You are on page 1of 10

Câu 1:Các chức năng đối nội của nhà nước .

· Khái niệm: chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước thể hiện bản chất nhà nước và nhằm
thực hiện những mục tiêu , nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước trong giai đoạn phát triển cụ thể .

1. Chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

. Đây là một trong những chức năng cơ bản nhất của nhà nước ta. Nhà nước phải quan tâm xây dựng các lực lượng an ninh, các
co quan bảo vẹ pháp luật, đồng thời phải “phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tính tích cực cách mạng của khối
đại đoàn kết toàn dân, phân phối lực lượng quốc phòng và an ninh trong cuộc đấu tránh bảo vệ an ninh trật tự

2. Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân.

.Đây là một trong những chức năng của Nhà nước XHCN Việt Nam quan trọng: bởi vì, việc thực hiện chức năng này thể hiện
trực tiếp bản chất của nhà nước kiểu mới, nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đồng thời, việc được thực hiện
chức năng này sẽ đảm bảo sức mạnh của Nhà nước trong việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước.

3. Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN

.Đây là chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước XHCN quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tất cả các chức năng khác
của Nhà nước . Pháp luật là phương tiện quan trọng để Nhà nước tổ chức thực hiện có hiệu quả tất cả chức năng của mik. Do đó
,bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

4. ​Chức năng tôt chức và quản lý kinh tế


.Tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước, xét đến cùng là chức năng hàng đầu và là cơ bản nhất của NN CHXHCN xã hội chủ
nghĩa nhằm xây dựng mọi xã hội dựa trên cơ sở vật chất và kỹ thuật phát triển cao.

.Nhà nước ta là người đại diện cho ý chí, quyền lực của Nhân dân lao động, là người chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ
yếu; là người nắm trong tay các công cụ, phương tiện quản lý và quản lý việc sử dụng tài nguyên quốc gia. Trên cơ sở đó, Nhà
nước có đủ điều kiện để tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế.

5. Chức năng tổ chức và quản lý văn hoá , khoa học, giáo dục.

.Xã hội mới mà Nhân dân ta đang xây dựng là xã hội do Nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển trên cơ sở một
nền khoa học và công nghệ tiên tiến; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi sự áp
bức, bóc lột, bất công , có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Muốn xây dựng xã hội đó,
Nhà nước ta phải tổ chức, quản lý sự nghiệp giáo dục đào tạo, văn hoá, phát triển, khoa học và công nghệ. Đó là quốc sách hàng
đầu để phát huy nhân tố con người, phát huy vai trò then chốt của khoa học và công nghệ.

Câu 2:Trình bày tóm tắt bộ máy của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013.

.Bộ máy nhà nước là gì? Nêu khái niệm ?

· BMNN là hệ thống các CQNN được tổ chức một cách chặt chẽ từ TW đến địa phương, đây là hệ thống được tổ chức và
thực hiện theo những nguyên tắc chung nhất định, mang tính quyền lực nhà nước, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong
thẩm quyền của mình

a.Các cơ quan quyền lực nhà nước: Gồm QH và HĐND các cấp

*QUỐC HỘI:

· Vị trí pháp lý : QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực NN cao nhất của nước CHXHCN Việt
Nam.

· Chức năng, nhiệm vụ cơ bản :

.QH thực hiện quyền lập hiến, lập pháp.

.Thành lập ra các định chế quyền lực ở trung ương.

.Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

.Quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của NN .

*HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP:


· Vị trí pháp lý: là CQ quyền lực NN ở địa phương; Đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; Do
nhân dân ĐP trực tiếp bầu ra; chịu trách nhiệm trước nhân dân ĐP và CQ cáp trên .

· Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:

.Quyết định các vấn đề của địa phương theo luật định

. Thành lập ra các định chế quyền lực ở địa phương .

.Quyết định những vấn đề của địa phương theo luật định.

.Giám sát việc tuân theo HP và PL ở địa phương ; giám sát việc thực hiện NQ của HĐND.

b.Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ và UBNN các cấp

*CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ VÀ CQ NGANG BỘ:

· Vị trí pháp lý:

.CP là cơ quan hành chính NN cao nhất của nhà nước CHXHCNVN; thực hiện quyền hành pháp .

.Là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

· Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:

.Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; Thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của đất nước.

