You are on page 1of 16

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

(NhoGau2k1)

Câu 1: Ở Nhà nước CHXHCNVN Nhân dân có quyền trực tiếp bầu ra chủ tịch nước?

Trả lời: Nhận định sai.

Điều 87 Hiến Pháp 2013

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ,
Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch
nước.

Vậy kết luận: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, nhân dân
không có quyền bầu ra Chủ tịch nước.

Câu 2: Ở Nhà nước CHXHCNVN Nhân dân có quyền trực tiếp bầu ra Thủ tướng chính
phủ?

Trả lời: Nhận định sai.

Điều 98 Hiến Pháp 2013

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi
hành pháp luật;

2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ
trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính
quốc gia;

3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc
bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành
nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến
pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường
vụ Quốc hội bãi bỏ;

5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ
tướng Chính phủ.

Vậy kết luận: Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, nhân
dân không có quyền bầu ra Thủ tướng chính phủ.

Câu 3: Chính phủ không có thẩm quyền ban hành văn bản Quy phạm Pháp luật?

Trả lời: Nhận định sai.

Trích Luật số 17/2008/QH12, được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10
trong điều 1-2 thuộc chương 1 Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật:

Điều 1, khoản 1: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định
trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc
chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.


4. Nghị định của Chính phủ.

5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

....

Vậy kết luận: Chính phủ, quốc hội là cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản Quy
phạm phap luật.

Câu 4:HĐND & UBND ở các cấp địa phương không có thẩm quyền ban hành văn bản
Quy phạm pháp luật.?

Trả lời: Nhận định đúng.

Trích Luật số 17/2008/QH12, được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10
trong điều 1-2 thuộc chương 1 Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật:

Điều 1, khoản 1: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định
trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc
chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Điều 2, khoản 12 : Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân.

Vậy kết luận: Văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND & UBND được ban hành theo nội
dung, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định tại Luật ban hành văn bản
Quy phạm pháp luật của HĐND & UBND.

Câu 5: Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận dùng để điều chỉnh hành vi
của con người?

Trả lời: Nhận định sai.

Vì : theo nhà nước ban hành, pháp luật bao gồm:


