You are on page 1of 9

THẢO LUẬN TÂM LÝ HỌC(nhóm 6)

Thành viên nhóm:


Phan Ngọc Minh Trang - 2153801011243
Lường Thị Thuỳ Trang - 2153801011241
Nguyễn Ngọc Minh Trang - 2153801011242
Trần Dương Minh Trí - 2153801011248
Đặng Đức Trọng – 2153801011250
Buổi Thuyết Trình Về Tình Cảm, Tình Yêu Và Tình Bạn
Vấn Đề “Sống Thử”
Nội Dung Thuyết Trình
Xin chào thầy và các bạn hôm nay thay mặt cho nhóm 6 chúng em sẽ cùng mn đi tìm
hiểu và phân tích tâm lý và tình cảm con người trong tâm lý học. Tình cảm con người,
từ xưa đến nay vẫn luôn là một chủ đề phổ biến và được nhắc đến nhiều đây dường
như luôn là chủ đề mới mẻ và chưa bao giờ hết nóng đối với xã hội nói riêng và giới
trẻ nói chung, Vậy tình cảm là gì mà có sức hút lớn đến vậy. Hôm nay nhóm 6 chúng
em sẽ cùng mn đi tìm hiểu về nó, trong tình cảm thì có hai phạm trù  được nhắc đến
nhiều nhất đó là tình bạn và tình yêu. Vậy sự khác biệt giữa hai loại tình cảm này là
gì, và áp dụng tình yêu trong lối sống thử của giới trẻ hiện nay được diễn ra như thế
nào chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu.
Tình cảm
Tình cảm là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản
thân. Nó mang tính ổn định và là thuộc tính tâm lý của nhân cách. Tình cảm có tính ổn
định, khái quát và được chủ thể ý thức một cách rõ ràng hơn.
Một số đặc điểm đặc trưng tiêu biểu của tình cảm:

Tính nhận thức: tình cảm được nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm của con người trong
quá trình nhận thức đối tượng. Hay nói cách khác, yếu tố nhận thức, rung động và phản
ứng cảm xúc là ba yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Trong đó, nhận thức được xem là “cái
lý” của tình cảm, nó làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định.

Tính ổn định: nếu xúc cảm là thái độ nhất thời, mang tính tình huống thì tình cảm là
những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân.
Chính vì vậy mà tình cảm thuộc tính tâm lý, một đặc trưng quan trọng của nhân cách con
người

Tính chân thực: tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thức của con người, cho dù người
ấy có cố tình che giấu bằng những “ động tác giả” bên ngoài.

Phân loại tình cảm


Tình cảm cấp thấp: chủ yếu có ý nghĩa sinh học, liên quan đến sự thỏa mãn hay không
thỏa mãn những nhu cầu sinh học: ăn, uống, ngủ sinh lý
Tình cảm cấp cao: là loại tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những
nhu cầu tinh thần, nó mang tính xã hội sâu sắc. bao gồm: tình cảm trí tuệ (thể hiện ở sự
ham hiểu biết ,óc hoài nghi khoa học,nhạy cảm với cái mới), tình cảm đạo đức (tình bạn
tình anh em, tình mẫu tử), tình cảm thẩm mỹ (sự đánh giá cái đẹp, thị hiếu thẩm mỹ cá
nhân), tình cảm hoạt động( thể hiện thái độ của con người đối với hoạt động nhất định),

Quy luật về sự hình thành tình cảm
Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm cùng loại do quá trình tổng hợp hóa, động
hình hóa, khái quát hóa mà thành. Vì vậy, muốn hình thành tình cảm thì phải bắt đầu
bằng những cảm xúc. Không có cảm xúc, không có rung động thì không thể có tình cảm
nào hết.
Như vậy, khi chúng ta muốn xây dựng tình cảm thì phải tuân theo một số quy tắc nhất
định như: quy luật lây lan, quy luật thích ứng, quy luật tương phản, quy luật di chuyển,
quy luật pha trộn,…
Vậy đó là tình cảm nói chung, trong tình cảm còn có hai phạm trù được nhắc đến nhiều
nhất và phổ biến nhất : đó chính là tình bạn và tình yêu vậy tình bạn là gì, tình yêu là gì
chúng có sự khác biệt như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phần tiếp theo: Tình
bạn.