.Tổ chức thi hành Hiến pháp và PL(Tổ chức thi hành HP, luật, NQ của QH; Pháp lệnh,NQ của UBTVQH; Lệnh, quyết định của
chủ tịch nước)

.Cơ cấu: CP gồm thủ tướng CP, các phó TTCP, các Bộ trưởng và Thủ trưởng QC ngang bộ.

*UBNN CÁC CẤP(tỉnh, huyện ,xã)

· Vị trí pháp lý:

.Là CQ hành chính NN ở địa phương;

.Là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp; (do HĐND cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và CQHCNN
cấp trên )

· Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:

.Thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của địa phương(CQHCNN ở HP )

.Tổ chức việc thi hành HP và PL ở địa phương; tổ chức thực hiện NQ của HĐND cùng cấp (CQ chấp hành của HĐND cùng
cấp)

c.Các cơ quan toà án

· Vị trí pháp lý: TAND là CQ xét xử của nhà nước CHXHCN VN, thực hiện quyền tư pháp.

· Cơ cấu: gồm TANDTC, TANN địa phương(cấp tỉnh, huyện); TAQS và toà án khác do luật định.

· Chức năng , nhiệm vụ cơ bản: TANN có nhiệm vụ bảo vệ công lý; Bảo vệ QCN, quyền công dân, Bảo vệ chế độ XHCN;
Bảo vệ lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

d.Các cơ quan kiểm sát

· Vị trí pháp lý: Là CQ thực hành quyền công tố; kiểm sát hoạt động tư pháp.

· Cơ cấu: gồm VKSND tối cao, VKSND địa phương( cấp tỉnh , huyện) ,VKS quân sự.

· Chức năng, nhiệm vụ cơ bản: VKSND có nhiệm vụ bảo vệ PL; Bảo vệ QCN, quyền công dân; Bảo vệ chế độ XHCN; Bảo
vệ lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức ,cá nhân; Góp phần đảm bảo PL được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất.

Câu 6: Hình phạt là gì ? Các loại hình phạt đối với cá nhân vi phạm pháp luật Hình sự?

*Hình phạt : là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp
dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân
thương mại đó.

*Các hình phạt đối với người phạm tội

1.Hình phạt chính bao gồm:


a.Cảnh báo/b.Phạt tiền/c.Cải tạo không giam giữ/d.Trục xuất/e.Tù có thời hạn/f.Tù chung thân/g.Tử hình.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a.Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định/b.Cấm cư trú/c.Quản chế/d.Tước một số quyền công
dân/e.Tịch thu tài sản/f.Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính/g.Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

3.Đối với tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

*Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại tội phạm

1.Hình phạt chính bao gồm:

a.Phạt tiền/b.Đình chỉ hoạt dộng có thời hạn/c.Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

2.Hình phạt bổ sung bao gồm:

a.Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định/b.Cấm huy động vốn/c.Phạt tiền, khi không áp dụng là hình
phạt chính.

3.Đối với mõi tội phạm, pháp nhân thương mai phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một
số hình phạt bổ sung.

Câu 7: Nguyên tắc xử lý hình sự:

1.Đối với người phạm tội:

a.Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật

b.Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị
xã hội.

c.Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để phạm tội.

d.Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng.

đ.Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự
nguyện sửa chữa, hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.

e.Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hành chính phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan,
tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.

f.Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tạp, để trở thành
người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt,
tha tù trước thời hạn có điều kiện.

g.Người đã chấp hành hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện
do luật định thì xoá án tích.

2.Đối với pháp nhân thương mại phạm tội

a.Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo
đúng pháp luật.

b.Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.

c.Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gay hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng.

d.Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự
nguyện sữa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Câu 8: Phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc xử lý của PLHS

*Phạm vi điều chỉnh : Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân ; quyền,
nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của các nhân, pháp nhân trong các mối quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý
chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là qua hệ dân sự)

*Các nguyên tắc cơ bản:

1.Mọi cá nhân pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử, đực pháp luật bảo hộ như nhau về
các quyền nhân thân và tài sản.

2.Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thoả
thuận. Mọi cam kết, thoả thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các
bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3.Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4.Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm lược đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5.Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Câu 9: Năng lực HVDS của cá nhân

*Là khả năng của các nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

*Người thành niên: 1.Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên

​2.Người thanh niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trữ lượng hợp quy định khác.
*Người chưa thành niên: 1.Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

2.Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3.Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp lý đồng ý,
trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4.Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất
động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng
ý.

