You are on page 1of 2

Trong xã hội hiện nay, nhiều trẻ em không những bị áp lực về việc học hành quá tải, quá

sức so với tuổi


mà còn bị sức ép vô hình từ mong muốn quá lớn từ bố mẹ và gia đình. Một trong những câu nói cửa
miệng rất nhiều ông bố, bà mẹ thời nay hay đưa ra giáo dục, dạy dỗ con cái là: “Con người ta học giỏi
thế mà sao con lại không bằng?”. Vậy, lời nói đó có nên không? Theo tôi thì câu nói này không nên được
sử dụng trong việc dạy dỗ con cái hiện nay của các bậc phụ huynh hiện tại.

Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục, việc mang con mình ra so sánh với con nhà người khác có hàm ý
tích cực là phần nào thức tỉnh lòng tự trọng của đứa trẻ, qua đó vừa khích lệ, vừa nhắc nhở chúng phải
cố gắng hơn để không thua bạn kém bè. Nhưng nếu lúc nào bố mẹ cũng ra rả nói câu đó sẽ khiến cho trẻ
càng thêm tự ti về bản thân, thậm chí bị chai lỳ cảm xúc và bỏ ngoài tai. Thực tế trong nhiều trường hợp,
do không làm chủ được cảm xúc, có đứa trẻ bột phát đã cãi cự lại bố mẹ vì thấy bản thân bị tổn thương,
xúc phạm khi bố mẹ đưa ra so bì “con nhà người ta” không đúng lúc, đúng chỗ. Cá biệt, có trường hợp
trẻ em rơi vào tình trạng trầm cảm, tự giày vò bản thân do bố mẹ đặt kỳ vọng quá lớn, bị đưa ra so sánh
“con nhà người ta” quá nhiều dẫn đến hệ quả đáng tiếc cho chính các em và gia đình.

Đứng trên cương vị của các bậc phụ huynh, việc so sánh như thế này đều xuất phát từ tình thương của
mình đối với con cái. Họ hay thường nghĩ “ Ồ, nếu con của người ta có thể làm như vậy, con của mình có
thể làm tốt hơn như thế, mình tin vào con của mình mà”, vô tình cái tư tưởng “chỉ vì bố mẹ thương con
nên mới so sánh như thế” để con mình có thể cố gắng hơn và làm tốt hơn đã gây nên những áp lực vô
hình đối với con trẻ. Khi cha mẹ nói con không bằng 1 ai đó. Điều này sẽ khiến cho đứa trẻ cảm thấy tổn
thương và thua kém. Nếu đứa trẻ hiểu chuyện thì nó sẽ cố gắng, còn không chúng sẽ ngày càng cảm
thấy mất tự tin, tự cho bản thân chúng là yếu kém. Không những thế trẻ còn có thể mang trong lòng sự
so sánh và đố kỵ với "con người ta". Điều này vô tình khiến những đứa trẻ khi bước ra ngoài xã hội luôn
tìm những người "giỏi hơn, tốt hơn" để ganh đua, để tìm cách vượt qua. Và tệ hơn nữa thì chúng có thể
dùng thủ đoạn chỉ để được khen là giỏi hơn đứa trẻ khác. Không phải chỉ riêng mỗi việc học mà ngay từ
bé chúng ta đã được dạy về việc đua thành tích với những câu như: "Ăn đua với bạn kia không?" hay "Ăn
nhanh lên không bạn kia ăn xong trước kìa". Hãy nhìn sự vật như đúng bản chất của nó - câu này nghe
có vẻ dễ nhưng với nhiều bậc cha mẹ lại rất khó thực hiện.Thông thường chúng ta chỉ nhìn một sự việc
gì đó, rồi tiện thể chêm vài câu phán xét vào. Trẻ con có thể nghe xong không thấy buồn ngay, nhưng lâu
dần, chúng sẽ bị ảnh hưởng tâm lý khi lớn lên. Và khi một đứa trẻ suốt ngày bị chê thì đương nhiên
chúng sẽ mặc định trong đầu rằng bản thân là một đứa kém cỏi và tự hình thành tâm lý tự ti.

Khi còn nhỏ, tôi hay được nghe câu "Học cho con chứ học cho ai" hay đơn cử như “ bố mẹ cho con tất cả
mọi thứ con cần, tại sao con không bằng được người ta ?”, nhưng khi lớn lên, tôi tự hỏi liệu những vị
phụ huynh nói câu này có thật sự là đang nghĩ cho con của mình không hay chỉ muốn con mình giữ thể
diện cho chính họ? Khi chỉ trích con, cha mẹ hay đưa khái niệm "con nhà người ta rất mơ hồ" và khiến
những đứa trẻ kiểu mất phương hướng. Chúng sẽ không biết phải làm gì để giỏi hơn hay tốt hơn và rơi
vào bế tắc. Thay vì dạy con cụ thể phải làm cái này, cái kia thì chúng ta chỉ có thể nói rằng con sống vô kỷ
luật, trách con lười biếng….và hoàn toàn không truyền cho chúng một chút năng lượng tích cực nào để
thay đổi bản thân. Ta nên hiểu việc định hướng cho con khác hoàn toàn với việc áp con vào một khuôn
mẫu nào đó mà ngay cả chính chúng ta cũng chưa hề hiểu rõ rằng nó có thật sự phù hợp cho con chúng
ta hay không.

Nếu bạn là con trẻ, bạn có vui khi bị so sánh với người khác không? Bạn có vui khi lúc nào cũng thấy
mình thua kém người khác không? Hẳn nhiên là không rồi. Vậy nên, các bậc cha mẹ, hãy thấu hiểu con
em mình, trân trọng năng lực và đam mê của chúng. Hãy ngưng so sánh “ con nhà người ta” , thay vào
đó, động viên, an ủi và giúp đỡ sẽ khiến con tin tưởng bố mẹ, bản thân và mạnh mẽ hơn. Hãy luôn thấu
hiểu con và yêu thương con cả khi con không được như ý mình mong muốn. Vì vậy phương pháp con
nhà người ta hoàn toàn là một phương pháp không nên được áp dụng trong việc dạy dỗ con cái.

You might also like