You are on page 1of 21

Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

Tài liệu kỹ năng đọc hiểu


A.PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1. TỰ SỰ: Trình bày diễn biến sự việc, sự kiện hoặc khắc họa tính cách nhân vật
Đặc điểm:
 Có cốt truyện
 Có nhân vật, sự việc
 Ngôi kể
 Câu trần thuật
Ví dụ:

“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt
tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ,
lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen
được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”

(Tấm Cám)

2. MIÊU TẢ: Tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng,… để người đọc có thể hình
dung ra sự vật, sự việc đó
Đặc điểm:
 Từ ngữ miêu tả: chỉ hình dáng, màu sắc, đường nét, âm thanh,…
Ví dụ:
“Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ
sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên,
những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”
(Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)

3. BIỂU CẢM: Bộc lộ cảm xúc tình cảm về sự vật, sự việc


Đặc điểm
 Bày tỏ tư tưởng tình cảm, cảm xúc, thái độ
 Từ ngữ thể hiện tình cảm
 Khơi gợi lòng đồng cảm ở người đọc
Ví dụ:

NGOAN BÙI 1
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi


Như đứng đống lửa như ngồi đống than

(Ca dao)

4. NGHỊ LUẬN: bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của
người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình
Đặc điểm
 Nêu ý kiến, quan điểm
 Có luận điểm, luận cứ
 Lập luận chặt chẽ
 Sử dụng các thao tác lập luận
Ví dụ:
Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo
bối của thành công (...) Thế giới này là của bạn, đất nước này là của chúng ta. Chúng ta
không thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó mãi. Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên
góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy đi ra để nhìn để
hiểu, đừng đắm đuổi trên màn hình máy tính, trên smartphone bằng những câu chuyện
phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài.
(Trích Bài phát biểu của PGS.TS. Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng trường Đại học Sư
phạm Hà Nội nhân dịp kỉ niệm ngày 26/03/2016)

5. THUYẾT MINH: Cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự
vật, hiện tượng nào đó
Đặc điểm
 Giới thiệu, trình bày làm rõ đặc điểm, nguồn gốc,… của đói tượng’
 Tính chuẩn xác, khoa học
Ví dụ:
Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa
nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.
Hoa lan đã được người phương Đông tôn là « loài hoa vương giả » (vương giả chi
hoa). Còn với người phương Tây thì lan là « nữ hoàng của các loài hoa »
Họ lan thường được chia thành hai nhóm : nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài
sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí.Còn nhóm địa lan lại gồm những
loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục ….
( Trích trong SGK Ngữ văn lớp 10 )
NGOAN BÙI 2
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

6. HÀNH CHÍNH-CÔNG VỤ
Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ
quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí
(thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…)

B. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ


1. Sinh hoạt
Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao
đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Giao tiếp với tư cách cá
nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,… không
mang tính nghi thức.
Phạm vi sử dụng: Dùng trong giao tiếp hằng ngày
Nhận biết: Hội thoại, lời đối thoại, độc thoại, thư từ, nhật kí,…

Ví dụ:

“Hắn hầm hầm, chĩa vào mặt mụ bảo rằng:

- Cái giống nhà mày không ưa nhẹ! Ông mua chứ ông có xin của nhà mày đâu! Mày
tưởng ông quỵt hở? Mày thử hỏi cả làng xem ông có quỵt của đứa nào bao giờ không?...”

(Chí Phèo - Nam Cao)

2. Nghệ thuật
Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác
phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ
của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ
ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
Phạm vi sử dụng: Tác phẩm văn chương
Nhận biết: Các tác phẩm văn học (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí, thơ, ca
dao, vè, hay kịch, chèo, tuồng,…)
Ví dụ:

"Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

NGOAN BÙI 3
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"

- Chiều xuân - Anh Thơ -

3. Chính luận
Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ dùng trong các văn bản
chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện
thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị,
xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định
Phạm vi sử dụng: Chính trị, xã hội: vấn đề chính trị, thời sự nóng bỏng
Nhận biết: Các văn bản chính luận: xã luận, hịch, cáo, chiếu, biểu, tuyên ngôn,
lời kêu gọi, hiệu triệu, các bài bình luận, xã luận, các báo cáo, tham luận, phát biểu
trong các hội thảo, hội nghị chính trị…
"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã
gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự
do ! Dân tộc đó phải được độc lập!”

