You are on page 1of 51

Workbook

10 BÍ KÍP XỬ LÝ
CƠN ĂN VẠ CỦA CON
KHÔNG ĐÒN ROI
BY CẨM TÚ
Về tác giả

Cẩm Tú
Positive Discipline Parent Educator

Mình không dạy cách làm bố mẹ, mà giúp bố


mẹ nhìn thế giới qua con mắt của con

CHỨNG CHỈ
Positive Discipline Parent
Thông qua việc tìm hiểu và nuôi dạy con dựa Educator - Positive Discipline
trên kỷ luật tích cực, mình nhận ra rằng “kỷ Association (Người hướng dẫn thực
luật” không hề khô khan và lý thuyết, giáo hành kỷ luật tích cực cho cha mẹ -
điều mà thực tế vô cùng thú vị. Hiệp hội kỷ luật tích cực quốc tế

Mình tin vào việc xây dựng mối quan hệ giữa Registered Circle of Security
cha mẹ và con cái dựa trên sự thấu hiểu, kết Parenting Facilitator (Người hướng
nối và tình yêu thương. dẫn thực hành được chứng nhận
của mô hình Vòng tròn an tâm -
Làm cha mẹ là 1 công việc toàn thời gian, chương trình hỗ trợ cha mẹ tự soi
không có ngày nghỉ, và cũng không có chiếu các thực hành làm cha mẹ
“hướng dẫn sử dụng”; mình có thể thấu hiểu của mình dựa trên thuyết gắn bó,
và đồng hành cùng cha mẹ trên chặng giúp cha mẹ gắn kết với con sâu
đường thực hành công việc ý nghĩa đó. sắc, chặt chẽ)

Kết nối với mình ở

Facebook Cộng đồng Kỷ luật thích cực -


Nơi chúng mình có thể làm bạn, cũng là nơi chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức
update các chương trình hỗ trợ của mình nuôi dạy con tích cực
Hướng dẫn sử dụng workbook
Chào mừng bạn đến với những bí mật về cách “kỷ luật” con mà chẳng
cần dùng đến đòn roi hay đánh mắng.

Cuốn workbook này được viết, tổng hợp và biên tập dựa trên những kiến
thức và phương pháp từ chương trình đào tạo Kỷ luật tích cực, từ trải
nghiệm và đúc kết của cá nhân mình trong quá trình nuôi dạy con.

Với mình, hành trình nuôi dạy con là 1 hành trình đầy thú vị, nó giúp
mình hiểu và thay đổi bản thân rất nhiều.. Mình hy vọng rằng bằng việc
chia sẻ hành trình, những kinh nghiệm, những “bí kíp” của cá nhân
mình, mình cũng có thể hỗ trợ bạn có một trải nghiệm cùng con vui vẻ,
tích cực.

Để có thể có được nhiều giá trị nhất từ cuốn ebook này, bạn hãy:
Tải ebook về trên điện thoại/ipad hoặc in ra để dễ đọc và ghi ghép.
Dành ít nhất 1 ngày cho mỗi “bí kíp”. Trong thời gian 1 ngày đó, hãy
thử thật sự đóng vai em bé, với những suy nghĩ của con trẻ trong
từng tình huống. Đọc ví dụ, ngẫm nghĩ thêm về các câu hỏi chiêm
nghiệm, và tìm cách thử ứng dụng bí kíp đó vào chính những tình
huống trong gia đình bạn.
Hãy thật sự đặt bút viết xuống những trải nghiệm của mình. Việc ghi
lại và tự chiêm nghiệm những trải nghiệm của cá nhân sẽ là 1 kho
báu rất lớn cho bạn trong hành trình nuôi dạy con, nó giúp bạn rất
nhiều trong việc đi sâu hơn vào từng vấn đề, hạn chế lặp lại những
sai lầm đã từng gặp phải trước đó.
Nếu có thể, hãy chia sẻ và cùng thực hành với người cùng bạn chăm
sóc con. Các bí kíp trong này chắc chắn không có đòn roi, nó đã giúp
gắn kết gia đình mình hơn, và mình rất hy vọng nó cũng có thể làm
điều tương tự ở gia đình bạn.

Cảm ơn bạn và rất mong có thể nhận được những phản hồi của bạn về
tài liệu này!
There’s no such thing as
a perfect parent, so just
be a real one

- Sue Atkins -
MỤC LỤC
1. Câu chuyện của kỳ vọng 4
2. Câu chuyện của cảm xúc 8
Bí kíp số 1: Một cái ôm 12
Bí kíp số 2: Hãy trở thành”google dịch” 15
cảm xúc cho con
Bí kíp số 3: Nào cùng “múa bút” 19
Bí kíp số 4: Trò chơi tưởng tượng 22
3. Câu chuyện của những em bé “cứng đầu” 27
Bí kíp số 5: Đưa ra những lựa chọn 29
Bí kíp số 6: Con giúp bố mẹ với! 33
Bí kíp số 7: Thử thách con làm được cái 35
này!
Bí kíp số 8: Đồng hồ bấm giờ ma thuật 37
Bí kíp số 9: Chiêu cuối - Mackeno 40
4. Câu chuyện của những lời ngợi khen 45
Bí kíp số 10: Khen ngợi, động viên đúng 46
chuẩn
5. Lời kết 49
1. Câu chuyện của kỳ vọng
“Tôi muốn con trở thành 1 người hạnh phúc”

“Tôi muốn trở thành 1 người thấu hiểu con; là người bạn đồng hành
cùng con trong cuộc sống”

Đây là 2 ước muốn mình hay nhận được nhất từ các bậc làm cha, làm
mẹ. Hai mong ước đó chứa đựng tất cả những trăn trở của các bậc cha
mẹ từ xưa đến nay, và có lẽ còn cả từ nay đến mãi mãi mai sau.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ "hạnh phúc" và "đáng tin cậy" không phải là
những điều dễ dàng để định nghĩa. Chúng là những mục tiêu trừu
tượng, và để đạt được chúng, chúng ta cần mở rộng tầm nhìn và xác
định rõ những yếu tố cụ thể tạo nên chúng. Sau khi xác định được các
yếu tố cụ thể tạo nên 2 định nghĩa này sẽ giúp các bố mẹ có những
điểm neo để định hướng cho suy nghĩ, hành động của bản thân, từ đó
giúp dễ ra quyết định hơn trong các tình huống hàng ngày.

Hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về 2 câu hỏi sau và viết đáp án của
riêng bạn vào 2 ô trống tương ứng ở dưới:
Để trở thành 1 người hạnh phúc, con cần những đức tính và kỹ
năng gì?
Để trở thành 1 người bạn đồng hành đáng tin cậy, bạn cần có
những đức tính, những kỹ năng gì?
Danh sách các tính cách và kỹ năng gợi ý:

Tự tin Tò mò Kỹ năng giải quyết


Trầm tư Dũng cảm vấn đề
Trách nhiệm Lạc quan Kỹ năng tự học
Vị tha Biết sắp xếp Kỷ luật bản thân
Chân thành Luôn cố gắng Kỹ năng chơi nhạc
Tham vọng Quyết đoán Kỹ năng thương lượng
Vui tính Lắng nghe Kỹ năng nghiên cứu
Nhân hậu Vâng lời Tính cá nhân cao
Tử tế Đấu tranh Tính cộng đồng cao
Cẩn thận Khéo léo Yêu thương bản thân
Sáng tạo Hoạt ngôn Sẵn sàng thử thách
Lịch sự Đa chiều Uy tín
Linh hoạt Khiêm tốn Có lòng biết ơn
Thật thà Mạnh mẽ Cởi mở
Khả năng lãnh Ôn hòa Hào phóng
đạo Truyền thống Tiết kiệm
Nhiệt tình

Một người trưởng thành Người bạn đồng hành


hạnh phúc là người đáng tin cậy là người
Câu hỏi chiêm nghiệm sâu:

1. Sau khi hoàn thành bài tập này, bạn cảm thấy đích đến, kỳ vọng của
tương lai như thế nào?

2. Bạn đã rút ra thêm được điều gì về bản thân và về kỳ vọng ở con?


Parenthood… It’s about
guiding the next generation,
and forgiving the last.
- Peter Krause -

Làm cha mẹ là hành trình dẫn đường cho thế hệ sau


và bao dung cho thế hệ trước.
2. Câu chuyện của cảm xúc
Trong việc xử lý cơn ăn vạ của con, bắt đầu từ việc hiểu rõ cảm xúc của
bé là quan trọng. Nhưng, điều khó khăn nhất lại là làm thế nào chúng ta
giữ được tâm trạng lạc quan khi mọi thứ xung quanh đều đang có xu
hướng đổ vỡ.

