You are on page 1of 9

I.

Khái Niệm:
Bộ máy nhà nước CHXHCN VN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định nhằm đảm bảo thực
hiện nhiệm vụ và các chức năng của nhà nước
- Hệ thống các cơ quan nhà nước : các cơ quan đều có những vị trí, tính chất, chức năng,
thẩm quyền riêng (được phân loại rõ ở phần Phân Loại)
VD: Bộ gd&đt quản lý GD, bộ GTVT thì quản lý về hoạt động GTVT
- Bản thân hệ thống đó có mối liên hệ và phân cấp với nhau. Từ Trung Ương đến địa
phương phối hợp nhịp nhàng với nhau
VD: quản lý Giáo Dục ở Trung Ương: Bộ GD&ĐT, ở cấp địa phương thì là Sở GD&ĐT, ở cấp
quận ( huyện) thì phòng GD&ĐT
VD: bộ GD có mối liên hệ chặt chẽ với bộ tài chính ( thu học phí, trả lương…) , và bộ Quốc
phòng ( gdqp),….
- Tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung (đây là điểm phân biệt với các bộ
máy nhà nước tư sản)
VD:+ Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền ( nghị viện nắm lập
pháp, chính phủ nắm quyền hành pháp, toà án nắm quyền tư pháp)
+Bộ máy nhà nước XHCN: tổ chức theo nguyên tắc tập quyền ( quyền lực nhà nước tập
trung vào cơ quan đại diện cao nhất )
- Thực hiện nhiệm vụ và các chức năng ( mục tiêu bộ máy nhà nước) : nhà nước sử dụng bộ
máy nhà nước để thực hiện chức năng của mình
VD: +Đối nội: đảm bảo trật xã hội, bảo vệ chế độ kinh tế,..
+Đối ngoại: phòng thủ đất nước,thiết lập mối quan hệ với các quốc gia khác,...

II. Phân Loại

Căn cứ vào vị trí, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan NN, bộ máy NN ta được cấu thành từ 4
hệ thống các cơ quan nhà nước và 1 chức danh nguyên thủ quốc gia là chủ tịch nước:

1. Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc Hội và HĐND các cấp

* Quốc hội :

 Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.


 Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
 Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và hiến pháp.
 Có quyền quyết định những chính sách về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ
yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và
hoạt động của công dân.
 Bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
 Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của cơ quan
Nhà nước.
 Giám sát tối cao là chức năng quan trọng, đặc trưng của Quốc hội
trong nhà nước pháp quyền (kiểm soát cả bên trong và bên ngoài).
 Gồm: 7 Ủy ban và 1 Hội đồng chuyên môn: Nhiệm vụ thẩm tra trước các
dự án luật và kiểm tra việc thực hiện các quyết định của Quốc hội.
 Ủy ban Pháp luật.
 Ủy ban Kế hoạch & Ngân sách.
 Ủy ban Quốc phòng & An ninh.
 Ủy ban Văn hóa & Giáo dục.
 Ủy ban Các vấn đề xã hội.
 Ủy ban Khoa học.
 Ủy ban Công nghệ & Môi trường.
 Hội đồng Dân tộc.

*Hội đồng nhân dân :

 Là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.


 Đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương do nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan
Nhà nước cấp trên.
 Ra nghị quyết về :
 Các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp
luật ở địa phương.
 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
 Ngân sách.
 Quốc phòng & An ninh ở địa phương.
 Biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
 Hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao.

2. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và UBND các cấp.
 Do Quốc hội (hoặc Hội đồng nhân dân) thành lập.
 Được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể
thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc.
 Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như
nghị định, quyết định, chỉ thị và có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành
chính nhà nước nhất định.
 Phân loại:
+ Căn cứ vào quy định của pháp luật:
 Các cơ quan do Hiến pháp quy định về tổ chức và hoạt động: Chính phủ, bộ, cơ quan
ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp.
 Các cơ quan do luật và văn bản dưới luật quy định: các Cục, Vụ, Viện, cơ quan chuyên
môn ở địa phương

+ Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoạt động:

 Các cơ quan nhà nước ở trung ương như: Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ (Ngân hàng
nhà nước, hanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban dân tộc); cơ quan thuộc
Chính phủ.
 Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương như: Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện,
xã), các cơ quan chuyên môn ở địa phương (sở, phòng, ban).
+ Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền:
 Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các
cấp.
 Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn ở địa phương (sở, phòng, ban).
+ Căn cứ vào chế độ lãnh đạo:
 Cơ quan hành chính nhà nước có chế độ lãnh đạo tập thể: Bao gồm các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chung, do các cơ quan này thường phải giải quyết những vấn đề
quan trọng, liên quan nhiều lĩnh vực cần trí tuệ tập thể.
 Cơ quan hành chính nhà nước có chế độ một thủ trưởng: Bao gồm các cơ quan chuyên
môn, các cơ quan này do một người đứng đầu.