*Mất năng lực hành vi dân sự

1.Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhân thức, làm chủ được hành vi, thì theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định tuyên bố người này là người mất
năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi
dân sự.

2.Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lâp, thực hiện.

Câu 10: Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế ? Ví dụ?

*Hợp đồng dân sự có một số đặc điểm sau: Về nội dung, hợp đồng dân sự có nội dung rất rộng. Về hình thức tuỳ thuộc vào nội
dung, tính chất của hợp đồng cũng như tuỳ thuộc vào độ tin tưởng lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định
trong công việc giao kết hợp đồng cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, rất phong phú đa dạng. Về chủ thể hợp đồng dân sự quy định rất rộng. Về mục đích
trong trường hợp hợp đồng dân sự một bên hoặc các bên ký kết phải nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. Như vậy pháp
luật không bắt buộc cả hai bên trong hợp đồng dân sự phải ký kết hợp đồng nhằm mục đích sinh hoạt.

*Hợp đồng kinh tế: Là một chế định đặc thù của pháp luật về kinh tế, chế độ hợp đồng kinh tế quy định: Các nguyên tắc ký kết
hợp đồng kinh tế, điều kiện chủ thể hợp đồng kinh tế, thủ tục và trình tự ký kết hợp đồng kinh tế, các điều kiện và giải quyết hậu
quả của việc thay đổi, huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng kinh tế, các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế, trachs nhiệm do vi
phạm hợp đồng kinh tế….

* Ví dụ dân sự : Về hợp đồng mua bán tài sản : .Anh A mua anh B một chiếc xe máy đã qua sử dụng / Ông H mua ông D một căn nhà .Ví dụ
về hợp đồng tặng cho tài sản :Ông A tặng cho anh B một chiếc ô tô trị giá 300 triệu đồng/ Chị M tặng cho con là S một căn nhà.

*Ví dụ hợp đồng kinh tế: Anh A muốn thuê địa điểm của chị B để mở một cửa hàng quần áo. Để đảm bảo quyền lợi và không
xảy ra mâu thuẫn cho cả hai bên, anh A và chị B phải thực hiện một hợp đồng kinh tế bao gồm các điều khoản cho thuê và hình
phạt nếu vi phạm các điều được đề ra trong hợp đồng.

Câu 12 : Phân tích những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình theo Luật hôn nhân và gia đình 2014?

1.Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

– Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được hiểu là mỗi bên nam nữ được tự mình quyết định việc kết hôn.
Mọi hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối để kết hôn, cản trở việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ đều bị coi là vi phạm pháp luật. Khi vợ chồng đang
chung sống hòa thuận, hạnh phúc thì không ai có thể buộc họ ly hôn. Nhưng khi cuộc sống chung của vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và bản
thân vợ, chồng mong muốn được chấm dứt cuộc sống chung thì họ có quyền yêu cầu ly hôn. Việc kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và
nữ, việc ly hôn dựa trên thực chất quan hệ vợ chồng không thể tiếp tục tồn tại.

– Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng: Hôn nhân một vợ một chồng là vào thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân (thời điểm đăng ký kết
hôn), các bên kết hôn đang không có vợ hoặc có chồng. Có nghĩa là vào một thời điểm, một người đàn ông chỉ có một người vợ, một người
đàn bà chỉ có một người chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình xây dựng trên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhằm xoá bỏ chế độ nhiều vợ của người đàn ông trong pháp
luật thời kỳ phong kiến. Để đảm bảo hôn nhân được xây dựng trên nguyên tắc một vợ, một chồng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy
định: cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà
kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

– Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng: Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được thể hiện trong các quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài
sản của vợ chồng.

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng góp phần xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa vợ vả chồng trong gia đình phong kiến, khẳng định quyền bình đẳng
về mọi mặt giữa nam và nữ, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ. •Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng còn thể hiện rõ quan điểm của Nhà
nước Việt Nam là không phân biệt dân tộc, tôn giáo, quốc tịch trong quan hệ hôn nhân. Khi đã xác lập quan hệ vợ chồng, không phụ thuộc vào
việc người tham gia quan hệ hôn nhân có dân tộc gì, theo hoặc không theo tôn giáo, mang quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài, quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2 Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa
người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được
pháp luật bảo vệ

Quyền tự do về quan hệ hôn nhân giữa các dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam với người nước ngoài được ghi nhận
và bảo vệ trong các quy định của pháp luật nói chung và luật hôn nhân và gia đình nói riêng trước hết là để bảo đảm sự thống
nhất trong hệ thống pháp luật, tuân thủ theo quy định của Hiến pháp, bảo đảm nhà nước pháp chế XHCN, sau đó là bảo đảm
phù hợp với nguyên tắc tự nguyện bình đẳng trong hôn nhân. Theo đó Hiến pháp năm 2013 ghi nhận tại khoản 1, Điều 24:

“Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp
luật.”