Cùng tưởng tượng một chút nhé:

Trường hợp 1: Bạn có một ngày tuyệt vời ở cơ quan với việc kí một hợp
đồng quan trọng. Bạn chuẩn bị cho chuyến du lịch cùng gia đình và
thậm chí là chuẩn bị nhận thưởng nóng. Bạn đang rất vui. Khi đón con
buổi chiều, con khóc và đòi bánh ngọt. Với tâm trạng tuyệt vời sau 1 ngày
thành công ở cơ quan, liệu bạn có giữ được sự bình tĩnh?
A. Có, khả năng cao B. Không chắc chắn

Trường hợp 2: Bạn có một ngày căng thẳng ở cơ quan với vấn đề cùng
khách hàng, nguy cơ phải bồi thường về tài chính, và thậm chí phải tăng
ca để đền bù. Tâm trạng của bạn đang rất tệ. Khi đón con buổi chiều,
con khóc và đòi bánh ngọt. Tình huống này, với tâm trạng tiêu cực, liệu
bạn có giữ được sự bình tĩnh?

A. Có, khả năng cao B. Không chắc chắn

Bạn nhận ra điều gì không? Thực tế, bạn sẽ khó có thể kiểm soát cảm
xúc của bản thân và suy nghĩ thấu đáo khi đang phải trải qua những suy
nghĩ, sự kiện tiêu cực hay đang phải chịu rất nhiều áp lực cuộc sống.
Bố mẹ không nên mong đợi con cái họ thể hiện những hành động tích
cực, tự kiểm soát cảm xúc và hành vi khi mà bố mẹ vẫn chưa thể tự làm
điều đó cho chính họ.

Việc nhận thức và chấp nhận cảm xúc của mình là một bước quan trọng
để làm cho môi trường gia đình trở nên tích cực và gần gũi hơn. Nó
không chỉ giúp chúng ta tự chủ hơn trong quá trình tự quản lý tâm lý
mà còn là yếu tố quan trọng giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ gia
đình khỏe mạnh - nền móng vững chắc cho 1 em bé hạnh phúc, nơi có
bố mẹ là những người bạn đồng hành đáng tin cậy.

Hãy dành ít phút để viết xuống dưới đây những cảm xúc của bạn
và một vài cách bạn thấy rằng hợp lý để giải tỏa cảm xúc tiêu cực
nhé. Đây có thể coi như 1 chiếc “phao” cứu cánh những lúc cảm
xúc tiêu cực bùng nổ.

Ví dụ: Mỗi khi tôi cảm thấy khó chịu với con, tôi có thể uống 1 ngụm nước mát
để bình tĩnh lại.

Bây giờ, hãy đến với những hướng xử lý cùng con. Với mỗi hướng xử lý,
cách ghi nhận cảm xúc, các “bí kíp” ở các bài tập sau, hãy dành một chút
thời gian để suy nghĩ, trả lời các câu hỏi và cảm nhận cách áp dụng phù
hợp ở gia đình mình nhé!
“Bí kíp” số 1: 1 cái ôm

Một cái ôm có thể ý nghĩa hơn cả ngàn lời nói.

Tiến sĩ Bob Bradbury, một chuyên gia


nghiên cứu và giảng viên về kỷ luật tích
cực ở Seattle, đã tiến hành một cuộc
phỏng vấn với bố của Steven, một bé trai 4
tuổi thường xuyên trải qua những cơn ăn
vạ khó đoán. Bradbury đề xuất một giải
pháp đơn giản: hãy thử xin con 1 cái ôm
mỗi khi con ăn vạ. Ông bố không khỏi ngạc
nhiên:
“Ủa, vậy là tôi đang khuyến khích việc ăn
vạ sao?”
Bradbury đề nghị họ thử, và kết quả ngoài mong đợi. Ở buổi học tiếp
theo, người bố đã chia sẻ một sự cải tiến đầy bất ngờ với cơn ăn vạ của
Steven. Tuần này, khi Steven bắt đầu khóc, ông bố nhẹ nhàng nói:

Bố: Bố cần 1 cái ôm


Steven *hỏi lại trong tiếng nức nở*: Cái gì cơ?
Bố: Bố đang cần 1 cái ôm
Steven *hỏi lại đầy nghi ngờ* Bây giờ á?
Bố: Đúng vậy, ngay bây giờ luôn

Steven, miễn cưỡng, ôm bố. Sau vài giây, em bé cuộn tròn người, thả
lỏng trong lòng bố

Bố: Cảm ơn con, bố thật sự rất cần một cái ôm


Steven: Con cũng vậy *nức nở*

Câu chuyện này không chỉ là một câu chuyện vui vẻ, nó là một bài học
về cách đơn giản nhưng mạnh mẽ để kết nối với con cái.
Hãy dành ít phút để suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý sau xung
quanh “bí kíp” này nhé

1: Bạn tin rằng việc ôm có thể tạo ra một hiệu ứng tích cực không?
Nếu có, bạn nghĩ vì sao nó lại có thể làm cả em bé và ông bố cảm
thấy thoải mái hơn?

2: Trong tình huống nào mà bạn nghĩ việc áp dụng "Một cái ôm" có
thể là một cách giải quyết hiệu quả với con của bạn?

3: Dựa trên tính cách và phản ứng của con, bạn dự đoán là con sẽ
phản hồi như thế nào khi bạn đề xuất "Một cái ôm"? Bạn nghĩ nó có
thể thay đổi gì trong thái độ hay hành vi của con không?
4: Trong tương lai, nếu có tình huống tương tự, bạn sẽ áp dụng "Một
cái ôm" như thế nào để có kết quả tích cực?

5: Bạn nghĩ "Một cái ôm" có thể giúp con bạn hình thành đức tính
hay kỹ năng gì mà dẫn đến sự "hạnh phúc"? Có giúp bạn xây dựng
mối quan hệ đáng tin cậy với con không?

6: Sau khi thử nghiệm "Một cái ôm," bạn cảm thấy thế nào? Có sự
thay đổi gì trong cảm xúc và suy nghĩ của bạn không? Bạn có muốn
thử nghiệm lại nó không?
“Bí kíp” số 2: Trở thành “google dịch” cảm xúc cho con

Đôi khi, cái con cần chỉ là 1 lời nói ghi nhận.

Bin, bé trai 3 tuổi, rất háo hức với bộ xếp


hình mới. Nhưng khi Bin cố gắng xếp,
Bin chẳng thấy miếng nào ghép được
với miếng nào. Bin thất vọng. Bố Bin
đến và nói, "Có gì khó đâu, đây này, con
xếp miếng này với miếng này này. Đấy,
làm gì phải kiên trì chứ, con trai không
được hơi tí đã bỏ."