(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)

4. Báo chí
Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời
sự trong nước và quốc tế, phản ánh chín kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm
thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Phạm vi sử dụng: Thông tin tất cả vấn đề thời sự của xã hội
Nhận biết: bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, trao đổi ý kiến, bình luận, thời
sự,…
Ví dụ:

“Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án một kỳ thi chung thực hiện từ năm 2015,
nhiều vấn đề vẫn được tiếp tục mổ xẻ. Để người dân hiểu rõ hơn về kỳ thi, lãnh đạo Cục
khảo thí và Kiểm định chất lượng tiếp tục giải đáp các thắc mắc.” (http://vnexpress.net/)

5. Khoa học
Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ dùng để giao tiếp thuộc lĩnh
vực khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
U: Lĩnh vực khoa học

NGOAN BÙI 4
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhận biết: văn bản khoa học, giáo trình, sách giáo khoa, luận án, luận văn, tiểu
luận,…
Ví dụ:

“Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do
vi khuẩn hoặc virut gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt.
Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia…”

6. Hành chính
Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản
hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan hay tổ chức chính trị, xã hội, kinh
tế,…
Phạm vi sử dụng: Lĩnh vực hành chính:
Nhận biết: các dạng văn bản pháp luật, bằng cấp chứng nhận, đơn từ, kiến nghị, công
văn, thông báo, kế hoạch,…
Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, ....

C. CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN


1. Giải thích
Khái niệm: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, Khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu
đúng vấn đề.
Nhận biết: Làm cho người đọc hiểu các Khái niệm, tư tưởng, đạo lí,…
Ví dụ:
“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say
mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô
chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí,
áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp
dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.
( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)

2. Phân tích
Khái niệm: Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét
một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Nhận biết: Chia nhỏ đối tượng ra thành nhiều khía cạnh để làm rõ
Ví dụ:
… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà
hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu
biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân
tộc xa xôi.

NGOAN BÙI 5
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận
với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước
khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu
biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh
tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm
hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và
đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra
chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như
thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân
loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con
người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà
cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức,
chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc
sách càng nhiều càng tốt”.
( Bàn về việc đọc sách – Nguồn Internet)

3. Chứng minh
Khái niệm: là ta dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ
đối tượng.
Nhận biết: Dùng dẫn chứng xác thực, cụ thể để làm sáng tỏ đối tượng
Ví dụ:
“Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa
học và công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho
KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất
nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho
KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung
tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế
khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu
có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực
ASEAN (kết nối thông tin với mạng Á- Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN2,
TEIN4,…”
(Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập, Mai Hà, Ánh Tuyết
– Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014-)

4. Bình luận
Khái niệm: là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .

NGOAN BÙI 6
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhận biết: Đưa ra đánh giá, nhận xét của bản thân và mở rộng vấn đề
Ví dụ:
“… Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con
người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được
nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú
ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn
chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là
điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ
như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những
chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình
trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn”.
( Bài viết tham khảo)

5. So sánh
Khái niệm: là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối
tượng khác.
Nhận biết: Đặt các đối tượng vào cùng một bình diện và tìm những nét giống và khác
để làm rõ chúng
Ví dụ:
“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan
hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan
hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương
mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước
ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía
trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó
thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ
sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như
mình lạc sang một nước khác”.
(Chữ ta, bài Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)

6. Bác bỏ
Khái niệm: Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .
Nhận biết: Dùng lí lẽ, chứng cứ để bác bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu
chính xác. Đồng thời nêu ý kiến đúng đắn đính chính
Ví dụ:
“ …Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng
tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những
từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và
nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
NGOAN BÙI 7
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình,
mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:
Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói
ra. …”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
(Tài liệu sưu tầm )

D. CÁC TRÌNH TỰ LẬP LUẬN

1.Diễn dịch: Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát
đứng đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thế ý nghĩa của câu chủ đề làm rõ cho
câu chủ đề.

Ví dụ:

Anh thanh niên là người rất yêu nghề, có tinh thần trách
nhiệm cao đối với công việc. Anh hiểu rằng, công việc mình làm
tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước,
của mọi người. Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có
ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy. Suốt mấy
năm ròng rã ghi và báo “ốp”đúng giờ. Phải ghi và báo về nhà
trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh
vẫn không ngần ngại.