* Chính phủ:
 Quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước.
 Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở
 Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật
 Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công
dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
 Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

* Ủy ban nhân dân:


 Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng
cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
 Bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc
phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
 Thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ
đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ
sở.

3. Hệ thống các cơ quan xét xử: Toà án Nhân dân tối cao và các toà án khác do luật định
-Trong đó Toà án nhân dân có vị trí vai trò đặc biệt trong Bộ máy Nhà nước pháp quyền
XHCNVN
+ Có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức
+ Là cơ quan thực hiện quyền tư pháp ( điều 102 -HP2013), quyền tư pháp có các dấu hiệu
đặc trưng cơ bản, đặc biệt là tính độc lập, quyền xét xử chỉ thuộc về Toà án
+Toà án nhân dân ở nước ta ( theo luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 ) gồm : Toà án nhân
dân tối cao, các Toà án nhân dân cấp cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện
4. Hệ thống các cơ quan công tố viên và kiểm sát hoạt động tư pháp: Viện kiểm sát nhân dân
tối cao và các viện kiểm sát khác do luật quy định
-Trong đó Viện kiểm sát nhân dân có quyền năng pháp lý quan trọng trong việc kiểm soát thực
hiện quyền lực tư pháp
-Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp
phần đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất ( khoản 3, điều 107, Hiến
pháp 2013)
-Có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
-Cơ cấu tổ chức gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, và các
Viện kiểm sát khác do luật quy định ( luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014)
5. Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia
-Chủ tịch nước là một thể chế đặc biệt, có thẩm quyền hiến định, thay mặt Nhà nước về đối
nội, đối ngoại , thống nhất các lĩnh vực vũ trang, chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh
VD: +Trong lĩnh vực đối nội, Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng huân chương, huy
chương, các giải thưởng nhà nước; quyết định cho nhập, thôi, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc
tịch Việt Nam
+Trong lĩnh vực đối ngoại, Chủ tịch nước phòng hàm đại sứ, quyết định đàm phán, ký kết
điều ước quốc tế, nhân danh Nhà nước CHXHCNVN
-Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội VD
-Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp
VD: +Trong lĩnh vực lập pháp, CTN công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh (khoản 2 điều 85 HP
2013); hay trình kiến về nghị luật, pháp lệnh với tư cách là ĐBQH ( điều 84 HP2013)
+Trong lĩnh vực hành pháp,CTN có quyền tạm đình chỉ công tác đối với phó TTCP, các
Bộ trưởng, thủ trưởng, chính phủ quan ngang Bộ theo đề nghị của TTCP ( khoản 3 điều 28 luật
TTCP 2015 sửa đổi 2019)
+Trong lĩnh vực Tư pháp, CTN có quyền ký quyết định đặc xá, xem xét quyết định ân xá;
hay bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó chánh án TANDTC, thẩm phán toà án khác, Phó viện
trưởng VKSNDTC và kiểm sát viên

Các nguyên tắc:


- Khái niệm : Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những tư tưởng,
quan điểm chỉ đạo cơ bản đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như
của tất cả cơ quan nhà nước. Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước được quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác

- Các nguyên tắc:

1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp:

 Là một trong những nguyên tắc hiến định căn bản, thể hiện sâu sắc, đầy đủ bản chất nhà
nước pháp quyền Việt Nam

 Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”

 Nội dung : Quyền lực Nhà nước ở Việt Nam là thống nhất

+) Quyền lực nhà nước là thống nhất vì quyền lực NN bao giờ cũng thuộc về một giai cấp hay
liên minh giai cấp nhất định. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là
liên minh giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
và nhân dân sử dụng nó thông qua các cơ quan đại diện do mình lập ra (bầu cử) như QH, HĐND

+) Nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất” còn được thể hiện trong tổ chức và hoạt động
của các cơ quan nhà nước. Các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phải thống nhất ở mục tiêu
chính trị chung.

