You are on page 1of 7

Người lớn cần làm gì để trẻ nhỏ có thể giải quyết tình huống mâu thuẫn thiên về tình

cảm?
Dạy trẻ cách bình tĩnh tự kiểm soát cảm xúc của bản thân
Một trong những lý do khiến mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng hơn là sự tức giận. Khi
giận dữ, chúng ta thường không lắng nghe những gì người khác nói. Điều đó có thể
làm cho xung đột “leo thang”, khiến tình hình trở nên rắc rối hơn.
Vậy nên một trong những cách tốt nhất để giải tỏa bực bội trong trẻ là dạy con những
kĩ năng kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, cụ thể. Ví dụ như hít thở sâu có thể trấn
an tâm trí và cơ thể trẻ khi bé buồn bực. Đi dạo, đếm tới 10, uống một cốc nước mát
hoặc lặp lại những cụm từ hữu ích cũng có tác dụng giúp trẻ có thể bình tĩnh hơn. Trẻ
con dễ cáu giận cần được chỉ bảo tận tình những kĩ năng đó để giải tỏa buồn bực.
Dạy con biết đặt mình vào vị trí của người khác
Ở độ tuổi còn non nớt, trẻ thường có suy nghĩ đặt mình lên trên hết và ít khi để ý đến
cảm của người khác. Vì vậy, cha mẹ cũng giúp con phát triển sự đồng cảm bằng cách
để con suy đoán xem người bạn của con đang cảm thấy như thế nào? Ngoài ra, bạn có
thể nói cho con biết về suy nghĩ, và cảm nhận của bạn sau tình huống xung đột của
con và bạn để có thể giúp trẻ đặt mình vào vị trí của bạn, thay vì chỉ quan tâm đến
cảm xúc của mình. Khi ấy, trẻ có thể nhận ra không chỉ mình mới cảm thấy buồn và
tức giận mà bạn cũng đang như vậy. Điều này có thể giúp con nhanh chóng thoát khỏi
sự bực tức mà cảm thấy có lỗi và chủ động làm lành với bạn. Như vậy, cha mẹ có thể
giúp trẻ hiểu được, cũng giống như bản thân trẻ, các bạn cũng có những cảm xúc và
suy nghĩ riêng, khi tranh luận bạn cũng mong muốn được thấu hiểu và xích mích chỉ
là do cả hai chưa hiểu được mong muốn của cả hai.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể nói với con rằng: “Hãy nhìn vào hoàn cảnh của bạn để
tìm thấy sự lý giải hợp lý cho những hành động tưởng chừng như vô lý, từ đó có sự
đồng cảm và giải quyết những mâu thuẫn nhẹ nhàng, nhân văn hơn” bổ sung thêm kỹ
năng xử lý tình huống mâu thuẫn .
Dạy trẻ cách giải quyết mâu thuẫn bằng ngôn ngữ thay vì vũ lực và kỹ năng xử lý tình
huống mâu thuẫn .
Xích mích giữa con trẻ là điều dễ dàng có thể xảy ra và đôi khi mâu thuẫn lớn hơn có
thể bắt nguồn từ việc thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của bản thân một cách thiếu hợp
lý. Trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống nên đa phần khi khó chịu sẽ tỏ thái độ và nói ra
những điều mình nghĩ. Cha mẹ có thể đưa ra là lời khuyên là con nên giải thích rõ cho
bạn bè của mình những điều con muốn nói và giúp con lên kế hoạch, nhấn mạnh
những điều gì cần làm. Chẳng hạn như, con có thể tập nói: “Tớ muốn được chơi”,
“Đừng gọi tớ bằng cái tên đó, tớ không thích bị gọi như thế” hoặc “Từ bây giờ, bạn có
thể hỏi ý kiến của tớ trước khi mượn đồ chơi của tớ được không?”…
Dạy bé học cách nhận lỗi
Cha mẹ hãy dạy trẻ biết cách nhận lỗi và biết xin lỗi người khác khi trẻ làm sai. Đồng
thời, người lớn cũng phải biết làm gương cho trẻ. Nếu cha mẹ vô tình trách nhầm trẻ
một điều gì đó vì nghĩ rằng trẻ làm sai, cha mẹ cần phải xin lỗi trẻ, để trẻ thấy rằng bé
cũng cần được tôn trọng. Việc này đơn giản là hình thức bạn làm gương cho trẻ noi
theo.