Tình bạn
Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người mình
có thể tin tưởng để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Một người bạn luôn ở cạnh, động viên và
nhắc nhở, giúp đỡ những lúc mình sai…(nhưng không có quan hệ máu mủ). Nói cách
khác, tình bạn là một phạm trù xã hội dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có
những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh… Mà họ có thể chia
sẻ, đồng cảm, an ủi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Đặc điểm của tình bạn:


Phù hợp với nhau về quan niệm sống
Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau
Chân thành có thể tin cậy và có trách nhiệm với nhau
Mang tính xúc cảm cao
Có tình bền vững, lâu dài…

Một số Phương pháp xây dựng và phát triển tình bạn


Chọn bạn bè một cách khôn ngoan. Bạn không cần phải là bạn của tất cả mọi người.
Chọn làm bạn với những người xây dựng bạn, không phá vỡ bạn. Chọn những người bạn
truyền cảm hứng cho bạn và chào đón bạn, không xa lánh và xúc phạm bạn. Bạn không
thể chọn gia đình bạn sinh ra, nhưng bạn có thể chọn bạn bè của mình.
Biết lắng nghe. Hãy lắng nghe kỹ những gì người khác đang nói. Hãy để người đó biết
rằng bạn nghe thấy họ. Đặt câu hỏi làm rõ. Tóm tắt những gì bạn đã nghe. Giao tiếp bằng
mắt và ngôn ngữ cơ thể cũng là những cách quan trọng để thể hiện ai đó bạn đang lắng
nghe.
Tránh liên tục đưa ra lời khuyên hoặc cố gắng khắc phục tất cả các vấn đề của bạn bè.
Bằng mọi cách, nếu một người bạn yêu cầu lời khuyên của bạn, hãy cho nó. Họ có thể
muốn bạn đọc lại một email quan trọng trước khi nó được gửi đi. Có lẽ họ đang vật lộn
với một mối quan hệ. Có lẽ cuộc sống đang ném cho họ một quả bóng cong và họ cần sự
hỗ trợ hoặc cái nhìn sâu sắc của bạn. Đừng ngọ nguậy theo cách của bạn vào mọi khía
cạnh của cuộc sống của bạn bè của bạn, nói với họ làm thế nào để trở thành ngôi sao của
chương trình riêng của họ. Hãy cho họ không gian để xử lý mọi thứ và đưa ra quyết định
của riêng họ.
 Biết đồng cảm. Cố gắng hiểu mọi thứ từ quan điểm của bạn bè có thể giúp bạn giao tiếp
và hiểu nhau hơn.
Tình cảm được phân tích trong tâm lý là vậy, vậy đối với tình yêu nó có sự khác biệt như
thế nào sau đây xin mời bạn Thùy Trang nhóm mình sẽ cùng đi tìm hiểu phần tiếp theo.

Tình yêu
Tình yêu là sự thể hiện cao nhất của tình người. Nói cách khác, tình yêu là một loại tình
cảm đặc biệt, thể hiện sự cuốn hút lẫn nhau, cả về mặt tâm hồn lẫn thể xác, trong tình
yêu 2 chủ thể sẽ luôn thúc đẩy bản thân vượt ra khỏi cái vỏ cá nhân của mình để có thể
hòa nhập với người mình yêu, khiến cho mỗi bên đều trở nên phong phú, tốt đẹp và hoàn
thiện hơn nhờ bên kia. Khi tìm hiểu tình yêu có rất nhiều giai đoạn phải trải qua, tuy
nhiên để nói một cách ngắn gọn nhất và cho mn có thể dễ hiểu nhất, nhóm chúng
mình xin được chia các giai đoạn của tình yêu thành 5 gd:
1. Giai đoạn mới phát sinh tình cảm( nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất còn
gọi là “thích”)
Giai đoạn này ở hai phía có thể phát sinh nhiều loại tình cảm, cũng như cảm xúc khác
nhau: như bối rối, lúng túng, ngại ngùng,.. bắt đầu để ý đến đối phương 
Trong những giai đoạn của tình yêu thì đây là chính là giai đoạn khởi đầu cho mọi thứ.
 Là giai đoạn cả hai có những kỉ niệm đẹp nhất và cũng đáng nhớ nhất trong tình yêu.
Thời gian này là lúc cả hai đang vô tư nhất và trái tim cũng đang đập loạn nhịp vì đối
phương.
 Dù chỉ cần nghe thấy giọng nói hay chỉ cần thấy nhau cũng đã thấy: vui và hạnh phúc:
thể hiện qua thái độ:
+ Cảm nắng
+ Mong muốn, nôn nóng được gặp đối phương
+ Mỉm cười khi gặp mặt
 Trong giai đoạn này cá nhân sẽ cảm thấy trái tim luôn thao thức không yên, lúc nào cũng
nghĩ về đối phương.
Không chỉ thế, : chỉ cần một hành động nhỏ, một cái vuốt tóc, hay nắm tay của đối
phương cũng đủ khiến cho bản thân hạnh phúc. 

