You are on page 1of 7

1.

2.
Thầy cô nhiều khi vô tình nghe được cảm thấy rất xót xa trong lòng, chỉ biết lặng
lẽ bỏ đi tránh đôi co với học trò. Chuyện học sinh “tám” với nhau không ai xử phạt
nhắc nhở và cứ thế từ hiện tượng đơn lẻ trở thành phổ biến.
Độ tuổi học trò luôn muốn thể hiện ta đây là “anh hùng”, biết mọi chuyện, muốn tỏ
thái độ và phán xét về những điều xung quanh. Những lời nói của các em trong
những cuộc vui có khi chỉ là nói cho sướng miệng mà chưa lường hết được hậu
quả của những lời không hay, ý không đẹp, nhất là lại về người thầy của mình.
Tuy nhiên, nhìn sâu hơn, có thể thấy việc bồi dưỡng tâm hồn, lối sống cho học trò
ngày nay chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, giáo dục kỹ năng, chia sẻ tâm lý với
trẻ chưa sâu sát nên chỉ một hành động hoặc một lời nói của thầy cô có vấn đề một
chút cũng dễ làm cho các em cảm thấy mình tổn thương và có những phản ứng thái
quá. Và nếu có bị thầy cô xử phạt thì các em đã có vũ khí trong tay: ngay lập tức
dùng điện thoại quay phim, chụp hình tung lên mạng. Thêm vào đó, một số phụ
huynh tiếp tay cho con em mình nói càn. Bản thân phụ huynh cũng coi thường thầy
cô thì làm sao con em họ có thái độ tôn kính được. Mỗi khi có sự việc xảy ra, phụ
huynh thường đổ lỗi cho thầy cô, ít khi nhìn nhận do lỗi con em mình. Nhà trường
lại thường đứng về phía học sinh, vì vậy mà các em được đà lấn tới, chỉ có giáo
viên phải chịu nhiều áp lực, tổn thương mà phải ngậm cay, nuốt đắng.
Mặt khác, bản thân thầy cô không phải ai cũng có những xử lý đúng mực trong các
tình huống sư phạm. Trò sai mà thầy cũng chẳng đúng dẫn đến sự ức chế tâm lý
trong học sinh. Học trò sai phạm thì có người thầy uốn nắn, giúp đỡ cho các em
nên người - đó mới chính là bản chất của giáo dục, thiên chức của nghề giáo.
Ngày xưa “trọng thầy mới được làm thầy” vì lúc đó người thầy, nghề thầy được
vinh danh. Còn bây giờ, nghề người ta trọng vọng là kinh doanh, là những ông
giám đốc thành đạt. Nhưng dù sao, sự đàm tiếu về người khác vốn đã không hay,
đàm tiếu về thầy cô lại càng không nên có. Dù là ai, mối quan hệ thế nào thì sự
thân thiện, tình yêu thương vẫn là điều cốt lõi nhất của đạo làm người từ xưa tới
nay. 
Trước hết, hãy cảm ơn các em. Trước những bất mãn, khó chịu trong môi trường
học đường của tuổi mới lớn, thay vì hành xử một cách tiêu cực như quay clip, tung
hê lên mạng hay mang cục "ấm ức" trong mình chờ dịp trả đũa...
Thực tế, đã có vô số vụ việc đau lòng trò đánh thầy bắt nguồn từ sự ấm ức, bốc
đồng, bột phát của tuổi trẻ, của học trò. Ở đây, các em đã biết chia sẻ quan điểm
với những người bạn, bằng hình thức nhóm kín. Ở đó là thế giới của các em, để các
em "xả" những ức chế của mình.