Dạy trẻ cách giải quyết mâu thuẫn bằng sự nhường nhịn và chia sẻ
Cha mẹ hãy khuyến khích bé nhường nhịn, đối xử công bằng và biết cách chia sẻ, cảm
thông với người khác. Điều này không chỉ giúp trẻ hạn chế các cuộc xung đột xảy ra
mà còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này của trẻ. Ví dụ
như: Nếu một trẻ cùng lớp hỏi mượn một cuốn truyện tranh thì cha mẹ hãy khuyến
khích trẻ chia sẻ cho bạn. Nếu các con cùng một lúc lại muốn xem nhiều kênh truyền
hình khác nhau thì hãy giúp các trẻ thỏa hiệp để tìm ra một kênh yêu thích chung hoặc
luân phiên nhau xem…
Chia sẻ với con những trải nghiệm của bạn trong quá khứ về việc cãi nhau với bạn bè
Cha mẹ cũng có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện trong quá khứ từ chính những
trải nghiệm của mình, cách mà bạn đã giải quyết xích mích với bạn bè như thế nào.
Hãy gần gũi và kể cho trẻ nghe những câu chuyện về tình bạn của cha mẹ, những đổ
vỡ, mất mát, những cố gắng để hàn gắn. Điều này sẽ giúp trẻ vơi bớt nỗi buồn và hiểu
những mâu thuẫn trong tình bạn cũng là chuyện thường tình. Ngược lại, nếu con thật
sự trân trọng tình bạn, hãy nỗ lực quyết tâm khắc phục những lỗi lầm của bản thân là
nguyên nhân khiến bạn bè chia tay, xa rời. Điều này sẽ giúp con trẻ có thể nhanh vượt
qua câu chuyện và có dũng cảm để làm lành với bạn cũng là kỹ năng xử lý tình huống
mâu thuẫn.
Khuyến khích con nghĩ ra giải pháp
Thay vì áp đặt một giải pháp cho tranh chấp của con, hãy hỏi những đứa trẻ trong tình
huống ấy muốn giải quyết xung đột như thế nào? Thường thì trẻ sẽ đưa ra một số giải
pháp khá sáng tạo, và chúng có thể sẽ hạnh phúc hơn với giải pháp của riêng chúng so
với giải pháp mà cha mẹ nghĩ ra.
Khuyến khích con làm lành với bạn
Sau một cuộc chiến tranh đâu đó là thiệt hại, tổn thương về mặt cảm xúc. Có một cuộc
tranh cãi với bạn bè không có nghĩa là tình bạn chấm dứt. Cha mẹ cần giúp cho trẻ
hiểu rằng, nguyên nhân sâu xa của việc xích mích là do không thấu hiểu được mong
muốn của nhau. Khi đã hiểu rõ nhu cầu của nhau thì con có thể làm hòa với bạn.
Trong trường hợp nếu con dường như dành nhiều thời gian để tranh cãi thay vì chơi
với nhau thì có thể bạn cần khuyến khích con xem xét lại tình bạn với người bạn đó,
vì khi ở một mối quan hệ sự bực bội nhiều hơn niềm vui thì tình bạn đó khó có thể kéo
dài .
Có chắc khi trẻ sống xa gia đình đều thiếu tự tin?
Giữa cha mẹ và con cái có mối liên hệ mật thiết và rất khó thay thế. Tuy nhiên, nhiều
gia đình phải gửi con cho ông bà và người thân do phải đi làm xa. Sống xa cha mẹ từ
khi còn nhỏ sẽ để lại những ảnh hưởng về mặt tâm lý, nhất là khi người thân thiếu tình
cảm và sự quan tâm đối với trẻ.
Sợi dây vô hình giữa cha mẹ và con cái là không thể thay thế. Cho dù người thân có
tốt như thế nào đi chăng nữa, bản thân con trẻ cũng có những mất mát nhất định về
mặt tâm lý và cảm xúc. Trong giai đoạn nhạy cảm như dậy thì, con trẻ rất cần sự đồng
hành của bố mẹ.
Hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ khi sống xa cha mẹ sẽ giúp các bậc phụ huynh học
cách thấu hiểu và đồng cảm. Từ đó có những biện pháp giúp rút ngắn khoảng cách và
nuôi dưỡng con trẻ tình cảm gia đình thiêng liêng.
Dưới đây là những đặc điểm của trẻ khi sống xa cha mẹ dưới góc nhìn tâm lý:
1. Luôn có cảm giác thiếu thốn
Như đã đề cập, vai trò của cha mẹ đối với con cái là không thể thay thế – cho dù đó là
vai trò về mặt tinh thần hay vật chất. Trẻ sống xa cha mẹ từ khi còn nhỏ luôn có cảm
giác thiếu thốn về mặt tình cảm. Bởi con cần được bố mẹ yêu thương, chăm sóc và
quan tâm mỗi ngày. Trong khi đó những trẻ sống xa bố mẹ chỉ cảm nhận được sự
thương yêu và quan tâm khi bố mẹ đến thăm.