+ Điều 2 luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2008 luật số 17/2008/
QH ngày 3/6/2008 – Hệ thống văn bản pháp luật: hiến pháp, luật hoặc bộ luật, văn
bản quy phạm.
+ giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, trường đại học luật Hà Nội, nhà xuất bả
công an nhân dân,, Hà Nội, năm 2008, trang 401-404 – Hệ thống cấu trúc: vi phạm
pháp luật, chế định pháp luật , ngành luật.
Vậy: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính pháp luật chung do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi
của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Câu 6: pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận dùng để điều chỉnh mọi
quan hệ xã hội.
Nhận định : Đúng
Vì: theo điều 91 hiến pháp 1992, mối quan hệ pháp luật đối với xã hội bao gồm:
+ Mối quan hệ với kinh tế.
+ Mối quan hệ với chính trị.
+ Mối quan hệ với đạo đức.
Vậy: nhờ có pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ nên góp phần định hướng cho
sự phát triển của các công cụ điều chỉnh xã hội khác, không chỉ là công cụ quản lí
mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức.
Câu 7: hiến pháp 2013 quy định công nhân Việt Nam có quyền tự do kinh doanh mà
không bị hạn chế nào.
Nhận định: sai
Vì: căn cứ vào 2 điều luật:
+ Điều 33/ chương 2/ Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân: quy định mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những
ngành nghề mà pháp không cấm
+ khoản 1/điều 7/ luật doanh nghiệp. mọi công nhân có quyền tự do kinh doanh
trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm
Vậy: công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng bị hạn chế theo qui định của pháp
luật.
Câu 8: pháp luật do nhà nước ban hành dùng để điều chỉnh hành vi con nguời
Nhận định: đúng
Vì:
+ Luật pháp: là 1 hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các nguyên tắc xử sự mang
tính chất bắt buộc chung.
Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội nhằm bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội.
Vậy: Pháp luật góp phần điều chỉnh hành vi con người sao cho phù hợp với lợi ích,
yêu cầu chung của xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội.
Câu 9: Bên bán hàng có quyền để mặc hàng hóa khi đã thông báo cho bên mua
không đến nhận hàng.
Nhận định: sai
Vì: theo điều 61/ luật thương mại quy định : việc từ chối nhận hàng của bên mua khi
bên bán giao hàng, trong trường hợp này bên bán phải đảm bảo đúng với những gì
đã thỏa thuận về đối tượng, số lượng và chất lượng. nếu hàng hóa đúng với hợp
đồng thì bên mua sẽ vi phạm hợp đồng .
Vậy: trường hợp bên bán phải đảm bảo rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa
được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của
bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng.
Câu 10: Nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp được hiểu là Pháp luật
cho phép công dân phải làm việc gì đó hoặc được làm việc gì đó?
Trả lời:
Nhận định: Đúng
Vì: Theo chương II/ Hiến Pháp 2013
Những việc công dân phải làm:
Điều 45
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn
dân.
Điều 46
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Điều 47
Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
Những việc công dân được phép làm:
Điều 23
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước
ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 25
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 33
Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 35, Khoản 1
Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
Vậy: Quyền và Nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp 2013 được hiểu là
Pháp luật cho phép công dân phải làm việc gì đó hoặc được phép làm việc gì đó.
Câu 11: Tác giả của một tác phẩm văn học chỉ có quyền nhân thân với tác phẩm đó
Trả lời:
Nhận định SAI.
Quyền tác giả được quy định trong Bô luật dân sự 2005, Luật sở hữu trí tuệ và Nghị
định 100/NĐ – CP/2006 của Chính phủ bao gồm hai nội dung chính:
Quyền nhân thân (tên tác phẩm, việc đừng tên thật hoặc bút danh của tác giả, công bố tác
phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm,..)
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
Đặt tên cho tác phẩm
Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác
phẩm được công bố, sử dụng;
Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên
tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của
tác giả.
Quyền tài sản (giới thiệu tác phẩm trước công chung, phân phối xuất nhập bản gốc hoặc
bản sao của tác phẩm, cho thêu, truyền đạt qua internet…)
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
Làm tác phẩm phát sinh
Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
Sao chép tác phẩm;
Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng
thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
Cho thêu bản gốc hoặc bản sau tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính;