Nếu bạn là Bin, khi nghe được câu nói của bố, bạn sẽ cảm thấy
như thế nào?
A. Hào hứng, thích thú khi được bố hỗ trợ.
B. Chán nản, tự dưng bố lại chơi mất của mình.
C. Cảm thấy mình cần kiên trì nhiều hơn.

Với cảm xúc đó, nếu là Bin, bạn sẽ có xu hướng:


A. Cố gắng hoàn thành trò xếp hình.
B. Kiếm trò khác, không chơi nữa.

Một câu chuyện khác

Mèo (3 tuổi) và chị Mỡ (5 tuổi) đang chơi


cùng nhau, 2 chị em tranh nhau con
búp bê. Mèo giằng lấy của chị Mỡ, Mỡ
khóc: "Em lấy của connnn. Mèo trêu
connn." Mẹ bước vào và nói, "Ồ không,
không được thế, em là em của con mà.
Làm chị phải nhường em, không được
tranh nhau với em như thế."

Nếu bạn là Mỡ, khi nghe được câu nói của mẹ, bạn sẽ cảm thấy
như thế nào?
A. Nhận ra là mình cần phải nhường em.
B. Cảm thấy mình cần có trách nhiệm của 1 người chị.
C. Chán nản, tức tối với cả em và mẹ.
Với cảm xúc đó, nếu là Mỡ, bạn sẽ có xu hướng:
A. Vui vẻ chia sẻ đồ chơi cho em.
B. Lần sau giữ đồ chơi thật kĩ, không cho em thấy.

Trong 80% các gia đình, kết quả của 2 tình huống trên thường là con
ném đồ chơi, không chơi nữa hoặc giận dỗi bố mẹ và em - những bước
đệm vững chắc cho 1 cơn tức giận của bố mẹ và 1 trận ăn vạ cũng không
kém phần khủng khiếp của con.

Vậy chúng ta có thể trở thành “google dịch” cảm xúc cho con thế nào?

Sau đây là 3 bước bạn có thể tham khảo:

1 2 3

Không giải quyết, Nhập vai Đọc thoại


không xử lý,
không gắn nhãn

Kiềm chế, cố Đặt mình vào vị Từ trải nghiệm ở


gắng không gán trí của con, tự hỏi vị trí của con, nói
nhãn, giải quyết nếu mình là con ra những cảm
hay xử lý ngay lập mình sẽ cảm xúc bạn đang
tức vấn đề thấy như thế cảm thấy
nào?

Ví dụ với 2 trường hợp trên có thể là:

Ồ bộ xếp hình này khó thế nhỉ! Không xếp được thật BỰC MÌNH!
Mèo tranh đồ của Mỡ, Mỡ thấy thật là TỨC GIẬN!

Thường thì, đến 80% các trường hợp, khi thấy cảm xúc của mình được
“dịch” đúng, các em bé sẽ dịu lại dần vì con cảm thấy đã được lắng nghe.
Sau khi cảm thấy được bố mẹ lắng nghe, thấu hiểu, con dễ dàng có xu
hướng mở lời hơn, dễ dàng tìm kiếm giải pháp, xử lý tình huống tích cực
và hiệu quả hơn.
Hãy dành ít phút để suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý sau xung
quanh “bí kíp” này nhé

1: Tại sao việc bố mẹ/ người chăm sóc “dịch” cảm xúc của em bé qua
lời nói lại quan trọng trong việc làm dịu đi cảm xúc tiêu cực của trẻ?

2: Hãy nghĩ lại 1 trường hợp gần đây và xem nếu áp dụng “google
dịch” và ghi nhận cảm xúc bằng lời nói, bạn có thể nói thế nào? Bạn
nghĩ con bạn sẽ phản ứng lại thế nào?

3: Trong các tình huống khác nhau, bạn sẽ thử nghiệm cách dịch
cảm xúc bằng lời nói như thế nào?
4. Sau khi thử nghiệm, hãy chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Bạn
cảm thấy thế nào và liệu bạn có muốn áp dụng nó với con trong
tương lai không?

5. Việc ghi nhận cảm xúc bằng lời nói có thể giúp con phát triển đức
tính và kỹ năng nào, đồng thời ảnh hưởng tích cực đến trạng thái
"hạnh phúc"? (Hãy so sánh lại với 2 bảng bạn đã viết ở phần 1 nhé)
“Bí kíp” số 3: Nào cùng “múa bút”

Khó nói quá thì mình vẽ hoặc viết để ghi nhận cảm xúc của nhau

Tốp là 1 bé trai 2 tuổi rưỡi, Tốp mê mẩn bánh


cốm. Một buổi chiều đi học về, Tốp xin mẹ
Tốp: Mẹ ơi, Tốp muốn ăn bánh cốm
Mẹ: Nhà không có bánh cốm con ạ
Tốp: Tốp thích bánh cốm cơ
Mẹ: Nhà hết bánh cốm rồi, phải làm sao bây
giờ?
Tốp: *Khóc* BÁNH CỐMMM, Tốp thích BÁNH
CỐM CƠ!!!

Và trận khóc đó mất 15 phút mới có thể dịu lại.

Nếu bạn là Tốp, khi mới nói với mẹ nhu cầu muốn ăn bánh cốm
và nhận được câu trả lời là nhà hết bánh cốm, bạn sẽ cảm thấy
như thế nào?
A. Hụt hẫng, buồn B. Vui vẻ, chấp nhận

Với cảm xúc như vậy, bạn sẽ có xu hướng làm gì tiếp theo:
A. Khóc, đòi bằng được bánh cốm
B. Hiểu rằng nhà hết bánh cốm rồi, chờ hôm sau

Một cách ghi nhận cảm xúc và suy nghĩ


của con bằng hình vẽ/ chữ viết có thể thay
thế trong tình huống này:
Mẹ: Tốp muốn ăn BÁNH CỐM nhỉ, mình vẽ
BÁNH CỐM nhé. Bánh cốm hình gì nhỉ?
Tốp: Hình vuông
Mẹ: Mẹ vẽ hình vuông này, Thế bánh cốm
màu gì nhỉ Tốp nhỉ
Tốp: Màu xanhhh
Sự buồn bực vì không có bánh cốm tan biến trong tíc tắc và Tốp sau đó
cực kì háo hức vẽ chiếc bánh cốm rồi xé ra, làm 1 chiếc “tem phiếu” đặc
biệt để mỗi cuối tuần đưa ra đi mua cùng bố mẹ.

Việc sử dụng hình vẽ không chỉ giải quyết vấn đề mà còn tạo ra một trải
nghiệm tích cực và sáng tạo cho Tốp. Bằng cách này, trẻ không chỉ học
cách xử lý thất vọng mà còn phát triển khả năng sáng tạo và quản lý
cảm xúc một cách tích cực.

Hãy dành ít phút để suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý sau xung
quanh “bí kíp” này nhé!

1. Bạn nghĩ vì sao việc sử dụng hình vẽ hoặc chữ viết để ghi nhận
cảm xúc của em bé có thể giúp các con dịu dàng hơn?

2. Hãy nghĩ lại 1 tình huống gần đây với con, với tình huống đó, bạn
nghĩ mình có thể thử cách ghi nhận suy nghĩ, cảm xúc của con bằng
hình vẽ/ chữ viết như thế nào?
3. Theo bạn, việc sử dụng hình vẽ hoặc chữ viết để ghi nhận cảm xúc
có thể ứng dụng được trong những tình huống nào khác?

