân trọng của một bậc đại trượng phu. Ngũ Lão từng
là một trong những vị tướng tài ba nhất của nhà Trần, làm tới chức Điện súy thượng tướng quân,
vậy còn điều gì khiến người còng hổ thẹn? Rằng, đó không chỉ là nỗi thẹn, mà là niềm khao khát
vươn tới những đỉnh cao, vươn tới những tầm vóc rộng lớn hơn nữa. Có những cái thẹn khiến
người ta trở nên bé nhỏ, có những cái thẹn khiến cho người ta khinh, nhưng cũng có những cái
thẹn cho người ta thấy được cả một tầm vóc lớn lao và ý chí mãnh liệt; cái thẹn của người tráng
sĩ thời Trần là cái thẹn như thế.
“Thuật hoài” lấy tiêu đề dựa theo một motif quen thuộc trong văn học trung đại, bên cạnh
“Cảm hoài” của Đặng Dung, hay “Tự tình” của Hồ Xuân Hương,… những bài thơ bày tỏ nỗi
lòng của người viết. Với “Tỏ lòng”, đây là lời tâm sự bày tỏ tâm tư, ý chí của Phạm Ngũ Lão,
cũng là của những tráng sĩ thời Trần mà tâm can đều dành trọn cho dân tộc. Bài thơ được viêt
theo thể thất ngôn tứ tuyệt, chỉ với một số lượng ngôn từ ít ỏi, song lại đạt được tới sự hàm súc
cao độ khi đã dựng lên được những bức chân dung con người và hào khí Đông A với vẻ đẹp hào
sảng, khí thế, dũng mãnh.
Cùng với “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn, “Bạnh Đằng giang phú”- Trương Hán Siêu,…
“Thuật hoài” mãi là khúc tráng ca hào hùng ngợi ca vẻ đẹp con người và thời đại, và sẽ tồn tại
mãi cùng với dòng trôi chảy của thời gian…

II. CẢNH NGÀY HÈ – NGUYỄN TRÃI


1. Dàn ý phân tích
Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi: Là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới với sự
nghiệp văn học đồ sộ.
- Giới thiệu về tập thơ Quốc âm thi tập và bài thơ cảnh ngày hè: Quốc âm thi tập là tập thơ đặt
nền móng cho sự mở đường của thơ chữ Nôm, cảnh ngày hè là một trong những bài thơ hay nhất
của tập thơ.
Thân bài
1. Sáu câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè
- Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở ẩn:

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

+ “Rồi”: Là một từ cổ có nghĩa là rảnh rỗi, nhàn hạ


+ “Ngày trường”: Ngày dài, chỉ khoảnh thời gian rảnh rỗi.
+ Hóng mát: Hoạt động an nhàn, tĩnh tại, thư thái
→ Tâm thế an nhàn, thảnh thơi của tác giả. Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước,
đây là những giây phút hiếm hoi của cuộc đời.
- Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động.
+ Xuất hiện trong ba câu thơ là những sự vật quen thuộc của của mùa hè: lá hòe , thạch lựu,
hoa sen.
→ Sự vật gần gũi, giản dị
+ Cách miêu tả sự vật của tác giả: Màu sắc - màu xanh của hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu
hồng của hoa sen, trạng thái - đùn đùn, rợp, phun, tiễn, mùi hương: mùi sen cuối hạ.
→ Cách miêu tả tinh tế, sinh động khiến các sự vật hiện lên vừa có màu sắc vừa có trạng thái,
vừa có mùi hương
⇒ Các sự vật vốn gần gũi, giản dị nhưng qua cách phối hợp đường nét, màu sắc cùng các động
từ mạnh đã vẽ lên một bức tranh căng tràn sự sống
⇒ Thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên của của Nguyễn Trãi.
- Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống con người
+ Nguyễn Trãi dùng nhiều từ Hán Việt như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần
nhuyễn với những từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã.
+ Cuộc sống được cảm nhận bằng âm thanh: Âm thanh từ làng chợ cá, của tiếng ve râm ran
mỗi độ hè về
+ Nhà thơ sử dụng hai từ láy tượng thanh “lao xao” – âm thanh của những phiên chợ cá,
“dắng dỏi” – diễn tả âm thanh của tiếng ve, kết hợp với nghệ thuật đảo cấu trúc câu nhằm nhấn
mạnh những âm thanh bao trùm làng quê.
→ Cuộc sống sôi động, ồn ão, tràn đầy sức sống và âm thanh.
⇒ Cả thiên nhiên và con người đều hiện lên tràn đầy sức sống
⇒ Tâm hồn lạc quan, yêu đời, tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, tha thiết với cuộc sống quê nhà
của nhà thơ Nguyễn Trãi.
2. Hai câu cuối: Tâm sự và ước nguyện của nhà thơ
- “Dẽ” là từ cổ nghĩa là lẽ, lẽ ra
- “Ngu cầm” là cây đàn của vua Nghiêu vua Thuấn. Đây là điển cố quen thuộc của Trung Hoa kể
về thời đại Nghiêu Thuấn – những ông vua nhân từ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

nhân dân. Hằng ngày vua Nghiêu Thuấn thường đem đàn ra gảy khúc nam phong ngợi ca cảnh
thái bình trên xứ sở này
→ Thể hiện ước muốn có được cây đàn để ca ngợi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống
vui tươi trên quê hương ông.
→ Câu thơ thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của tác giả khi được sống hòa hợp cùng thôn
quê.
- Câu thơ cuối cùng thể hiện rõ ràng, cụ thể ước mơ được thấy cảnh thanh bình, ấm no trên đất
nước.
→ Nguyễn Trãi dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng vẫn nặng lòng với dân với nước. Ông ước
mơ về cuộc sống no đủ, ấm áp sung túc không chỉ trên quê hương ông mà còn trải khắp đất
nước.
3. Nghệ thuật
- Giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động
- Thể thơ sáng tạo thất ngôn xen lục ngôn
- Ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt vừa có lớp từ thuần Việt tạo nên vẻ
đẹp vừa trang trọng vừa bình dị
- Sử dụng các điển tích, điển cố
Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Mở rộng: Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề như “Quy hứng” của Nguyễn Trung Ngạn,
“Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2. Bài văn mẫu hay

Đề bài 1: Phân tích “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.


Bài làm
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng dành những lời trân trọng nhất “Nguyễn Trãi là người
đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió thời đại…” Vẻ đẹp ấy của hồn
thơ Nguyễn Trãi đã được phác họa qua những vần thơ của “Cảnh ngày hè”, một trong số bài thơ
của chùm thơ 61 bài “Bảo kính cảnh giới”. Ở đó, ta không chỉ bắt gặp một tâm hồn tinh tế nhạy
cảm trước thiên nhiên của một người nghệ sĩ mà còn thấy được một tấm lòng luôn cháy sáng vì
nước vì dân của vị anh hùng dân tộc.

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Thiên nhiên vốn là mảnh đất vô cùng màu mỡ của biết bao thi nhân trung đại cày xới và cũng,
là nguồn thi hứng không bao giờ vơi cạn Nguyễn Trãi .Nhà thơ sống giữa thiên nhiên, bầu bạn
cùng thiên nhiên, và lấy từ thiên nhiên những bài học quý giá làm “gương báu răn mình” để rồi
ghi lại trong tập thơ “Bảo kính cảnh giới”. Một nhân cách thanh cao “tỏa sáng tựa sao khuê”,
một tấm lòng cao cả, vẫn luôn tha thiết với nhân dân, với đất nước dẫu trong tình cảnh ngặt
nghèo bị nghi kị, dèm pha hay ngay cả khi có cuộc sống yên bình, nên thơ giữa thiên nhiên của
Nguyễn Trãi đã đến với người đọc chính qua những vần thơ ấy. Tám câu thơ của “Cảnh ngày
hè” đã góp thêm nét vẽ để bức chân dung tâm hồn của Ức Trai hiện lên rõ nét nhất.
Ngay từ những câu thơ đầu tiên, tác giả đã dẫn chúng ta đến với một bức tranh thiên nhiên rực
rỡ, tràn trề sự sống của mùa hè, đến với một không khí náo nhiệt, rộn ràng của cuộc sống thường
nhật vẫn đang tiếp diễn.
“Rồi, hóng mát thuở ngày trường”
Câu thơ mở đầu cho bài thơ tác giả đã giới thiệu về hoàn cảnh hưởng “nhàn” bất đắc dĩ của
mình.Lời thơ biểu đạt sự nhàn hạ trong một ngày hè của một con người không bị vướng bận bởi
điều gì với nhịp của chữ “rồi” tách riêng khỏi nhịp của câu thơ như nhấn mạnh sự rảnh rỗi của
nhà thơ. Nhưng khi đọc sâu, ngẫm kĩ vào từng câu chữ ta lại cảm nhận được tiếng thở dài trong
câu thơ. Cụm từ “thuở ngày trường” trong câu đầu có cùng nghĩa với “hạ nhật trường” trong một
câu thơ của Cao Biền thời Đường:
“Lục thu âm nồng hạ nhật trường”
(Cậy xanh bóng rợp ngày hè dài)

Bài thơ được viết trong thời gian Nguyễn Trãi an nhàn lui về ở ẩn xa dời chốn bon chen đầy
cám dỗ của quan trường, và như thế nhà thơ đã có cơ hội để cảm nhận trọn vẹn cái “ngày hè dài”
ấy. Thế nhưng liệu đó có phải chỉ là những cảm quan về thời gian, ngày tháng? Hay đằng sau hai
chữ “ngày trường” cùng với nhịp thơ như trải dài ấy còn là tâm trạng nhân vật trữ tình, những
nỗi niềm của Ức Trai chăng? Và phải chăng tất cả những tâm tư ấy đang dồn nén vào trong bức
tranh thiên nhiên ngày hè mãnh liệt và căng tràn sức sống trước mắt và được nhà thơ nâng niu
ghi lại:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Chỉ trong ba câu thơ hàm súc tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa hè rực
rỡ với những gam màu đậm, tươi tắn cùng những hình ảnh đặc trưng của mùa hè. Bao trùm lên
bức tranh ấy chính là những “chiếc lọng” xanh biếc của tán hòe đang bung sắc như làm dịu đi cái
chói chang, gay gắt của nắng hè. Đặt điểm nhìn xuống thấp hơn, nhà thơ đã khéo léo đan cài màu
đỏ rực rỡ của thạch lựu trước hiên nhà cùng sắc hồng của ao sen đang tỏa hương thơm ngát lan
tỏa khắp không gian. Nếu thơ ca cổ điển ưa những gam màu trầm hơn là những sắc gắt, ưa tả

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

tĩnh hơn tả động thì Nguyễn Trãi đã dám bước qua cái khuôn khổ ấy để thoát khỏi những bức
tranh thanh đạm, tiêu sơ và để đến gần hơn với bức tranh cảnh ngày hè tươi vui, đầy sức sống.
Nhà thơ không chỉ cảm nhận được hình sắc của thiên nhiên tạo vật mà còn nhận thấy một mạch
sống đang ứa căng, tràn trề, đang đùn đùn phun ra những sắc xanh, sắc đỏ của hoa lá, cỏ cây.
Thiên nhiên của Nguyễn Trãi hiện lên qua những động từ mạnh “đùn đùn”, “phun”, “tiễn”
“giương” như đang trào dâng một sức sống nội sinh mãnh liệt, mạnh mẽ ẩn sâu bên trong mỗi
tạo vật. Hòe không được miêu tả như một vật thể thông thường mà nó được đặt trong sự vận
động, phát triển của tự nhiên. Ao sen cũng không chỉ gợi một thứ hương dịu nhẹ mà còn thể hiện
sự lan tỏa, sự chuyển động của mùi hương ấy khắp không gian. Đều lấy tâm điểm là những bông
hoa thạch lựu đỏ như những đốm lửa nhưng nếu Nguyễn Du gợi tả được màu sắc qua phép điệp
âm”lửa lựu lập lòe” trong câu thơ “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” (Truyện Kiều) thì hoa
lựu trong thơ Nguyễn Trãi còn có cả nhựa sống dồi dào bên trong đang “phun” tỏa, phát lộ ra
ngoài. Cái sinh khí rực rỡ, viên mãn nhưng cũng rất thanh thoát ý vị ấy khác hẳn với cái nóng
nực của mùa hè mà các nhà thơ trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” đã biểu hiện:
“Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi
Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè”
Phải chăng chính nhà thơ đã mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận cuộc sống, để phát hiện ra cái
thế giới bên trong đang tuôn tràn của thiên nhiên, và cái vận động không ngừng trong tự nhiên.
Nhưng trong thi của Nguyễn Trãi không chỉ có họa, có hương mà còn có cả những thanh âm
muôn vẻ của cuộc sống thường nhật:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Thiên nhiên không hề u ám, trầm lặng khi nắng chiều buông mà trái lại, rất rộn rã và sôi động.
Nhà thơ đã đưa vào bức tranh của mình những hình ảnh vô cùng quen thuộc, gần gũi nhưng lại
không đi theo khuôn sáo, lối mòn nào. Hai từ láy “lao xao”, dắng dỏi được đảo lên đầu mỗi câu
thơ làm bật lên cái âm thanh sôi động, náo nhiệt, xóa tan không khí quạnh hiu, cô tịch lúc ‘tịch
dương”. Cảnh phiên chợ – một dấu hiện của sự sống con người hiện ra trong câu thơ với tiếng
người mua, kẻ bán, tiếng cười nói, tiếng chuyện trò gian thật bình yên và ấm áp! Nhà thơ không
hề thoát tục, không hề xa dời cuộc sống mà là đang hướng lòng mình về với cuộc sống bình dị từ
những âm thanh bình dị nhất. Nhà thơ như căng mở hết tất cả những giác quan cả thị giác, khứu
giác, thính giác và cả những liên tưởng bất ngờ “dắng dỏi cầm ve”. Tiếng ve inh ỏi – một thứ âm
thanh không xa lạ với mùa hè được ví như một cung đàn mùa hạ tấu lên một cách rộn ràng hòa
chung với bản đàn rạo rực, hối hả của nhịp sống căng tràn trong thiên nhiên. Lời thơ như diễn tả
một cuộc sống đang sinh sôi, tiếp diễn ngay cả khi ngày sắp tàn, một khung cảnh thật êm đềm và
thanh bình nơi làng quê. Cùng viết về mùa hè nhưng những cảm xúc trong mỗi bài thơ lại đem
đến một mùa hè khác nhau:
“Tháng tư đầu mùa hạ
Tiết trời thực oi ả

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Tiếng dế kêu thiết tha


Đàn muỗi bay tơi tả”
Nếu như ta cảm nhận được mùa hè rộn ràng, náo nhiệt trong những vần thơ Ức Trai thì mùa hè
của Nguyễn Khuyến oi nồng và có phần u uất. Bởi, với “Cảnh ngày hè” Nguyễn Trãi đã cảm
nhận thiên nhiên sự sống bằng chính sức sống dồi dào trong tâm hồn mình, bằng sự tha thiết với
cuộc sống còn Nguyễn Khuyến đã mượn mùa hè để dãi bày những bức bối, u uất của mình đúng
như tên bài thơ “Than mùa hè”. Thi nhân như đang náo nức muốn hòa cùng niềm vui sự sống với
một tâm hồn thiết tha yêu thiên nhiên để rồi từ đó thổi bùng lên khát vọng bấy lâu nay của một
con người luôn hết lòng vì đất nước.
Sống giữa vòng tay bình yên của mẹ thiên nhiên, giữa cuộc sống “vô ưu vô tư” nhưng chưa
giây phút nào Nguyễn Trãi quên đi bổn phận của mình:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Sâu trong tâm khảm, Ức Trai luôn mang một nỗi niềm dân nước, một hoài bão về sự an thịnh
như thời Đường Ngu nên đã mượn điển tích Ngu cầm để nói lên tấm lòng của mình. Liệu có phải
nhà thơ muốn có cây đàn Ngu cầm để gẩy nên khúc Nam Phong để ngợi ca cảnh thái bình, thịnh
trị đang hiện hữu mà tiếng lao xao của cuộc sống bình yên đã dẫn dắt đến tâm sự ấy? Hay đó chỉ
là những ước mong, khao khát ở phía trước của nhà thơ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của
dân nước? Dù hiểu theo cách nào thì người đọc đều cảm nhận được tấm lòng “ưu dân ái quốc”
của nhà Nguyễn Trãi mà trong một bài thơ khác, Ức Trai cũng đã nhắc tới sở nguyện này:
“Dân Nghiêu Thuấn, vua Nghiêu Thuấn
Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền”
Những lời thơ vô cùng giản dị và mộc mạc được cất lên từ một tấm lòng rất đỗi chân thành, một
con tim luôn cháy bỏng tình yêu với đất nước, với nhân dân. Nguyễn Trãi rảnh rỗi nhưng không
hề thanh thản, ông nhàn thân nhưng không nhàn tâm, trong lòng nhà Nho chân chính ấy luôn
canh cánh nỗi niềm dân nước:
“Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu
Hậu thiên hạ chi lạc ưu lạc”
Nguyễn Trãi luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu với một niềm mong mỏi rất cao
cả “khắp nơi không một tiếng oán hờn”. Nếu như với Nguyễn Bỉnh Khiêm “nhàn” là tránh xa
phú quý quay về hòa hợp với thiên nhiên để giữ trọn cốt cách thì qua “Cảnh ngày hè”, vị anh
hùng dân tộc đã khẳng định triết lí “nhàn” của mình: Sự nhàn rỗi, thảnh thơi luôn phải song hành
với cuộc sống no đủ, bình yên. Chính kết cấu đầu cuối tương ứng của hai câu lục ngôn ở đầu và
cuối tác phẩm đã khép mở hai tâm trạng tạo nên mạch hàm ẩn của toàn bài thơ.
“Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn với nhịp thơ đa dạng và linh
hoạt. Bài thơ đã thoát khỏi tính quy phạm khuôn thước của văn học trung đại bằng việc sử dụng

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

nhiều hình ảnh sinh động, qua cách miêu tả thiên nhiên và đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ.
Bằng các động từ mạnh, các từ tượng thanh được sử dụng liên tiếp làm cho bức tranh mùa hè
không phải là hình ảnh tĩnh trên trang giấy mà căng tràn nhựa sống. Nguyễn Trãi đã đưa ngôn
ngữ thơ ca về gần với ngôn ngữ đời sống, mở đường cho khuynh hướng dân tộc hóa, bình dị hóa
của thơ ca Việt Nam sau này. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã được Nguyễn Trãi tái hiện một
cách đầy chân thực và sinh động. Nhưng đọc bài thơ, ta không chỉ đơn thuần thấy được vẻ đẹp
của thiên nhiên mùa hè rực rỡ, sống động mà còn cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, thanh cao
của hồn thơ Nguyễn Trãi. Một hồn thơ đã bắt rễ sâu vào đời sống thiên nhiên, một cảm xúc thơ
đã hòa nhịp với mạch sống nhân dân, dân tộc.
Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng khẳng định rằng “Thơ khởi phát từ trong lòng người ta”.
Quả thực không có những cảm xúc, những tâm sự sâu kín nén chặt, chất chứa trong lòng sẽ
chẳng bao giờ có thơ. Qua “Cảnh ngày hè” ta không chỉ ngưỡng mộ tài năng của nhà văn hóa lớn
mà ta còn nghe được tiếng lòng, tiếng yêu cuộc sống, tiếng yêu quê hương, dân tộc của Ức Trai
tiên sinh tha thiết hơn bao hết.