2. Quy nạp:
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ ý chi tiết đến
ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.

NGOAN BÙI 8
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

Ví dụ:

Dù không xuất hiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua
lời kể của anh thanh niên, song họ hiện lên với những nét tuyệt
đẹp trong tâm hồn và cách sống. Họ là những người say mê
công việc. Vì công việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn sàng hi
sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình. Cuộc sống
của họ lặng lẽ và nhân ái biết bao.

3. Tổng – phân – hợp: Câu chủ đề nằm ở đầu và cuối đoạn

Ví dụ:
Phẩm giá con người là những viên đá quý, viên đá đó còn lấp
lánh đẹp đẽ hơn nếu được lồng vào cái giá khiêm tốn. Để trở
thành một người “như thể giếng nước” mỗi cá nhân cần chú tâm
học tập, trau dồi kiến thức, luôn khiêm tốn; rèn luyện bản lĩnh
vững vàng trước mọi thử thách, biến động của cuộc sống. Quan
trọng nhất là cần chú ý đến giá trị đích thực, không nên chạy theo
lối sống chuộng hình thức, thích thể hiện mình. Khiêm tốn chính
là sức mạnh để thành công.
4. Song hành:
Không có câu chú đề. Có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung
nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh, của chù đề
đoạn văn, làm rõ nội dung đoạn văn.
Ví dụ
Trong tập “Nhật kí trong từ” (Hồ Chí Minh, có những bài
phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị
như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. (2) Có những
bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thiểu nền
gấm chỉ vàng (3) Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới
những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc. (Lê Thị Tủ An)
Câu chủ đề (C) tự suy ra là: vẻ đẹp đa dạng, phong phú của
những bài thơ trong tập Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)

5. Móc xích

NGOAN BÙI 9
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

Là đoạn văn mà các ý gối đẩu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một
vài từ ngữ đã có ơ câu trước và câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ
đề.
Ví dụ
Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng
là thơ Nguyễn Trãi không. (2) Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi
thì cũng không phải là dễ hiểu đúng. (3) Lại có khi chữ hiểu
đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. (4) Không hiểu
vì không biết chắc bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời
nhiều nổi chìm của Nguyễn Trãi. (5) Cũng một bài thơ nếu
viết năm 1420 thì có một ý nghĩa, nếu viết năm 1430 thì nghĩa
khác hẳn.(Hoài Thanh)
Câu chủ đề (C) tự suy luận: Thơ Nguyễn Trãi rất khó nắm
bắt.

E. CÁC PHÉP LIÊN KẾT CÂU (về hình thức)


1. Phép lặp
Khái niệm: Phép lặp lại ở câu sau các âm/từ/cụm từ đã có ở câu trước.

- Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp): lặp ngữ âm


Ví dụ:
Có cá đâu mà anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi?

- Các từ ngữ: lặp từ ngữ


Ví dụ:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy


Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Đoàn Thị Điểm)

- Các cấu tạo cú pháp: lặp cú pháp


Ví dụ: Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở
Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta
đoàn kết…
(Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh)

NGOAN BÙI 10
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Phép thế
Khái niệm: Phép thế là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ/ cụm từ mang nghĩa tương
đương để thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

- Dùng các chỉ từ (này, nọ, kia, ấy, đó, đây…) hoặc đại từ (nó, hắn, họ, chúng nó…)
Ví dụ: Chí Phèo chẳng biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi.
Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên.
(Chí Phèo, Nam Cao)

- Dùng tổ hợp “danh từ và chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó…
Ví dụ: Chúng ta đã giành chiến thắng. Điều đó là kết quả của sự cố gắng và nỗ lực
suốt thời gian qua.

3. Phép nối
Khái niệm: Phép nối là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ/cụm từ biểu thị quan hệ với
câu trước.
Ví dụ
Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng
há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất
chạy nhào tới.
(Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu)

Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu
hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu.
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan)

4. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng


Khái niệm: Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng là sử dụng ở câu đứng sau các từ
đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

- Đồng nghĩa
Ví dụ:
Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức
vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời
xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh
tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa
cơm…
(Nguyễn Ðình Thi)

NGOAN BÙI 11
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

- Trái nghĩa
Ví dụ:
Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
(Chí Phèo, Nam Cao)