3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp
đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ giữa họ với nhau. Gia đình có ấm no hạnh phúc thì hôn nhân mới bền vững, xã hội mới phát triển, thành viên trong gia đình có quyền
và nghĩa vụ yêu thương chăm sóc lẫn nhau là điều tất yếu trong đời sống xã hội, việc quy định điều này là nguyên tắc cơ bản là ghi nhận lại
điều đó trong văn bản pháp luật, là cơ sở để xử phạt những hành vi vi phạm quy định nêu trên.

Trên cơ sở Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình quy định cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con; con cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi
dưỡng ông bà, cha mẹ; các thành viên khác trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau.

Để bảo vệ quyền lợi của con, Luật Hôn nhân và gia đình quy định các nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và khẳng định quyền bình đẳng giữa
con trai, con gái, con đẻ, con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

Để bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, đảm bảo cho cha mẹ, ông bà được quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng khi
tuổi già sức yếu, Luật Hôn nhân và gia đình quy định các nghĩa vụ của con, cháu đối với cha mẹ, công bà và của các thành viên khác trong gia
đình.

4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia
đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình
Nguyên tắc này ghi nhận trách nhiệm về phía cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người già, phụ nữ và trẻ em nói riêng
và xã hội hay bản thân các gia đình Việt Nam nói chung. Thực hiện tốt nguyên tắc này gia đình sẽ hạnh phúc, vợ chồng có thời gian quan tâm
con cái; Người mẹ được bảo đảm quyền bình đẳng trong gia đình đẩy lùi những tư tưởng lạc hậu về hôn nhân gia đình.

Bảo vệ bà mẹ và trẻ em không chỉ là nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình mà còn là tư tưởng chỉ đạo trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. Bà mẹ và trẻ em nói chung cần được bảo vệ, đặc biệt là các bà mẹ đơn thân và trẻ em là con ngoài giá thú. Nhà nước, xã hội và gia
đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em…; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ (khoản 4 Điều 2 Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014).

Xuất phát từ vai trò xã hội của phụ nữ, của các bà mẹ trong gia đình và ý nghĩa của gia đình trong việc hình thành nhân cách của con người
(đặc biệt là trẻ em), có thể nhận định rằng bảo vệ bà mẹ và trẻ em có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em được cụ thể hóa trong các chế định của Luật Hôn nhân và gia đình như: Kết hôn; ly hôn; quyền và nghĩa
vụ giữa cha mẹ và con; xác định cha, mẹ, con; cấp dưỡng…

5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình
Cùng với sự phát triển của đất nước, việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại trong thời kỳ hội nhập là điều tích cực, tuy nhiên việc
tiếp thu phải có chọn lọc không nên để ảnh hưởng tới truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc ta về hôn nhân và gia đình.

Như vậy, bài viết trên đây đã làm rõ nội dung về những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho
bạn đọc những thông tin bổ ích. Trường hợp có thắc mắc bạn có thể liên hệ tổng đài 19006568 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Câu 11: Trình bày các hình thức hợp đồng lao động

1.HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, NLĐ giữ 01 bản, NSDLĐ giữ 01 bản

2.HĐLĐ Được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định về giao dịch điện tử có giá trị như
HĐLĐ bằng văn bản.

3.Hai bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói đối với HĐ có thời hạn dưới 01 tháng.
Câu 3: Hãy phân tích chức năng của pháp luật.

*Khái niệm: Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của pháp luật thể hiện bản chất giai cấp và ý nghĩa xã hội
của pháp luật.

.Một là, chức năng điều chỉnh: Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật được đặt ra nhằm
hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: Một mặt pháp
luật ghi nhận các quan hệ chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật đảm bảo cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Như vậy pháp luật đã
thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chỉ của
giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội.

.Hai là, chức năng bảo vệ: Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy
ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế
được quy định trong bộ phận ché tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn hành vi xâm
phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hành vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự.