2. Giai đoạn mới yêu


- Nếu đã vượt qua được những bỡ ngỡ ban đầu, các cá nhân sẽ bước vào một trong những
giai đoạn thú vị nhất: giai đoạn mới yêu. 

Đến giai đoạn này tình yêu vẫn đang là niềm vui bất tận đối với cả hai bên.
Hai bên bắt đầu tin tưởng nhau nhiều hơn và chia sẻ mọi việc với nhau. 
Dù vất vả, bận rộn tới đâu cũng đều dành khoảng thời gian riêng cho nhau. 
Bạn muốn bắt đầu xác định một mối quan hệ nghiêm túc và lâu dài.
Giai đoạn này hai người sẽ muốn được tiếp xúc cơ thể, tâm sự, trò chuyện với nhau nhiều
hơn.
VD: Thay vì nhắn tin, chuyện trò qua điện thoại bạn sẽ muốn gặp và tâm sự với đối
phương nhiều hơn ở bên ngoài
Bởi vì bạn muốn cả hai hiểu nhau hơn và có thể san sẻ với nhau những cảm xúc trong
cuộc sống của mình.
 Ở hai giai đoạn đầu tiên này hầu như tình yêu sẽ là màu hồng. Không cãi vả, không to
tiếng với nhau.
Đây cũng là giai đoạn cả hai tiến vào cuộc sống của nhau… Thậm chí một số người đã
bắt đầu nghĩ đến chuyện kết hôn.
 Tuy nhiên một cuộc tình thường không chỉ toàn “màu hồng”, và luôn dẹp như như thế!
Giai đoạn tiếp theo sẽ là thử thách lớn dành cho các cặp đôi.

Nhưng đôi nào rồi cũng như nhau, cảm xúc mới yêu sẽ nhanh chóng qua đi. "Giai đoạn
khởi đầu này sẽ dần mất đi sự hứng khởi ban đầuđầu theo thời gian nhưng tình yêu sẽ lớn
dần theo thời gian", DeKeyser nói.
Theo hai chuyên gia, giai đoạn mới yêu là một cảm giác vô cùng hưng phấn, kích thích
tình dục và gây nghiện. Còn tình yêu là cảm giác ổn định, sự hợp tác, tin cậy sâu sắc và
những giá trị được chia sẻ.

3. Giai đoạn không chắc chắn ( Giai đoạn mông lung trong tình yêu)
Yêu có thể dễ dàng nhưng để chuyển sang giai đoạn gắn bó thì không đơn giản. Đây là
lúc bắt đầu giai đoạn không chắc chắn của một mối quan hệ.
 Bạn có thể nghi ngờ tình yêu của mình dành cho người này, thậm chí đặt câu hỏi liệu các
giá trị và lối sống của cả hai có tương thích. "Chìa khóa thành công lớn nhất là giao tiếp
cởi mở", DeKeyser một lần nữa khuyên.
Trong 5 giai đoạn của tình yêu thì đây chính là giai đoạn khiến cho các cặp đôi dễ rời xa
nhau nhất. 
Ở thời điểm này dường như cảm xúc của cả hai vẫn còn trọn vẹn nhưng lại dần có
khoảng cách vì sự khác biệt. Những điểm khác biệt trong cư xử, trong tính cách và đôi
khi là trong quan điểm sống sẽ  khiến bạn và người ấy dễ xảy ra mâu thuẫn.
Những lần không hiểu ý nhau như vậy sẽ khiến cả hai trở nên mệt mỏi. Thay vì dành thời
gian cho nhau thì bạn lại muốn có khoảng không gian riêng để thư giãn. Những lúc bên
nhau sẽ không còn là khoảnh khắc hạnh phúc giữa hai người mà bắt đầu xuất hiện rạn
nứt.
Đặc biệt ở giai đoạn này bạn sẽ bắt đầu nhận ra những điểm không hoàn hảo ở đối
phương. 
Bạn bị vỡ mộng, chán nản và muốn rời xa họ để tìm một nửa khác hoàn hảo hơn. Có thể
nói đây chính là giai đoạn gian nan và nhiều đau khổ nhất trong tình yêu. Người ta
thường nói trên đời không có ai hoàn hảo tuyệt đối, ngay cả bản thân của bạn cũng vậy.
Nếu cả hai có thể bình tĩnh và chấp nhận mặt tối của nhau thì tình yêu sẽ có một cái kết
hoàn hảo. Chính vì thế nếu bạn có đang ở giai đoạn này. Thì cũng đừng vội bỏ cuộc mà
hãy nhìn lại những điểm tốt đẹp của đối phương nhé.