Sống xa bố mẹ khiến con cái luôn có cảm giác thiếu thốn về mặt tinh thần
Hơn nữa, vì không thường xuyên tiếp xúc và trò chuyện nên giữa con và gia đình
cũng có sẽ có khoảng cách nhất định. Do đó, việc con trẻ có cảm giác thiếu thốn và
mất mát là điều dễ hiểu. Cảm giác này sẽ theo suốt con trẻ từ thời thơ ấu cho đến khi
trưởng thành. Vì luôn có cảm giác mất mát nên trẻ sẽ dành nhiều tình cảm cho người
chăm sóc như ông bà, cô chú,…
2. Không biết cách bày tỏ tình yêu thương
Sống xa cha mẹ là thiệt thòi lớn đối với con trẻ dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa. Đặc
điểm thường thấy của những trẻ sống xa gia đình là không biết cách bày tỏ tình yêu
thương. Bày tỏ tình cảm là kỹ năng trẻ cần được giáo dục và trang bị.
Nếu sống chung với gia đình, trẻ có thể học hỏi cách bày tỏ thông qua những hành
động, lời nói của bố mẹ dành cho bản thân. Ngược lại nếu sống xa cha mẹ, trẻ sẽ
không biết làm thế nào để bày tỏ tình yêu thương và sự quan tâm. Bởi mối quan hệ
giữa trẻ và bố mẹ khác hoàn toàn với mối quan hệ giữa trẻ và người chăm sóc.
Không chỉ riêng con trẻ, cha mẹ khi sống xa con cái cũng khó có thể bày tỏ tình cảm.
Những hành động và lời nói quan tâm của bố mẹ chỉ dừng ở mức vừa phải, đồng thời
luôn có sự chừng mực nhất định vì giữa con và gia đình luôn tồn tại khoảng cách nhất
định.
3. Sống thu mình, khép kín
Trẻ sống xa cha mẹ đôi khi phải đối mặt với những lời chọc ghẹo từ bạn bè. Khi có bố
mẹ, trẻ sẽ cảm thấy an tâm và thoải mái hơn khi đến trường vì luôn có gia đình là
điểm tựa vững chắc.
Tuy nhiên nếu sống xa cha mẹ, trẻ thường có tâm lý thiếu tự tin, ngại giao tiếp và kết
bạn. Nhiều trẻ bị bạn bè tẩy chay vì không có gia đình ở bên cạnh. Những trẻ này
thường có xu hướng sống khép kín và thu mình. Trẻ chọn cách im lặng thay vì vui đùa
và kết bạn với những bạn bè đồng trang lứa.
4. Hình thành tâm lý chống đối
Không được sống chung với bố mẹ là mất mát lớn của con trẻ. Một số trẻ ở độ tuổi
dậy thì cho rằng, những việc trẻ đang phải đối mặt là do bố mẹ ích kỷ, lựa chọn sống
xa cách khiến con cái mất mát và tổn thương. Vì vậy, không ít trẻ hình thành tâm lý
chống đối và phá phách.
5. Tăng khoảng cách giữa bố mẹ và con cái
6. Tăng nguy cơ hình thành các rối loạn nhân cách
Những gia đình có người thân làm việc xấu , liệu trẻ có học theo không?
Một nghiên cứu mới dây được xuất bản trên tạp chí Khoa Học của Mỹ đã chứng
minh trẻ em không chỉ tiếp nhận gene từ cha mẹ. Chúng còn học hỏi và tiếp nhận
những đức tính khác như sự kiên nhẫn, cách cư xử hàng ngày bằng cách quan sát cha
mẹ, những người xung quanh hàng ngày. Những nhà nghiên cứu tới từ Viện Công
Nghệ Massachusetts khẳng định những đứa trẻ sau khi để ý những người lớn hơn thể
hiện sự cố gắng, nỗ lực để hoàn thành một việc nào đó, thường sẽ có xu hướng thể
hiện sự kiên trì nhiều hơn khi thực hiện bất cứ một công việc mới nào.
Bà Laura Schulz, một nhà khoa học nghiên cứu nhận thức tại MIT cho biết: “Bạn gần
như không thể biết và nhận ra những đứa trẻ quan sát chúng ta nhiều như thế nào và
cách thức chúng rút ra kết luận từ những hành vi của người lớn”. Cách những trẻ em
phản ứng lại với những hành động của người lớn còn được coi là một cơ chế học hỏi
những khái niệm và sự vật mới, đồng thời cũng là cách để chúng thay đổi hành vi của
mình cho phù hợp hơn.