.Ba là, chức năng giáo dục: Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của của con
người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực hiện
thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Có thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm( phạt những
hành vi vi phạm giao thông, xét xử những phạm tội hình sự…..)

Câu 4: Vi phạm pháp luật là gì? Ví dụ minh hoạ ,phân tích yếu tố cấu thành ?

Khái niệm: VPPL là hành vi trái PL, có lỗi của chủ thể, có năng lực trách nhiệm pháp lý, xâm hại tới các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.

VPPL bao gồm 4 yếu tố cấu thành :

1.Chủ thể : đó là các nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm pháp luật, chủ thể của vppl phải là con người có năng lực hành vi.
Năng lực hành vi trách nhiệm pháp lý của con người phu thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ (có bị bệnh làm mất hoặc hạn
chế khả năng nhận thức về hành vi của mình hay không) và tuỳ theo từng loại trách nhiệm pháp lý năng lực hành vi đó được
pháp luật quy định cụ thể .

2.Khách thể : Mọi hành vi trái pháp luật đều xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ, vì vậy
những quan hệ xã hội ấy là khách thể của vppl. Tính chất của khách thể có ý nghĩa quan trọng xác định mức độ nguy hiểm của
hành vi trái pháp luật.

3.Mặt chủ quan: *Mọi hành vi trái pháp luật phải là một hành vi có lỗi, nếu không có lỗi thì không phải là vppl tức là chủ thể
của hành vi đó không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Lỗi được thể hiện dưới hình thức cố ý và vô ý, cụ thể bao gồm lỗi cố ý
trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do quá tự tin và lỗi vô ý là do cẩu thả, khinh suất.

*Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng mong muốn
điều đó xảy ra

*Lỗi cố ý gián tiếp:chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không
mong muốn nhưng để mặc cho nó xảy ra.

*Lỗi vô ý do quá tự tin: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng
tin tưởng rằng điều đó không xảy ra.

*Lỗi vô ý do cẩu thả, khinh suất: chủ thể vi phạm do khinh suất, cẩu thả mà không nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã
hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể nhận thấy và cần phải nhận thấy trước.

>< Động cơ là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vppl

><Mục đích là kết quả mà chủ thể muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm

4.Mặt khách quan: bao gồm những dấu hiệu

*vppl trước hết là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành động;

*Tính chất trái pháp luật của hành vi, tức là hành vi đó phải trái với các yêu cầu của những quy phạm pháp luật nhất định, dưới
hình thức hành động là làm điều pháp luật cấm hoặc làm không đúng điều pháp luật cho phép. Dưới hình thức không hành
động là không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định mặc dù cần phải và có thể thực hiện nghĩa vụ đó;

*Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại chung cho xã hội hoặc thiệt hại trực tiếp về vật chất hoặc tinh thần cho từng thành viên cụ
thể của xã hội;

* Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, nói cách khác thiệt hại cho xã hội xảy ra là do kết quả tất yếu của hành vi trái pháp
luật;
*Thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.

· VPPL có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các loại tiêu chí phân loại khác nhau. Nếu căn cứ vào đối
tượng và phương pháo điều chỉnh của pháp luật thì có thể chia VPPL thành cấc loại tương ứng với các ngành luật như
VPPL hình sự, VPPL dân sự…Nếu căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL. Thì VPPL được chia
thành các loại: VPPL hình sự, VPPL hành chính, VPPL dân sự và VPPL kỷ luật.

1.VPPL hình sự:

a. Tình huống

– Chị Thanh (40 tuổi, không chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh H (đã có vợ), và sinh được một đứa con (cháu Minh). Sau khi
chấm dứt quan hệ với anh H, chị luôn bị một người tên Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) – vợ của H, gọi điện thoại chửi mắng.

– Ngày 06/11/2009, Duân đến nhà chị Thanh (Đông Anh, Hà Nội). Tại đây, Duân xin được bế đứa trẻ, chị Thanh đồng ý. Lấy cớ
nghe điện thoại, Duân bế cháu xuống bếp và dùng chiếc kim khâu lốp dài 7cm mang theo đâm vào đỉnh thóp đầu cháu. Sợ bị phát
hiện, Duân lấy mũ đậy vết đâm lại, nhưng máu chảy quá nhiều, cháu khóc thét lên nên bị mọi người phát hiện. Sau khi đưa đi cấp
cứu, cháu Minh (40 ngày tuổi) qua đời.