Trước khi quyết định tiến hay dừng, hãy hỏi đối tác chính xác những gì họ muốn ở một
mối quan hệ. "Anh/em đánh giá cao điều gì, muốn sống cuộc sống như thế nào, muốn
mối quan hệ như thế nào trong tương lai?". Cả hai phải làm việc lại với nhau để rõ ràng
và rành mạch. Những thử thách ở giai đoạn nàythực sự đưa các cặp biết cách hài hòa mối
quan hệ đến gần nhau hơn vì đã cùng nhau vượt qua khó khăn và tin tưởng.
4. Giai đoạn cả hai tiếp xúc thân mật
Khi cả hai cá nhân  đã quyết định trở nên nghiêm túc, mặc dù đã trải qua thời kì khó
khăn nhất của tình yêuyêu thì đã đến giai đoạn thân mật của một mối quan hệ. Từ này 
Có thể làm bạn liên tưởng đến sự gần gũi thể xác, Chúng tôi đã vượt qua được giai đoạn
thứ 3 trong tình yêu. Khi ấy chúng tôi mới nhận ra rằng nó lại có những mặt tích cực
khác. Cho dù thực tế có khó khăn như như thế nào, thì vẫn có người cùng đi bên cạnh,
cùng nắm tay nhau để vượt qua. Cho dù chúng tôi không hoàn hảo, nhưng chúng tôi đã
học được cách thông cảm cho những thiếu sót của nhau.
Bước được sang đến giai đoạn này là chúng tôi đã thấu hiểu nhau hơn rất nhiều. Thấu
hiểu cũng là một dạng của yêu thương, có hiểu mới thông cảm, mới chấp nhận và hòa
hợp được với nhau. Mỗi ngườigười chúng tôi đều học cách yêu thương nửa kia của mình
một cách vô điều kiện. Bạn yêu họ không chỉ vì những cái tốt đẹp của họ nữa mà yêu cả
những cái xấu, những mặt chưa tốt và vhuwa hoàn thiện của đối phương.

5. Giai đoạn gắn kết


 Có thể nói đây là giai đoạn trưởng thành của tình yêu. Ở giai đoạn này cả hai dường như
đã hiểu rõ hết về nhau và bắt đầu chấp nhận nhau trong tình yêu.
 Dù người kia có điểm xấu gì cả hai cũng sẽ nhẹ nhàng, dung hòa cùng nhau thay
đổi và chấp nhận đối phương. Hai người đã bắt đầu biết thông cảm cho những
thiếu sót đối phương. Cả hai sẽ cùng nhau học cách yêu thương và thấu hiểu người
bên cạnh để có thể san sẻ cho nhau mọi điều. Trân trọng nhau và cố gắng vì nhau
chính là những gì bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng trong giai đoạn này .