Việc giáo viên đọc tin nhắn và lôi ra toàn bộ lịch sử trò chuyện của HS trong điện
thoại cá nhân là việc xâm phạm quyền riêng tư. Gác vấn đề này lại, nếu nói về
"bản tính người" thì không hề dễ dàng để chúng ta kiềm chế lại sự tò mò về việc
người khác nói về mình. Nhưng ở vị thế là một người thầy, họ hoàn toàn có thể
ứng xử để "bí mật" này vĩnh viễn là điều không bao giờ được "bật mí". Học trò có
một "thế giới riêng" mà người lớn không thể dùng hình phạt để giải quyết. Đó cũng
biểu hiện của tinh thần cao thượng. Và điều này vừa bảo vệ học trò, vừa bảo vệ
chính mình!
Dù các em nói gì về mình thì đây chính là cơ hội để nắm tâm tư, tình cảm của học
sinh - điều mà chúng ta vẫn nghe hàng ngày về trọng trách giáo dục. Nếu các em
nói đúng, nhận xét về những biểu hiện của mình, hãy dành cho các em một lời cảm
ơn để từ đó điều chỉnh, tiết chế bản thân. Một nhóm HS - lại được nhận xét là lứa
HS nhà trường gửi gắm nhiều niềm tin - cùng bức xúc với giáo viên thì ít hay
nhiều sẽ có lý do. Những lời nói xấu có khi đáng giá hơn những lời nói tốt là ở đây.
Còn nếu giáo viên cho rằng các em quá đà, nói oan uổng về mình, có những ngôn
từ không thể nào chấp nhận được thì đây là dịp để "chỉnh sửa, uốn nắn" các em, thể
hiện vai trò của giáo dục, vai trò, trách nhiệm của nhà giáo.
Vậy mà, chưa thấy một động thái giáo dục nào, cả hội đồng kỷ luật trong nhà
trường lại quá nhanh nhảu ra hình thức kỷ luật đuổi học, cảnh cáo HS với lý do "để
răn đe, giáo dục".
Cũng như phụ huynh, có thể vô tình hay cố ý đọc được nhật ký của con với những
điều bí mật họ không dám tin là có thật. Nhưng đó là cơ hội chân thực nhất để họ
biết vấn đề của con, để hiểu con hơn, để tìm cách giải quyết mà không "bứt dây
động rừng". Còn lập tức tung hô, trừng phạt đã đồng nghĩa với việc đưa tay đẩy
con ra xa mình hơn.
Ở góc độ trường học cũng cần dành cho học trò một lời cảm ơn. Qua sự việc này,
môi trường giáo dục cần nhìn lại những bất ổn về dân chủ học đường, học sinh
chưa có chỗ để bày tỏ tiếng nói, những bức xúc của mình. Nhà trường cần tạo môi
trường, hướng học sinh để các em lên tiếng, góp ý một cách tích cực nhất.
Một chuyên gia về tâm lý cảm xúc bày tỏ đuổi học học sinh, chỉ muốn đẩy các em
ra ngoài, nhất là khi chưa áp dụng các biện pháp giáo dục tích cực là một sự vô
trách nhiệm. Thấy được tâm tư của trò dành cho mình là cơ hội lớn để ngồi xuống
đối thoại với các em, lấy sự lắng nghe và bao dung để giáo dục học trò thật sự.
3.
-Kỹ năng: định hướng, điều khiển
4.
5.
6.
cải thiện kỹ năng ngôn ngữ: tránh à, ừ; phát âm rõ ràng; luôn nhìn đối phương;
kỹ năng sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ:
1. Nụ cười: miệng thoáng nở nụ cười hiền dịu
Biết sử dụng nụ cười đúng lúc, hợp lý là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường
xuyên để có thể biểu cảm thông qua các kiểu cười khác nhau. Luôn nở nụ trên môi
sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt. Tác dụng của nụ cười: Cải thiện giao tiếp; Mâu
thuẫn dễ được giải quyết; Giúp chúng ta lạc quan hơn; Giảm gánh nặng căng
thẳng; Tạo ra năng lượng; Phá vỡ sự mệt mỏi, nhàm chán; Đoàn kết mọi người.