 Quốc hội không trực tiếp thực hiện cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ
máy nhà nước mà có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước:

+) Quốc hội giữ lại quyền lập pháp’ để trực tiếp thực hiện, bởi vì quyền lập pháp là quyền quan
trọng nhất trong ba quyền, là quyền áp đặt ý chí chung lên toàn xã hội. Quốc hội quyết định các
vấn đề quan trọng của nhà nước và giám sát tối cao hoạt động của nhà nước.
+) Quyền hành pháp được giao cho Chính phủ và quyền tư pháp được giao cho các Tòa án nhân
dân. Nhằm bảo đảm việc thực hiện quyền không dẫn tới lạm quyền, đồng thời bảo đảm tính
chuyên nghiệp và hiệu quả của mỗi quyền.

+) Tuy nhiên, ba cơ quan này không thực hiện các quyền được giao một cách hoàn toàn riêng rẽ
mà luôn có sự phối hợp để thực hiện từng quyền một cách hiệu quả

+) Không những phối hợp, giữa các cơ quan nhà nước còn có sự kiểm soát lẫn nhau để bảo đảm
không có sự lạm quyền trong quá trình thực hiện các quyền nói trên.

 Ví dụ:
Quốc hội quyết định những chính sách lớn, dài hạn mang định hướng quốc gia. Còn chính phủ
quyết định những chính sách ngắn hạn, mang tính điều hành.

2. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

 Là một trong những nguyên tắc nền tảng về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước.Nguyên tắc thể hiện địa vị chính trị - pháp lý của nhân dân trong xã hội pháp quyền
dân chủ

 Ở Việt Nam, nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013: “Nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức”

 Nội dung:

+) Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và bằng dân chủ đại diện
thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của nhà nước.
+) Nhà nước có trách nhiệm tạo lập những điều kiện, thủ tục pháp lý cần thiết để đảm bảo thực
hiện quyền của nhân dân về giám sát và phản biện xã hội đối với Nhà nước
=> Từ đó giúp ngăn ngừa những việc làm tiêu cực ,vi phạm pháp luật ,vi phạm quyền ,lợi ích
chính đáng của con người và công dân .

3. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
 Quyền con người : là những nhu cầu ,lợi ích tự nhiên vốn có của con người được ghi
nhận và bảo vệ trong hệ thống pháp luật quốc gia .Là điều kiện ,động lực phát triển của
xã hội, thể hiện trình độ của Nhà nước pháp quyền dân chủ.

 Ý nghĩa : là cơ sở chính trị - pháp lí cho tổ chức ,hoạt động của bộ máy nhà nước . Đồng
thời, phản ánh bản chất nhân văn ,tiến bộ ưu việt của Nhà nước CHXH CN Việt Nam

 Giới hạn quyền, tự do của con người và công dân:


+) Quyền, tự do của con người và công dân cũng có thể bị hạn chế nhưng phải theo đúng quy
định

+) Nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc hiến định về giới hạn quyền, tự do của con người và
công dân, không được tùy tiện, lạm dụng để hạn chế, cắt xén các quyền, tự do của con người

Ví dụ: Trong thời điểm dịch bệnh covid diễn biến phức tạp, người dân chỉ được phép ra ngoài
khi thực sự cần thiết. Quyền tự do đi lại đã bị hạn chế nhưng điều đó giúp kiểm soát tốt tình hình
dịch bệnh, mầm bệnh không bị lây lan quá nhiều

4. Nguyên tắc tôn trọng, tuân thủ hiến pháp và pháp luật

 Vị trí của pháp luật trong nhà nước pháp quyền là tối cao. Vậy nên việc tôn trọng, tuân
thủ hiến pháp và pháp luật là yêu cầu được đặt ra đối với mọi cá nhân tổ chức đặc biệt là
đối với các cơ quan nhà nước

 Nội dung nguyên tắc:

+) Tất cả các cơ quan nhà nước phải được Hiến pháp và pháp luật xác định rõ ràng về cách
thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu,
đòi hỏi của pháp luật.

+) Các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước khi thực thi công quyền phải nghiêm chỉnh tuân thủ
các quy định của pháp luật, không được lạm quyền, lợi dụng quyền hạn và càng không thể lộng
quyền.