Có thể hiểu giai đoạn này là chuyển đến ở cùng nhau, đính hôn hoặc đơn giản quyết định
sẽ yêu nhau lâu dài và chung thủy. "Đây là giai đoạn nhận ra hai người là tri kỷ. 
So sánh giữa tình bạn và tình yêu 
1. Bản chất
Tình bạn là sự giao lưu tình cảm giữa những người bạn trên cơ sở hợp nhau về tính tình,
sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng, hoàn cảnh sống. Nó là loại
tình cảm quý mến lẫn nhau giữa nhóm người được hình thành trên cơ sở tâm lý hòa hợp.
Tình bạn không phân biệt nam nữ, cũng không hạn chế bởi tuổi tác. Đặc điểm rõ rệt nhất
của tình bạn là không loại trừ người khác, có thể vài ba người hoặc nhiều hơn nữa hình
thành mối quan hệ bạn bè
tình yêu là sự hấp dẫn lẫn nhau về mặt hình thức và cơ thể giữa hai giới tính, có sự cộng
hưởng lẫn nhau về mặt tinh thần, có sự đồng nhất tương đối về trình độ văn hóa, giáo
dục,mục tiêu sống, quan niệm về giá trị và cách sống, về thẩm mỹ và sự đam mê. Yêu
một người trên thực tế là bạn đã thực hiện trên con người đó những theo đuổi nhiều mặt
của bản thân mình như về: thẩm mỹ, lý tưởng, mục tiêu sống và còn theo đuổi cả về tính
dục. Khi tình yêu phát triển đến một mức độ nhất định, hai bên đều mong muốn thông
qua hình thức hôn nhân để có được sự kết hợp thể xác và thể nguyện chung sống suốt đời
với nhau. Tình yêu có đặc điểm là phải loại trừ người khác (người thứ 3), tình yêu yêu
cầu tình cảm - Của hai người phải gắn bó, phải thuỷ chung, mỗi bên phải là duy nhất của
bên kia, quan hệ tình yêu với nhiều người bị coi là hành vi không đạo đức. Như vậy, tình
bạn và tình yêu là có giới hạn. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng trong tình bạn
của những bạn trẻ mới lớn cũng có thể bao hàm yếu tố hâm mộ và quyến luyến lẫn nhau.
 
 
Quá trình phát triển tình cảm đi theo các bước từ gặp gỡ, mến, làm quen, thích. Đến giai
đoạn "thích" bắt đầu chia thành 2 nhánh là tình bạn và tình yêu. Tình bạn bắt đầu từ thích
nhau thường có xu hướng chia sẻ sở thích, Công việc, các câu chuyện phiếm và cao hơn.
nữa là cuộc sống gia đình chung đến trách nhiệm và thỏa mãn ý chí. Tình yêu bắt đầu từ
thích nhau sẽ có xu hướng gần gũi và tâm sự. Tâm Sự thường nói về tình cảm về chiều
sâu Của rung động trái tim, trong khi chia sẻ thường nói về đúng sai có xu hướng của bộ
óc. Khi thích chuyển thành tâm sự là lúc tình yêu nảy sinh, lúc đó người ta ít sử dụng ý
chí mà chủ yếu là đọc cảm xúc về nhau hơn là đúng sai. Sự mù quáng của tình yêu rơi
vào vòng trống này. Với câu hỏi của bạn để không phải vướng vào tình trạng làm bạn
cũng không được mà người tình cũng không xong” tức là rơi vào vùng “thích”, nhưng lại
thiếu ý chí để giải mã những vướng mắc về tri thức cuộc sống, về các giá trị cuộc đời nên
không chuyển được “thích sang bạn”. Trong khi bạn lại quá để tâm vào tình yêu mà tâm
đâu chưa đủ lớn để chuyển thành "sự, vì thế “thích” không chuyển được thành tình yêu.
Trong lúc "thích chưa đủ mạnh để tâm sự" bạn đã vội vã "tỏ tình”. Khi tỏ tình mà tình
cảm về tình yêu chưa đạt độ trên 60% sẽ rơi vào tình thế “khoảng chết”. Tinh thể khoảng
chết đã lộ ý đồ về tình yêu trong khi đối tượng chưa thể tâm sự được, đồng thời lúc này
chia sẻ cũng ở trạng thái dừng.
Khi người ta không chia sẻ được mà tâm sự cũng không thì tự nó sẽ “mất cả bạn và mất
cả hy vọng người yêu”, bởi vì lúc này không còn là bạn do "lộ ý đồ”, trong khi “yêu
không được đáp ứng” làm cho người ta rất khó vô tư, mà thiếu sự vô tư thì không thể là
bạn và cũng không thể là tình yêu được