– Duân (sinh năm 1974, Đông Anh, Hà Nội) không có bệnh về thần kinh, chưa có tiền án, là một người làm ruộng

b. Cấu thành vi phạm pháp luật

1. Về mặt khách quan


– Hành vi: việc làm của Duân (dùng kim khâu lốp đâm xuyên đầu đứa trẻ sơ sinh 40 ngày tuổi) là hành vi dã man, lấy đi tính
mạng đứa trẻ, gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật hình sự.

– Hậu quả: gây nên cái chết của cháu Minh, gây tổn thương tinh thần gia đình đứa trẻ và bất bình trong xã hội. Thiệt hại được gây
ra trực tiếp bởi hành vi trái pháp luật.

– Thời gian: diễn ra vào sáng ngày 06/11/2009

– Địa điểm: tại nhà bếp của chị Thanh.

– Hung khí: là một chiếc kim khâu lốp dài 7cm đã được chuẩn bị từ trước.

2. Mặt khách thể


Hành vi của Duân đã xâm phạm tới quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

3.Mặtchủquan
– Lỗi: hành vi của Duân là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi Duân là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, biết rõ việc mình làm là trái
pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra. Duân có mang theo hung khí và có thủ đoạn tinh vi
(lấy cớ nghe điện thoại, che đậy vết thương của bé Minh).

– Động cơ: Duân thực hiện hành vi này là do ghen tuông với mẹ đứa trẻ.

– Mục đích: Duân muốn giết chết đứa trẻ để trả thù mẹ đứa trẻ.

4. Chủ thể vi phạm


– Chủ thể của vi phạm pháp luật là Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) là một công dân có đủ khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi
của mình.

– Như vậy, xét về các mặt cấu thành nên vi phạm pháp luật có thể kết luận đây là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự nghiêm
trọng. Cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

2.VPPL hành chính

a. Tình huống

– Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan
Việt Nam).

– Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm
qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45000m3/1tháng. – Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây
chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…

b. Cấu thành vi phạm pháp luật

1. Mặt khách quan


– Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải: 45000m3/1tháng. Đây là hành vi trái pháp luật hành
chính.
– Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy sản chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi
thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sông. Những thiệt hại đó do hành vi trái pháp luật của công ty
Vedan gây ra trực tiếp và gián tiếp

– Thời gian: 14 năm (từ năm 1994-2008).

– Địa điểm: sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh).

– Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm.

2. Mặt khách thể


Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

3. Mặt chủ quan


– Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn
nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.

– Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải. Theo quy định thì công ty Vedan phải đầu tư

khoảng 1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc. Đáng ra phải chi từ 15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì Công
ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó.

4. Mặt chủ thể vi phạm


– Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) là một công ty thực phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan.

– Được xây dựng từ năm 1991.

– Có giấy phép hoạt động từ năm 1994.

Dẫn đến, là một tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này.

3.VPPL dân sự

a. Tình huống

– Nguyễn T Cường (25 tuổi, Bến Tre), là sinh viên năm 2 trường ĐH Tây Đô. – Năm 2006, quan Internet, Cường quen với anh
Huy (Việt Kiều Úc)

– Năm 2009, anh Huy về thăm quê và trú tại huyện Chợ Lách, Bến Tre. Đúng lúc này, Cường không có tiền đóng học phí, nhiều
lần nhà trường nhắc nhở.

-1/2/2009, Cường đến nhà anh Huy chơi và ở lại đêm. 2/2/2009, lợi dụng lúc anh Huy đi vắng, tủ không khóa, Cường đã lấy đi 1
chiếc lắc 2 lượng vàng 18K.

– Sau khi bán được hơn 22 triệu đồng, Cường mua một chiếc xe máy và gởi tiền cho mẹ trả nợ, cho bà nội.

b. Cấu thành vi phạm pháp luật

1. Mặt khách quan


– Hành vi: việc làm của anh Cường (lấy cắp 2 lượng vàng 18K, bán lấy tiền để sử dụng theo mục đích riêng) là hành vi vi phạm
pháp luật dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự. – Hậu quả: gây thiệt hại về mặt vật chất đối với anh Huy

– Thời gian: nhà anh Huy (huyện Chợ Lách, Bến Tre)

– Thủ đoạn: lợi dụng lúc anh Huy vắng nhà và tủ không khóa.