- Liên tưởng cùng chất


Ví dụ:
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!
(Khóc Tổng Cóc, Hồ Xuân Hương)
-Liên tưởng khác chất
Ví dụ:
Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
(Tố Hữu)

F. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

1. SO SÁNH
a.Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những
nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b. Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:
Trong đó:
“Người ta là hoa đất”(tục ngữ)
+ A – sự vật, sự việc được so sánh
“Quê hương là chùm khế ngọt”
+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu”
- A như B:
là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.
“Nước biếc trông như làn khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào”

NGOAN BÙI 12
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

(Ca dao)

c. Các kiểu so sánh

So sánh ngang bằng: So sánh không ngang bằng:

“Người là cha, là bác, là anh “Con đi trăm núi ngàn khe

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

(Sáng tháng Năm – Tố Hữu) Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

(Bầm ơi – Tố Hữu)

NGOAN BÙI 13
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

d. Tác dụng
Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc (gợi hình) giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh
động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.
Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết (gợi cảm) giúp tạo ra lối nói hàm súc,
giúp người nghe nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.

2. BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA


a. Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính
cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,
cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
b. Các kiểu nhân hóa:

Dùng những từ vốn gọi Dùng những từ vốn chỉ Trò chuyện với vật như với
người để gọi sự vật hoạt động, tính chất của người:
người để chỉ hoạt động tính
chất của vật:

Chị ong nâu, Ông mặt “Heo hút cồn mây súng ngửi “Trâu ơi ta bảo trâu
trời, Bác giun, Chị gió,… trời” này…”

(Tây Tiến – Quang Dũng) (Ca dao)

c. Tác dụng: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn

3. BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ (So sánh ngầm)


a. Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật,
hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
b. Các kiểu ẩn dụ thường gặp:

Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
thức
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
-> Hình ảnh ẩn dụ: hoa lựu màu đỏ
như lửa.

Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách


thức “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
(Ca dao)

NGOAN BÙI 14
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

-> Hình ảnh ẩn dụ: "ăn quả" - hưởng


thụ, “trồng cây” – lao động.

Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về “Thuyền về có nhớ bến chăng


phẩm chất
Bến thì một dạ khăng khăng đợi
thuyền”

(Ca dao)

->Hình ảnh ẩn dụ: thuyền – người


con trai; bến – người con gái.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển “Ngoài thêm rơi chiếc lá đa


từ cảm giác này sang cảm giác khác,
cảm nhận bằng giác quan khác. Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)


->Hình ảnh ẩn dụ “tiếng rơi mỏng- rơi
nghiêng” AD chuyển đổi từ thính giác
(tiếng rơi) sang thị giác ( nghiêng)

c. Tác dụng:
-Giúp cho câu văn, câu thơ có thêm sức biểu cảm
-Giúp câu văn, câu thơ trở nên ngắn gọn hàm súc hơn nhưng lại giàu hình ảnh hơn
-Khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe hơn
4. BIỆN PHÁP TU TỪ HOÁN DỤ
a. Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, Khái niệm này
bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức
gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Các kiểu hoán dụ:

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)


 Bộ phận cơ thể con người để chỉ con
người

NGOAN BÙI 15
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

“Vì sao trái đất nặng ân tình,

Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
chứa đựng: (Tố Hữu)
Trái Đất : chỉ những người sống ở trái đất
này- nhân loại

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự (Việt Bắc - Tố Hữu)


vật  Áo chàm là vật dụng hàng ngày của
người dân Việt Bắc. Nó chính là đặc trưng
của con người nơi đây nên khi nhắc tới áo
chàm là ẩn ý nhắc tới người dân Việt Bắc

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”


(Tục ngữ)
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu  Một cây: Chỉ một người đơn lẻ tồn tại
tượng trong xã hội
Ba cây: Chỉ một tập thể người
chụm lại: đoàn kết lại
núi cao: đích đến cuối cùng của thành công

c. Tác dụng: làm tăng sức gợi hình gợi cảm, làm câu thơ trở nên mềm mại hơn

Lưu ý: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

NGOAN BÙI 16
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

ẨN DỤ HOÁN DỤ
-Đều là biện pháp tu từ gọi tên của sự vật này bằng tên của sự vật khác
Giống -Đều giúp cho cách biểu đạt trở nên gợi hình, gợi cảm hơn
nhau
-Ẩn dụ dựa trên mối quan hệ tương Hoán dụ dựa trên quan hệ tương
đồng giữa hai sự vật hiện tượng. cận, gần gũi giữa hai sự vật hiện
-Hai sự vật, hiện tượng được dùng tượng
trong phép ẩn dụ không liên quan trực
Khác tiếp đến nhau.
nhau Ví dụ Ví dụ: “Áo chàm đưa buổi phân ly”
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” Hình ảnh hoán dụ “áo chàm”
dùng để chỉ những con người Việt
Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” được Bắc. Bởi người dân nơi đây
dùng để nói về Bác Hồ. Giúp nhấn thường mặc áo chàm.
mạnh sự to lớn, vĩ đại và ấm áp của
Bác.