2. các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả độc
quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sự dụng một, một số hoặc toàn bộ cá quyền quy định
tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận
bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Giải thích: Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo về mặt tinh thần có tính chất
văn hóa, không bị vi phạm bản quyền, bảo vệ lợi ít cá nhân, lợi ích kinh tế và sự sở hữu
độc quyền của tác giả.
Câu 12: Chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản của mình theo ý thích?
Trả lời:
Nhận định SAI.
Theo Điều 158/Chương XI/Bộ luật dân sự 2015 về quyền sở hữu: Quyền sở hữu bao
gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
theo quy định của luật.
Giải thích: Quyền định đoạt của chủ sở hữu phải theo quy định của pháp luật nhằm
tránh việt gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người khác, lợi
ích của công cộng, Nhà nước.
Câu 13: Hợp đồng dân sự luôn luôn phải có hai chủ thể tham gia ?
Trả lời:
Nhận định SAI.
Theo Wikipedia/Chế định hợp đồng/Luật dân sự Việt Nam: Quy định chủ thể giao
kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải có ít nhất từ hai bên trở lên. Các chủ thể khi
giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các
điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự.
Giải thích: vì hợp đồng dân sư là một giao dịch pháp lý song phương hay đa phương.
Câu 14: Người sử dụng lao động trong doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp?
Trả lời:
Nhận định SAI
Theo Điều 3/Chương I/Bộ luật lao động 2012: Người sử dụng lao động là doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thêu mướn, sự dụng
lao dộng theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ.
Giải thích: người sử dụng lao dộng có thể áp dụng những đối tượng lao động như
Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được
quy định tại Bộ luật này.
Câu 15: Người sử dụng lao động trả lương với bất kỳ số tiền lương nào nếu được
người lao động đồng ý?
Trả lời:
Nhận định SAI.
Theo Bộ luật lao động về “Hưởng lương phù hợp với trình độ” quy định.
Theo điểm b/Điều 5/Hiệu lực của hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động có
hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 28/Tiền lương trong thời gian thử việc: Tiền lương của người lao động
trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85%
mức lương của công việc đó.
Điều 90/Tiền lương:
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm
mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được
thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và
chất lượng công việc.
Người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương bình đẳng, không phân
biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như
nhau.
Giải thích: việc trả lương công bằng phù hợp với trình độ của người lao động có ý
nghĩa và giá cả của sức lao động. Tiền lương trả cho người lao động phải đảm phù
hợp với sức lao động và duy trì cuộc sống lâu dài.
Câu 16: Nếu được người lao động đồng ý thì người sử dụng lao động được quyền bố
trí người lao động làm việc liên tục 7 ngày/tuần 30 ngày/tháng?
Trả lời:
Nhận định SAI.
Theo Điều 104/Bộ luật lao động/Thời gian làm việc bình thường.
Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần.
Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc
tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10
giờ/ngày, nhưng không quá 48 giờ/tuần.
Thời giờ làm việc không quá 06 giờ/ngày đối với những người làm các công
việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, theo danh mục do Bộ Lao
Động – Thương binh và Xã hội chủ trì phố hợp với Bộ Y tế ban hành.
Theo điều 72 mục II luật lao động.
Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục).
Người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc
vào một ngày cố định khác trong tuần.
Trong trường hợp đặc biệt có chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì
người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ tính
bình quân một tháng ít nhất là bốn ngày.
Giải thích: việc được bố trí thời gian làm việc một cách hợp lí của mọi công dân là
quyền dân được pháp luật quy định.
Câu 17: Người sử dụng lao động có quyền thử việc người lao động trong thời gian
bao lâu tùy thích?
Trả lời:
Nhận định Sai
Theo điều 27/Bộ luật lao động/Thời gian thử việc. Thời gian thử việc căn cứ vào tính
chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với 1
công việc và bảo đảm các diều các điều kiện sau đây
+ Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyển
môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
+ Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên
môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhan
viên nghiệp vụ.
+ Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Giải thích: Mặc dù có thể thỏa thuận giũa 2 bên nhưng phải đáp ứng những yêu cầu
cơ bản của các điều trong bộ luật Lao động về việc không quá thời hạn trong thời
gian thử việc

Câu 18: Những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể áp dụng hình phạt tử
hình?
Trả lời:
Nhận định SAI
Theo khoản 3/điều 40 Bộ luật hình sự không thi hành án đối với bị kết án nếu thuộc 1
trong TH sau đây:
+ Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
+ Người đủ 75 tuổi trở lên.
+ Người bị kết án tử hình vì tội tham ô tài sản, hối lộ mà sau khi kết án lại chủ
động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô và tích cực hợp tác với cơ quan chức năng
trong việc điều tra, xử lí tôi phạm hoặc lập công lớn.
Giải thích: Quy định này thể hiện sự nhân đạo của PL XHCN đối với Công dân

Câu 19: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không áp dụng với người chưa thành
niên?
Trả lời:
Nhận định ĐÚNG
Theo điều 39/bộ luật hình sự. Việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo lợi
ích tốt của người dưới 18 tuổi. Khi tiến hành 1 hoạt động liên quan đến người 18
tuổi phạm tội cần đảm bảo rằng quyết định nào tốt nhất với việc lợi ích khác cũng
như bảo đảm sự nghiêm minh của PL
Giải thích: Ngưởi chưa đủ thành niên phạm tội cần phải giáo dục, giúp họ sữa chữa
sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội và không đề cập đến mục đích trừng
trị.