Đề bài 2: “Đọc một câu thơ hay, nghĩa là ta đã bắt gặp một tâm hồn con người”. Hãy làm
sáng tỏ nhận định trên qua bài “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.
Bài làm
Muốn hiểu được đại thi hào của dân tộc, tác giả Nguyễn Trãi – nếu ta chỉ đọc Bình Ngô đại
cáo, Thư dụ Vương Thông lần nữa… Dường như ta chỉ thấy ở tác giả là một bậc quân sự; một
nhà chính trị kiệt xuất trên vũ đài chính trị. Còn để có cái nhìn toàn diện về người anh hùng; có
lẽ ta phải đặt con người ấy vào nhịp sống, nhịp đập của cuộc sống đời thường, trong tứ thơ muôn
hình muôn vẻ của ông. Sau mỗi một tác phẩm, ta đều có thể khám phá được tâm hồn của nhà
thơ. Thật vậy, “đọc một câu thơ hay, nghĩa là ta đã bắt gặp một tâm hồn con người”. Nguyễn
Trãi là vị anh hùng dân tộc “tấm lòng sáng tựa sao Khuê”. Dù sống ở bất kì hoàn cảnh nào đi
chăng nữa ông vẫn luôn hướng về dân, về nước. Tác phẩm Cảnh ngày hè chính là sự kết tinh của
tâm hồn để tạo thành một tác phẩm sâu sắc, lay động lòng người.
Vậy “đọc” là gì? Đọc có nghĩa là tìm hiểu, suy ngẫm. “Câu thơ hay” là câu thơ có giá trị nội
dung mới mẻ mà sâu sắc. “Bắt gặp” là phát hiện, có sự đồng cảm, “tâm hồn” là tinh thần. Khi
tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy con người bên trong, tinh thần của nhà thơ.
“Rồi, hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng


Dân giàu đủ, khắp đòi phương.”
Bài thơ được sáng tác lúc Nguyễn Trãi ở ẩn tại Côn Sơn, tạm xa lánh chốn kinh kì tấp nập
ngựa xe để về với thiên nhiên, bầu bạn với chim muông cây cỏ, hoa cỏ trữ tình. Nếu tuân theo
nguyên lí: “Thi trung hữu họa” người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận thi phẩm như một bức
tranh. Một bức tranh bằng ngôn từ, nghiêng về gam màu nóng, phân theo lối hội họa.
Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trước hết là ở tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, trìu mến:
“Rồi, hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.”
Bài thơ mở đầu bằng câu lục ngôn ngắn gọn nhưng khá đầy đủ về thời gian, tâm trạng của tác
giả. Lẽ ra câu thơ phải bảy chữ mới đúng vì đây là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng tác
giả đã lược đi một chữ, thể hiện sự phá cách mới mẻ của văn học nước ta thời ấy, góp phần Việt
hóa thơ Đường luật:
“Rồi, hóng mát thuở ngày trường.”
Từ “rồi”được đặt ở đầu câu tách ra thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác giả về tình cảnh
của mình. “Rồi” là từ cổ nghĩa là rỗi rãi, nhàn nhã, không vướng bận điều gì. Cuộc đời của
Nguyễn Trãi không mấy lúc được thảnh thơi. Đây chính là lúc ông được sống ung dung, thỏa
ước nguyện mà ông hằng mong ước. “Ngày trường” là ngày dài, đây là cảm giác tâm lí về thời
gian của người đang sống trong cảnh nhàn rỗi; thấy ngày dường như dài ra vô tận. Hai chữ “ngày
trường’’ cho thấy nỗi chán chường vô vị. Với một con người đang nặng trĩu nỗi niềm lo cho dân,
cho nước mà phải lui về ở ẩn thì cảm giác ấy rõ hơn bao giờ hết. Ông rơi vào cảnh “thân nhàn
mà tâm không nhàn”. Đằng sau câu thơ như nụ cười chua chát của ông trong hoàn cảnh trớ trêu
ấy. Nhịp thơ lạ lùng 1/2/3 chậm rãi kéo dài kết hợp với thanh bằng ở cuối câu gợi tư thế ung
dung, tự tại vốn có của tác giả. Hơi thơ như tiếng thở dài của thi nhân trước hoàn cảnh “ăn không
ngồi rồi” bất đắc dĩ. Có thể nói nhà thơ thể hiện việc hóng mát mà không thấy tâm hồn nhàn tản,
cũng chẳng hề thư thái. Phải chăng đó là khởi nguồn của nỗi bực dọc?
Thiên thiên đã trở nên mãnh liệt, đầy sức sống dưới con mắt của nhà thơ. Thế nhưng những
tâm tư đã được nén lại khi nhà thơ thả hồn mình vào thiên nhiên:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.”
Nếu như trong thơ văn trung đại, cảnh ngày hè thường gây cảm giác khó chịu:
“Nước nồng sùng sục đầu rô trỗi
Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè.”

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Hay:
“Ai xui con cuốc gọi vào hè
Cái nóng nung người, nóng nóng ghê.”
(Vào hè – Dương Bá Trạc)
Và trong thơ hiện đại, Trần Đăng Khoa cũng đã thể hiện ngày hè thật nóng nực:
“Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.”
(Hạt gạo làng ta)
Thì cảnh ngày hè trong thơ Nguyễn Trãi dường như nổi bật hơn nhưng không oi nóng chói
chang, khó chịu mà mát dịu tinh tế. Ta có thể thấy, tâm hồn yêu thiên nhiên và chan hòa với
thiên nhiên của tác giả. Dưới ngòi bút đầy tài năng của Nguyễn Trãi, cách cảm nhận bằng thị
giác đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên sống động đầy màu sắc hiện lên chân thật. Đó là màu
xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của nắng
chiều. Tất cả đã hòa quyện với nhau tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Ba câu thơ nói đến
ba loại cây: Hòe, lựu, sen dường như gửi gắm cả hồn người. Các động từ mạnh “đùn đùn” dồn
dập tuôn ra lớp này đến lớp khác, “giương” tỏa rộng ra, không chỉ diễn tả sự xum xuê của cảnh
vật trong trạng thái tĩnh mà còn thể hiện trạng thái động của cảnh vật, của bức tranh ngày hè đầy
sống động, càng ứa tràn đầy phải phun ra. Đằng sau bức tranh ngày hè còn là tấm lòng náo nức,
tình yêu thiên nhiên của thi nhân:
“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”
Có lẽ ta cần dừng đôi chút về câu chữ ở đây. Hiện có hai bản ghi khác nhau về câu: “Hồng
liên trì đã tiễn mùi hương” và do đó có hai cách hiểu khác nhau. Một bản chép là “tịn” nghĩa là
hết mùi hương; diễn tả vẻ suy. Một bản chép là “tiễn” nghĩa là đưa tỏa mùi hương, diễn tả vẻ
thịnh. Để làm sáng tỏ ngoài những căn cứ về văn tự Nôm, có lẽ cần phải có thêm quy luật về văn
bản thơ và quy luật về nghệ thuật nữa. Cảm hứng chung của toàn thi phẩm là sự sung mãn toàn
thịnh của ngày hè. Cho nên các hình ảnh thiên nhiên lẫn đời sống tạo nên tổng thể ở đây cũng
phải nhất quán, chi tiết đều phải góp phần làm nổi bật cái thịnh. Như vậy, chữ “tịn” ít có lí. Bởi
vậy nghĩa của hai câu thơ chỉ có thể là: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/ Hồng liên trì đã tiễn
mùi hương”. Tất nhiên hiểu theo ý nghĩa nào thì dịch giả cũng sẽ thấy được sự đồng cảm của độc
giả đối với mình. Câu thơ: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” đã có sự đổi nhịp 4/3 ở câu hai
thành nhịp 3/4 ở câu ba và bốn tạo ra sự mới mẻ; ấn tượng đối với người đọc. Kết hợp sử dụng
động từ mạnh “tiễn, phun” gợi tả được sức sống căng tràn ở bên trong, tạo nên hình tượng mới lạ
trong cảnh ngày hè. Thi nhân không chỉ cảm nhận cảnh vật bằng thị giác mà còn bằng thính giác
và khướu giác. Câu thơ tả cảnh dường như mang tâm trạng của hồn người. Màu đỏ của hoa lựu
phải chăng là ẩn dụ cho tấm lòng yêu thiên nhiên, trái tim của thi nhân? Mùi hương thơm ngát

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

của hoa sen phải chăng ẩn dụ cho tấm lòng thanh cao, thanh sạch, lí tưởng chẳng bao giờ phai
nhạt, suốt đời vì dân vì nước. Mong cho nhân dân hạnh phúc, đất nước thanh bình? Rõ ràng cảnh
và người có nét tương đồng đều đẹp đẽ, hài hòa. Câu thơ của Nguyễn Trãi gợi cho ta nhớ đến
câu thơ của Nguyễn Du:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.”
(Truyện Kiều)
Cũng về hoa lựu nhưng mỗi thi hào lại có một cách nhìn riêng, điểm nhấn riêng nhằm tới những
mục đích nghệ thuật không giống nhau. Hoa lựu của Nguyễn Du như tín hiệu lập lòe của ngày hạ
đang tới, còn hoa lựu của Nguyễn Trãi như phun thức đỏ, khoe một nguồn năng lượng dồi dào có
bên trong mình. Hai câu thơ trong bài Cảnh ngày hè câu trên tả sắc, câu dưới gợi hương. Thiên
nhiên ấy lại chứa chan bao cảm xúc lúc dịu nhẹ lan tỏa, lúc bừng bừng căng trào để rồi đọng lại
một nỗi nhớ man mác, gợi sự thanh cao cuối hè. Phải là một người có tâm hồn tinh tế giàu liên
tưởng thì cùng lúc mới có thể diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc trong vài ba câu thơ cô đọng như
vậy.
Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn trải lòng lắng nghe âm thanh muôn vẻ
của thiên nhiên, của cuộc sống:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”
Có một sự chuyển đổi cảm xúc trong cách lắng nghe âm thanh của cuộc sống. Nếu như ở những
câu trước, cảnh được cảm nhận theo trình tự từ gần đến xa, thì câu năm và sáu tác giả đã lắng
nghe âm thanh từ xa đến gần. Sử dụng từ láỵ “lao xao” kết hợp với đảo ngữ nhằm nhấn mạnh âm
thanh mang đặc trưng của làng chài, ồn ào nhộn nhịp và đó cũng là dấu hiệu của cuộc đời đầy
muối mặn mồ hôi. Thiên nhiên trong câu thơ không hề tĩnh lặng trầm buồn trong chiều buông mà
ồn ào, nhộn nhịp. Từ láy “dắng dỏi” được đảo lên đâu câu kết hợp với ẩn dụ “cầm ve” gợi âm
thanh trầm bổng ngân dài vang xa. Âm thanh tiếng ve không còn inh tai nhức óc mà du dương
như bản nhạc. Phải là một tâm hồn rộng mở; một điệu hồn náo nức thì mới có thể cảm nhận tiếng
ve inh ỏi như bạn cầm ve. Tất cả đã được thu nhỏ lại dưới ngòi bút tài hoa của nhà thơ. Nguyễn
Trãi đã mở rộng tấm lòng mình để đón nhận cuộc sống với biết bao niềm vui yêu đời; lạc quan.
Tiếng “lao xao, cầm ve, dắng dỏi” phải chăng là tiếng lòng của ông? Tiếng lòng của một vị
tướng cầm quân từng xông pha trận mạc một thời. Tiếng lòng náo nức muốn hòa cùng thiên
nhiên, sự sống? Cuộc sống của Nguyễn Trãi không phải là của một ẩn sĩ lánh đời mà đó chính là
phản chiếu tâm hồn yêu đời tha thiết của nhà thơ, luôn đón nhận mọi niềm vui cuộc sống để quên
đi nỗi riêng tư sầu muộn.
Tác giả đã gửi gắm trọn vẹn những tâm tư suy nghĩ khát vọng của mình:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ, khắp đòi phương.”

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Tác giả đã dùng điển tích “Ngu cầm” để nói lên khát vọng của mình (đàn của vua Ngu Thuấn,
“Ngu” là tên một triều đại huyền thoại do vua Thuấn lập nên, đất nước thanh bình, nhân dân no
đủ. Tương truyền vua Nghiêu có ban cho vua Thuấn một cây đàn. Những lúc rỗi rãi, vua Thuấn
thường gảy đàn ca khúc Nam phong):
“Gió nam mát mẻ
Làm cho dân ta bớt ưu phiền
Gió nam thổi đúng lúc
Làm cho dân ta ngày thêm nhiều của cải”
Tác giả mong ước có được cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong để cầu cho nhân dân
khắp bốn phương trời được ấm no, hạnh phúc. Đó chính là khát khao và sâu kín cháy bỏng suốt
một đời của nhà thơ. Câu thơ cuối sáu chữ ngắn gọn nhịp 3/3 thể hiện cảm xúc dồn nén cả bài.
Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no hạnh phúc. Câu thơ là điểm hội tụ của Ức Trai, với ông
vui hay buồn, lo âu hay thanh thản đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân. Tấm lòng luôn đau
đáu hướng về dân, về nước:
“Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.”
(Thuật hứng bài số 5)
Quả thật, phải đọc được những câu chữ ta mới có thể cảm nhận được những tâm tư thầm kín
của tác giả. Bức tranh cảnh ngày hè đâu phải chỉ là khung cảnh thiên nhiên? Ẩn sâu trong bức
tranh ấy là tấm lòng của Ức Trai, tấm lòng sáng soi vào tâm hồn con người. “Văn học là nhân
học (M. Gorki), khoa học về con người. Thơ ca Nguyễn Trãi là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm
tư, cảm xúc và rung động suốt cuộc đời. Tác phẩm Cảnh ngày hè biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ
đẹp trong tâm hồn ấy là vẻ đẹp cội nguồn tạo nên giá trị của tác phẩm văn học. Bằng những biện
pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, đối… Làm cho sức sống của thiên nhiên sôi động, tươi tắn, hài
hòa, gợi ra vẻ tươi mát khoáng đạt của mùa hè. ‘‘Đọc một câu thơ hay, nghĩa là ta đã bắt gặp một
tâm hồn con người”. Khi ấy, người đọc sẽ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

Đề bài 3: qua bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi hãy làm rõ nhận định sau: “Bài thơ
cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chứa chan tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, yêu
đất nước”.
Bài làm
Nguyễn Trãi- một cái tên đã quá quen thuộc với ta trong nền văn học trung đại của Việt
Nam, ông là một trong ba nhân vật duy nhất ở nước ta được UNESCO công nhận là danh nhân
văn hoá thế giới. Tài năng của ông được thể hiện ở cả hai thể loại chữ Nôm và chữ Hán mà ông
đã đạt được những thành tựu to lớn. Chính Nguyễn Trãi đã là người đặt nền móng đầu tiên và
mở đường cho sự phát triển thơ ca tiếng Việt đương thời, nhờ những áng văn chương kì bút của
ông mà nó đã giúp cho văn học trung đại sự soi sáng và phát triển mạnh mẽ. Ta từng nghe qua
“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là áng “thiên cổ hùng văn” và đồng thời cũng là