+) Mọi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước đều phải bị xử lý nghiêm
minh bất kể họ là ai, giữ cương vị gì trong bộ máy nhà nước

Ví dụ: Vụ án tham nhũng có hệ thống của Công ty cổ phần Công nghệ việt á về test kit covid 19
có sự tham gia của rất nhiều cán bộ, quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước đã bị điều tra và
xử lý nghiêm mình theo pháp luật

5. Nguyên tắc Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với nhà nước và xã hội

 Đảng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội, sức mạnh, uy tín của Đảng thể hiện ở vai trò,
năng lực quản lý của nhà nước bằng hệ thống pháp luật

 Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là một tất yếu khách quan, là sự bảo đảm cho
Nhà nước ta thực sự là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân

 Nội dung nguyên tắc:


+) Đảng vạch ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn làm cơ sở cho chiến lược, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quản lí nhà nước cũng như về tổ chức bộ máy nhà
nước

+) Đảng tìm kiếm, bồi dưỡng, đào tạo, giới thiệu cán bộ, đảng viên có đủ năng lực, phẩm chất
vào các cương vị chủ chốt của Bộ máy nhà nước để nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bầu, bổ nhiệm.

+) Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra, giám sát, bằng phương pháp dân chủ, giáo
dục, thuyết phục và bằng vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên là các cán bộ, công chức
và các tổ chức Đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước

+) Đảm bảo nguyên tắc sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội cần phải: không xa rời
sự lãnh đạo của Đảng; không để xảy ra tình trạng các tổ chức Đảng làm thay công việc của các
cơ quan nhà nước; các tổ chức của Đảng và các đảng viên phải tôn trọng tuân thủ hiến pháp và
pháp luật

6. Nguyên tắc tập trung dân chủ

– Cơ sở pháp lý: Điều 8, Hiến pháp năm 2013 “Nhà nước được tổ chức và hoạtđộng theo Hiến
pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thựchiện nguyên tắc tập trung
dân chủ.”
– Nôi dung của nguyên tắc:

+ Trong các cơ quan nhà nước, những vấn đề quan trọng nhất thường được quyết định bởi tập
thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

+ Trong một tập thể thì thiểu số tuân theo đa số, tức là khi quyết định đã đưa ra bởi tập thể thì tất
cả phải thực hiện quyết định đó.

+ Cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương. Tuy nhiên, trước khi ra quyết
định thì cấp trên, trung ương phải tham khảo ý kiến cấp dưới, khuyếnkhích tính chủ động của địa
phương.

– Ý nghĩa : nguyên tắc tập trung dân chủ có vai trò trong việc bảo đảm sự nhất quán trong hoạt
động của bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương, nhưng vẫn khuyến khích được sự chủ
động, sáng tạo của cấp dưới và của chính quyền địa phương, qua đó tránh được sự quan liêu của
cấp trên, trung ương

Liên hệ thực tiễn:


Quá dân chủ đến mức tùy tiện
Ví dụ: nhiều địa phương vì lợi ích cục bộ đã ban hành nhiều văn bản quy định khuyến khích, ưu
đãi đầu tư ở địa phương trái quy định của chính quyền trung ương.

Tập trung quan liêu (quá mức)


Ví dụ: Không ít các quy định cơ quan nhà nước trung ương không phù hợp điều kiện hoàn cảnh
đặc thù của các đại phương -> khó có thể thực hiện ở địa phương và cơ sở

-
*Chú ý các câu hỏi liên quan:
-Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước
-Chức năng đối ngoại: thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc
khác
? Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan Nhà
nước bằng những hình thức cụ thể nào?
Theo 3 hình thức: + Xem xét các báo cáo công tác của các chủ thể
+ Giám sát trực tiếp các hoạt động của cơ quan Quốc hội
+Đại biểu QH có quyền chất vấn Chủ tịch nước, chủ tịch QH,Thủ Tướng chính phủ,...
? So sánh nguyên tắc 1 giữa BMNN Phong kiến và NN XHCN:
+ BMNN Tư sản tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, “tam quyền phân lập” -> quyền lực chia
làm 3 nhánh: Nghị viện – lập pháp, Chính phủ - hành pháp, Tòa án – tư pháp, độc lập với nhau
và kiến chế đối trọng, kiểm soát lẫn nhau.
+ NN XHCN có bản chất, mục đích, cở sở kinh tế - xã hội khác kiển NN PK, Tư sản, là kiểu
NN nửa NN nên BMNN tổ chức theo nguyên tắc tập quyền XHCN -> quyền lực NN tập trung
vào tay của nhân dân và nhân dân ủy thác cho cơ quan QH, HĐND thực hiện quyền lực nhà
nước.

You might also like