2. Mặt khách thể


Anh Cường đã xâm phạm đến quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.

3. Mặt chủ quan


– Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì Cường nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại do mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó
xảy ra.

– Động cơ: không có tiền nộp học phí, nhận thấy anh Huy là người giàu có nên Cường đã nổi lòng tham.

– Mục đích:trả tiền học phí, giúp mẹ trả nợ và sử dụng vào mục đích cá nhân (mua xe máy) ¤ Mặt chủ thể:

Anh Cường (25 tuổi, sinh viên, không mắc phải bệnh về thần kinh) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện
hành vi phạm pháp.

4.VPPL kỷ luật
a. Tình huống

– Lê Văn An (sinh viên năm 2, trường Đại học X, Cần Thơ) nhiều lần bỏ học, quay cóp trong giờ kiểm tra nên bị giáo viên nhắc
nhở nhiều lần. An hiện trú ở ký túc xá trường, lại còn thường xuyên uống rượu bia.

– Anh đã liên tục vi phạm từ cuối năm 2006 đến tháng 6/2007 và vượt quá giới hạn chấp nhận của nhà trường.

b. Cấu thành vi phạm pháp luật

1. Mặt khách quan


– Hành vi: việc làm của An (nhiều lần bỏ học, quay cóp, uống rượu bia) là hành vi vi phạm kỷ luật nhà trường, ký túc xá.

– Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến các sinh viên khác, cũng như tương lại của An và xâm phạm đến quy tắc quản lý của nhà
trường.

– Thời gian: từ cuối năm 2006 đến tháng 6/2007.

– Địa điểm: trường ĐH X, Cần Thơ, khu ký túc xá nhà trường.

2. Mặt khách thể


Lê Văn An đã vi phạm, và xem thường quy tắc quản lý của nhà trường, ký túc xá. Đó là các quy tắc mà An buộc phải thực hiện
khi theo học tại trường và lưu trú tại ký túc xá. ¤ Mặt chủ quan:

– Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì, An đã nhìn thấy trước hậu quả xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn
hành vi ấy xảy ra.

– Nguyên nhân: tính vô kỷ luật và sự xem thường kỷ luật nhà trường của An, thiếu tinh thần học tập và sự cầu tiến đáng có của
một sinh viên.

3. Mặt chủ thể


Lê Văn An (sinh viên năm 2 trường ĐH X, Cần Thơ) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi vi phạm
này.

Câu 5: Cho một thí dụ về vppl hình sự, rồi phân tích mặt khách quan vppl đó?

Ví dụ:Chị Thanh (40 tuổi, không chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh H (đã có vợ), và sinh được một đứa con(cháu Minh).Sau
khi chấm dứt quan hệ với anh H, chị luôn bị một người tên Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) vợ của anh H, gọi điện chửi mắng. Ngày
06/11/2009,Duân đến nhà chị Thanh( Đông Anh, Hà Nọi). Tại đây, Duân xin được bế đứa trẻ, Chị Thanh đông ý. Lấy cớ nghe
điện thoại, Duân bế cháu xuống bếp và dùng chiếc kim khấu lốp dài 7cm mang theo đâm vào đỉnh thóp đầu cháu. Sợ bị phát
hiện, Duân lấy mũ đậy vết đâm lại, nhưng máu chảy quá nhiều, cháu khóc thét lên ên mọi người phát hiện.sau khi đưa đi cấp cứu, cháu Minh
(40 ngày tuổi qua đời). Duân (sinh năm 1974, Đông Anh,Hà Nội) không có bênhj về thần kinh, chưa có tiền án, là một người làm ruộng.

*Yếu tố cấu thành nên vi phạm PL:

Về mặt khách quan:

.Hành vi: việc làm của Duân (dùng kim khâu lốp đâm xuyên đầu đứa trẻ sơ sinh 40 ngày tuổi) là hành vi dã man, lấy đi tính mạng đứa trẻ,

gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật hình sự.

Hậu quả: gây nên cái chết của cháu Minh, gây tổn thương tinh thần gia đình của đứa trẻ và bất bình trong xã hội. Thiệt hại được gấy ra trực
tiếp bởi hành vi tái PL.

Thời gian : Diễn ra vào sang ngày 6/11/2009

Địa điểm: tại bếp nhà chị Thanh

Hung khí :Là một chiếc kim khâu lốp dài 7cm đã được chuẩn bị trước.

You might also like