Các nhà khoa học tại MIT đã thực nghiệm trên 262 trẻ em trong độ tuổi từ 13 tới 18
tháng trong 3 bối cảnh khác nhau. Ở nhóm thứ nhất, những nhà nghiên cứu sẽ “giả
vờ” vật lộn để dùng 2 món đồ chơi khác nhau 1 lúc trước khi có thể chơi thành thạo
chúng, trong lúc đó những đứa trẻ cũng được tham gia xử lý vấn đề cùng những nhà
nghiên cứu. Ở nhóm thứ hai, các nhà nghiên cứu sẽ nhanh chóng sử dụng 2 món đồ
chơi mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Nhóm cuối cùng, những nhà nghiên cứu sẽ
chỉ đơn giản để món đồ chơi ở đó và không có ý định muốn chạm vào chúng hay
hướng dẫn trẻ sử dụng.
Kết quả cho thấy những đứa trẻ ở nhóm thứ nhất thể hiện sự kiên nhẫn với món đồ
chơi nhiều nhất và cũng là nhóm có tỷ lệ trẻ có thể ấn vào nút phát nhạc nhiều nhất.
Trong khi nhóm thứ 3, hầu như trẻ không để ý hay chạm vào món đồ chơi. Thông qua
hành vi của người lớn, những đứa trẻ nhận thức được chúng cần phải làm gì để sử
dụng các vật dụng. Cũng tương tự như vậy đối với cách cư xử trong cuộc sống và tính
cách.
Cách mà người lớn hành động, ứng xử sẽ quyết định phần lớn đến hành vi của trẻ. Nói
một cách khác, trẻ em không chỉ bắt chước hành động của người lớn mà chúng còn
quan sát và học hỏi giá trị của sự kiên nhẫn qua hành vi của cha mẹ.

Những đứa trẻ sống trong gia đình không hạnh phúc liệu sau này có xu hướng thường
không hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân hay không?
Tuổi thơ không hạnh phúc khiến cho trẻ mất đi sự tin tưởng trong các mối quan hệ.
Trẻ hiếm khi dành sự tin tưởng tuyệt đối cho người khác bởi trẻ chưa từng đặt sự tin
tưởng cho bất cứ ai – kể cả gia đình. Thiếu sự tin tưởng trong các mối quan hệ sẽ
khiến cho mối quan hệ chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải và hầu như không thể phát
triển thân thiết hơn.
Những người có tuổi thơ không hạnh phúc thường gặp khó khăn khi tìm người yêu và
bạn đời
Trẻ có tuổi thơ không hạnh phúc sẽ gặp không ít khó khăn khi kết bạn, tìm kiếm
người yêu và kết hôn. Nếu tuổi thơ từng chứng kiến cảnh bố mẹ xung đột, bạo lực và
gia đình không trọn vẹn, trẻ sẽ dần có định kiến với việc kết hôn và thường lựa chọn
sống độc thân. Thậm chí, một số người còn mắc phải hội chứng sợ kết hôn do những
ám ảnh sâu sắc về các trải nghiệm xảy ra trong quá khứ.
Ngay cả với những người bề ngoài trông vui vẻ, hoạt bát cũng nhưng thực tế họ cũng
cảm thấy rất cô đơn và không muốn tin tưởng ai. Người từng bị bố bạo lực gia đình
khi còn nhỏ thường có xu hướng không tin tưởng phái mạnh và không muốn tiến đến
các mối quan hệ xa hơn. Các mà họ chấm dứt một mối quan hệ trước giống như một
cách để họ “trả thù” và cũng là để bảo vệ chính mình.
Thực tế thì sâu thẳm trong tâm hồn những người này lại cực yếu đuối và mỏng manh,
rất cần có mỗi chỗ để dựa vào. Nếu bạn muốn giúp đỡ những người này thì cần thực
sự kiên trì, cố gắng, luôn bên cạnh sẽ chia và đem đến sự vui vẻ thì chắc chắn họ sẽ tự
muốn dựa vào và tin tưởng bạn.
Mặt khác ở một số người khi bắt đầu gắn kết vào một mối quan hệ nào đó sẽ có xu
hướng kiểm soát quá mức đối phương, thậm chí có thể khiến người bạn đời hoảng sợ.