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc với giọng văn hào hùng, mạnh mẽ, đầy tự hào; và
rồi ta cũng từng nghe qua “Cảnh ngày hè” cũng là một thi phẩm của ông nhưng lại mang một vẻ
đẹp vô cùng đặc biệt về cảnh sắc ngày hè nhưng lại gửi gắm trong đó biết bao điều tuyệt vời của
vị thi nhân. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bài số 43 trên 61 mục “Bảo kính cảnh giới” thuộc phần
“Vô đề” của tác phẩm nổi tiếng “Quốc âm thi tập” mà ông đã sáng tác vào những năm tháng ở
ẩn, lui khỏi chốn quan trường. Bài thơ không chỉ tả cảnh đơn thuần mà còn mang trong đó chính
là tâm hồn của Nguyễn Trãi chứa chan tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân và đất nước,
… con người ấy ta chỉ có thể dùng hai từ để miêu tả đó chính là “tuyệt vời” mà thôi!
Thật vậy, qua từng dòng thơ trong thi phẩm đã làm hiện hữu lên vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc ấy,
ông yêu thiên nhiên là ông đang hoà hợp, gắn bó, yêu quý và đặc biệt rung động trước vẻ đẹp
của nó. Rồi ông cũng yêu đời, ông luôn vui vẻ, lạc quan, trân trọng chính cuộc sống của riêng
ông tạo ra bỏi vậy mà ông lúc nào cũng sống thật thanh thản và thanh tịnh. Nhưng có lẽ tình yêu
lớn lao nhất chính là tình thương mà ông dành cho dân, cho nước, lúc nào cũng vậy, vị thi nhân
ấy luôn nghĩ đến tình thương ấy trước bởi chăng nó đã thấm nhuần vào dòng máu của bậc tiền
bối đáng quý. Vẻ đẹp tâm hồn ấy thật đáng ngưỡng mộ để rồi sau này cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng từng nói rằng: “trong sáng và đầy sức sống”
Trước hết bài thơ chính là tình yêu chan chứa mà ông dành cho thiên nhiên cũng như cuộc đời
mình:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Mở đầu bài thơ, người thi sĩ hiện lên với tư thế nhàn hạ, thảnh thơi và rất tao nhã:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
câu thơ chỉ vọn vẹn sáu từ nhưng đã miêu tả rõ nét về thời gian, hoàn cảnh cũng như tâm trạng
của ông, Nguyễn Trãi thực sự khéo léo thể hiện tài năng của mình qua câu thơ lục ngôn đầy sáng
tạo và độc đáo khi đã phá vỡ tính quy phạm vốn có trong văn học trung đại lúc bấy giờ. Với cách
ngắt nhịp 1/2/3 làm câu thơ tưởng như tiếng thở dài nhưng không lấy một câu từ than vãn, dường
như ông vô cùng thư thái hoà trọn mình với thiên nhiên bởi ông có hẳn một “ngày trường” để
làm điều ấy. Hoàn cảnh thưởng ngoại cũng thật đặc biệt biết mấy, đây chính là những giây phút
hiếm hoi trong cuộc đời của vị quan thanh liêm dành cả đời vì một sứ mệnh bảo vệ, lo lắng,…
cho nhân dân, cho đất nước. Hơn 57 năm cống hiến là thế nhưng những năm cuối đời ấy cũng
chẳng được mang hai chữ “bình yên” bởi chăng ông chẳng khỏi đắn đo suy nghĩ một nỗi ưu
phiền?
Nếu như dưới thời Hồng Đức có hai câu thơ:

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

“Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi


Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè”
Hai câu thơ cũng viết về cảnh ngày hè mang dáng vẻ mộc mạc, thô ráp và dân dã qua từng ngôn
từ và cách miêu tả nhưng những điều ấy đã thay đổi hoàn toàn trong thơ ca của Nguyễn Trãi, nó
được thay thế bởi sự giao cảm mạnh mẽ mà rất đỗi tinh tế của một tâm hồn chan chứa tình yêu
thiên nhiên và yêu đời hiếm thấy qua năm câu thơ tiếp theo:
“ Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Cảnh vật hiện lên trong bức tranh mang một sức sống mãnh liệt đến kì lạ, các nhà thơ xưa khi
đến với thiên nhiên thường bằng bút pháp vịnh còn Nguyễn Trãi lại thiên về tả thực hết sức mới
lạ. Bức tranh ấy hiện lên có đầy đủ đường nét, màu sắc, âm thanh, hương vị,… xen lẫn vào đó
còn có cả cuộc sống của con người thật láo nhiệt, tràn đầy sức sống. Đầu tiên là màu xanh đậm
của những tán hoè đang tầng tầng lớp lớp đẩy lên cao, còn kia lại là màu đỏ rực của những bông
hoa lựu, và kia lại là màu hồng của những bông sen toả ngát mùi hương, trên cao ta lại bắt gặp
màu vàng của nắng chiều ấm áp,… bức tranh đầy đủ màu sắc dường như đang cuốn hút ta đến
với nó bởi màu sắc chan hoà, rực rỡ đến tinh tế và khéo léo. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Trãi
còn sử dụng hàng loạt những động từ mạnh diễn tả trạng thái của sự vật: “đùn đùn”, “rợp
giương”, “phun”, “tiễn” khiến bức tranh càng thêm sống động và rồi cũng len lỏi vào bức tranh
thiên nhiên ấy còn có âm thanh của tiếng đàn thiên nhiên, âm thanh cuộc sống con người bên
làng chài lưới,… tô thêm vẻ sôi động náo nhiệt cho bức tranh thiên nhiên càng thêm phần hấp
dẫn. Ta biết đến thơ văn trung đại qua đặc điểm ước lệ tượng trưng thiên về cách cảm nhận mang
màu sắc sách vở, cổ điển muôn đời vì vậy mà thi nhân xưa thường tâm đắc với mùa thu hay mùa
xuân hơn rất nhiều nhưng lại chỉ quanh đi quẩn lại gò bó trong cách thức miêu tả từ thể thơ đến
hình ảnh như thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật, thất ngôn bát cú Đường Luật,… hay là qua
hình ảnh cánh chim nhạn, lá đỏ rừng phong, buổi chiều tàn đầy nỗi buồn,… Trong bức tranh này
thì đã khác hoàn toàn bởi Nguyễn Trãi có tâm hôn yêu thiên nhiên vô cùng sâu sắc. Trước hết là
cách chọn chủ đề mới lạ đó chính là mùa hạ và đặc biệt hơn cả là sử dụng ngôn từ tinh tế, qua đó
bức tranh tràn đầy sức sống, mạnh mẽ và mãnh liệt phá cách đến cuốn hút người đọc. Sức sống
ấy đã hoá thành màu sắc, thành tán, thành luồng, “đùn đùn” mà xanh, dào dạt mà “phun”, ngào
ngạt mà nức, cảnh thiên nhiên không hề tĩnh lại mà vẫn động và cháy hết mình:
“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”
“thức đỏ” không còn chỉ dừng lại là màu sắc mà còn mang dáng vẻ của một sức sống dâng trào,
sau này trong “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Duy cũng có câu thơ:
“Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình, thiên về tả hình sắc chấm phá nhưng cũng
mang một chút tương đồng với câu thơ của Nguyễn Trãi bỏi nó đều cho ta cảm nhận được những
thứ ẩn lấp sau dáng vẻ của bông hoa lựu, phải chăng đó chính là sức sống, là vẻ đẹp, là cảm xúc,
… Thiên nhiên Nguyễn Trãi mang lại cho ta chứa chan biết bao xúc cảm, lúc bừng vừng phun
trào với tán hoè với bông lựu, lúc lại dịu nhẹ lan toả với mùi hương sen ngào ngạt như lắng lại để
tạo cho thi nhân một điểm tựa để hoà mình với thiên nhiên, để càng thêm yêu đời, yêu cuộc
sống. Hẳn ông phải là một người có tâm hồn tinh tế lắm mới cảm nhận được sự chuyển động của
cảnh sắc nơi đây, khi mà ông quan sát kĩ đến mức thấy nó vẫn “đang” phun màu, thấy nó “đã”
tiễn mùi hương, và không chỉ cảm nhận bằng thị giác và khứu giác nữa mà Nguyễn Trãi còn cảm
nhận thiên nhiên bằng cả thính giác để lắng nghe cuộc sống chốn thôn quê. Đó là âm thanh của
chợ cá làng chài lưới, gợi cho ta đến một cuộc sống thanh bình ấm êm của người dân, cảnh mua
bán của họ tấp nập mà không quá ồn ào để làm khuấy động cảnh sắc của bức tranh. Và rồi khi
đọc đến dòng thơ này ta lại đặt ra một câu hỏi “quê hương ông không hề có biển, nhưng tại sao ở
đây lại có hình ảnh của làng chài lưới?” Và câu trả lời chỉ có một, ông đã khéo léo hoà tâm hồn
yêu thiên nhiên, yêu đời của mình với tình yêu ông dành cho dân, âm thanh “lao xao” ấy chỉ
được nghe bởi một thi nhân có tình thương sâu sắc với dân và đó chính là Nguyễn Trãi. Ca dao
Việt Nam có câu:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
hay là của Nguyễn Du:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về”
buổi chiều hiện lên mang một nét đượm buồn, từ nỗi buồn day dứt khi người phụ nữ xã hội
phong kiến xưa nhớ về quê mẹ cho đến nỗi buồn man mác của chị em Thuý Kiều lúc hội xuân đã
tàn. Nhưng buổi chiều qua bàn tay tài ba của Nguyễn Trãi lại ngược lại hoàn toàn, buổi chiều
trong thơ ông hiện lên mang đầy âm hưởng của tiếng đàn thiên nhiên- tiếng ve kêu, nó tựa như
tiếng đàn rất mạnh mẽ mà rạo rực, dân dã mà thanh tao, hối hả nhưng vẫn rất bình yên đến từ
ánh nắng vàng buổi chiều tà. Nếu ở ẩn theo quan niệm đương thời chính là xa lánh với cuộc sống
đời thường, khép mình với thiên nhiên, ủ rũ trong bốn bức tường,… thì Nguyễn Trãi lại thể hiện
trong văn chương mình rằng: ở ẩn là để phản chiếu tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời tha thiết và
đón nhận, thưởng tức cuộc sống thanh bình để quên đi nỗi sầu phiền muộn.
Khác với những dòng thơ đầu của bài mang vẻ đẹp của tâm hồn yêu thiên nhiên và yêu đời thì
hai câu thơ cuối lại là nỗi lòng của tác giả qua đó khắc hoạ một tâm hồn yêu nước, thương dân
da diết đến xúc cảm của thi nhân:
“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Tuy rằng là một vị quan thất sủng không còn được vua Lê trọng dụng như trước nữa, ông cũng
đã lui về ở ẩn tránh xa cuộc sống muộn phiền nhiều ganh đua nơi mà đầy những hiểm nguy “ra
luồn vào cúi” cũng như Nguyễn Bỉnh Khiểm có hai câu thơ:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
Tưởng rằng như vậy là đã được nhàn, được sống thanh thản, nhưng không, vị quan thanh liêm ấy
vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi lo cho dân, cho nước bời ông luôn có tư tưởng: thương dân,
yêu dân, trọng dân, ông coi những con người “chân lấm tay bùn” ấy quyết định suy vong của
một triều đại. Ông ước ao có cây đàn của vua Ngu Thuấn- một ông vua trong thần thoại Trung
Quốc từng trị vì triều đại lí tưởng, đất nước thái bình thịnh tri, nhân dân yên ấm thuận hoà và đó
chính là ước mơ cả đời của ông, được cầm trên tay là cây đàn kia để rồi đàn một khúc Nam
Phong gửi tới muôn dân:
“Gió nam mát mẻ
Làm cho dân ta bớt ưu phiền
Gió nam thổi đúng lúc
Là cho dân ta thêm nhiều của cải”
Và rồi Lê Thánh Tông cũng từng có câu thơ:
“Nhà bắc nhà nam đều có mặt
Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình”
Dân chính là món nợ của cả cuộc đời ông chưa trả hết, vì vậy trong ông lúc nào cũng mong ước
dân ta cơm ăn đủ no, áo mặc đủ ấm, hạnh phúc, yên vui, và cùng ca ngợi dân giàu khắp mọi nơi.
Lại một lầm nữa Nguyễn Trãi sử dụng câu thơ lục ngôn với nhịp 3/3 kết lại ngắn gọn, cô đúc
nhưng mang đầy tâm huyết, chứa đầy khát vọng của cả cuộc đời:
“Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Quả thực tâm hồn Nguyễn Trãi chứa chan tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu dân, yêu nước,
đó là một tâm hồn nhạy cảm đến thanh tao, tinh tế mà giản dị, tâm hồn ấy tựa như vì sao khuê
đang toả sáng giữa bầu trời đêm cũng như Lê Thánh Tông từng viết rằng:
“Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”
Câu thơ là một lời đúc kết về Nguyễn Trãi vô cùng sâu sắc, nó thể hiện qua mỗi tác phẩm ông để
lại cho hậu thế dù không nhiều nhưng đủ cho ta thấy một trí tuệ uyên bác, một chí khí hào hùng,
một nhân cách cao thượng và đặc biệt là một tâm hồn tinh tế thể hiện rất rõ qua bài thơ “Cảnh
ngày hè”
Bài thơ với tám câu sử dụng thể thơ Đường Luật của Trung Quốc nhưng đã khéo léo sử dụng
hai câu thơ lục ngôn mang đậm bản sắc dân tộc đến tài tình để lại cho hậu thế những vần thơ vô

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

cùng ý nghĩa, dễ đọc, dễ hiểu. Ngôn từ giản dị mà tinh tế, lồng ghép khéo léo cùng với các điền
tích điền cố cũng những hình ảnh sinh động, sử dụng hàng loạt các tính từ, động từ mạnh đã góp
phần tạo nên một thi phẩm, một kiệt tác, một áng văn chương để đời! Bài thơ tường chừng chỉ là
một bức tranh tả cảnh sắc thiên nhiên cuộc sống đời thường nhưng ẩn sâu trong đấy lại là một
bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi, nó chứa chan tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu
đất nước, yêu dân cùng với đó là tâm hồn thanh cao, nhàn tản nhưng luôn hoài nỗi niềm đau đáu
về dân về nước ấy đích thị là Nguyễn Trãi- một nhân cách sống tuyệt với đáng để cho hậu thế
học tập!

III. NHÀN – NGUYỄN BỈNH KHIÊM


1. Dàn ý phân tích
Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập: Nguyễn Bỉnh
Khiêm là nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVI với những sáng tác ghi dấu mốc lớn trên con
đường phát triển lịch sử văn học. Bạch vân quốc ngữ thi tập là tập thơ Nôm nổi tiếng của ông.
- Giới thiệu bài thơ Nhàn (xuất sứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung): là bài thơ Nôm số 73 trong tập
Bạch vân quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi
thôn dã và triết lí sống của tác giả.
Thân bài
1. Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Mai, quốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân.
- Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm
việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng.
- Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn
→ Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ
của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy
- Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn
→ Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ.
- Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo
đuổi.
⇒ Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt
nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản.
⇒ Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ “nhàn tâm”.

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

2. Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm
trầm của nhà thơ.
- Nghệ thuật ẩn dụ:
+ “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người,nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây
ngụ ý chỉ chốn quê nhà
+ “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô
bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường.
- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn:
+ Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng,
còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ.
+ Tuy nhiên, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên,
thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính
mình
⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen
của thiên hạ.
3. Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.
- Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
- Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
- Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp
- Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
- Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên
nhiên.
- Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu.
→ Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả.
⇒ Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người
⇒ Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải
mái của Nguyễn Bỉnh Kiêm.
4. Hai câu kết: Triết lí sống nhàn

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

- Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao
→ Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa
phù phiếm.
- Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm
⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mông, khi
con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trử nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại
mãi mãi.
⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao,
tâm hồn trong sáng.
5. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm
- Cách kể, tả tự nhiên, gần gũi
- Các biện pháp tu từ: Liệt kê, đối lập, điển tích điển cố.
- Nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng, hóm hỉnh
Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn
- Thể hiện những cảm nhận của mình về bài thơ: Là bài thơ hay, giàu ý nghĩa.

2. Bài văn mẫu hay

Đề bài 1: Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bài làm
Lê Quý Đôn từng cho rằng: "Thơ khởi phát từ lòng người ta”. Quả đúng là như vậy, thơ là nơi
chứa đựng biết bao nhiêu rung cảm, trăn trở của người cầm bút. Một tác phẩm thơ chân chính,
muốn vượt lên sức mạnh của thời gian, của lòng người, ẩn chứa trong đó những tình cảm thật,
suy nghĩ thật đã phải trải qua biết bao mồ hôi và nước mắt của nhà thơ. Với “Nhàn”, Nguyễn
Bỉnh Khiêm đã gửi tới người đọc những quan niệm, triết lí sâu sắc về con người, thời đại mà cho
đến tận ngày nay người ta vẫn phải suy ngẫm.
“Mô ̣t mai, mô ̣t cuốc, mô ̣t cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Người khôn, người đến chốn lao xao.


Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cô ̣i cây ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
Có thể nói từ thế kỉ XV trở đi, thơ Nôm của Viê ̣t Nam đã có những thành tựu, đủ sức giữ thế
song hành cũng văn học chữ Hán. Các trí thức Nho học, bên cạnh sáng tác chữ Hán bao giờ cũng
dành phần ưu ái cho các tác phẩm chữ Nôm. Nếu như Nguyễn Trãi có “Quốc âm thi tâ ̣p” thì
Nguyễn Bỉnh Khiêm có “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Khi viết thơ Nôm Đường luâ ̣t, cả Nguyễn Trãi
lẫn Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có ý thức Viê ̣t hóa triê ̣t để:
“Mô ̣t mai, mô ̣t cuốc, mô ̣t cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”
Xét về mă ̣t ngôn ngữ cũng như hình tượng thơ, thơ xưa, nhất là thơ Đường luâ ̣t thiên về sử dụng
những hình ảnh ước lê ̣, trang nhã hơn là những hình ảnh cụ thể, bình dị như mai, cuốc, cần câu.
Số từ trong câu thơ trên cũng là con số thực chứ không phải là những con số ước lê ̣. Mai dùng để
đào đất, cuốc dùng để xới đất, cần câu để câu cá. Đó là những nông cụ lao đô ̣ng dân dã của
người nông dân. Với cách điê ̣p số từ mô ̣t…mô ̣t…mô ̣t, tạo nhịp điê ̣u châ ̣m rãi, câu thơ thể hiê ̣n tư
thế sẵn sàng của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho mô ̣t cuô ̣c sống bình dị, giản đơn. Có thể gọi đây là
hiê ̣n tượng phá vỡ tính quy phạm và là mô ̣t cách Viê ̣t hóa thể thơ Đường luâ ̣t. Nguyễn Bỉnh
Khiêm chấp nhâ ̣n cuô ̣c sống cần lao của mô ̣t lão nông tri điền, mă ̣c cho người đua đòi chạy theo
bao thú vui phù phiếm, ông vẫn giữ tâm thế bình thản, điềm nhiên với cuô ̣c sống thanh bần mình
đã chọn. Trước hết ta phải hiểu cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là kiểu nhàn hưởng
lạc, nhàn lười biếng vì không quan tâm sự đời. Người xưa thường cho rằng “nhàn cư vi bất
thiê ̣n”, người quân tử có học không bao giờ để thân mình được thảnh thơi. Nguyễn Bỉnh Khiêm
hướng đến cái nhàn trong tâm, không vướng bâ ̣n danh lợi đua chen, tâm nhàn chứ thân không
nhàn. Là vị quan từ bỏ cân đai áo mão, ông trở về cuô ̣c sống lao đô ̣ng vất vả, tự cung tự cấp rất
lương thiê ̣n của những người nông dân nghèo, ông vẫn phải lao đô ̣ng để nuôi sống mình chứ
không trông câ ̣y vào bất kì ai, không mang theo vàng ngọc chốn quan trường để về quê hưởng
lạc.
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thường bàn nhiều về lẽ dại – khôn, vấn đề này không mới đối với
tâm thức của người Á Đông xưa nay, mô ̣t kiểu triết lí theo tinh thần nhân quả của Phâ ̣t giáo dân
gian:
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.”
Có thể nói că ̣p câu thực này đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng phép đối tương phản để
khẳng định sự đối lâ ̣p gay gắt giữa quan niê ̣m sống của ta và người. Nơi vắng vẻ là nơi lánh xa
sự ồn ào, tranh chấp, là miền thôn dã hiền hòa là chốn thiên nhiên thuần phác. Chốn lao xao là

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

nơi quan trường đua chen, tranh quyền đoạt lợi, là chốn thị thành náo nhiê ̣t, giả trá, lọc lừa. Ta từ
bỏ cân đai áo mão, danh lợi, tiền tài để trở về chốn thiên nhiên, miền thôn dã chấp nhâ ̣n cuô ̣c
sống nghèo khó nên ta tự nhâ ̣n mình dại. Người sống trong vòng danh lợi xô bồ nên người tìm
đến chốn quan trường náo nhiê ̣t mà tìm sự thăng tiến, đua đòi quyền lực, địa vi, người nghĩ rằng
mình khôn. Những kẻ tầm thường sẽ luôn hiểu như thế. Nhưng hai câu thơ là mô ̣t cách nói mỉa
mai ngược giọng, kẻ tưởng mình khôn mà hóa ra là dại, kẻ nhâ ̣n mình dại thâ ̣t ra là khôn.
Nguyễn Bỉnh Khiêm có 2 câu thơ khác cắt nghĩa điều này rõ hơn:
“Khôn mà ác hiểm là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.”
Sống trong mô ̣t thời đại mà triều chính nhiễu nhương, vua không anh minh lại thiếu bề tôi hiền
thì liê ̣u cái chí tu, tề, trị, bình của mô ̣t người trí thức Nho học chân chính có thể nào thực hiê ̣n
được chăng? Muốn tồn tại trong bối cảnh nhà Mạc đương thời, kẻ làm quan như Nguyễn Bỉnh
Khiêm chỉ có thể dửng dưng trước thời cuô ̣c để yên thân hoă ̣c chấp nhâ ̣n đánh mất khí tiết, vào
lòn ra cúi, xuôi theo bọn gian thần xu nịnh để được thăng tiến. Chốn quan trường, chốn thị thành
nói chung là nơi con người phải tranh chấp, phải hơn thua, phải dùng trí xảo, mưu mô để đạp lên
nhau mà sống và dành lấy địa vị…Chốn lao xao là môi trường dễ khiến kẻ sĩ đánh mất khí tiết và
nhân phẩm, thâ ̣m chí trở nên tàn đô ̣c hại người. Cái khôn ấy là cái khôn thâm ác, xảo trá, theo
quy luâ ̣t nhân quả sớm muô ̣n cũng sẽ lãnh lấy quả báo và đánh mất đi chính mình. Còn Nguyễn
Bỉnh Khiêm lựa chọn lối sống ẩn dâ ̣t, ông tự nhâ ̣n mình dại vì chê danh lợi nhưng đó là cái dại
thức thời, cái dại của kẻ hiểu được quy luâ ̣t vần xoay của thế sự nhân sinh…Ông từ bỏ tất cả để
đổi lấy trạng thái bình yên, thanh thản của tâm hồn, giữ vững khí tiết của người có học…
Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm xét ở mô ̣t khía cạnh nào đó chỉ là mô ̣t phản ứng bất đắc dĩ
đối với thời cuô ̣c để giữ gìn nhân cách của mình chứ nó không phải là lí tưởng sống. Nguyễn
Bỉnh Khiêm cũng là bâ ̣c đại Nho bước ra từ cửa Khổng sân Trình, ông hiểu sâu sắc triết lí nhâ ̣p
thế để giúp đời, nhưng thời cuô ̣c đảo điên, sau lần dâng sớ đề nghị chém 18 tên lô ̣ng thần không
thành, ông hiểu rằng mình đành bất lực và từ quan là sự lựa chọn đúng đắn nhất, không thực hiê ̣n
được hào bão cao cả thì ít ra còn giữ gìn được phẩm tiết.
Nếu như Nho giáo đề cao tinh thần nhâ ̣p thể cứu đời, đề cao kỉ cương, phép tắc thì Lão –
Trang lại muốn tháo tung hết mọi sự ràng buô ̣c, tự nhiên nhi nhiên mà sống. Thế nhưng cả hai tư
tưởng này không hề loại trừ nhau mà trở nên că ̣p đối trọng tồn tại song song trong nền văn hóa
Trung Quốc cũng như Viê ̣t Nam thời xưa. Các trí thức Nho học Viê ̣t Nam mô ̣t mă ̣t nhất quán
tinh thần nhâ ̣p thế, trả nợ công danh nhưng sâu trong tâm hồn lại khát khao trở về với thiên
nhiên, sống cuô ̣c sống tiêu dao tự tại. Họ nhâ ̣p thế không phải đua đòi quan lô ̣c để được vinh quy
bái tổ mà để lo cho dân, bản lai diê ̣n mục của họ vẫn là con người yêu chuô ̣ng thiên nhiên, xem
nó là bản thể, là thiên đường của sự sống thực sự.
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”
Hai câu thơ tạo nên bức tranh tứ bình bốn mùa tuyê ̣t đẹp về cuô ̣c sống thanh cao của mô ̣t con
người trở về với tự nhiên. Ở hai câu thực, phép đối tương phản tạo ra sự đối lâ ̣p gay gắt thì ở hai

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

câu luâ ̣n này, phép đối tương hổ tạo ra mô ̣t kết cấu cân xứng hoàn hảo. Ta chú ý đến hai đô ̣ng từ
chính trong 2 câu thơ: ăn/tắm. Đó là 2 nhu cầu tối thiểu nhất của con người. Cuô ̣c sống của
Nguyễn Bỉnh Khiêm rất đơn giản, chỉ cần ăn đủ để sống và tắm để sạch.
Cuô ̣c sống giản dị ấy được thiên nhiên che chở, đất trời là tă ̣ng phẩm là nguồn sống có sẵn
không cần phải đua đòi hay tranh giành mới có được. Hay nói đúng ông sống thuâ ̣n lẽ tự nhiên,
mùa nào thức ấy, có chi dùng nấy, rất thong dong, trong lành. Nguyễn Bỉnh Khiêm tả về cuô ̣c
sống bình dị của mình tuy nghèo mà không hèn, giọng điê ̣u lại rất lạc quan, sắc thái vô cùng tươi
sáng. Điều đó đủ thấy cuô ̣c sống của ông là mô ̣t chân trời tự do trong lành, ông thực hành đúng
cái đạo của hiền nhân: “tri túc”. Cuô ̣c sống này vốn không xa lạ với tâm thức của người xưa:
“Xuân du phương thảo địa,
Hạ thưởng lục hà trì ;
Thu ẩm hoàng hoa tửu,
Đông ngâm bạch tuyết thi.”
(Cổ thi – Trung Quốc)
Nguyễn Bỉnh Khiêm không cần ăn ngon, chẳng màng ăn no, không cần mă ̣c ấm, bởi người trí
thức Nho học luôn thấm nhuần đạo lí: quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an. Cuô ̣c sống của
Nguyễn Bỉnh Khiêm là cuô ̣c sống lao đô ̣ng vất vả nhưng lạc quan, ông nhìn cuô ̣c sống ấy rất thi
vị. Khi đối sánh với vẻ đẹp sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta lại thấy, 4 câu thơ trên gợi tả
sự hưởng thụ có phần sang trọng (dĩ nhiên là sự hưởng thụ chính đáng, giản đơn) còn Nguyễn
Bỉnh Khiêm lại gợi tả cuô ̣c sống nhàn mô ̣c mạc hơn, ông chỉ hướng đến những nhu cầu tối thiểu
để sống chứ không dê ̣t nên kiểu sống thoát li vương giả (ngao du, uống rượu, làm thơ). Bốn câu
thơ trên chủ về gợi tả nếp sống phong lưu, tiêu dao tự tại ; tứ thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm thiên
về vẻ đẹp đơn giản, trong lành, thuần lẽ tự nhiên. Trong sự cô ̣ng hưởng với tâm thức người xưa,
cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có sắc thái khác lạ của riêng nó.
Phần hai câu kết được viết theo lối dụng điển quen thuô ̣c xưa nay. Ta liên tưởng đến câu
chuyê ̣n Thuần Vu Phần uống rượu nằm ngủ dưới gốc cây hòe để thấy được thông điê ̣p của tác
giả: công danh chỉ là giấc mô ̣ng phù phiếm, tỉnh giấc mọi thứ sẽ tan biến thành hư ảo. Có lẽ điểm
nổi bâ ̣t nhất của hai câu kết là hiê ̣n tượng đảo cú pháp ở câu 7: “Rượu đến cô ̣i cây ta sẽ uống”.
Từ rượu được đưa ra đầu câu, khi đọc phải nhấn mạnh, ngắt thành mô ̣t nhịp thâ ̣t sảng khoái để
thấy được tư thế tiên phong đạo cốt của tác giả đứng ngoài vòng thế sự.
Nhàn không phải là mô ̣t lí tưởng nó là mô ̣t trạng thái sống. Nhàn ở đây là sự thanh thản của
tâm hồn không bâ ̣n tâm bởi danh lợi chứ không phải là cái nhàn hưởng thụ của kẻ lười nhát.
Nhàn là không để lòng vấy bẩn bởi sự tranh đoạt quyền lợi, hơn thua với người đời chứ không
phải là quên đời, sống ít kỉ, vô trách nhiê ̣m. Bằng chứng là khi từ quan Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn
tham vấn chính sự cho nhà Mạc. Nhàn vừa là mô ̣t khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm thức của
những nhà Nho có nhân cách vừa là mô ̣t kiểu phản ứng của người trí thức với thời cuô ̣c đảo điên.
Bởi vì nhâ ̣n ra mình không thể thực hiê ̣n được lí tưởng của thánh hiền dạy nên đành thức thời lùi
mô ̣t bước. Phải hiểu như thế mới thấy rằng tư tưởng Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không hề

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

tiêu cực hay ít kỉ như những kẻ có suy nghĩ máy móc, học thuô ̣c lòng tư tưởng Mác–Lênin mà
hiểu không tới nơi dám lên giọng chê bai Nguyễn Bỉnh Khiêm và tinh thần Lão Trang.
Quan niê ̣m sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không hề đi ngược lại đạo đức Nho học, rất
hài hòa với tinh thần Lão Trang và cả Phâ ̣t giáo. Nó là mô ̣t đóa hoa thơm ngát được kết tinh từ
vẻ đẹp bảng lảng của 3 tôn giáo tuyê ̣t đẹp và vẫn còn giữ nguyên giá trị đến ngày nay. Kẻ thức
thời, thông lào đạo Trung Dung sẽ không vô ̣i phê phán Nguyễn Bỉnh Khiêm tiêu cực, ít kỉ bởi
Khổng Tử từng nói: trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn. Trong tiếng Hán, chứ tiên (thần tiên)
được tạo nên từ chữ nhân và chữ sơn. Trở về với thiên nhiên là tinh thần đẹp ăn sâu trong tâm
thức của người Á Đông xưa nay. Kẻ sĩ muốn đạt được chữ nhân (lòng thương người) và đạt được
chính tâm thì nên tìm về thiên nhiên mà di dưỡng, thiên nhiên là bản thể, là bản lai diê ̣n mục của
con người.

Đề bài 2: Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm để chứng minh có nhận định:
“bài thơ tự như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp
với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên danh lợi”.
Bài làm
Ta đã từng nghe qua bài thơ “Côn Sơn ca” của nhà thơ Nguyễn Trãi:
“Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”
hay như “Cảnh ngày hè” rồi “ngụ hứng”,… đều là những thi phẩm lớn của nền văn học trung đại
Việt Nam, nhưng có lẽ tiêu biểu nhất phải nhắc tới bài thơ “Nhàn” khi viết về thứ thanh nhàn của
nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống trong thế kỉ thứ XVI, là một người có tài năng và đức
cao trọng vọng, năm 1535 ông thi đỗ trạng nguyên dưới thời nhà Mạc. Tài năng là thế nhưng
cũng như bao vị quan thanh liêm khác đều dâng sớ chém 18 tên lộng thần không thành. Mặc dù
vậy ông vẫn để lại cho hậu thế những áng văn chương kì bút và chính ông cũng được đánh giá là
một nhà thơ đa tài, một nhà thơ lớn của dân tộc ta. “Nhàn” là tác phẩm chữ Nôm số 73 được
trích trong “Bạch Vân quốc ngữ”. Nhan đề bài thơ tưởng ngắn gọn nhưng lại ẩn chứa trong đó
biết bao tinh hoa cũng như từng có nhận định rằng: “bài thơ tự như lời tâm sự thâm trầm, sâu
sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt
lên danh lợi”.
Thật vậy, phải chăng đó là những gì ông gửi gắm tới hậu thế những bài học sâu sắc và ý
nghĩa, nó thể hiện một phong cách sống đẹp, một quan niệm sống mới lạ đó là hòa mình với
thiên nhiên đẹp đẽ, giữ lấy sự trong sạch bỏ qua mọi phù phiếm quyền quý cao sang. Những
dòng thơ ấy thật đáng cho ta học tập bởi những triết lí nhân văn vô cùng sâu sắc.
Trước hết nhàn chính là hòa hợp với thiên nhiên được thể hiện rất rõ qua hai câu đề và hai câu
luận:
“Một mai, một cuốc, một cần câu

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”


Ngay dòng thơ đầu Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng khéo léo những biện pháp nghệ thuật, ông
liệt kê hàng loạt các dụng cụ gắn liền với công việc lấm láp vất vả của những người nông dân
“mai” để đào đất, “cuốc” để xới vun, “cần câu” để câu cá kết hợp với đó là nghệ thuật điệp từ
“một” khẳng định chỉ có mình ông nơi đây làm những công việc ấy. Tưởng như câu thơ gợi lên
cảnh lao động vất vả nhọc nhằn nhưng thực chất lại là hưởng thụ nó theo một cách rất riêng.
Chẳng lẽ tự nhiên mà một con người áo mũ xênh xang, quan to chức lớn lại rũ bỏ tất cả để sống
cuộc sống dân dã thôn quê, phải chăng đó là sự ngông ngạo trước danh lợi quyền quý, cái ngông
ngạo ấy chẳng hề khinh đời, chẳng hề ngang tàn mà lại cứ thuần hậu chân chất quả thật đáng
quý. Câu thơ ngắt nhịp 2/2/3, gợi nhịp điệu đều đặn, thong thả bình dị của cuộc sống giữa chốn
thôn quê của một “lão nông tri điền” hằng ngày đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn,
con người ấy đã tìm thấy niềm vui trong công việc quên đi cái danh vọng đương thời. Từ láy
“thơ thẩn” thể hiện trạng thái vô lo vô nghĩ trong lòng, mặc cho đời người bọn chen, san si, lời
qua tiếng lại về thú vui của mình, qua đó cho ta thấy “nhàn” là cách sồng đời thường, giản dị,
ung dung và thảnh thơi vui thú điền viên.
Ở hai câu luận , Nguyễn Bỉnh Khiêm vẽ lên một bức tranh tứ bình thật độc đáo: xuân – tắm
hồ sen, hạ - tắm ao, thu – măng trúc, đông – giá. Khi miêu tả bốn mùa ông chẳng lấy ngọn cỏ
non, hoa lê để miêu tả:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lên trắng điểm một vài bông hoa”
hay ông cũng chẳng mượn bông lựu để nhắc tới mùa hạ:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

và cũng chảng như Tản Đà khi gợi về mùa thu:


“Gió hiu hắt
Sương thu lạnh
Trăng thu bạch
Khói thu xây thành”
rồi lại khác hoàn toàn với Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Đông chí”
“Rượu ngon nhấm nháp giải sầu
Đêm ôm lồng ấp rét đâu có màng”
thì ở đây Nguyễn Bỉnh Khiêm lại mượn các sự vật hết sức giản dị gần gũi để tô điểm bức tranh
bốn mùa của mình. Nhịp thơ 1/3/1/2 kết hợp với nghệ thuật đối giữa các mùa làm cho ta thực sự