4. Ghi lại cảm xúc và suy nghĩ của bạn sau khi đọc về phương pháp
sử dụng hình vẽ hoặc chữ viết để ghi nhận cảm xúc của em bé. Bạn
cảm thấy thế nào? Bạn có suy nghĩ như thế nào?

5. Bạn có muốn thử ghi nhận cảm xúc của con bằng hình vẽ hoặc
chữ viết không? Tại sao?

6. Bạn nghĩ việc sử dụng hình vẽ và chữ viết để ghi nhận cảm xúc có
thể giúp em bé hình thành đức tính hay kỹ năng nào, dẫn đến sự
"hạnh phúc"? Cụ thể là gì?
“Bí kíp” số 4: Trò chơi tưởng tượng

Tưởng tượng luôn là 1 đề tài hấp dẫn với bất kỳ em bé nào

Bin là 1 bé trai 4 tuổi, Bin mê mẩn


các đoạn video clip trên youtube
về các chiếc xe ô tô và khủng long,
rồi cả khủng long chạy đua cùng ô
tô. Bin có thể dành cả ngày chỉ để
ngồi xem hết clip này đến clip
khác về khủng long và ô tô như
thế. Nhưng đương nhiên, bố mẹ
Bin không hề mong muốn con
xem TV cả ngày như vậy.

1 ngày Bin có tầm 15 phút xem TV, rồi sau đó sẽ là tắt để chuẩn bị ăn tối.
Và dù quy định đã được thống nhất trước, gần như ngày nào Bin cũng
mặc cả thêm vài phút, và mỗi lần bố mẹ không chấp nhận sự mặc cả đó
luôn là 1 trận khóc khiến bố mẹ tương đối nhức đầu:

Bố mẹ: Bin ơi, xem TV nhiều quá là sẽ hại mắt con lắm, sẽ cận thị đấy.
Mình 1 ngày chỉ xem bao lâu nhỉ?
Bin *vừa hét lên vừa mếu máo:CON_MUỐN_XEM_NỐTTTT!!!!
Bố mẹ: Chúng mình đã thống nhất thế nào Bin nhỉ?
*Bin khóc và gào còn to hơn*

Nếu bạn là Bin, khi bị tắt đi chương trình TV yêu thích dù đã được báo
trước, bạn sẽ có xu hướng cảm thấy như thế nào?
A. Bực bội, tức giận.
B. Cảm thấy cũng bình thường, tắt thì tắt thôi

Với cảm xúc như vậy, khi bố mẹ giải thích để bạn hiểu lý do nên tắt
TV, bạn sẽ có xu hướng:
A. Không muốn nghe
B. Cảm thấy cũng hợp lý và nghe lời
Đậu là bé gái 3 tuổi, Đậu thì rất
thích trò chơi nấu ăn và uống trà
chiều. Chiều nào đi học về Đậu
cũng ngồi chơi uống trà với búp bê
được. Câu chuyện sẽ chẳng có gì
nếu đến giờ đi ngủ, Đậu khóc thật
nhiều chỉ vì “con muốn uống trà
với bạn búp bê”

Mẹ: Đậu ơi, tối rồi, mình đi ngủ nhé. Bây giờ không phải là giờ chơi!
Đậu: Búp bê, Đậu không ngủ, Đậu uống trà với búp bê!!!!
Mẹ: Đậu ơi, tối mà không ngủ thì mình sẽ bị thế nào nhỉ? Sáng mai mình
có dậy đi học được không nhỉ
Đậu: Đậu không ngủ! Búp bê!!!!!!

Nếu bạn là Đậu, khi vẫn đang rất muốn chơi trò chơi yêu thích mà
đến giờ ngủ, bố mẹ yêu cầu đi ngủ, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
A. Bình tĩnh, hiểu rằng mai thì chơi tiếp
B. Tức giận, tiếc nuối, và muốn khóc để chơi tiếp

Với cảm xúc như vậy, khi bố mẹ cố gắng giải thích, thuyết phục, bạn
sẽ có xu hướng
A. Không muốn nghe
B. Lắng nghe và làm theo

Mình tin rằng câu chuyện tương tự như 2 tình huống kể trên xuất hiện
không ít trong các gia đình hiện tại. Và hình thức giải thích dường như
không có tác dụng. Thực tế, khi một em bé đang cảm thấy bực bội, tức
giận, buồn chán; những lời giải thích đầy logic từ phía bố mẹ là những
thứ cuối cùng mà con muốn nghe. Càng giải thích, cơn ăn vạ có thể
càng đi xa hơn.

Thay vì cố gắng giải thích, sử dụng suy luận logic; hãy thử “vô tri” một
chút và sử dụng mẫu câu “Ước gì” để ghi nhận cảm xúc, suy nghĩ của
con tại thời điểm đó. Một vài gợi ý cho 2 tình huống trên có thể là:
Bin ơi, xem TV với ô tô và khủng long thích nhỉ. Ước gì Bin có thể xem
cả ngày mà không phải tắt. Nếu mà được xem TV cả ngày, Bin sẽ
muốn xem những gì nhỉ?
Bin ơi, xem TV với ô tô và khủng long thích nhỉ. Ước gì Bin có thể biến
thành nhân vật trong phim đó nhỉ. Nếu mà thành khủng long, Bin sẽ
thích chơi với ô tô gì?

Hoặc với Đậu thì:


Đậu ơi, chơi uống trà với búp bê thích nhỉ. Ước gì Đậu có thể vừa ngủ
vừa chơi uống trà. Nếu mà vừa ngủ vừa chơi uống trà được, Đậu sẽ
muốn uống trà với bạn nào?
Đậu ơi, chơi uống trà với búp bê thích nhỉ. Ước gì Đậu có thể chơi cả
ngày luôn. Nếu được chơi cả ngày, con sẽ muốn mời những ai uống
trà cùng/ con có muốn làm thêm loại bánh nào ăn cùng không?

Cả 2 tình huống trên, Đậu và Bin đều bị thuyết phục bởi sự ghi nhận của
bố mẹ và trò chơi trong tưởng tượng. Bật mí là sau đó, Bin đã xem TV ít
đi vì những ý tưởng của trò chơi giữa khủng long và ô tô được bạn í thực
hiện luôn bằng các trò chơi giả lập. Còn Đậu thì tối đi ngủ vẫn có những
ngày đòi chơi uống trà, nhưng thay vì khóc đòi thì Đậu chuyển qua “Mẹ
ơi, hôm nay mẹ muốn uống trà socola hay trà sữa? Để Đậu giả vờ làm
cho mẹ rồi mẹ giả vờ uống, uống xong đi ngủ nhé!” 😀
Hãy dành ít phút để suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý sau xung
quanh “bí kíp” này nhé

1: Bạn nghĩ việc ghi nhận suy nghĩ, cảm xúc của con bằng một chút
trí tưởng tượng như trên có ưu điểm/ nhược điểm gì?

2: Tình huống nào đã xảy ra bạn nghĩ có thể thử cách này với con?
Bạn nghĩ con bạn sẽ phản hồi như thế nào với cách xử lý này?

3: Với các tình huống trong tương lai, bạn nghĩ mình có thể thử cách
xử lý này như thế nào?
Children will listen to you
after they feel listened to

- Dr. Jane Nelsen-

Trẻ sẽ sẵn lòng lắng nghe bạn khi trẻ cảm thấy được lắng nghe.
3. Câu chuyện của những em
bé “cứng đầu”
Con tôi chẳng chịu nghe lời tôi gì cả! Nói mãi không được!