2. Hành động và lời nói


 Bạn bè  là người để chúng ta tâm sự kể lể mỗi lần gặp phải sự cố hay vướng mắc trong
cuộc sống. Khi thấy người kia nói chuyện với bạn khác giới 
Nếu bạn và người kia chỉ là mối quan hệ bạn bè thì việc đối phương nói chuyện với bất
cứ đi, cho dù là cùng giới hay khác giới cũng là quyền của họ. Thậm chí chúng ta hoàn
toàn vuii vẻ nếu được góp vui vào những cuộc nói chuyệnchuyện như thế này. Nhưng
nếu đó là tình yêu thì ngoài mặt vẫn cười nhưng trong lòng thấy vô cùng khó chịu
Tình yêu: thông thường sẽ thể hiện cả về lời nói và hành động, bên cạnh đó sẽ có những
hành động thân mật( như tiếp xúc cơ thể) giữa hai cá nhân với nhau
Trong tình yêu, người ta thường sử dụng hành động nhiều hơn lời nói.
. Bạn không muốn nhìn thấy người kia vui vẻ nói chuyện với người khác giới ngoài bạn.
Nói một cách đơn giản nhất trong tâm lý học người ta còn gọi đơn giản là ghen ghét, đố
kỵ, khó chịu đối với những người bạn gần đối phương của mình.
3. Cảm giác khi ở bên người ấy
Khi ở bên người ấy bạn có cảm nhận như thế nào? Bạn có thấy bản thân mình cảm thấy
thỏa mãn và hạnh phúc? Đối phương mang đến một cảm giác bình yên và ấm áp, mọi mệt
mỏi lo toan đều tan biến, lúc ấy bạn khao khát được ở trong vòng tay ấy mãi mãi...
Không thể nhầm lẫn được, đó chính là tình yêu!22
Vậy tình bạn thì thế nào? Bên cạnh một người bạn chân thành, bạn sẽ thoải mái kể lể mọi
việc, thậm chí vô tư bộc lộ mọi bản chất của mình mà không có một chút ngại ngùng. Khi
ở bên một người chỉ được coi là bạn, chúng ta cũng sẽ không chăm chút cả về ngoại hình
lẫn cách cư xử như đối với người đó.

Phần sống thử


“Sống thử” đã không còn là một vấn đề quá mới mẻ với giới trẻ nói chung và sinh viên
nói riêng. Vẫn có rất nhiều luồng ý kiến về việc giới trẻ có nên hay không nên sống thử.
Những mặt lợi cũng như mặt hại của quá trình chung sống này càng được nhiều người
quan tâm. Vậy thì đầu tiên chúng mình sẽ cùng mọi người đi tìm hiểu “sống thử” là gì?
0. Khái niệm sống thử: 
Tức là hai người khác giới yêu nhau, chưa đăng ký kết hôn, chưa có thủ tục pháp lý hợp
lệ về hôn nhân nhưng quyết định chia sẻ cuộc sống trong cùng một mái nhà như một cặp
vợ chồng.
 Trong tài liệu luận văn nghiên cứu về việc sống thử trước hôn nhân của Trường Đại học
Nông Nghiệp Hà Nội do Tiến sĩ Nguyễn Đức Chiện thực hiện có đề cập đến phần trăm
sinh viên sống chung trong thời giạn học tại trường học lên đến 30 đến 40% 
II. Nguyên nhân
Sống thử là tình trạng phổ biến của nhiều sinh viên hiện nay, việc sống thử tồn tại khách
quan nhưng nó lại có nguyên nhân chủ yếu từ tâm sinh lý chủ quan của con người có thể
có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sống thử nhưng chủ yếu là:
-Sống thử nhằm tiết kiệm tiền. Đây là nguyên nhân chủ yếu. Khi xét về khía cạnh kinh tế
thì đây là nguyên nhân hợp lý đối với cuộc sống của sinh viên. Khi mà tiền nhà, tiền điện,
tiền nước,… ngày càng tăng thì có thêm một người cùng gánh vác(chia sẻ) những nặng
nề về kinh tế đó thì hết sức hợp lý. Thường thì các cặp đôi mà đã xác định được như vậy
thì sau khi sống thử thì họ sẽ tiến đến hôn nhân và có một cuộc sống hạnh phúc
-Sống thử để có nhiều thời gian bên nhau: Trong muôn vàng những lý do thì đây có lẽ là
lý do quan trọng và thực tế nhất. Đối với những cặp đôi mới yêu nhau thì việc gần người
mình yêu vào ban ngày thôi là chưa đủ. Hầu hết các cặp đôi cho rằng sống càng gần nhau
họ sẽ càng hiểu và yêu nhau nhiều hơn. Do vậy nhiều bạn trẻ quyết định sống thử để có
thời gian bên nhau nhiều hơn.
Trong giới sinh viên gần đây, sống thử nổi lên như một trào lưu cho các cặp đôi. Tuy
nhiên phải thừa nhận rằng, việc sống thử theo phong trào của các sinh viên như hiện nay
thì đó là một việc hết sức sai lầm và đáng quan ngại.