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

ấn tượng. Những sản vật Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc tới chẳng phải là những cao hương mĩ vị gì
nhưng chúng rất đạm bạc, dân dã mang đậm màu sắc thôn quê đó là “măng trúc”, là “giá” đỗ, sau
này Xuân Diệu cũng có câu thơ “ăn giá tuyết uống băng đông” nghe thôi đã thấy thật dân dã
nhưng lại chẳng kém thanh cao, mĩ miều. Mùa nào cũng có thú vui của nó, khi đến mùa xuân,
ông lại ngâm mình thoải mái trong làn nước ấm của hồ sen, sang đến mùa hạ ông hòa mình với
dòng nước mát của ao nước trong vườn nhà. Cách sống hòa trọn mình với thiên nhiên, hưởng thụ
những thứ có sẵn của tạo hóa ấy cũng được bác Hồ nhắc tới trong hai câu thơ:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
Từ những dòng thơ ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho ta thấy “nhàn” là phương châm sống giản dị,
hòa nhập với thiên nhiên, hưởng những thứ có sẵn từ bốn mùa nơi thôn dã không phải mưu cầu
tranh đoạt.
Và rồi nhàn đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là cách sống thanh cao vượt lên danh lợi mà ông
thể hiện qua hai câu thực và hai câu kết:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
Nguyễn Bỉnh Khiêm khéo léo sử dụng hình ảnh hoán dụ biểu tượng “nơi vắng vẻ” là nơi thiên
nhiên tĩnh tại, xa lánh cuộc sống bon chen đố kị, tâm hồn thanh thản còn “chốn lao xao” lại là
chốn cửa quyền “ra luồn vào cúi” đua chen danh lợi, nhiều ràng buộc. CÙng với đó là nghệ thuật
đối “ta” – “người”, “dại” – “khôn”, “nơi vắng vẻ” – “chốn lao xao”, thực chất đây là cách nói
ngược, thâm trầm, ý vị, tự tin cho mình là “dại” coi người là “khôn” vừa hóm hỉnh pha chút mìa
mai. Sự khôn, dại ấy trở lại trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy triết lý ở một tác phẩm khác:
“Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành là dại khôn”
Quả thực ông xứng đáng là 1 trí thức dân tộc vô cùng sáng suốt, với quan niệm độc nhàn là
phương châm sống xa lánh nơi quyền quý, chọn nơi sống thoải mái, nhàn hạ giữ gìn nhân cách,
thái độ mỉa mai với cách sống tham danh phú quý.
Cuối cùng là hai câu kết, dường như thú vui mà mọi thi nhân xưa đều không tránh khỏi đó
chính là rượu như Lý Bạch, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát hay sau này cũng có bác Hồ:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng điển tích của Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc hòe
rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An được công danh phú quý nhưng khi tỉnh dậy đó chỉ là giấc
mộng chỉ thấy cành hòa phía nam có 1 tổ kiến mà thôi phải chăng ông đang nhủ rằng đời người
là giấc mộng, phú quý là phù du từ đó cho ta thấy “nhàn” là triết lí sống mà phủ nhận danh lời
được nhận thức bởi một trí tuệ uyên thâm, một cốt cách thanh cao đẹp tuyệt vời!

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Quả thực qua từng dòng thơ ta thấy được vẻ đẹp của nhân cách cao thượng ấy tuyệt vời đến
mức nào, ông xứng đáng là 1 bậc tiền bối, một nhân cách, một nhà nho, một trí tuệ uyên thâm
mới cho ta cảm nhận được hết những gì ông muốn tâm sự, muốn gửi gắm hậu thế, ông thực sự
xứng đáng với tên gọi Tuyết Giang Phu Tử!
Nguyễn Bỉnh Khiêm thực sự thành công trong việc sử dụng ngôn từ trong sáng, giản sị, tinh
tế,khéo léo Việt hóa thơi Đường. Thành công hơn cả chính là người đã truyền tải nội dung tới
người đọc những bài học, những lời tâm sự sâu sắc nhất về triết lí sống nhàn là hòa hợp với thiên
nhiên, giữ cốt cách thanh cao không màng danh lợi đồng thời cho thấy vẻ đẹp của 1 nhân cách
cao đẹp, trí tuệ uyên thâm của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Đề bài 3: Từ chữ nhàn trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, anh/ chị hãy bàn về
quan niệm sống nhàn của thế hệ trẻ hôm nay.
Bài làm
“Con người là lý tưởng của cái đẹp”(M.Gor-ki) và làm nên vẻ đẹp kì diệu đó chính là nhờ
quan niệm, cách sống của mỗi người. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, vẻ đẹp thanh cao đã ngời sáng
qua quan niệm sống “nhàn”- một quan niệm sống lấp lánh vẻ đẹp nhân văn thể hiện trong thi
phẩm “Nhàn” của Tuyết Giang Phu Tử.
Trước hết, ta nên hiểu sống “nhàn” là thế nào? Trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, nhàn được nâng lên thành một triết lý sống. Nhàn là sống hoà mình với thiên nhiên,
thuận theo tự nhiên, xem thường công danh phú quý. Với Trạng Trình, quan niệm sống này được
ảnh hưởng phần nhiều từ bối cảnh xã hội. Trong thời đại này, chế độ phong kiến thối nát, khủng
hoảng trầm trọng. Cho nên, ông đành phải cáo quan về ở ẩn. Tuy vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn
thường giúp đỡ, góp ý kiến cho chế độ cai trị lúc bấy giờ. Còn “nhàn” trong cuộc sống hiện nay
là nhàn nhã, thanh thơi, không vướng bận...., là hướng tới cuộc sống bình dị, thảnh thơi, lành
mạnh.
Vậy tại sao chúng ta nên sống “nhàn”? Đặt trong hoàn cảnh xã hội thời Nguyễn Bỉnh Khiêm,
nhàn là một quan niệm sống tích cực. Trạng Trình sống gần gũi vui trọn với thiên nhiên. Hình
tượng nhân vật trữ tình hiện lên trong tâm thế nhàn tản, ung dung, sống với những điều bình dị,
sẵn có nơi thôn dã:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là không vướng bận việc đời, coi thường công danh. Cái nhàn
của ông là cái nhàn của người đã giác ngộ được quy luật thời thế: “công danh thân toại’.
Lối sống này giúp cho Trạng Trình có một tâm hồn thanh cao, thoải mái, thư thái. Bởi vậy,
lịch sử dân tộc Việt Nam đã có không ít những bậc “Thanh quan” lựa chọn sống thanh nhàn:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

(Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi)

Thế nhưng, quan điểm sống nhà của ông cũng không hề thoát li đời sống, cũng như Chu Văn An,
Nguyễn Trãi vẫn : “Lẳng thẳng không nguôi chuyện dưới trần” (Nguyễn Trãi)
Và đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay, quan niệm sống nhàn vừa có những nét tích cực vừa
còn những điểm chưa phù hợp, hạn chế. Với thế hệ trẻ ngày nay, sống “nhàn” cũng là sống hoà
mình với thiên nhiên, không quá coi trọng vật chất, danh lợi. Bên cạnh đó sống ‘nhàn” còn là
biết sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc, dành thời gian để nghỉ ngơi, thư thái. Có như vậy, ta
mới giữ được tâm hồn thanh cao, mới cảm nhận thấy cuộc sống thật sự có ý nghĩa.
Cuộc sống là một guồng quay hối hả và sẽ là quá nhanh nếu ta cứ mãi mê chạy theo những
nhu cầu vật chất mà quên đi giá trị đích thực của cuộc sống. Chính vì vậy sống ‘nhàn” luôn là lối
sống tích cực giúp con người tìm được những giá trị thiết yếu, được sống hoà mình với tự nhiên.
Thế nhưng, liệu sống “nhàn” có hoàn toàn tích cực hay không? Ngay bên cạnh chúng ta, hàng
ngày vẫn còn biết bao con người không nơi nương tựa, sống lang thang khắp nơi. Hàng ngày, bố
mẹ ta vẫn tần tảo sớm hôm chăm lo đồng tiền bát gạo để lo cho con được bằng bạn, bằng bè. Và
người anh em của chúng ta- Đồng bào miền Trung ruột thịt vẫn đang phải gánh chịu bao nhiêu
hậu quả của thiên tai lũ lụt...thật xót xa làm sao!
Đặc biệt trong những ngày tháng này khi “Tổ quốc đang bão giông từ biển” (Nguyễn Việt
Chiến), ta lại càng thấy nhói đau... Mũi khoan Hải Dương 981 xoáy vào thềm lục địa “Đất nước”
xót xa, đau đớn. Bởi vậy, dân tộc Việt Nam đang hướng về biển Đông với tấm lòng sục sôi tinh
thần yêu nước. Ngoài đảo xa, những người dân vẫn miệt mài bám biển, những chiến sĩ hải quân
vẫn giữ vững chặt tay súng bảo vệ bình yên cho dân tộc nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc.
Vậy đấy, trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách này, biết bao con người vẫn miệt mài chia sẻ,
cống hiến. Chẳng nhẽ, tuổi trẻ chúng ta lại thờ ơ, vô cảm, có thể thoải mãi sống “nhàn” được hay
sao? Không! Nhất định chúng ta sẽ không chịu mất nước, nhất định chúng ta sẽ “quyết tử cho tổ
quốc quyết sinh”.
Chính vì vậy, tuổi trẻ chúng ta hãy chung tay cùng nhau cảm thông, chia sẻ, yêu thương, bởi:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”
(Tố Hữu)
Hơn thế biển đảo là một phần gia tài nghèo khó mà cha ông ta đã không tiếc máu sương để
giữ gìn, truyền lại cho con cháu. Vậy nên hãy chung tay để giữ gìn chủ quyền thiêng liêng ấy,
hãy đặt tay lên ngực và lắng nghe tiếng “ tổ quốc gọi tên mình” . Vâng! Khi tổ quốc cần “ta phải
biết hy sinh”.
Bên cạnh đó cũng cần phải phê phán những con người có lối sống nhàn thân mà nhàn cả tâm.
Họ sống an phận như thường, thờ ơ với cuộc sống xã hội, với vận mệnh đất nước. Bởi như vậy là
họ đang tự huỷ hoại chính bản thân mình.

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Giữa những bộn bề, lo toan của cuộc sống hôm nay, hãy dành chút khoảng lặng để suy ngẫm về
quan niệm sống “nhàn”. Hẫy biết sống “nhàn” phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định. Có như
vậy chúng ta mới cảm nhận được ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống và “khỏi ân hận vì những tháng
năm đã sống hoài, sống phí” (Ôtxtơrốpxki).
IV. ĐỘC TIỂU THANH KÍ – NGUYỄN DU
1. Dàn ý phân tích
Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du: Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ
nghãi lớn của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và
chữ Nôm.
- Giới thiệu về “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí): Đọc Tiểu Thanh kí là một trong số
những sáng tác bằng chữ Hán tiêu biểu của Nguyễn Du, thể hiện cảm xúc, suy tư của ông về số
phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời, qua đó giuwps chún ta có cảm nhận sâu sắc về tấm
lòng nhân đọa của ông.
Thân bài
1. Hai câu đề
- Hình ảnh thơ đối lập giữ quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển(vườn hoa bên Tây Hồ) – thành
khư (gò hoang)
- Động từ “tẫn”: đến cùng, triệt để, hết
→ Câu thơ gợi ra một nghịch cảnh giữa quá khư và hiện tại: Vườn hoa bên Tây Hồ nay đã thành
bãi đất hoang rồi. Từ đó, gợi sự xót xa trước sự đổi thay, sự tàn phá của thời gian đối với cái đẹp.
- Cách sử dụng từ ngữ: độc điếu (một mình viếng) – nhất chỉ thư (một tập sách).
→ Nguyễn Du như muốn nhấn mạnh sự cô đơn nhưng cũng nhấn mạnh cả sự tương xứng trong
cuộc gặp gỡ này. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh
⇒ Hai câu thơ diễn tả tâm trạng của Nguyễn Du trước cảnh hoaong tàn, đó cũng chính là nỗi
niềm xót xa, tiếc nuối cho số phận của nàng Tiểu Thanh.
2. Hai câu thực
- Nghệ thuật hoán dụ:
+ Son phấn: tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ
+ Văn chương: tượng trưng cho tài năng.

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

- Từ ngữ diễn tả cảm xúc: hận, vương


- “Chôn”, “đốt” là những động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả
đối với nàng Tiểu Thanh ⇒ thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận những con người tài
sắc.
→ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố,
hồng nhan đa truân…cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.
→ Hai câu thơ cực tả nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh đồng thời cũng là tấm
lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và đề cao tài năng trí tuệ của Tiểu Thanh; đồng thời có sức tố
cáo mạnh mẽ.
3. Hai câu luận
- “Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp. Đó chính là
mối hận của những người tài hoa mà bạc mệnh.
- Thiên nan vấn: khó mà hỏi trời được.
→ Câu thơ mang tính khái quát cao. Nỗi hận kia không phải là nỗi hận của riêng nàng Tiểu
Thanh, của Nguyễn Du mà của tất cả những người tài hoa trong xã hội phong kiến. Câu thơ thể
hiện sự đau đớn phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài
thường cô độc.
- Kì oan: nỗi oan lạ lùng
- Ngã: ta (từ chỉ bản thể cá nhân táo bạo so với thời đại Nguyễn Du sống). Nguyễn Du không
đứng bên ngoài mà nhìn vào nữa mà giờ đây ông chủ động tìm sự tri âm với nàng, với những
người tài hoa bạc mênh.
⇒ Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn
người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc đến độ
“tri âm tri kỉ”
4. Hai câu kết
- Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ. Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh và băn khoăn, khóc cho chính
mình.
- “Khấp”: khóc. Tiếng khóc là dấu hiệu mãnh liệt nhất của tình cảm, cảm xúc thương thân mình,
thân người trào lên mãnh liệt không kìm nén được. Ông không viết đơn thuần mà khóc cho Tiểu
Thanh. Ông băn khoăn không biết hậu thế ai sẽ khóc ông.
→ Thể hiện nỗi cô đơn của nghệ sĩ lớn “Tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya” (Xuân Diệu). Ông
thấy mình lạc lõng ở hiện tại và đã tìm thấy được một người tri kỉ ở quá khư nhưng vẫn mong
ngóng một tấm lòng trong tương lai.

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

⇒ Tấm lòng nhân đạo mênh mông vượt qua mọi không gian và thời gian.
Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: Thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn
Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến. Chủ nghĩa nhân
đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

2. Bài văn mẫu hay

Đề bài 1: Cảm nhận bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.
Bài làm
Sê-khốp đã từng nói “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” câu
nói ấy làm ta bỗng nhớ đến một nhà thơ lớn của dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới, một
bậc thầy về ngôn ngữ và hơn cả là một người có quan điểm tư tưởng nhân đạo tiến bộ nhất trong
xã hỗi phong kiến xưa,… con người vĩ đại ấy không ai khác ngoài đại thi hào dân tộc Nguyễn
Du. Thơ của ông không chỉ hay mà còn sâu sắc đi vào trái tim người đọc để rồi những áng văn kì
bút ấy sống mãi với thời gian mà chẳng bao giờ mất đi cái giá trị cao cả vốn có của nó vì vậy
chẳng lẽ tự nhiên nhà thơ Tố Hữu sau này có viết:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn tu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thơ như tiếng mẹ ru những ngày”
Và giờ đây ta hãy cùng khám phá tài hoa của ông qua thi phẩm “Độc Tiểu Thanh kí” mà trong
đó chính là cái nhìn đồng cảm đến tinh tế về những con người tài hoa bạc mệnh, bị rẻ rúng trong
xã hội phong kiến đang dần suy thoái cùng với đó là bức thông điệp gửi gắm đến muôn đời sau
để rồi cho ta thấy cái nhân đạo thấm nhuần trong ông đẹp đẽ đến nhường nào!
Bài thơ được sáng tác vào một lần Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc được lấy cảm hứng từ câu
chuyện về cuộc đời bất hạnh của nàng Tiểu Thanh sống vào thời Minh (từ thế kỉ XIV đến thế kỉ
XVII). Nàng vốn là người tài sắc vẹn toàn nhưng rồi cái quy luật phũ phàng của trời đất đâu có
tha riêng cho một ai: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”! Vẫn ở cái tuổi “Xuân xanh xấp xỉ tới
tuần cập kê” nhưng nàng đã phải làm vợ lẽ khi mới là một thiếu nữ và cuộc đời nàng cũng chìm
trong bóng tối từ đây… Bị vợ cả ghen ghét, đày đoạ sống một mình tại đỉnh núi Côn Sơn không
ai quan tâm kể cả bố mẹ hay từ người phu quân của nàng để rồi sự cô đơn, uất ức đã làm nàng
chết dần, chết mòn theo thời gian và cũng để rồi người con gái ấy sống mãi ở tuổi xuân xanh…
Sau khi mất đi, những bức hoạ và những bài thơ chứa đựng tâm tư của nàng cũng bị người vợ cả
đốt sạch chỉ còn vương vấn, sót lại chút ít mà thôi. Và có lẽ nhan đề bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

cũng bắt đầu từ đây, phải chăng sau khi đọc tập thơ ấy đã khiến Nguyễn Du rung động rồi tạo
thành nguồn cảm hứng tuôn trào trong ông?
Nguyễn Du từng viết trong “Truyện Kiều” rằng:
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Và đó cũng chính là tâm trạng của ông khi bước tới ngọn núi Côn Sơn đã lụi tàn qua năm tháng:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khuê
Độc điếu song thiền nhất chỉ thư”
(Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang
lThổn thức bên song mảnh giấy tàn)
Đó không chỉ là sự thay đổi nghiệt ngã của cảnh vật mà còn là của con người, từ một vườn hoa
đẹp, lộng lẫy, sức sống căng tràn bao nhiêu thì nay lại trở nên tàn tạ, hoang phế, đìu hìu bấy
nhiêu. Con người cũng vậy, thời gian cũng đã cướp đi biết bao nhiêu thứ từ con người, phải
chăng đó là sự mỏng manh, ngắn ngửi của cái đẹp, là sự xuất chúng, hơn người của tài năng
cũng tàn phai theo? Tiểu Thanh chẳng hề ngoại lệ, vâng, nàng có tài, có sắc ai mà chẳng biết, ai
mà chẳng hay nhưng rồi: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” khiến cho bông hoa như
nàng cũng phải lụi tàn trước ngọn lửa ghen tuông bùng cháy dữ dội như muốn thiêu đốt trọn cái
tài, cái sắc của nàng. Làm vợ lẽ đã đành nhưng nàng chẳng có được sự tự do kể cả trong tình cảm
của mình. Mọi thư từ, mọi việc làm, mọi cuộc gặp gỡ đều phải được người vợ cả đồng ý thì thư
mới được gửi đi, việc mới được làm, chồng mới được gặp,… Dường như nàng có phu quân cũng
như không vậy, ước chăng cũng một lần được nói ra tâm tư, cũng một lần được nhung nhớ như
người phụ nữ trong “Trinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
Nguyễn du gợi nên nỗi xót xa, thương cảm cho cái đẹp bị trò đời trêu đùa đến nhẫn tâm, đến khi
bị tàn lụi, bị huỷ hoại thậm tệ là lìa xa trần thế mới thôi…
“Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
Khi tới nơi đây, héo tàn, trơ trụi đã đành nay còn thêm cả ảm đạm , đìu hiu không một bóng
ngườ,i dù vậy Nguyễn Du vẫn trang trọng kính viếng bởi chăng trong họ là một sợi dây đồng
cảm đang kết nối với nhau, đó là tiếng nói đồng điệu của những con người đa tài nhưng số phận
chẳng được trọn vẹn như cái tài ấy. “Độc điếu”- tâm thế cô đơn không chỉ riêng Tiểu Thanh mà
còn là của Nguyễn Du. Nàng thì cô đơn giữa chốn không người, cảnh vất thê lương hoang tàn
còn ông thì cô đơn giữa dòng đời bởi chẳng ai hiểu được ông, hiểu được cái nhân đạo cao quý,
cái tư tưởng sâu sắc mà con người cao cả hướng tới bấy lâu nay. Đọc di cảo của nàng lại càng