Nếu có 1 bảng thống kê những lời phàn nàn của các bố mẹ, chắc đây sẽ
nằm trong top5 những vấn đề “nhức nhối” nhất. Các em bé dường như
chẳng bao giờ nghe bố mẹ nói, và làm theo điều bố mẹ yêu cầu.

Có một sự thật rằng chúng ta sẽ dễ dàng lắng nghe câu chuyện của
người khác nói, sau đó dễ dàng làm theo điều đối phương yêu cầu hơn
nếu chúng ta cảm thấy được tôn trọng, được lắng nghe.

Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn và chồng bạn đang tranh luận về cách nuôi
dạy con. Nếu chồng bạn có thể ngồi lắng nghe những tâm sự của bạn về
khó khăn khi chăm con hoặc những bất đồng khó nói với ông bà 2 bên,
bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nghe anh ấy chia sẻ về khó khăn khi
cân bằng giữa vợ và bố mẹ.

Nhớ đến những buổi tâm sự với bạn bè, khi họ có thể ngồi lắng nghe
những câu chuyện xoay quanh gia đình và công việc của bạn, bạn sẽ
cảm thấy dễ dàng hơn khi nghe họ kể về những vấn đề họ đang gặp
phải, vì họ luôn lắng nghe bạn mỗi khi bạn cần.
Cũng giống như khi bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng của bạn lắng nghe các
quan điểm về chăm sóc và nuôi dạy con của bạn mà không phán xét,
không đánh giá, không gạt bỏ đi, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi nghe
họ chia sẻ về giai đoạn chăm con thời "ngày xưa" đầy khốn khó.

Và các em bé cũng sẽ có xu hướng vui vẻ, hợp tác lắng nghe những ý
kiến của bố mẹ hơn khi con cảm nhận được sự lắng nghe mà không bị
phán xét, đánh giá hay gạt đi ý tưởng của mình.

Vậy nên, trước khi khám phá những công cụ hỗ trợ giúp bạn trao đổi
thông tin và đưa ra các yêu cầu hiệu quả hơn để khiến con lắng nghe
hơn, hãy bắt đầu bằng việc lắng nghe con trước. Bạn sẽ không thể giúp
con lắng nghe bạn, sau đó là làm theo hướng dẫn của bạn nếu bạn
không bắt đầu bằng cách lắng nghe con, tôn trọng và làm theo những
nhu cầu chính đáng của con trước.
“Bí kíp” số 5: Đưa ra những lựa chọn

Đôi khi cảm giác được chọn lựa có thể giải quyết vấn đề

Tun là 1 bé gái 4 tuổi, cực kì hiếu động.


Hôm nay ngoài trời đang rất lạnh,
không những thế còn mưa phùn nhẹ.
Mẹ đang chuẩn bị đồ cho Tun đi học,
Tun thì đang say mê chơi đồ chơi sau
khi ăn sáng. Mẹ bảo:
Tun ơi, mặc áo khoác vào đi con,
ngoài trời lạnh đấy
2 phút sau:
Tun ơi, mặc áo khoác đi con, không
mặc là ốm đấy!

Sau vài lần, mẹ đã tức quá và quát lên:


Tun, mẹ nói có nghe không hả? Mặc áo vào NGAY!

Nếu là Tun, khi nghe những câu nói trên của mẹ, bạn sẽ cảm thấy
như thế nào?
A. Khó hiểu B. Sợ hãi C. Vui vẻ

Với cảm xúc trên, bạn sẽ có xu hướng hành động tiếp theo như thế
nào?
A. Mặc áo nhưng không thích, không hiểu vì sao phải mặc
B. Sợ mẹ mắng nên mặc
C. Vui vẻ mặc
Tin là 1 bé trai 3 tuổi. Tin ngồi ăn cơm nhưng không
ngừng nghịch ngợm, xúc cơm linh tinh để nghịch
nhưng không ăn. Đã chuẩn bị đến giờ đi ngủ, mẹ
bảo Tin:
Tin ơi ăn đi con, sắp đến giờ đi ngủ rồi.
2 phút sau:
Tin ơi ăn đi con, không ăn là đói đấy không đi
ngủ được đâu
1 lần nữa, sau khi nhắc rất nhiều lần, mẹ bực bội quát:
TIN! Có ăn không thì bảo? Không nghịch nữa! Đưa thìa cho mẹ!

Nếu là Tin, sau khi bị mẹ quát, bạn sẽ cảm thấy như nào?

A. Khó hiểu B. Sợ hãi C. Vui vẻ

Với cảm xúc trên, bạn sẽ có xu hướng hành động tiếp theo thế nào?

A. Vui vẻ ăn hết B. Tức quá không ăn nữa C. Vừa khóc vừa ăn vì sợ

Đương nhiên, có những tình huống con cần phải làm theo yêu cầu của
bố mẹ dù không thích, nhưng việc được trao quyền lựa chọn sẽ đưa lại
cho các em bé cảm giác thoải mái và dễ hợp tác hơn rất nhiều. Ví dụ với
2 tình huống trên, các câu nói đưa ra lựa chọn cho con có thể là:

Tun ơi, giờ mình cần mặc áo khoác vào vì bên ngoài đang lạnh. Con
muốn mặc áo vàng hay áo màu đỏ?
Tun ơi, ngoài trời lạnh lắm. Tun muốn tự mặc áo khoác hay mẹ mặc
giúp con?
Hoặc với Tin thì:
Tin ơi, giờ là giờ ăn rồi. Bây giờ Tin muốn ăn rau trước, hay ăn thịt
trước nhỉ?
Tin ơi, hôm nay Tin muốn ăn bằng bộ bát đũa ô tô hay xe buýt nhỉ?

Cùng 1 vấn đề, nhưng trải nghiệm và cảm nhận khi nghe những câu nói
đó đã khác hẳn đúng không nào? Khi trải nghiệm và cảm xúc thay đổi,
cả người lớn và em bé đều có thể hành xử khác đi, với xu hướng tích cực
hơn, thấu hiểu nhau hơn.
Hãy dành ít phút để suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý sau xung
quanh “bí kíp” này nhé

1: Bạn nghĩ việc đưa ra những lựa chọn cho con có thể có nhược
điểm, ưu điểm gì?

2: Tình huống nào đã xảy ra bạn nghĩ có thể thử cách này với con?
Bạn nghĩ con bạn sẽ phản hồi như thế nào với cách xử lý này?

3: Với các tình huống trong tương lai, bạn nghĩ mình có thể thử cách
xử lý này như thế nào?
4: Bạn nghĩ với việc đưa ra các lựa chọn, bố mẹ sẽ phải lưu ý những
gì?

Note
“Bí kíp” số 6: Con giúp bố mẹ với!

Để con thành người hùng thật sự!

Lúc nào cũng nhận những yêu cầu hoặc


mệnh lệnh để làm theo thì chán ngắt. Một
chút cảm giác được giúp đỡ, được hỗ trợ
bố mẹ, được trở thành “người hùng” sẽ
thật sự khiến các em bé cảm thấy mình
thật sự đặc biệt đó.

Dino, 3 tuổi, là 1 bé trai hiếu động và thường xuyên chạy nhảy rất nhiều
khi được mẹ đón từ trường về nhà. Tuy nhiên, nhà Dino lại ở một trong
những khu đông dân nhất Hà Nội, bước xuống đường là xe máy, ô tô
chạy nườm nượp cả ngày. Việc chạy nhảy của Dino không ít lần khiến
mẹ hoảng hốt sợ hãi, và phải hét lên:

Dino!!!! Con đi thế là ngã bây giờ!


Dino ơi, xe rất đông, con chạy qua vậy dễ tai nạn lắm!
Chạy linh tinh chú công an bắt đi bây giờ!!!
Dino ơi chạy chậm thôi, đi từ từ một chút xem nào!