5.BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI QUÁ, PHÓNG ĐẠI, PHÔ TRƯƠNG, NGOA DỤ,
CƯỜNG ĐIỆU
- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng
được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Ví dụ:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”

(Bình NGô đại cáo – Nguyễn Trãi)

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

(Việt Bắc - Tố Hữu)

6. BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH


-Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển,
nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

NGOAN BÙI 17
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

Ví dụ 1:
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”
(Bác ơi – Tố Hữu)

Ví dụ 2:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta”
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)

7. BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ


a. Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ,cấu trúc
nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.
Ví dụ:
“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”
(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

b.Các dạng Điệp ngữ

Các dạng Điệp ngữ Ví dụ:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?


Điệp ngữ cách quãng:
Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

“Mai sau

Mai sau
Điệp nối tiếp
Mai sau

Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh”

NGOAN BÙI 18
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Điệp vòng tròn: Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

(Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

c. Tác dụng
-Nhấn mạnh nhằm làm nổi bật ý;
-Tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ (tha thiết, nhịp
nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ); vừa gợi cảm xúc mạnh trong lòng người đọc.

8. BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ


- Khái niệm: Chơi chữ là biện pháp tu từ lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ
để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là
trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,….
Ví dụ 1:

“Bà già đi chợ cầu đông

Xem một que bói lấy chồng lợi chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”

Ví dụ 2:

"Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên mang mãi mịt mờ

NGOAN BÙI 19
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

Mộng mị mỏi mòn mai một một

Mĩ miều mai mắn mây mà mơ"

(Tú Mỡ)

9. BIỆN PHÁP LIỆT KÊ

a. Khái niệm: Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng
loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng,
tình cảm.
Ví dụ:

“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng


Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”

(Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý)

b. Tác dụng
Sắp xếp các ý, liệt kê lần lượt theo thứ tự
Nhấn mạnh và diễn đạt đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay
tư tưởng, tình cảm.

10. BIỆN PHÁP TU TỪ TƯƠNG PHẢN, ĐỐI LẬP


- Khái niệm: Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để
tăng hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ:
“O du kích nhỏ giương cao súng

Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu

Ra thế, to gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu cứ phải mày râu”

NGOAN BÙI 20
Tài liệu sưu tầm – Group Luyện thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

(Tố Hữu)

11. ĐẢO NGỮ


a.Khái niệm: “Đảo ngữ là các biện pháp tu từ cú pháp thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp
thông thường của câu văn”.

b. Tác dụng: Dùng để nhấn mạnh, gây ấn tượng về nội dung biểu đạt mà tác giả muốn
người đọc hướng đến.

Ví dụ:
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà”
- Bà Huyện Thanh Quan-

Câu bình thường sẽ là “Dưới núi vài chú tiều đang lom khom/bên sông có lác đác
rợ mấy nhà”.

Các tính từ “lom khom” và “lác đác” được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh sự vắng
vẻ, heo hút của không gian nhằm thể hiện nỗi cô quạnh sâu kín trong tâm hồn người
viết

12.BIỆN PHÁP ĐẢO NGỮ


– Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu.
– Nhấn mạnh, gây ấn tượng về nội dung biểu đạt.
Ví dụ
Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.
( Hồ Xuân Hương )

13. CÂU HỎI TU TỪ

Khái niệm: Câu hỏi tu từ là các biện pháp tu từ về câu có cú pháp như một câu hỏi
nhưng lại không có mục đích yêu cầu trả lời, ngược lại để diễn tả hay nhấn mạnh ngụ ý
nào đó.

Tác dụng: Chủ yếu dùng để bộc lộ hoặc tăng cường thể hiện cảm xúc, trạng thái.

NGOAN BÙI 21

You might also like