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

khiến ông không khỏi xót xa bởi cái phũ phàng của cuộc đời đặt ra để thử thách đời người và có
lẽ, chính ông cũng đã sớm chiêm nghiệm điều ấy:
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Thấm thoát cũng đã hơn ba trăm năm, những gì về người con gái ấy chỉ còn là một tập thơ với
những trang giâý tàn mà Nguyễn Du đọc bên cửa sổ, dù có ít ỏi đi chăng nữa cũng đủ cho hậu
thế xót xa mà nhỏ lệ, nhỏ lệ trước cách mà trò đời đối xử với nàng, cách mà nó làm nàng nhỏ bé,
tàn tạ rồi ra đi mãi mãi đến đau lòng…
Cuộc đời nàng, số phận nàng luôn làm người đời suy tư, thổn thức ngay cả Nguyễn Du cũng
vậy:
“Chi phấn hữu thân liên tử hậu
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư”
(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương)
Son phấn làm gì có thần? Nhưng với Nguyễn Du thì có đấy. Văn chương thì làm gì có mệnh (vô
mệnh) nhưng trong thơ của Nguyễn Du hoàn toàn ngược lại. Dường như ông đã khéo léo sử
dụng hình ảnh “chi phấn” để ẩn dụ cho nhan sắc của Tiểu Thanh, nhan sắc ấy không chỉ đẹp mà
còn bất tử và trường tồn mãi mãi. Vẻ đẹp ấy có sức sống kì diệu ngay cả khi bị chôn vùi dưới đất
xâu thì nó vẫn làm người đời nhớ đến mà tiếc thương và đây cũng là lần đầu tiên trong nền văn
học trung đại Việt Nam, dưới sự kìm hãm của xã hội phong kiến có một nhà thơ dám miêu tả vẻ
đẹp hình thức của người phụ nữ, ngay cả khi Nguyễn Dữ miêu tả Vũ Nương cũng chỉ khiêm tốn
hoạ nên vẻ đẹp tâm hồn của nàng. Dường như đó là tiếng nói bất bình của Nguyễn Du bởi lẽ vẻ
đẹp của người phụ nữ bị xã hội rẻ rúng, coi thường và đây cũng là một bước đi mới trong nền
văn học trung đại đương thời. Văn chương vốn “vô mệnh” nay lại thành hữu mệnh, có lẽ đó là ẩn
dụ cho tài năng của nay cũng phải “luỵ” cái bạc mệnh của con người. Nó cũng biết đau khổ, biết
buồn vui, biết vương vấn,… và rồi bỗng chợt nhận ra cái oan trái, ngang ngược mà ông trời sắp
đặt cho nó. Có sắc, có tài rồi cũng để làm gì:
“Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần”
Hai câu thực khép lại là lòng thương cảm sâu sắc về số phận bất hạnh tài hoa nhưng bạc mệnh
của nàng Tiểu Thanh đồng thời mang niềm tin vào thuyết luân hồi đạo phật cũng như là nguồn
cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du. Ông nhận ra được những giá trị tốt đẹp của con người qua
đó ta thấy một tâm hồn đa cảm đến sâu sắc!
Hai câu luận vẫn là niềm thương cảm ấy nhưng giờ đây còn vang lên tiếng nói của tri âm
nghe mà nhói lòng người:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Phong lưu kì oan ngã tự cư”


(Nỗi hơn kim cổ trời không hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang)
Tài hoa nhưng bạc mệnh có lẽ đã trở thành “Cổ kim hận sự” , xưa thì có số phận của nàng Tiểu
Thanh và những người cùng cảnh ngộ, nay thì là những người như ông. Nhưng rồi khi ngẩng đầu
lên hỏi trời thì trời cũng chỉ biết lặng thinh không nói một lời khiến cái hận càng thêm hận, thấm
thía lại càng thêm thấm thía,.. khi trời không đáp con người cũng chỉ biết bất lực, bế tắc, nó thể
hiện một hiện thực bất công của xã hội phong kiến nhiều hủ tục để rồi Thuý Kiều trong “Truyện
Kiều” cũng phải thốt lên rằng:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Nguyễn Du đau đớn, căm giận trước cái đẹp, cái thiện đang dần bị thế lực hắc ám chà đạp,
những con người như Tú Bà, Mã Giám Sinh hay Sở Khanh được ông miêu tả bằng tất cả sự căm
phẫn. Tú bà thì:
“Thoắt trông nhợt nhạt màu da
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao”
Mã Giám Sinh thì:
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”
Sở Khanh lại là kẻ:
“Một chàng vừa trạc thanh xuân
Hình dong chải chuốt áo khăn dịu dàng”
Tại sao những kẻ như vậy lãi vẫn sống yên bình, ăn chơi trác táng mà khi ấy những người như
Tiểu Thanh hay Thuý Kiều, Đạm tiên lại phải chịu biết bao sóng gió cuộc đời để rồi người thì ra
đi mãi mãi, người thì chẳng bao giờ có được tình yêu của chính mình,… Bản thân Nguyễn Du tự
cho mình là người có tài và cùng hội với những con người tài hoa bạc mệnh. Cái tài của ông
dùng để cảm nhận cái đẹp, để thương con người, để thể hiện vẻ đẹp sâu sắc của tâm hồn chứa
đựng cảm hứng nhân đạo khác hoàn toàn với Nguyễn Công Trứ mang nét cao ngạo, thể hiện cái
tôi một cách ngông cuồng. Cái phong lưu của con người đã trở thành một cái oán, cái án ấy
khiến người ta bị đày đoạ, bị hắt hủi, bị hành họ cho đến sức cùng lực kiệt thì mới thôi. Phải
chăng khi đặt mình cùng vào chiếc thuyền khiến cho tiếng nói tri âm, tri kỉ lại càng vang thêm
sâu sắc thêm nhường nào…
Đau đớn trước cái ngang trái của cuộc đời và giờ đây Nguyễn Du lại tự thương cho chính bản
thân mình và đó vô tình trở thành một nét mới trong văn học trung đại- cảm hứng tự thương:

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

“Bất tri tam bách dư niên hậu


Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
(Chẳng biết ba trăm năm nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)
Hai câu kết mở ra là cả một thế giới nội tâm của Nguyễn Du, “tam bách dư liên hậu”-con số 300
năm chỉ mang tính chất ước lệ tượng trưng nhưng đó lại là nỗi niềm cô đơn của ông trong thời
đại. Câu hỏi tu từ ở cuối bài bày tỏ niềm khao khát, mong muốn tìm được sự thấu hiểu, thương
cảm. Tiếng khóc của người đời là thứ mà Nguyễn Du luôn tìm kiếm bởi đó là tiếng vang của sự
tri âm, đồng cảm. Từ xót thương cho những kiếp người tài hoa bạc mệnh và rồi ông cũng tự khóc
cho chính mình, ông cũng là một trong những số ít nhà thơ đưa tên chữ của mình vào trong thi
phẩm, dường như đó là cái tôi, cái cá nhân mà ông muốn khẳng định qua đó lại một lần nữa
Nguyễn Du thể hiện tấm lòng nhân đạo lớn lao của mình đó là sự tự thương. Khép lại bài thơ là
tiếng nói bất bình lần nữa của ông, bằng 2 câu thơ thất niêm phá tính quy phạm vốn có của văn
học trung đại để lên án mạnh mẽ những kẻ không chân trọng giá trị của con người đặc biệt là
những con người tài hoa.
Bài thơ đã ra đời cách đây mấy trăm năm nhưng giá trị nhân đạo mà nó để lại vẫn là mãi mãi.
“Độc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người
phụ nữ có tài, có sắc nhưng bị xã hội phong kiến mục nát chà đạp. Khóc cho họ và rồi Nguyễn
Du cũng khóc cho chính mình, cho một tài năng mà xã hội mục nát ấy chẳng thể nhận ra vì vậy
Nguyễn Du cùng với “Độc Tiểu Thanh kí” luôn sống mãi trong lòng hậu thế với những giá trị
nhân đạo cao quý, đúng như Lâm Ngũ Đường từng nói: “văn chương bất hủ cổ kim đều viết
bằng huyết lệ”.

Đề bài 2: Didorot – nhà văn , nhà triết học Pháp thế kỉ thứ 18 từngcho rằng : “Nghệ thuật
là chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường và cái bình thường trong cái phi
thường”
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sang tỏ qua đoạn trích: “Đọc Tiểu Thanh
kí”
Bài làm
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu”
Mấy trăm năm đã trôi qua nhưng có lẽ những vần thơ Nguyễn Du vẫn mãi trường tồn trong lòng
người đọc. Bởi lẽ nhà đại thi hào viết thơ “như có máu nhỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm
qua trang giấy”. Thơ ông đề cập sâu sắc đến nỗi đau từ cổ chí kim của con người nhất là người
phụ nữ - những “kiếp hồng nhan” hay những kẻ tài hoa mà bạc mệnh.Và “Đọc Tiểu Thanh kí” là
một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho tấm lòng thương người tiếc tài của đại thi hào
Nguyễn Du. Chính cái tâm sang ngời ấy đã khiến tác phẩm của ông sống mãi trong suốt trường

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

kì lịch sử hay còn bởi con mắt tinh tường trông 6 cõi như nhà văn, nhà triết học Pháp Didorot
nói: “Nghệ thuật là chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường và cái bình thường trong cái
phi thường”
Giữa cuộc sống thường nhật đầy rẫy những bộn bề, lo toan, hiếm có ai thử sống chậm lại để một
lầncảm nhận về những điều phi thường trong vô vàn điều hết sức bình thường ấy. “Tìm ra điều
phi thường trong cái bình thường” là một cách khám phá, một cách nhìn sâu sắc mọi vấn đề. Nếu
chỉ tìm hiểu về những thứ hào nhoáng, hời hợt ở vẻ bề ngoài thì sẽ chẳng bao giờ ta có thể nhận
ra được vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong thứ vật chất phù du ấy. Nhưng “từ trong cái phi thường ta phải
nhận ra được những thứ bình thường”. Đây lại là một cách đánh giá bao quát, đơn giản hóa vấn
đề, phải có con mắt tinh tế lắm thì ta mới dễ dàng nhận ra vẻ đẹp bình dị, rất đỗi thân quen của
đối tượng cần nhắc đến. Nhận định của Dodirot đã đưa ra một quan điểm hoàn toàn xác đáng:
“Người nghệ sĩ phải có cái nhìn linh hoạt, thấu đáo, đa phương diện về một vấn đề hay đối tượng
văn học”
Mộng Liên Đường chủ nhân có nói: “Nguyễn Du có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ
suốt cả nghìn đời” Thật vậy, tấm lòng Nguyễn Du luôn canh cánh lo cho con người, ông vui với
niềm vui của con người, đau cùng nỗi đau con người, phải khóc, phải cười, phải trăn trở với con
người. Thơ ông trở nặng suy tư, đau đáu một nỗi niềm: “Nhân tình thế thái”. Lời thơ như tiếng
tri âm, đồng cảm của những kẻ cùng chung số phận đặc biệt là Tiểu Thanh trong tác phẩm “Đọc
Tiểu Thanh kí”. Hai con người như hòa vào làm một để cất lên tiếng than đau đến đứt ruột.
Trong xã hội phong kiến đương thời, có biết bao nhiêu người phụ nữ phải sống trong những nỗi
đày đọa triền miên cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng Nguyễn Du lại không viết về những người
phụ nữ ấy mà chính cái tài “tìm ra điều phi thường trong cái tầm thường” đã giúp ông vượt qua
cả rào cản về mặt thời gian( cách xa hơn 300 năm) và không gian địa lí trắc trở( Trung Quốc) để
tới tri âm với nàng Tiểu Thanh- người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì làm lẽ nên bị vợ cả ghen,
đày ra sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ.
Buồn rầu, nàng sinh bệnh chết và để lại tập thơ. Nhưng vợ cả vẫn ghen nên đốt tập thơ, giờ chỉ
còn lại một số bài thơ gọi là "phần dư".
Câu thơ đầu tiên cất lên là lời than cho cái đẹp bị dập vùi, tàn phá phũ phàng:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư”
Cảm xúc trước sự đổi thay của cuộc đời là cảm xúc mang tính nhân văn khá phổ biến trong thơ
trung đại. Nguyễn Trãi thăm núi Dục Thúy mà cảm khái trước cảnh “rêu phủ nét chữ người
xưa”. Bà Huyện Thanh Quan ngậm ngùi trước cảnh “dấu xưa xe ngựa” giờ chỉ còn là “ hồn thu
thảo”, “ nền cũ lâu đài” gợi nhớ một triều đại rực rỡ đã đi qua. Câu thơ của Nguyễn Du có gợi
lên lẽ đời dâu bể nhưng mối thương tâm của thi nhân lại đặt nơi cái đẹp bị tàn phá phũ phàng.
Hình ảnh thơ đối lập: cảnh đẹp >< gò hoang gợi nghịch cảnh éo le. Từ “tẫn” trong nguyên bản
chữ Hán “tẫn thành khư” gợi sự đổi thay mãnh liệt không còn dấu vết nào. Dường như phải có
một con mắt tinh tế lắm mới có thể nhận ra đống đổ nát nơi gò hoang xưa đã từng là một địa
danh rất đẹp. Thời gian tàn phá lên mọi cảnh vật, phủ mờ đi tất cả. Đang trong dòng hoài niệm

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

bỗng tác giả sực tỉnh và trở về thực tại, với nghịch cảnh trớ trêu, nghịch cảnh giữa qúa khứ và
hiện tại, giữa vẻ đẹp huy hoàng/sự hoang vu cô quạnh.
Nhớ đến Tây Hồ là nhớ đến nàng Tiểu Thanh- người con gái tài hoa bạc mệnh. Nguyễn Du
xót xa tiếc nuối, ai oán trước số phận nghiệt ngã của Tiểu Thanh. Cái chết của nàng là bằng
chứng xót xa cho một kiếp hồng nhan, từ đó càng nuối tiếc trước cảnh và người đẹp đều chịu
chung số phận. Nếu như trong Truyện Kiều, Thúy Kiều tri ngộ với số phận Đạm Tiên qua lời kể
củaVương Quan thì ở Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du thấu hiểu nỗi oan khiên của Tiểu Thanh
qua “mảnh giấy tàn” trước song cửa sổ:
“Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
Cuộc tri ngộ giữa Thúy Kiều và Đạm Tiên còn có sự chứng kiến của chị em Kiều , còn viếng
thăm của Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh chỉ qua một tập sách bị đốt dở. Chữ “ độc” và chữ
“nhất”trong câu thơ chữ Hán cũng là để nói một lòng đau tìm gặp một hồn đau.Ông đã một mình
đối diện với số đời của Tiểu Thanh. Đây phải chăng là sự đồng cảm giữa “tài tử và giai nhân”,
giữa “xưa và nay”.
Người con gái với số phận nghiệt ngã là thế nhưng với ngòi bút nhân đạo của mình, ông đã
khai phá được những vẻ đẹp tài năng và tâm hồn ẩn sâu bên trong con người nàng. Đời Tiểu
Thanh là điển hình của hai nỗi oan lớn: hồng nhan bạc phận, tài mệnh tương đố.Người đẹp như
nàng mà bất hạnh, chết yểu. Có tài thơ văn như nàng mà bị dập vùi. Di cảo của Tiểu Thanh chính
là di hận:
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vộ mệnh lụy phần dư”
Nguyễn Du nhắc đến cuộc đời Tiểu Thanh bằng những ẩn dụ tượng trưng quen thuộc, son phấn
là biểu tượng cho sắc đẹp, văn chương là ẩn dụ cho tài năng của Tiểu Thanh. Hai vật thể vô tri
vô giác được nhân cách hóa như có “thần”, có “hồn”. Chính nước mắt và máu của Tiểu Thanh đã
tạo nên “cái thần”, “cái mệnh” của son phấn, văn chương, hay “niềm cảm thông lạ lung của nhà
đại thi hào dân tộc” (hoài Thanh) đã tạo “thần”, cái “hồn” để nó để cho nó để nỗi hận còn vương
đến muôn đời? Cảm xúc của Tố Như càng dồn nén thì câu thơ càng dẫn đến tính đa nghĩa. Nếu
hiểu văn chương là chủ thể tự hận thì dẫn đến cách cảm: son phấncó thần, cũng phải xót xa về
những việc làm sau khi chết, văn chương không có số mệnh gì cũng bị đốt dở. Nếu hiểu “son
phấn”, “văn chương” là đối tượng thương cảm của người đời thì có cách hiểu: son phấn như có
thần, sau khi chết người ta còn thương tiếc, văn chương có số mệnh gì mà người ta phải bận lòng
đến những bài thơ còn sót lại. Tiểu Thanh đẹp, tài năng là thế, ai mới trông qua tưởng đó là một
người phụ nữ “phi thường”, hội tụ tất cả tài năng của quan niệm phong kiến, nhưng họ cũng
giống như những người phụ nữ khác đương thời, cũng phải chịu một nỗi đau chung, rất “bình
thường” cả về thể xác lẫn tinh thần.
Nhưng xét đến cùng nó cũng quy vào cảm hứng vĩnh hằng của Nguyễn Du trước cái đẹp và
tài năng. Ta đã từng bắt gặp nỗi niềm thương cảm của Nguyễn Du thương cho “nghiệp chướng
phấn son”, nhưng đồng thời ca ngợi một trang giai nhân tuyệt sắc: “Non bồng xa xuống một
cành xinh/ Sắc đẹp màu xuân nức sáu thành” khi viếng ca nữ đất La Thành. Trong “Đọc Tiểu