2. Ánh mắt: hướng về học sinh
Trong khi trò chuyện, thỉnh thoảng hãy giao tiếp bằng mắt 1 đến 10 giây và hãy
chú ý lắng nghe. o Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói: Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ
làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn. o Ánh mắt thay thế
lời nói: Có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói nhưng vẫn có thể
làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt. Yêu cầu khi
sử dụng ánh mắt: Phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều cần nói,
đồng thời không nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi mói, chằm chằm…
3. Nét mặt:
Nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc như vui mừng, buồn bã, ngạc nhiên, sợ hãi, kinh
hoàng, tức giận, yêu ghét… Ngoài tính biểu cảm, nét mặt cũng là bộ phận biểu lộ
tính cách, cá tính của con người. Nét mặt vui tươi, rạng rỡ, mỉm cười thiện cảm
4. Dáng vẻ bề ngoài
- Hình dáng thân thể như chiều cao, sự cân đối về hình thể => tác động khá mạnh
- Cách đi đứng: hòa nhã, khoang thai, không hấp tấp vội vàng, cũng không e dè
khúm núm
- Trang phục: thanh lịch, nhã nhặn, lịch sự, kín đáo, màu sắc hài hòa để thu hút sự
chú ý của học sinh; không nên mặc quần áo sặc sỡ phân tán sự tập trung của người
học.
5. Cử chỉ (tay, chân, cách ngồi, đi đứng)
- Cử chỉ thường được dùng để minh họa, nhấn mạnh, bổ sung cho những gì đang
nói hoặc thậm chí có thể thay thế lời nói thông qua các dấu hiệu trong cử chỉ. Cử
chỉ cũng được con người dùng để biểu lộ cảm xúc và thái độ.
- Tay, chân: Cử chỉ tay cần thiết khi giao tiếp với học sinh lả lỏng bản tay mở ra.
Lưu ý rằng, có một số cử chỉ cấm kỵ đòi hỏi giáo viên cần tránh và không được vị
phạm như: chỉ trỏ về phía học sinh, cần que chỉ trỏ về phía học sinh, búng tay
thường xuyên, chắp tay sau lưng liên tục trong khi giao tiếp sư phạm với nhóm hay
với tập thể học sinh. Có một số tư thế đứng chuẩn mực cần tuân thủ như: kiểu
đứng chân rộng gần bằng vai, kiểu đứng 10h hoặc 2h với bàn tay xếp đều trước
bụng... những yêu cầu này có thể được điều chỉnh phù hợp với từng giới tính.
Tư thế của một người tự tin trong giao tiếp là lưng thẳng, mắt nhìn thẳng về phía
trước, ngực ưỡn ra, bụng thu lại về phía sau lưng, vai căng ra, cả cơ thể bạn từ tai
qua vai, hông, đầu gối đến giữa mắt cá chân tạo thành đường thẳng  Đây cũng là
các tư thể giáo viên cần chú ý khi giao tiếp sư phạm.
- Cách ngồi: ngồi thẳng lưng và hạn chế tựa tay ghì xuống bàn, điều chỉnh trang
phục gọn khi ngồi (vì học sinh thu nhận và đánh giá mọi biểu hiện của giáo viên
trong giao tiếp sư phạm)
- Cách đi đứng phù hợp: dáng đi thẳng – không xiên vẹo, trọng tâm dồn về phía
sau,bước chéo dài sao cho hai bàn chân cách nhau 20 cm và mắt hướng về phía
trước theoe tầm ngang.
kỹ năng động viên:
nhóm kỹ năng điều khiển: hiểu đc nhu cầu của đtg, ý nghĩa thực sự của những b/h
bên ngoài của học sinh.
kỹ năng quản lý cảm xúc: rèn luyện sự tự tin, k để cx tiêu cực điều khiển, suy nghĩ
tích cực,

You might also like