Câu 20: Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt tiền học sinh A 15 tuổi khi điều khiển
xe vượt đèn đỏ?
Trả lời:
Nhân định SAI
Theo điều 21/NĐ 46/2016/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều
kiện của người điều khiển xe cơ giới:
+ Phạt cảnh cáo người từ 14 – 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại
xe khác.
+ Dưới 16 tuổi thì sẽ không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo, cảnh cáo bằng
văn bản và ra quyết định xử phạt.
+ Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị phạt 500.000 đồng.
+ Từ 18 tuổi thì phạt 1.000.000 đồng.
Giải thích: Việc xử phạt tiền học sinh dưới 16 tuổi điều khiển phương tiện giao thông
là việc cành sát giao thông đã vi phạm quy định về luật giao thông.

Câu 21: Người bị bệnh tâm thần là người bị mất hành vi nhân sự đúng hay sai?
Trả lời
Nhận định SAI
Theo điều 22 bộ luật dân sự 2015, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác
mà không thể nhận thức, làm chủ được chỉ khi tòa án ra quyết định tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định thì người
đó mới bị mất năng lực hành vi.
Vậy:Người bị bệnh tâm thần là người bị mất hành vi nhân sự chỉ khi tòa án ra quyết
định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức
giám định thì người đó mới bị mất năng lực hành vi.

Câu 22: Người thành niên là người có hành vi nhân sự đúng hay sai?
Trả lời:
Nhân định SAI
Vì trừ những trường hợp tòa án tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự ( điều 22)
hoặc bị hạn chế ( điều 23) trong Bộ luật Dân sự 2015.

Câu 23: Luật dân sự đình chỉnh các quan hệ nhan thân, tài sản nhân sự đúng hay
sai?
Trả lời:
Nhận định SAI
Vì ngoài luật dân sự thì còn những nghành khác điều chỉnh các quan hệ tài sản và
nhân thân như là luật hôn nhân – gia đình, luật lao động
VD: Chỉnh ngày tháng năm sinh trong CMND

Câu 24: Chỉ có phương pháp thỏa thuận, phương pháp tự định đoạt được áp dụng
điều chỉnh các quan hệ tài sản trong nhân thân trong giao lưu nhân sự.?
Trả lời:
Có 2 quan điểm:
+ ĐÚNG: bởi vì xuất phát từ khái niệm luật dân sự là 1 nghành luật độc lập trong
quan hệ pháp luật VN, là tổ hợp các vi phạm luật diều chỉnh các quan hệ tài sản mang
tính chất hàng tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng độc lập quyền tự
định đoạt cảu các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.
+ CHO RẰNG SAI: bởi phương pháp được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản và
nhân thân trong các giao lưu dân sự còn có thể do cơ quan nhà nước có thểm quyền
quyết định.
Câu 25: Pháp luật VN không áp dụng với công dân nước ngoài đúng hay sai?
Trả lời:
Nhận định SAI
Vì trong trường hợp người nước ngoài vi phạm PL trên lãnh thổ VN thì không thuộc
trường hợp miễn từ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định căn cứ vào cấu thành
tội phạm người nước ngoài thực hiện, họ phải chịu trach nhiệm theo quy định PL
giống như công dân VN phạm tội.
Chính phủ ban hành Nghị định 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001, là văn bản được áp dụng
chủ yếu hiện nay trong việc hướng dẫn lệnh trục xuất khoản 1 điều 1 nghị định này quy
định phạt bổ sung về lệnh trục xuất.