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Thanh kí”, cái đẹp có thể tàn về than xác nhưng “chôn vẫn hận”. Cái mệnh của Tiểu Thanh thật
ngắn ngủi còn cái mệnh của văn chương thì “đốt còn vương”. Giọt nước mắt xót thương cho số
phận Tiểu Thanh đã kết tinh lại thành hạt châu trân trọng và ngợi ca cái đẹp. Nếu đặt trong hoàn
cảnh lúc bấy giờ, xã hội phủ nhận tài năng, trí tuệ của người phụ nữ thì tác phẩm của Nguyễn Du
lại càng được đánh giá cao bởi chiều sâu nhân đạo.
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Nguyễn Du đã từ cái hận của Tiểu Thanh mà nghĩ đến cái hận muôn đời, cái hận nay cứ triền
miên không bao giờ chấm dứt. Từ nỗi đau riêng của Tiểu Thành mà quy thành nỗi đau từ cổ chí
kim của bao kiếp người tài hoa. Nỗi oan của Tiểu Thanh Trong suy nghĩ ấy, có lẽ Nguyễn Du
còn liên tưởng đến bao cuộc đời như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ – những người có tài mà ông hằng
ngưỡng mộ – và bao người tài hoa bạc mệnh khác nữa. Những oan khuất bế tắc của nghìn đời
"khó hỏi trời" (thiên nan vấn). Câu thơ đã giúp ta hình dung rõ cuộc sống của những nạn nhân
chế độ phong kiến, dồn nén thái độ bất bình uất ức ủa nhà thơ với thời cuộc, đồng thời cũng thể
hiện một sự bế tắc của Nguyễn Du. Do vậy nỗi hận trở nên quá lớn khó mà hỏi trời được: “Thiên
nan vấn”. Lời thơ như lời than,oán trách ông trời vì lẽ đời nghiệt ngã, trái ngang đã đẩy bao kẻ
phong lưu vào kiếp đời buôn ba, đau khổ.Nhưng có hỏi trời thì cũng chẳngmong một lời giải
đáp, vì thế càng hận, càng nhức nhối. Nỗi đau của Tiểu thanh vốn dĩ rất riêng nhưng Nguyễn Du
đã tinh tế nhận ra nỗi đau rất bình thường, rất rộng lớn- đó là nỗi đau của cả lớp người, một thế
hệ.
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn”
Bên cạnh nỗi hận là cái “án phong lưu”. Và đây lại là một nghịch cảnh chua xót: khách phong
lưu mà phải khổ, phải mang cái án oan lạ lung vì nết phong nhã. Đến câu thơ thứ sáu thì khách
thể và chủ thể đã hòa vào làm một:
“Phong vận kì oan ngã tự cư”
Câu thơ dịch chữ “ngã” thành chữ “khách” đã không tô đậm được yếu tố chủ thể nhập thân vào
khách thể. Nguyễn Du tự cho mình là người cùng hội với Tiểu Thanh.Đó là tình cảm chân thành
đồng điệu của Nguyễn Du, cũng thể hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân đạo rất đẹp và rất
sâu của ông. Không phải chỉ một lần nhà thơ nói lên điều này. Ông đã từng hóa thân vào nàng
Kiều để khóc thay nhân vật, ông đã từng khẳng định một cách đầy ý thức "thuở nhỏ, ta tự cho là
mình có tài". Cách trông người mà ngẫm đến ta ấy, trong thi văn cổ điển Việt Nam trước ông có
lẽ hiếm ai thể hiện sâu sắc như vậy. Tự đặt mình "đồng hội đồng thuyền" với Tiểu Thanh,
Nguyễn Du đã tự phơi bày lòng mình cùng nhân thế. Tâm sự chung của những ngưòi mắc "kỳ
oan" đã đưọc bộc bạch trực tiếp mạnh mẽ trong tiếng nói riêng tư khiến người đọc cũng không
khỏi ngậm ngùi. Tâm sự ấy không chỉ của riêng Nguyễn Du mà còn là nỗi niềm của các nhà thơ
thời bấy giờ. Vậy là từ giọt lệ thương người, khóc người, Nguyễn Du đã chuyển sang tự thương
mình.
Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ là niềm mong ước được tri âm của Nguyễn Du ở hậu thế:

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

“Bất tri tam bách dư niên hậu


Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du không hỏi quá khứ, hiện tại mà hỏi tương lai, không hỏi trời, đất
mà lại hỏi người đời. Hỏi ba trăm năm sau, thiên hạ có ai khác Tố Như?Với Tiểu Thanh, ba trăm
năm sau đãcó một Nguyễn Du “thổn thức bên song” với “mảnh gả giấy tàn”. Còn Nguyễn Du
liệu có ai khóc, ai đau cho phận đời trôi nổi. “Bất tri”-không biết được. Niềm tự thương kết tụ
thành một lời thắc mắc lơ lửnggiữa không trung mà chẳng ai có thể giải đáp được vì thế tự đau
đến cực độ.Ông muốn tìm thấy sự tri âm ở mai hậu bởi lẽ khi con người taco đơn, lạc lõng mới
dễ trở nên yếu đuối,vô vọng.Nhà thơ khác khoải hoài vọng ở tương lai: đời sau trong muôn một
còn có kẻ “khóc người đời xưa”bởi thời đại Nguyễn Du khổ đau,khát khao được giải tỏa nhưng
vẫn bết tắc.Bế tắc nhưng vẫn không thôi hi vọng.Vì vậy, nỗi niềm Tố Như gửi tới mai hậu không
phải là sự tuyệt vọng mà là niềm hi vọng được giải tỏa.
Tự thương mình là một nét mới mang tinh thần nhân bản cuả thời đại cuối thế kỉ thứ XVIII-
đầu thế kỉ XIX-thời đại con người chưa ý thức được vè bản than, về tài năng, nỗi đau của chính
mình.Sự tự thương mình là sự tự ý thức,là bằng nước mắt mà thấm in bản ngã của mình để
chống lại sự chi phối của quan niệm “phi ngã”, “vô ngã”.
Bài thơ mở đầu bằng khóc người ư, thương người nay kết thúc bằng khóc mình, thương mình.
Khóc người, thương người là sự mênh mang cao cả của trái tim nhân đạo. Khóc mình, thương
mình là sự sâu sắc của tư tưởng nhân văn. Độc Tiểu Thanh kí đã hội nhập được cả hai điều đó.
Chỉ với tám câu thơ nhưng người đọc đã đủ cảm nhận được một tâm hồn tha thiết yêu cuộc sống,
yêu con người của đại thi hào Nguyễn Du. Không cần đến 300 năm sau, hậu thế vẫn luôn nhớ
đến ông, nhớ đến những vần thơ tràn đầy xúc cảm như thứ ánh sáng lấp lánh nổi bật lên kho tằng
văn thơ trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung:
“Hỡi Người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người”
(Kính gửi cụ Nguyễn Du – Tố Hữu)
Nghệ thuật chân chính không nhất thiết là phải dùng những ngôn từ mĩ lệ, những đề tài mới chưa
ai khám phá mà “Nghệ thuật là chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường và cái bình
thường trong cái phi thường”. Muốn vậy kẻ làm thơ phải có năng khiếu, có vốn văn hóa rộng rãi,
lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp, hơn hết là một cái tâm sáng ngời bởi lẽ “thơ là tiếng lòng” (Diệp Tiếp)
Qua tác phẩm văn chương, nhà thơ nhìn đời một cách cao đẹp, đầy giá trị nhân văn. Nhờ việc
hiểu rõ về những thứ “tầm thường”, “phi thường” thi sĩ có cách đánh giá sâu sắc về cuộc đời. Từ
cuộc đời Tiểu Thanh đầy rẫy nhưng đau khổ bất công, nhà thơ bày tỏ thái độ cảm thông, tiếc
nuối, tiếc cho lẽ đời dâu bể:
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những gì trông thấy mà đau đớn lòng”

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Chính cái tài thấu muôn đời muôn kiếp ấy đã đưa tên tuổi Nguyễn Du trở thành một nhà thơ
hang đầu của nền văn học viết. Ấy thế mới thấy rõ được quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật
của thi sĩ gian nan biết chừng nào. Phải cảm ơn những nhà văn, nhà thơ như thế, người đời mới
có thể hiểu rõ về mọi vật trong cuộc sống từ cơ bản, bao quát nhất đến chi tiết, nâng cao.
L.Tônx tôi khẳng định:"Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người,
ước mơ cháy bỏng vì 1 xã hội công bằng,bình đẳng bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn và
viết,vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ,hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại". Nguyễn
Du đã đem lòng thương cảm của mình để khóc cho người con gái xa lạ Tiểu Thanh, khóc cho
một lớp người “phong vận kì oan”. Chính vì lẽ đó mà Nguyễn Du đã lưu dấu ấn của mình trong
lòng bạn đọc để rồi nở hoa thành những lẽ sống đẹp, nhân nghĩa.

Đề bài 3: Phân tích hai bài thơ “Độc tiểu thanh kí” của thi hào Nguyễn Du và “Kính gửi cụ
Nguyễn Du” của nhà thơ Tố Hữu để làm rõ tiếng nói tri âm ở mỗi bài.
Bài viết đoạt giải nhất của bạn Nguyễn Thị Hải Hậu – trong kì thi HSG Quốc gia năm 2007.
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
Nguyễn Du xưa đã từ giã cõi đời không một lời trăn trối, mang theo cả một tâm sự bi kịch, u uất
không giải tỏa cùng ai. Những ai đã sống sâu sắc với cuộc đời hẳn thấu hiểu lắm tâm sự của
Nguyễn Du – một con người suốt đời đi tìm tri kỉ giữa cõi đời đen bạc. Tố Như ơi! Xin người
hãy “ngậm cười nơi chín suốt” vì “cả cuộc đời này hiểu Nguyễn Du” vì có biết bao nhiêu người
như Huy Cận, Bùi Kỷ, Tế Hanh, Chế Lan Viên, … và đặc biệt Tố Hữu đã làm thơ giãi bày, giải
toả hộ Người những uất hận kia. Bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” ra đời như bắc nhịp cầu tri
âm đến với những tâm sự của Tố Như trong “Độc Tiểu Thanh ký” đồng thời cũng khẳng định ý
nghĩa đặc biệt của tiếng nói tri âm trong văn chương, nói như nhà văn Bùi Hiển: “Ở nước nào
cũng thế thôi, sự cảm thông sẻ chia giữa người đọc và người viết là trên hết”
Là một nhà văn đã từng nếm trải những vinh quang và cả những cay đắng trong nghề văn, Bùi
Hiển hiểu hơn ai hết ý nghĩa đặc biệt của tiếng nói tri âm giữa nhà văn và người đọc. Đã có
những thời người ta chỉ đề cao vai trò của tác giả và tác phẩm mà xem nhẹ yếu tố bạn đọc. Đúng,
nhà văn là người tạo ra tác phẩm bằng tài năng và tâm huyết của mình. Nhưng lẽ nào ảnh chỉ
muốn tác phẩm ấy là chỉ của riêng anh, chỉ mình anh biết, anh hay? Nếu thế tác phẩm của nhà
văn ấy sẽ sớm đi vào quên lãng, không một ai biết đến. Phải chăng vì vậy mà M. Gorki đã viết:
“Người tạo lên tác phẩm là tác giả nhưng người quyết định số phận tác phẩm lại là độc giả?” Tác
phẩm văn học chỉ sống được trong tấc lòng của những người tri kỷ – là bạn đọc. Thế nhưng
không phải bạn đọc nào cũng hiểu được tác phẩm và thông điệp thẩm mĩ của tác giả. Thực tế văn
học đã có biết bao chuyện đáng buồn – người đọc hiểu hoàn toàn sai lệch giá trị của tác phẩm và
suy nghĩ của nhà văn. Cho nên ở bất kỳ thờ đại nào, bất kỳ nền văn học dân tộc nào cũng rất cần
có tiếng nói tri âm của bạn đọc dành cho tác giả. Nghĩa là bạn đọc ấy phải cảm thông, sẻ chia với
những nỗi niềm tâm sự, nghĩ suy của người viết gửi trong tác phẩm.

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Ý kiến của nhà văn Bùi Hiển, vì thế, có thể xem như một yêu cầu lý tưởng trong tiếp nhận
văn học mọi thời đại, mọi dân tộc. Vậy vì sao Bùi Hiển lại đề cao ý nghĩa của tiếng nói tri âm
như vậy? Có lẽ đó là yếu tố đặc thù của lĩnh vực văn chương. Nếu như trong các ngành khoa
học, khi một chân lý khoa học được tìm ra là đúng đắn thì sớm hay muộn nó sẽ được công nhận
và khẳng định. Còn với văn học thì sao? Những nghĩ suy và tâm trạng của nhà văn sâu sắc, nhiều
tầng bậc, không phải một thời, một người là có thể hiểu thấu để mà cảm thông chia sẻ. Tiếp nhận
văn học, họ phụ thuộc và nhiều yếu tố, có khi do tâm lý và tâm thế tiếp nhận, cũng có khi do môi
trường văn hóa mà người đọc đang sống, đang tiếp thu… Chuyện khen chê, khẳng định hay phủ
định trong văn chương là điều dễ thấy. Bởi vậy phải là người đọc có con mắt xanh mới có thể
thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với người viết được.
Thế nhưng cơ sở nào đem lại sự cảm thông, chia sẻ giữa người đọc và người viết? Trước hết
cần phải bắt đầu từ quy luật của sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ cầm bút trước tiên là để giãi
bày lòng mình, khi những trăn trở, suy nghĩ, day dứt, dằn vặt vui hay buồn không thể nói với ai
thì người nghệ sĩ tìm đến văn học bởi “thơ là tiếng lòng” là tiếng nói hồn nhiên nhất của trái tim
và “có những điều chỉ nói được bằng thơ”. Người nghệ sĩ sáng tác trước hết cũng do chính mình
hoặc cho những người thực sự hiểu mình mà thôi. Phải chăng vì vậy khi Dương Khuê mất
Nguyễn Khuyến đã không viết thơ vì:
“Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa.”
Thế nhưng thơ là “tiếng nói điệu đồng đi tìm những tâm hồn đồng điệu”. Nhà thơ đồng thời cũng
là người đọc thơ. Như Tế Hanh nói: “Đọc thơ đồng chí ngỡ thơ mình” . Nhà văn viết tác phẩm
như ban pháp phấn thông vàng đi khắp nơi, mong có người theo phấn tìm về. Cho nên bạn đọc là
mốt mắt xích không thể thiếu trong chu trình sáng tác – tiếp nhận tác phẩm. Bạn đọc cũng là
những người có suy nghĩ, tình cảm,cảm xúc, có niềm vui, nỗi buồn, có cảnh ngộ và tâm trạng,
nhiều khi bắt gặp sự đồng điệu với nhà văn, nhà thơ. Khi hai luồng sóng tâm tình ấy giao thoa thì
tác phẩm rực sáng lên trở thành nhịp cầu nối liền tâm hồn với tâm hồn, trái tim với trái tim. Cho
nên người đọc đến với thơ để tìm thấy chính mình, thấy những suy nghĩ, cảm xúc của chính
mình mà nhà thơ bằng tài năng đã gửi gắm qua những câu thơ. Phải chăng vì thế Lưu Quý Kì
viết: “Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm hồn của chính
mình”. Và như thế Bá Nha đã tìm được Tử Kì, những tri âm đã gặp được nhau qua chiếc cầu văn
chương. Văn học quả là có sức cảm hoá thật kỳ diệu.
Có lẽ chính bởi ý nghĩa đặc biệt của tiếng nói tri âm trong văn chương mà có biết bao nhiêu
nhà thơ, nhà văn đã sáng tác nhưng tác phẩm mà đối tượng lại chính là các nhà văn, nhà thơ.
Bằng Việt viết về Pauxtôpxki, Ximônôp sung sướng khi tìm được tri âm là Tố Hữu:
“Ở đây tôi thấy thơ tôi
Sống trong bản dịch tuyệt vời của anh”
Trường hợp của Nguyễn Du và Tố Hữu trong hai bài thơ “Độc tiểu thanh ký” và “Kính gửi cụ
Nguyễn Du” cũng không nằm ngoài mạch nguồn cảm hứng giàu giá trị nhân văn ấy.