Dino dường như cũng là 1 em bé không biết sợ khi xe cộ đi đến con vẫn
chỉ cười. Mẹ Dino đã thử từ nhỏ nhẹ giải thích, chia sẻ, đến quát mắng và
dọa nạt, nhưng Dino dường như vẫn rất “lì lợm” và cứng đầu; mẹ từng
thử cầm thật chặt tay Dino nhưng bạn thích chạy chơi và giằng tay mẹ
ra.

Mẹ Dino được gợi ý thử nhờ sự trợ giúp của Dino thay vì yêu cầu bạn ấy
phải làm gì. Mẹ Dino đã nói với con:
Dino ơi, con có thể giúp mẹ, dắt tay mẹ khi qua đường được không?
Mẹ rất sợ ô tô và xe máy. Dino bảo vệ mẹ nhé?

Kết quả bất ngờ: Dino hơi bất ngờ nhưng rất hăng hái cầm chặt tay mẹ
trong lúc qua đường. Mỗi khi về đến nhà đều tự hào “Mẹ sợ, Dino bảo vệ
mẹ đấy!”
“Bí kíp” này thực ra cực kì đơn giản. Khi không thể yêu cầu con làm gì đõ,
hãy thử thay đổi góc nhìn và yêu cầu 1 sự giúp đỡ. trợ giúp từ phía con.
Cảm giác tự hào khi có thể giúp đỡ, hỗ trợ hay bảo vệ bố mẹ có thể
khiến các em bé hợp tác ngay lập tức!

Hãy dành ít phút để suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý sau xung
quanh “bí kíp” này nhé

1: Bạn nghĩ việc yêu cầu sự giúp đỡ của con có thể có những ưu
điểm/ nhược điểm gì? Yêu cầu sự giúp đỡ của con có khiến bạn kém
uy quyền trong mắt con không?

2: Tình huống nào đã xảy ra bạn nghĩ có thể thử cách này với con?
Bạn nghĩ con bạn sẽ phản hồi như thế nào với cách xử lý này?

3: Với các tình huống trong tương lai, bạn nghĩ mình có thể thử cách
xử lý này như thế nào?
“Bí kíp” số 7: Thử thách con làm được cái này!

Làm người hùng chán rồi, mình chinh phục thử thách nhé!

Bên cạnh cảm giác được làm người hùng, cảm giác được tham gia trong
một thử thách và là người chiến thắng cũng là 1 cảm giác ngọt ngào và
đầy phấn khích mà các em bé cũng rất thích. Nếu bố mẹ có thể tận
dụng trí tưởng tượng của bản thân một chút và sáng tạo ra các thử
thách cùng con trong tình huống hàng ngày, các cơn ăn vạ có thể giảm
đi đáng kể đó!

Bun, như rất nhiều em bé 4 tuổi khác, rất


không thích việc đi tắm. Con sẽ tìm đủ cách
để câu giờ mỗi khi đến giờ tắm. Mẹ Bun vò
đầu bứt tai vì các cách với Bun đều không hiệu
quả:
Bun ơi, đi tắm thôi!
Bun ơi đến giờ tắm rồi, đi tắm nào không
bẩn lắm!
Không tắm là bẩn là ngứa không ai chơi
đâu!
Bun ơi nhanh lên nguội hết nước rồi này!
Bun ơi sao mẹ nói mãi không nghe thế nhỉ?

Trộm vía, mẹ Bun sau một cuộc nói chuyện đã thử “tinh nghịch” hơn
một chút. Thay vì giục giã, mẹ Bun nói:
Bun ơiii, hôm nay mẹ sẽ làm 1 bạn cua. Thử thách xem bạn cua mẹ và
Bun, ai có thể bò vào nhà tắm trước nhé
Ngày hôm sau thì:
Bun ơiii, mẹ là 1 bạn thỏ này. Mẹ sẽ nhảy như 1 bạn thỏ vào nhà vệ
sinh, thử thách xem Bun nhảy được nhanh hơn mẹ không nào?
Ngày tiếp sau đó:
Wow mẹ là 1 bạn chim biết bay nàyyy, Bun thử thách làm bạn chim
con bay theo mẹ nhé!
Tiếp sau đó, mỗi ngày mẹ Bun đều nghĩ ra 1 thử thách gì đó mới. Từ đó,
việc đi tắm trở nên dễ chịu hơn rất nhiều
Hãy dành ít phút để suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý sau xung
quanh “bí kíp” này nhé

1: Bạn nghĩ việc tạo ra các thử thách với con sẽ có ưu điểm, nhược
điểm gì? Cách này có khiến bố mẹ trở nên kém uy quyền trong góc
nhìn của con không?

2: Tình huống nào đã xảy ra bạn nghĩ có thể thử cách này với con?
Bạn nghĩ con bạn sẽ phản hồi như thế nào với cách xử lý này?

3: Với các tình huống trong tương lai, bạn nghĩ mình có thể thử cách
xử lý này như thế nào?
“Bí kíp” số 8: Đồng hồ bấm giờ ma thuật!

Khi đến những giới hạn nhất định, hãy trao quyền cho người
khác/ vật khác quyết định thay bạn.

Min - 5 tuổi - là 1 bé trai cực kì hiếu động.


Min có thể dành cả ngày ở các khu vui
chơi, vận động mà không chán. Tình
huống thường thấy vào những ngày cuối
tuần ở nhà Min, khi bố mẹ đưa Min ra khu
vui chơi và đến giờ về là:

Min ơi, hết giờ rồi, đi về thôi con!


Min ơiii, không chơi nữa, đi về thôi.
Min ơi đến giờ ăn cơm rồi đấy, đi về không là hết đồ ăn, đói bây giờ!
Min! Về thôi con ơi!

Bố mẹ thì đều mệt mỏi, chán nản những khi phải gọi con về, còn con thì
phung phịu, buồn rầu, hoặc nhẹ nhàng nhất thì cũng mất đến 30 phút
để có thể viện hết các lý do “kiếm cớ” kéo dài thời gian.

Dừng lại một chút, nếu bạn là Min, khi đang chơi vui đột ngột được
thông báo cần phải đi về, bạn sẽ cảm thấy thế nào?
A. Hụt hẫng
B. Thoải mái, vui vẻ
C. Chán nản, tức tối

Với những cảm xúc như vậy, bạn sẽ có xu hướng hành động thế nào
sau khi được thông báo cần phải về?
A. Cố tìm cách để kéo dài thời gian
B. Hợp tác, vui vẻ cất đồ rồi về
C. Khóc, tức quá mà

Việc thay đổi giữa các hoạt động, chuyển từ trò chơi này sang trò chơi
khác, đi từ địa điểm này sang địa điểm khác một cách bất chợt hoàn
toàn có thể khiến các em bé nhỏ trở nên hoang mang, bối rối. Không
những thế, khi người yêu cầu và quyết định những khoảnh khắc thay
đổi ấy lại là bố mẹ thì việc con phản kháng lại cực kì dễ xảy ra. Vậy, có
thể làm thế nào?
Trong những trường hợp đó, bạn có thể thử 2 bước:

1. Thông báo và thống nhất với con về sự thay đổi trước


2. Chuyển “vai ác” sang một vật thể khác - chính là chiếc đồng hồ

Để dễ hình dung, 2 cách trên có thể được áp dụng vào tình huống trên
như sau:

Trước khi hết giờ chơi 10 phút, bố mẹ có thể nhắc nhở Min:
Min ơi, còn 10 phút nữa là mình phải về nhé con. Con ra giúp mẹ hẹn
giờ trên đồng hồ nha. Khi nào đồng hồ kêu mình sẽ bye bye khu vui
chơi để đi về, hôm sau mình quay lại nhé

Khi còn 2 phút hết giờ, bố mẹ có thể nhắc lại:


Min ơi, còn 2 phút nhé. Con chơi nốt rồi đồng hồ kêu mình đi về nha!