III. Thực trạng


Sống thử đang trở thành một trào lưu của một bộ phận giới trẻ Việt Nam trong thời đại
ngày nay. Đặc biệt là đối với sinh viên sống xa nhà cần nhiều sự quan tâm và tình
thương. Ở một góc độ nào đó có thể coi sống thử như một phương thức để trải nghiệm,
nếu coi sống thử như sống thật thì đây có thể là cơ hội để trải nghiệm, tích lũy để xây
dựng cuộc sống hôn nhân sau này. Tuy nhiên xét theo góc độ thuần phong mỹ tục của
nước ta thì việc sống thử là không phù hợp và không nên khuyến khích vì những tác động
tiêu cực mà nó mang lại cho cá nhân, gia đình và xã hội
IV.   Những kết thúc của việc sống thử
Kết thúc của việc sống thử được chia làm 2 mặt đối lập là có hậu và không có hậu
-Kết thúc có hậu là trường hợp hai người đã có đính hôn từ trước hay ít nhất cả hai đều
biết rằng “ không bao lâu nữa cả hai sẽ kết hôn với nhau”. Sống thử được đến điều kiện
chín mùi để có được kết thúc có hậu như vậy không phải là chuyện dễ dàng khi mà đa
phần các bạn dọn về ở cùng nhau khi cả hai còn đang đi học, công việc chưa ổn định,
tương lai về một đám cưới trọn vẹn còn mù mờ
-Kết thúc không có hậu cho một cuộc sống thử là kiểu chung sống mà chưa hoạch định
được rõ mối quan hệ của hai người sẽ đi đến đâu, đó là điều hết sức nên tránh khi dọn về
ở chung bởi những lý do bất ngờ và có phần bồng bột. Sống thử dẫn đến chia tay như
những cuộc ly hôn nhỏ, hậu quả nó mang lại là gây mất nhiều thời gian cho người không
phải nửa kia của mình
V. Biện pháp: 
Ở đây chúng em không đề cập đến “Sống thử” là đúng hay sai, nên hay không nên bởi
đó là quan điểm của từng người. Nhưng không để “Sống thử” trở thành một “phong trào”
đối với xã hội cũng như là giới trẻ đặc biệt là thế hệ sinh viên thì :
1. Tuyên truyền các buổi ngoại khóa trong nhà trường cũng như xã hội về sống thử
để mọi người có cái nhìn thấu đáo và toàn diện hơn
2. Tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm và những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình sống
thử và những hậu quả mà việc sống thử có thể mang lại.
3. Trau dồi kiến thức về hôn nhân và gia đình

VI. Quan điểm của nhóm về thực trạng sống thử:


Cho đến thời điểm hiện tại vấn đề sống thử không còn quá xa lạ với nhiều quốc gia trong
đó có Việt Nam, tuy nhiên xét về lợi ích cũng như hạn chế sống thử đều có 2 mặt.
Chính vì vậy nhóm chúng em sẽ không đưa ra ý kiến có nên sống thử hay không, điều
này sẽ dựa trên ý kiến cá nhân, cũng như quan điểm sống của mỗi người, họ sẽ thấy lựa
chọn nào tốt nhất cho bản thân. Chính vì vậy sống thử là tốt hay xấu, có nên hay không
còn phải dựa vào chính bản thân cá nhân đó
Lợi ích
 Được chia sẻ về tình cảm, cảm thấy được bảo vệ và có người chăm sóc lúc ốm đau
 Hỗ trợ nhau về mặt tài chính, chia sẻ công việc nhà 
 Có thể hiểu đối phương nhiều hơn
 Có thể trải nghiệm cuộc sống hôn nhân

 
Tác hại
 Trong quá trình sinh sống dễ xảy ra những mâu thuẫn dẫn đến những hành động
mang tính bạo lực về tinh thần hay thể chất
 Có thể mang đến các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục 
 Đặc biệt là có thai ngoài ý muốn. Nhiều bạn nữ trẻ lặng lẽ đến phòng khám giải
quyết, đáng buồn là chuyện đó được quyết định dễ dàng như một cái chớp mắt, đó
cũng là một phần lý do khiến tỷ lệ phá thai ở Việt Nam theo số liệu thống kê của
Tổ chức Y tế Thế giới WHO là cao thứ ba thế giới, dẫn đầu Châu Á. Điều này
không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

You might also like