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Có thể thấy hai bài thơ đều là tấc lòng của hai nhà thơ gửi gắm cho những người nghệ sĩ sống
khác thời đại. Nguyễn Du viết về Tiểu Thanh, cách Tố Như ba trăm năm nhưng đồng thời Tiểu
Thanh cũng là một nhà thơ. Sống cô đơn, vò võ một mình trong sự ghen tuông cay nhiệt của
người vợ cả, sự thiếu đồng cảm của chính người chồng, Tiểu Thanh đã tìm đến thơ để ký thác
tâm tình, để tìm đến một tri âm vô hình cho khuây khoả nỗi cô đơn. Thế mà thói đời cay nghiệt,
khi nàng chết, những vần thơ của nàng cũng phải giã từ cõi đời trong ngọn lửa ghen tuông, đố
kỵ. Những câu thơ xót lại của nàng khiến Tố Như rung động. Một trái tim lúc nào cũng căng lên
như dây đàn nối đất với trời và nỗi đau của con người có thể làm sợi giây ấy rung lên bần bật. Dễ
hiểu vì sao Nguyễn Du lại viết hay, xúc động về Tiểu Thanh như vậy. Còn Tố Hữu trong những
năm tháng chống Mĩ cứu nước nhất là trong những ngày kỷ niệm ngày kỷ niệm ngày sinh của
Nguyễn Du, đã xúc động viết lên “Kính gửi cụ Nguyễn Du”. Tố hữu đã thể hiện sự cảm thông,
chia sẻ với bi kịch của Nguyễn Du và hết lời ca ngợi giá trị của thơ ca Tố Như. Như thế hai bài
thơ “Độc Tiểu Thanh ký” và “Kính gửi cụ Nguyễn Du” đều thể hiện tiếng nói tri âm giữa
Nguyễn Du, Tố Hữu – người đọc đồng thời cũng là những nhà thơ với Tiểu Thanh, Nguyễn Du –
những người nghệ sĩ sống khác thời đại. Sự trùng hợp tuyệt đẹp này còn góp phần khẳng đinh
giá trị nhân đạo sâu sắc, mênh mông của dân tộc và văn học Việt nam. Bở lẽ Tiểu Thanh,
Nguyễn Du là ai nếu như không phải là những người tài hoa và bạc mệnh?
Mặc dù vậy, bản chất của lao động nghệ thuật bao giờ cũng là sáng tạo. Cho nên hai bài thơ
dù giống nhau ở cảm hứng nhưng nội dung tiếng nói tri âm và cách thể hiện có sự khác biệt sâu
sắc. Trước hết “Độc Tiểu Thanh ký” là tiếng nói tri âm của một các nhân dành cho một cá nhân.
Nguyễn Du thấu hiểu nỗi khổ của Tiểu Thanh – người con gái sống khác dân tộc, khác thời đại.
Có một khoảng không gian và thờ gian diệu vợi, hun hút cách ngăn hai người nhưng chính văn
chương đã xoá nhoà khoảng cách địa lý, biên giới lịch sử để họ tìm đến với nhau. Nguyễn Du xót
thương cho cảnh ngộ của nàng:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.”
Bài thơ mở đầu bằng câu thơ nói về quy luật nghiệt ngã của cuộc đời. Dòng đời lạnh lùng chảy
trôi, cuốn theo bao con người, bao số phận, tàn phá bao cảnh sắc. Hồ Tây xưa đẹp đẽ, rực rỡ là
thế, giờ chỉ còn là một đống đất hoang lạnh, vắng vẻ, tiêu điều. Một sự biết đổi thật ghê gớm!
Tận nghĩa là biết đổi hết, sạch trơn. Cảnh xưa đã không còn. Câu thơ nghe ngậm ngùi, thoáng
gợi sự đời dâu bể “thương hải biết vi tang điền” hay xót xa nỗi niềm “thế gian biết đổi vũng nên
đồi” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là quy luật của tự nhiên, sao ta không khỏi day dứt? Bở
lẽ cũng với sự đổi thay ấy, là sự ra đi của kiếp người, đời người. Tiểu Thanh nàng hỡi, sự hiện
diện của nàng trên cõi đời này còn gì đâu nếu không còn những vần thơ sót lại. Nhưng thay
những vần thơ ấy – tấc lòng của nàng đã đến được với bế bờ tri âm – ấy chính là Nguyễn Du.
Nguyễn Du hiểu lắm nỗi oan nghiệt của nàng:
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu.
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.”

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Cả cuộc đời Tiểu Thanh hiện lên qua hai chữ: chi phấn và văn chương. Nói đến son phấn là nói
đến tài sắc, nói đến văn chương là nói đến tằng năng. Người là người tài năng, nhan sắc trọn vẹn,
thế sao cuộc đời nàng lại đau khổ dường vậy? Nhà thơ đã thổi hồn vào son phấn, văn chương để
chúng cất lên tiếng nói bi phẫn, xót xa. Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi
chết còn văn chương không có mệnh mà còn bị đốt bỏ. Hỡi cuộc đời, son phấn, văn chương để
cất lên tiếng nói bi thương thấu thiết ấy? Hai câu thực cũng chính là chìa khoá mở cửa vào hai
câu luận:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư”
Thế là đâu chỉ Tiểu Thanh, đó là số bất hạnh của bao nhiêu con người. Hai chữ “cổ kim” gợi
dòng thời gian miệt mài chảy trôi, vô thuỷ vô chung từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, trên đó
thấp thoáng tiếng khóc của nàng Kiều, tiếng ai oán của cô Cầm, tiếng hát của người ca nữ đất
Long Thành, người hát rong ở Thái Bình, tiếng van lơ của người mẹ ăn xin,… Đó là nỗi hận của
bao kiếp người, bao cuộc đời, bao thế hệ. Giời đây tấn cả cùng về đổ xuống câu thơ của Tố Như.
Một mối hận chất chứa, dày đặc thế mà trời khôn hỏi. Hỏi người, người không biết. Hỏi trời, trời
không đáp. Cho nên Nguyễn Du tự lý giải cho mình:
“Phong vận kì oan ngã tự cư.”
Tiểu Thanh đau khổ, bao con người đau khổ chính bởi nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Thì ra
chính “chi phấn, văn chương” kia là nguyên nhân gây ra nỗi khổ dường này! Nhà văn tự coi
mình là người cùng hội, cùng thuyền với Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh. Thế là
Nguyễn Du đã “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Tố như sở dĩ là tri âm bở lẽ ông thấy mình trong
cuộc đời và văn thơ Tiểu Thanh. Cho nên bài thơ kết thúc bằng tâm sự của chính Nguyễn Du:
“Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khất Tố Như?”
Thương người rồi mới thương mình. Thương người càng sâu sắc thì thương mình cảnh da diết.
Tiểu Thanh đã có may mắn là tìm được tri âm nơi – Nguyễn Du, thế còn Nguyễn Du thì ai là Tri
âm đây? Bài thơ kết thúc mà nỗi đau cứ khắc khoải, đau đáu khôn nguôi. Tố Như đã từng cho
mình mang nỗi sầu “vị tằng khai” không giải toả được, sâu thẳm như nước sông Lam dưới chân
núi Hồng: “Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngã” Cho nên ông không hỏi người ở hiện tại mà hướng về
người cách mình hơn ba trăm năm xa xôi, vô tri kỉ ở một nàng Kiều trong trang sách, ở Tiểu
Thanh cách mình ba trăn năm và ở một dân tộc khác. Bài thơ khép lại mà đau đáu nỗi đau không
tri âm, không tri kỉ giữa cõi đời đen bạc. Như vậy, hiểu Tiểu Thanh, day dứt trước số phận nàng,
ráo riết tìm ra câu trả lời nhưng cuối cùng Nguyễn Du bế tắc, rơi vào thuyết hư vô, siêu hình như
trong truyện Kiều:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”


Cho nên bài thơ đẫm nước mắt trong giọng điệu bi phẫn, sầu tủi, nghẹn ngào. Dẫu sao tấm lòng
tri âm của Tố Như với Tiểu Thanh cũng vô cùng cao quý, đáng trân trọng.
Hai trăm năm sau Nguyễn Du, Tố Hữu đứng trên đỉnh cao của thời đại, của dân tộc, hướng về
quá khứ cha ông, với niềm xót xa thương cảm. Biết bao nhà thơ đồng cảm với Nguyễn Du như ở
Tố Hữu, sự đồng cảm ấy sâu sắc, mênh mông hơn. Trước hết, nhà thơ hiểu, chia sẻ với bi kịch
của Nguyễn Du:
“Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa lòng trong đục, cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!”
Tưởng như đó là những lời Tố Hữu viết về Thuý Kiều. Mà quả thực, nhà thơ tỏ lòng thương cảm
với nàng Kiều tài sắc mà như cánh bèo lênh đênh. Nàng đã từng đứng trước sự lựa chọn chữ
“Hiếu” và chữ “Tình” khi quyết định bán mình chuộc cha, đã từng xao lòng trước vinh hoa để rồi
xót xa thấy ngọn cờ đào Từ Hải, kết liễu đời mình nơi dòng Tiền Đường định mệnh. Thế nhưng
qua sự so sánh “đành như thân gái”, người đọc hiểu được đó là lời tâm huyết gan ruột của Tố
Hữu gửi Tố Như. Trong cuộc đời bể dâu kia, Tố Như cũng như cánh bèo chìm nổi, từng đớn đau
trước bi kịch cuộc sống “sống hay không sống” và sống như thế nào giữa đen tối và tội ác, “giữa
dòng trong, dòng đục kia?”.
Nguyễn Du cũng đã từng đứng trước sự lựa chọn giữa “nghĩa”và “tình”. Người hiểu xã hội
phong kiến đã đến hồi cáo chung, hiểu được sự mọt rỗng của triều Lê nhưng tình với nhà Lê, tư
tưởng phù Lê của tôi trung không thờ hai chủ nên Người đã từng chống lại Tây Sơn. Thế nhưng
trong đêm đen cuộc đời, người đâu đã thoát khỏi bi kịch. Người thấy triều đại Tây Sơn là tiến bộ,
châm chí còn hướng về những tướng lĩnh Tây Sơn tài hoa trong “Long thành cầm giả” nhưng
cuối cùng lại theo Nguyễn Ánh, làm quan cho triều Nguyễn. Bi kịch không tự giải thoái được,
Người “đành như thân gái sóng xao Tiền Đường” phó mặc cho số phận. Tố Hữu thấy Thuý Kiều
là hiện thân của Nguyễn Du. Nguyễn Du viết truyện Kiều để ký thác tâm sự chính mình. Đó thực
sự là một tấm lòng tri âm sâu sắc.
Không chỉ hiểu bi kịch của Nguyễn Du, Tố Hữu còn chia sẻ cảm thông với bi kịch tình đời
của Người:
“Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương:
Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng…
Nhân tình , nhắm mắt, chưa xong

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

Biết đâu hậu thế khóc cùng Tố Như?


Mai sau dù có bao giờ…
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay”
Phải thương cảm Tố Như sâu sắc lắm, Tố Hữu mới có thể nhận thấy bi kịch ẩn sâu này. Nguyễn
Du cả một đời yêu thương con người, cả đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa nguôi nỗi đau đáu
hỏi người ba trăm năm sau: Ai người khóc Tố Như? Tố Hữu sử dụng ý thơ ấy thật linh hoạt.
Khóc cùng không chỉ khóc cho Tố Như mà cùng Tố Như khóc cho nỗi đau của con người. Đó
phải chăng cũng là điều Tố Như tìm kiếm, trăng trối trước lúc đi xa?
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
Tiếng thơ ai nghe vừa trìu mến, vừa thân thương, vừa ngưỡng phục. Tiếng thơ của Nguyễn Du
thấu lòng người, thấu cả trời xanh. Dường như trời xanh cũng rung động bở những vần thơ ấy.
Thật là một tầm vóc lớn lao, vĩ đại! Không những vậy, Tố Hữu còn nghe thấy trong tiếng thơ ấy
hồn của dân tộc, lời của nước non:
“Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”
Tố Hữu đã từng vì tiếng nói của Hồ Chí Minh như lời non nước:
“Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau…”
Lần thức hai ông lại hình dung hình ảnh so sánh để ca ngợi sự vĩ đại của một nhà thơ – một danh
nhân văn hoá lỗi lại của dân tộc và thế giới. Tiếng thơ của Nguyễn Du là tiếng nói của cá nhân
đã trở thành lời của non nước. Non nước mượn thơ người để vọng lời. Trong tiếng thơ ấy có cả
tiếng lòng của dân tộc, của nước non. Cho nên nó có tầm vóc ngang hàng với không gian vũ trụ,
dằng dặt mà còn gợi không gian mênh mông cho tiếng thơ cụ Tiên Điền vang vọng, chảy trôi.
Hôm nay, mai sau, thậm chí nghìn năm sau người Việt Nam vẫn không quên được tiếng thơ ấy
vì: “Tiếng thơ như tiếng mẹ ru tháng ngày”.
Thơ của Nguyễn Du được ví với “tiếng thơ”, “lời non nước”, “lời nghìn thu”, “tiếng thương”,
rồi “tiếng mẹ ru”. Đó là những cấp bậc đánh giá hay chăng chính là con đường đi vào bất tử của
thơ Nguyễn Du? Cái đích cuối cùng của thơ là “chảy đến lòng người” nên hình ảnh tiếng mẹ ru
chính là cách đánh giá cao nhất dành cho một tiếng thơ. Tiếng thơ ấy đã nhập vào nguồn mạch
văn hoá, vào đời sống tâm hồn, tình cảm của người dân Việt Nam trở thành dòng sữa ngọt ngào
nuôi dưỡng bao thế hệ. Tiếng thơ ấy là tình thương của mẹ dành cho người con, là hiện thân của
tình mẹ mênh mông. “Thương” là nội dung bản chất, là cội nguồn hay là phương tiện của tiếng
thơ? Và hiểu theo cách nào cũng là sự tri âm tuyệt đối của Tố Hữu và Tố Như rồi. Bở lẽ Nguyễn
Du là “nhà nhân đạo lỗi lạc” (Niculin), là trái tim lớn suốt đời mang nặng nỗi thương đời:

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3


Thích Văn Học – Thichvanhoc.com.vn

“Đau đớn thay phận đàn bà”


Không chỉ thấu hiểu, sẻ chia với cuộc đời, ngợi ca thơ Nguyễn Du, Tố Hữu còn tìm cách lí
giải nỗi đau của Nguyễn Du. Ông cho rằng nỗi đau ấy không phải do trời mà chính là do xã hội
vạn ác thời Nguyễn Du gây nên:
“Gớm quân Ưng khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người!”
Chính thằng bán tơ, bè lũ Mã Giám Sinh, Tú Bà, Ưng Khuyển, Sở Khanh mới là những kẻ gieo
mần đau khổ cho Nguyễn Du, Tiểu Thanh, Thuý Kiều. Cho nên muốn thay đổi số phận phải tiêu
diệt xã hội vạn ác ấy đi. Và tiếng trống ba hồi gọi quân kết thúc bài thơ là sự giải quyết ấy. Xã
hội nay vẫn còn những kẻ ác, nhưng cả dân tộc ra trận để tiêu diệt kẻ thù để cuộc đời nhiều hạnh
phúc và tình yêu hơn. Tố Hữu không sa vào tư tưởng bi quan như Nguyễn Du bởi ông là nhà thơ
của cách mạng, được luồng gió mới của thời đai thổi mát. Nguyễn Du ơi, xin người hãy yêu
lòng. Những cô Kiều, cô Cầm, người mẹ ăn xin…của Người sẽ không còn đau khổ nữa đâu.
Chính sự khác nhau về tiếng nói tri âm ấy đã chuyển hoá thành hình thức nghệ thuật khác nhau.
Bài “Độc Tiểu Thanh ký” của Tố Như viết theo thể thơ Đường luật, cô đúc, hàm xúc nhưng
phảng phất giọng điệu bi phẫn do rất nhiều thanh trắc, dấu nặng tạo cảm giác trĩu nặng, ngưng
đọng. Còn Tố Hữu sử dụng thành công thể lục bát nhẹ nhàng, đằm thắm, trang trọng; hình thức
tập Kiều, lẩy Kiểu để chuyển tải giọng điệu lạc quan, hào hứng, say mê.
Như vậy, tiêng nói tri âm giữa người đọc và người viết là điều văn học dân tộc nào, thời đại
nào cũng hướng tới. Điều đó đặt ra yêu cầu với nghệ sĩ phải sáng tác từ những cảm xúc chân
thành nhất, da diết nhất. Và người đọc hãy sống hết mình với tác phẩm để hiểu được thông điệp
thẩm mỹ của tác giả, để chia sẻ cảm thông với tác giả. Mỗi người hãy rung lên khúc đàn Bá Nha
như Tử kì để văn chương mãi tươi đẹp, kỳ diệu.
Tôi muốn đến với Nguyễn Du như đến với một con người suốt đời khắc khoải, da diết với
thân phận con người. Nguyễn Du đã từng rỏ bao nhiêu nước mắt khóc thương những người đau
khổ ấy, lẽ nào ta lại chẳng một lần khóc cho Nguyễn Du để bi kịch của Người sẽ tan như bóng
hình Trương Chi trong chén nước của Mị Nương xưa.

Chúc các cậu ôn tập tốt nha <3

You might also like