Khi chuông kêu, bố mẹ có thể cho Min xem đồng hồ để thông báo đã
hết giờ, và cùng dọn dẹp đi về.

Việc phải dừng chơi và đi về đã được thông báo và chuyển dịch nhẹ
nhàng, mượt mà hơn rất nhiều đúng không? Bạn có cảm giác nếu bạn
là em bé, bạn sẽ dễ dàng hợp tác đi về hơn không?

Hãy dành ít phút để suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý sau xung
quanh “bí kíp” này nhé

1: Bạn nghĩ việc sử dụng đồng hồ bấm giờ để thông báo và đưa ra
giới hạn về thời gian cho con có ưu điểm/ nhược điểm gì?
2. Tình huống nào đã xảy ra bạn cảm thấy có thể sử dụng cách này
với con? Bạn nghĩ con có hợp tác không? Vì sao?

3. Với các tình huống trong tương lai, bạn nghĩ mình có thể áp dụng
“bí kíp” này như thế nào?
“Bí kíp” số 9: Chiêu cuối: Mackeno

Khi mà thử hết cách rồi, thì mình đành “mackeno” và để cuộc đời
cho con những bài học xác đáng thôi.

“Bí kíp” này, thực chất chẳng phải “bí kíp” có kĩ thuật gì sâu xa, đơn giản
là hãy để cho con trải nghiệm hệ quả tự nhiên của những lựa chọn con
đã chọn và từ đó con tự rút ra bài học.

Hệ quả tự nhiên của các lựa chọn có thể là gì?


Nếu con chọn chơi thay vì ăn vào bữa tối, con có thể bị đói
Nếu con chọn không mặc áo khi ra ngoài, con có thể bị lạnh
Nếu con chọn không che ô, con có thể bị ướt
Nếu con không làm bài tập về nhà, con có thể bị điểm kém

Đó đơn giản là những gì sẽ xảy ra nếu bố mẹ không can thiệp, không hỗ


trợ, không cố gắng làm theo 1 hướng nào đó mà theo bố mẹ nó là tốt
hơn.

Ví dụ:

Neo là 1 em bé 3 tuổi siêu hiếu động. Neo thường trong tình trạng chạy
nhảy, chơi đùa ở gần như tất cả các bữa ăn, từ chối không ăn vào giờ ăn,
sau đó đến giờ ngủ lại khóc vì đói hoặc đòi uống sữa.

Việc để con khóc vì đói là 1 điều chẳng bố mẹ nào mong muốn. Vậy nên,
cuộc nói chuyện thường thấy ở nhà Neo vào các bữa cơm sẽ là:

Mẹ: Neo ơi, ăn thôi con, đang giờ ăn rồi


Bố: Neo! Vào ăn đi, không nghịch nữa!
Bà: Neo ra đây ăn ngoan bà thương nào! Ăn 1 miếng thôi nhé, ăn giỏi 1
miếng nào!
Đáp lại tất cả những câu nói trên là 1 Neo cười nhe răng và chạy đi bất cứ
khi nào thấy cái thìa. Tình trạng này kéo dài khiến mẹ Neo rất đau đầu.
Nếu bạn là Neo, khi nghe được những câu nói trên của người lớn
giữa lúc đang chơi vui, và biết rằng khi đi ngủ chỉ cần khóc là sẽ được
1 bình sữa đầy, bạn có muốn dừng việc chơi lại để ăn không?
A. Có B. Không C. Có thể
Nếu bạn là Neo, khi nghe được những câu nói trên của người lớn
giữa lúc đang chơi vui, và biết rằng nếu không ăn thì sẽ không có sữa
và có thể phải ôm bụng đói đến bữa tiếp theo, bạn có muốn dừng
việc chơi lại để ăn không?
A. Có B. Không C. Có thể

Việc con trải nghiệm cảm giác đói bụng là 1 hệ quả tự nhiên. Khi bố mẹ
tôn trọng quyết định của con trong bữa ăn, để con trải nghiệm hệ quả
tự nhiên đó để tự rút ra bài học cho mình, chắc chắn đó sẽ là 1 bài học
đáng nhớ hơn bất kì lời khuyên răn, dọa nạt hay dụ dỗ nào từ người lớn.

Với tình huống ở nhà Neo, một hướng xử lý để con trải nghiệm hệ quả tự
nhiên có thể là:

Mẹ: Neo ơi, giờ là giờ ăn tối nè. Chúng mình sẽ có 20 phút để ăn. Hết 20
phút mẹ sẽ dọn đồ ăn đi và chúng mình sẽ không ăn gì cho đến sáng
mai con nha.

Một vài lần đầu tiên, Neo có thể sẽ vẫn chọn không ăn, sau đó đến đêm
sẽ khóc đòi sữa như thói quen quen thuộc. Điều quan trọng khi đó là bố
mẹ giữ vững lời nói đã nói trước đó, thể hiện sự đồng cảm với con, và cho
con thấy bố mẹ tin con có thể trải nghiệm được hệ quả đó. Ví dụ 1 câu
nói mẹ có thể nói khi Neo khóc đòi sữa có thể là:

Mẹ: Ồ, Neo đang bị đói quá, con muốn được ăn. Và đồ ăn thì đã được dọn
đi rồi con ạ, mẹ tin là Neo có thể chờ đến sáng mai để ăn 1 bữa ăn thật
ngon bù vào nhé!

hoặc với cấu trúc “Ước gì” thì có thể là:


Mẹ: Ồ, Neo bị đói quá, Neo muốn được ăn. Ước gì khi nãy Neo không mải
chơi và ngồi ăn nghiêm túc nhỉ! Ngày mai, sáng dậy, Neo muốn ăn sáng 1
bát hay 2 bát mì con nhỉ?

Đương nhiên, vượt qua được đêm đó sẽ không dễ dàng. Nhưng nếu ba
mẹ kiên định, mình tin con sẽ nhanh chóng hợp tác trong các bữa ăn!
Hãy dành ít phút để suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý sau xung
quanh “bí kíp” này nhé

1: Bạn nghĩ việc sử dụng hệ quả tự nhiên có ưu điểm/ nhược điểm gì?
bạn có đồng tình với cách xử lý này không và vì sao?

2: Tình huống nào trong quá khứ bạn nghĩ có thể thử áp dụng hệ
quả tự nhiên với con? Bạn nghĩ phản ứng của con sẽ như thế nào?
Những thành viên khác trong gia đình sẽ có phản ứng thế nào?
3: Bạn có dự định áp dụng hệ quả tự nhiên với con trong tương lai
không? Nếu có, bạn nghĩ có thể áp dụng trong hoàn cảnh nào?

4. Với hệ quả tự nhiên, bạn nghĩ sẽ cần lưu ý gì khi áp dụng?


Behind every young child
who believes in himself is a
parent who believed first.

- Matthew Jacobsen -

Đằng sau mỗi em bé tự tin vào chính bản thân mình


là những ông bố bà mẹ đã thật sự đặt niềm tin ở đó trước.
4. Câu chuyện của những lời
ngợi khen
Ai mà chẳng thích được khen, nhỉ?

Nếu như nói rằng bản thân không thích được khen, chỉ thích bị chê thôi.
Chắc chắn, khi đó bạn đang không thành thật với chính mình.