Câu 26: Công dân VN vi phạm PL ở nước ngoài thì không chịu sự xử phạt của công
dân VN đúng hay sai?
Trả lời:
Nhận định SAI
+ 1. Công dân VN hoặc pháp nhân thương mại VN có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh
thổ nước CHXHCNVN mà bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự tại VN theo quy dịnh của bộ luật này.
Quy trình này cũng được áp dụng dối với người không quốc tịch thường trú ở VN
+ 2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ
nước CHXHCNVN có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật
này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
VN hoặc xam hại lợi ích của nước CHXHCNVN hoặc theo quy định của điều ước
quốc tế mà CHXHCNVN là thanh viên.
+ 3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay,
tàu biển, không mang quộc tịch VN đang ở tại biển cả hoặc tại gới hạn vùng trời nằm
ngoài lãnh thổ nước CHXHCNVN thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà
CHXHCNVN là thành viên có quy định.
Vậy: Công dân VN vi phạm PL ở nước ngoài thì vẫn chịu sự xử phạt của công dân
VN.

Câu 27: Người đủ 18 tuổi trở lên vi phạm pháp luật nhưng chưa mắc phải truy cứu
trach nhiệm hình sự thì có thể áp dụng biện pháp đư vào trường giáo dưỡng đúng
hay sai?
Trả lời:
Nhân định SAI
Vì theo quy định tại điều 92 của luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012

+ 1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

+ 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

+ 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

+ 4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi
trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

+ 5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau
đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Vậy:Người đủ 18 tuổi trở lên vi phạm pháp luật nhưng chưa mắc phải truy cứu trach
nhiệm hình sự thì có thể áp dụng biện pháp đư vào trường giáo dưỡng.

Câu 28: Chính phủ nước CHND CN là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền ban
hành HP & Luật?

Nhận định : SAI

Điều 69 Hiến Pháp 2013

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Vậy:Chính phủ nước CHND CN là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền ban hành HP &
Luật là sai.

Câu 28: Phần giả định trong qui phạm pháp luật có nội dung qui định các chủ thể
pháp luật phải thực hiện các nghĩa vụ như thế nào đó đúng hay sai?
Nhận định : SAI

Vì trong văn bản Qui phạm Pháp luật

Giả định: là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có
thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành
động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng
quy phạm đó.

Vậy:Phần giả định trong qui phạm pháp luật có nội dung qui định các chủ thể pháp luật
phải thực hiện các nghĩa vụ như thế nào đó là sai.

Câu 29:Việc tổ chức quyền lực NN ở VN theo nguyên tắc chia quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp độc lập?

Nhận định : Đúng

Quy định tam quyền phân lập tại Việt Nam thể hiện về quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp được giao cho các cơ quan khác nhau trong nhà nước chứ không tập trung cho một
cơ quan nào cụ thể mà sẽ phân ra cho các cơ quan khác nhau: quyền lập pháp giao cho
quốc hội, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án. Tam
quyền phân lập được hiểu là nhằm mục đích dùng quyền lực để thực hiện kiểm soát, cân
bằng, khống chế và kiềm chế quyền lực giữa các cơ quan nhà nước. Quy định tam quyền
phân lập được thể hiện cho ta thấy rõ và nó giúp ngăn ngừa được sự chuyên chế rất dễ
phát sinh ở xã hội lạm quyền.

Vậy, có thể hiểu các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp phải hoạt động
theo nguyên tắc độc lập, có điều kiện kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng
giữa các quyền để đảm bảo được quyền lực nhà nước.

Câu 30: Phần giả định trong qui phạm pháp luật dùng để điều chỉnh hành vi của
con người?

Nhận định: SAI

Trong văn bản Qui phạm Pháp luật:

Giả định: là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình
huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các
chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu
lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.
Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu. Nó
nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện
mà phần giả định đã đặt ra.

Vậy, phần giả định trong qui phạm pháp luật không phải để điều chỉnh hành vi của
con người mà là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.

KEEP CALM and GOOD LUCK ON YOUR EXAMS

You might also like