Điều này thường dễ gặp ở những người có tuổi thơ bất hạnh, bị cha mẹ bỏ rơi dẫn đến
những ảnh hưởng kéo dài đến cả tâm lý và cuộc sống ở tương lai. Vì vậy khi có một
người bên cạnh họ thường rất sợ mất đi người đó và luôn tìm cách theo dõi, kìm kẹp,
ràng buộc người đó bên cạnh.
Những biểu hiện cụ thể của trẻ tiểu học phát triển hơn trẻ mẫu
giáo
Ở lớp 3, lớp 4 các em bắt đầu thể hiện sự thích thú đối với các môn học và bắt đầu
ham đọc sách. Các em cũng quan tâm hơn về điểm số và có sự ganh đua với các bạn.
Thái độ, sự đánh giá của người lớn với điểm số của trẻ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự
cố gắng học tập của trẻ. Tính tò mò và ham hiểu biết là phát triển rõ nét nhất trong
tình cảm
trí tuệ của học sinh tiểu học. Các em dần có sự so sánh những kiến thức mình được
học
so với những điều mà thực tế đang diễn ra. Vì vậy, các em dần hình thành “ nhu cầu
nhận thức “ muốn khám phá nhiều cái mới lạ.
Đọc sách đã trở thành nhu cầu khám phá, tìm hiểu và bắt đầu trở thành hoạt động
yêu thích của học sinh tiểu học. Niềm yêu thích đọc sách của học sinh lớp 1, lớp 2
liên
quan trực tiếp đến kết quả tiếp thu từ vựng mới và truyện ngắn, cũng như tác dụng của
việc cố gắng đọc trôi chảy, rõ ràng. Ở nhà, họ thường mở sách ra đọc to cho cả nhà
nghe,
mong rằng mọi người sẽ hứng thú với câu chuyện và tình tiết. Học sinh lớp 3 và lớp 4
bắt đầu thích đọc truyện tranh, truyện khoa học lâu hơn sách giáo khoa. Các em
thường
trao đổi sách, truyện cho nhau đọc và kể cho nhau nghe những điều các em cảm thấy
thú vị khi đọc.
* Tình cảm thẩm mỹ
Học sinh tiểu học có mong muốn giữ gìn vẻ ngoài sạch sẽ. Do đó người lớn cần duy
trì thói quen ăn mặc gọn gàng, đầu tóc sạch sẽ ở trẻ. Các em cũng thích sở hữu dụng
cụ
học tập đẹp, nhiều hình dáng lạ mắt, thích tập vở phải sạch đẹp. Việc tạo động lực cho
học sinh tiểu học thích nghe nhạc, hát, vẽ sẽ dễ trau dồi thị hiếu của học sinh tiểu học.
Những đứa trẻ rất thích âm nhạc và các bài hát sử thi, thích nhìn những bức tranh
nhiều
màu sắc, và thích những bức tranh phong cảnh và biếm họa phản ánh các hoạt
động.vCó
khả năng hình thành thái độ thẩm mỹ của học sinh đối với các tác phẩm và đồ vật dân
gian trang trí, thêu tranh, dạy trẻ sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc.
 Tình cảm đạo đức
Sự phát triển lòng vị tha
Lòng vị tha là nền móng đầu tiên để xây dựng những hành vi đạo đức của trẻ. Trong
giai đoạn tuổi ấu nhi đã xuất hiện vài biểu hiện của lòng vị tha như trẻ vào khoảng 18
– 20 tháng đã biết chia sẻ đồ chơi. Phát triển hơn trẻ 3 tuổi đã nhận biết nỗi buồn của
người khác và một số còn phát sinh hành vi an ủi. Tuy nhiên, những sự sẻ chia và
giúp đỡ đấy vẫn còn dựa trên sự gợi ý của người lớn và chưa mang tính đồng cảm.
Theo giáo trình tâm lý học phát triển của cô Dương Thị Diệu Hoa, “ đồng cảm là
khả năng của cá nhân có thể trải nghiệm những tình cảm của người khác “. Có thể nói
rằng đây là yếu tố gắn liền với lòng vị tha. Phần lớn trẻ ở giai đoạn tiền tiểu học
những hành vi giúp đỡ bạn phần nhiều là vì lợi ích cho bản thân, chẳng hạn giúp bạn
làm bài tập để đổi lấy những viên kẹo ngọt. Tuy vậy, càng lớn trẻ sẽ sẵn sàng đáp ứng
những yêu cầu nguyện vọng của người khác. Vào giai đoạn cuối tiểu học, trẻ cho rằng
những hành vi giúp đỡ người khác là rất cần thiết để theo đuổi những mục tiêu của
bản thân,
sẵn sàng giúp những ai trẻ có thiện cảm.

You might also like