You are on page 1of 4

KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN HỌC LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM HỌC KỲ 1,

NĂM HỌC 2021-2022 LỚP DS46B2-TM46B2-QT46B2


I.NHẬN ĐỊNH
Câu 1:Nhận định “Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp
được tiến hành như thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường” là sai.
Vì căn cứ vào thủ tục sửa đổi, bổ sung, thông qua Hiến pháp thì Hiến pháp 2013 là loại
hiến pháp cương tính nên phải thông qua thủ tục đặc biệt để thông qua, sửa đổi, bổ sung
Căn cứ pháp lý :Điều 84, 85 Chương 5 và Điều 120 Chương 11 Hiến pháp 2013,
Câu 2: Nhận định “Quyền con người và quyền công đân là hai phạm trù hoàn toàn đồng
nhất nhau” là sai
Vì :
Quyền công dân chỉ dành cho công dân trong phạm vi quốc gia, chỉ có mối quan hệ giữa
cá nhân với Nhà nước. Quyền công dân ở mỗi nước khác nhau thì sẽ khác nhau do chịu
sự tác động của điều kiện văn hóa, chính trị, kinh tế của mỗi quốc gia theo từng Nhà nước
quy định.
Quyền con người phán ánh được nhu cầu không chỉ dành cho công dân mà còn có người
nước ngoài và người không có quốc tịch. Quyền con người đạt ra những yêu cầu nhằm
đảm bảo những nhu cầu tối thiểu của con người trên phạm vi toàn thế giới
Vì vậy khái niệm quyền con người rộng hơn quyền công dân
Câu 3:Nhận định:”Các Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam.” Là sai
Vi Hiến pháp 1946, 1956 chưa ghi nhận sự lãnh đạo của của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bắt đầu từ hiến pháp 1980 trở đi mới xác lập vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều
4 Hiến pháp 1980, 1992, 2013)
Câu 4: Nhận định: “Theo quy định của pháp luật hiện hành, một cá nhân không đạt được
quá bán số phiếu tín nhiệm của Quốc hội thì đương nhiên bị bãi nhiệm hoặc cách chức.”
Là sai
Vì: Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu
không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có
thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các
khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật này có trách nhiệm trình Quốc hội xem
xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được
Quốc hội tín nhiệm

Căn cứ pháp lý:Khoản 2 Điều 13 Luật Tổ chức Quốc hội

Câu 5: Nhận định :”Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền
công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.”là sai

Vì Quốc Hội sẽ công bố tình trạng chiến tranh. Trong trường hợp QH không thể họp
được thì UBTVQH sẽ quyết định và báo cáo cho QH tại kì họp gần nhất. CTN sẽ căn cứ
vào nghị quyết của QH hoặc UBTVQH để công bố hoặc bãi bỏ tình trạng chiến tranh.

Căn cứ pháp lý: Khoản 5 Điều 88 Hiến pháp 2013

Câu 6: Nhận định:” Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đại biểu Quốc hội mới có
quyền trình dự án luật trước Quốc hội”là sai

Vì có nhiều cơ quan tổ chức được trình dự án luật trước Quốc hội như Chủ tịch nước, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối Cao, Viện kiểm soát nhân dân
Tối Cao, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Hội dồng dân tộc và các
ủy ban của Quốc hội

Căn cứ pháp lý:Khoản 1 Điều 84 Hiến pháp 2013

II.TỰ LUẬN

Phản biện xã hội được xem là cơ chế phản biện ngoài nhà nước, nhìn nhận dưới các
góc độ khác nhau. Theo đó, có thể nói phản biện xã hội là một phương thức kiểm soát
quyền lực nhà nước. Đây là phương thức kiểm soát trước văn bản pháp luật được cơ quan
có thẩm quyền xem xét thông qua. Góp phần đảm bảo cho đầu ra của hoạt động xây dựng
pháp luật được kiểm soát của xã hội thông qua người đại diện quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của mình là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiến hành. “Phản biện” không có
nghĩa là chống lại mà nó còn bao hàm cả sự đồng tình, có góp ý, có bổ sung và có cả bác
bỏ, phủ định nhưng trên tinh thần xây dựng để mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội.
Bằng những lập luận, chứng cứ dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn của các lực lượng xã
hội, các tầng lớp nhân dân, phản biện xã hội làm sáng tỏ đúng- sai của của các vấn đề có
tính chất xã hội liên quan đến lợi ích toàn xã hội, đến lợi ích của đông đảo nhân dân, giúp
Nhà nước điều chỉnh chủ trương, chính sách phù hợp với lợi ích chung.
Do đó, thực hiện phản biện xã hội không chỉ có ý nghĩa đem lại những lợi ích (vật chất
và tinh thần) chính đáng, hợp pháp cho xã hội, mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, phản
ánh một mối quan hệ chính trị rất cơ bản: quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân Cần phải
phát huy vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay vì
đây là một trong những cách thức, phương tiện Mặt trân tổ quốc Việt Nam cần phải có để
giám sát, thực hiện quản lý nhà nước , là một trong phương thức kiểm soát các văn bản
pháp luật (có cơ quan thẩm quyền trước khi ban hành trên thực tế).
Vai trò phản biện xã hội là vô cùng cần thiết và cần được phát triển ở nước ta hiện
nay. Phản biện xã hội màng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện phương thức
kiểm soát quyền lực nhà nước. (quy định ở điều 32, 34 luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam
2015). Thứ nhất, phản biện xã hội là một hình thức thực hiện quyền dân chủ
trong nhà nước pháp quyền. Thứ hai, phản biện xã hội là một phương thức để Nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước.. thứ ba, phản biện xã hội phản ánh và điều hoà mâu thuẫn
giữa các nhóm lợi ích trong xã hội,phòng ngừa xung đột xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội.
Thứ tư, phản biện xã hội là một nhân tố tích cực giúp cho người quản lý rèn luyện được
kỹ năng, bản lĩnh lắng nghe, đối thoại và đối mặt với công luận cũng như rèn luyện cho
người phản biện nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết, kỹ năng thực hành dân chủ.l ần
đầu tiên đề cập ở Hiến pháp 2013, đã cho thấy nhận thức rằng vai trò phản biện là vô
cùng cần thiết.
Vai trò của phản biện xã hội là tiếng nói của toàn xã hội, là sự đánh giá toàn diện với
các chính sách cũng như quyền lợi của nhân dân. đồng thời phản biện xã hội cũng cho
thấy rằng, những điều đồng tình và không đồng tình của nhân dân, từ đó kịp thời chỉnh
sửa hoàn chỉnh các văn bản pháp luật trước khi ban hành trên thực tế.

You might also like