Lời khen không chỉ giúp người được khen cảm thấy vui vẻ, cảm thấy
được tiếp thêm động lực; mà nó còn giúp người nói ra lời khen chia sẻ
niềm vui và tình cảm tích cực với người khác nữa.

Người lớn thường có xu hướng cũng thích được khen, nhưng đôi khi hay
“ngại”. Còn các em bé, 1 lời khen, 1 lời ghi nhận có thể khiến khuôn mặt
các em bé bừng sáng. Khen ngợi và ghi nhận sự cố gắng cũng là 1 bí kíp
để duy trì, khích lệ những hành động tích cực, những thói quen tốt của
con nữa đó.
“Bí kíp” số 10: Khen ngợi, động viên đúng chuẩn

Correction does much, but encouragement does more.


- Johann Wolfgang Geothe

Mình thích được khen, và cũng thích khen người khác.

Tuy nhiên, trong quá trình đi học và đi làm, mình từng nhận được không
ít câu nói kiểu:
Khen vừa thôi không nó lại không biết mình là ai!
Khen nó quá xong rồi sau nó lại tự tin quá đà thành tự cao là chết dở
đấy!

Từ đó, mình cũng ngại khen người khác, và với con, thời gian đầu mình
cũng ngại khi khen con vì sợ lại “quá đà”, lại “con hát mẹ khen hay”,
khiến con tự tin và dần thành tự cao.

Thực tế, một lời khen ngợi, ghi nhận, động viên có thể đem lại rất nhiều
cảm xúc tích cực, tạo động lực, làm tiền đề cho những hành động tích
cực sau đó. Không nên tiết kiệm lời khen với mọi người xung quanh, tuy
nhiên, hãy tìm cách để có thể khen ngợi và động viên phù hợp.

Hãy nhập vai 1 em bé và đọc lần lượt các câu nói ở 2 cột sau. Lưu ý để ý kĩ
những cảm xúc, suy nghĩ của mình khi đọc qua các câu nói đó nhé!

1 2

1. Con mà đạt điểm cao là 1. Con đã thật sự cố gắng rất


bố mẹ sẽ thưởng to! nhiều. Con rất xứng đáng!
2. Mẹ rất tự hào về con! 2. Con đang rất tự hào về
3. Mẹ rất vui vì con đã nghe mình phải không?
lời mẹ. 3. Con cảm thấy thế nào về ý
4. Con làm đúng y như cách kiến của mẹ?
mẹ bảo luôn, giỏi quá! 4. Ồ, con tự tìm ra cách để xử
5. Đấy, biết cách làm mẹ vui lý luôn. Tốt quá!
ghê cơ. Đúng là 1 em bé 5. Mẹ tin là con có thể tự tìm
ngoan. ra cách xử lý phù hợp nhất.
6. Đúng rồi, nghe lời mẹ vậy 6. Mẹ sẽ luôn yêu con!
mới ngoan!
Đâu là những câu nói khiến bạn cảm thấy những cảm xúc tích cực, được
động viên và cảm thấy được tiếp thêm động lực để hành động tốt hơn
trong tương lai? Cột 1 hay cột 2?

Ở cột 1 là những lời khen ngợi đơn thuần - những câu nói thể hiện sự
đồng ý, đồng thuận và những đánh giá cá nhân.

Cột 2 là những lời khen ngợi đi kèm động viên, thúc đẩy, tạo động lực.

Khen ngợi thông thường, có thể hình dung như những viên kẹo ngọt
ngào. Thỉnh thoảng ăn thì được, nhưng ăn nhiều quá sẽ sâu răng. Khen
ngợi đi kèm động viên thì nên được hình dung như nhu yếu phẩm hàng
ngày, như cơm ăn áo mặc. Hãy cung cấp nó cho con thường xuyên để
tạo cho con động lực, giúp con cảm thấy tự tin vào bản thân và nhận ra
mình cũng là 1 nhân tố quan trọng trong gia đình.
Để có thể khen ngợi và động viên con đúng cách, bạn có thể tham khảo
công thức sau:

1 2 3

Một câu/ từ cảm Miêu tả lại hành Một màn ăn


thán động của con mừng bằng
ngôn ngữ cơ thể

Wowww Con đã tự đi dép đập tay nhé!


được rồi này!

Hãy dành ít phút để suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý sau xung
quanh “bí kíp” này nhé

1: Bạn nghĩ việc sử dụng lời khen một cách động viên có ưu điểm,
nhược điểm gì?
2. Tình huống nào đã xảy ra bạn cảm thấy có thể sử dụng cách này
với con? Bạn nghĩ con có hợp tác không? Vì sao?

3. Với các tình huống trong tương lai, bạn nghĩ mình có thể áp dụng
“bí kíp” này như thế nào?

4. Bạn nghĩ “bí kíp” này ngoài áp dụng với con, còn có thể áp dụng
được với đối tượng nào khác không? Nếu có, đó là ai? Bạn có thể áp
dụng nó như thế nào?
Viết cho bản thân mình
Hãy dừng lại để viết cho bản thận bạn một là thư ngắn, với bất cứ cảm
xúc, suy nghĩ, ý tưởng, mong muốn nào đang ở trong đầu bạn lúc này.
Sau này đọc lại, có lẽ bạn sẽ thấy đồng cảm, yêu thương và biết ơn chính
mình của ngày hôm nay.
Lời kết
Cảm ơn bạn đã đọc đến trang cuối cùng này và cùng đồng hành với
mình trong hành trình nuôi dạy con không đòn roi. Hy vọng rằng những
trải nghiệm và bí kíp được chia sẻ trong cuốn sách này đã mang lại cho
bạn những cách tiếp cận mới và hiệu quả trong việc giải quyết những
thách thức trong việc nuôi dạy con cái.

Qua từng câu hỏi trải nghiệm và tình huống nhập vai, chúng ta đã cùng
nhau bước vào một hành trình thú vị và đầy ý nghĩa. Bạn đã nhìn nhận
những tình huống từ góc độ của con, và những "chìa khóa" mà bạn sở
hữu giúp mở ra những giải pháp tích cực.

Nhớ rằng, trong mỗi tình huống, bạn đều có nhiều lựa chọn để thử
nghiệm trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bình tĩnh và kiên nhẫn
luôn là những yếu tố quan trọng, giúp bạn và con hòa mình vào một
không gian yên bình và sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề.

Cuối cùng, đừng quên chăm sóc cho bản thân bạn. Bố mẹ hạnh phúc
mới là nguồn động viên lớn nhất cho sự phát triển hạnh phúc của con.
Hãy dành thời gian để thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc đẹp
bên gia đình. Chúc bạn luôn có những trải nghiệm tuyệt vời và ngập tràn
niềm vui trong hành trình nuôi dạy con cái!

Nếu bạn cảm thấy những chia sẻ của mình thú vị, chúng mình có thể
tìm nhau ở:

Facebook Cộng đồng Kỷ luật thích cực


Nơi chúng mình có thể làm - nơi chúng mình chia sẻ
bạn, cũng là nơi update các kinh nghiệm và kiến thức
chương trình hỗ trợ của mình nuôi dạy con tích cực

Cảm ơn bạn vì đã đồng hành!


The point of parenting is not
to have all the answers before
we start out but instead to
figure it out on the go as our
children grow. Because as
they do, so will we.
Bridgett Miller

Đích đến của việc làm cha mẹ không phải việc tìm hiểu và sẵn
sàng với các câu trả lời ngay khi ta bắt đầu. Thay vào đó, hãy
dành thời gian để khám phá ra lời giải trên suốt hành trình.
Vì không phải chỉ mình con lớn lên, cha mẹ cũng đang học
để lớn lên từng ngày.

You might also like