You are on page 1of 5

1.

Khái niệm
1.1 Nhân cách là gì
Nhân cách là giá trị được xây dựng và hình thành trong thời gian con người tồn tại trong
xã hội. Nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người
nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc.
1.2 Tôn trọng nhân cách là gì
Tôn trọng nhân cách là tôn trọng nhân phẩm, tự do, tư tưởng, tự do thể hiện nhu cầu,
nguyện vọng và thói quen của mỗi cá nhân, không ai có quyền xúc phạm đến thân thể,
phẩm giá của mỗi người.
Tôn trọng nhân cách học sinh tronh giao tiếp sư phạm: là thừa nhận học sinh như một con
người đầy đủ các quyền được học tập và rèn luyện, vui chơi, lao động, bình đẳng trong
các mối quan hệ. Bất kể ở lứa tuổi nào, việc tôn trọng nhân cách của trẻ em hay tôn trọng
nhân cách học sinh được xem là chìa khóa để tương tác tích cực với các em, thực hiện
mối quan hệ giao tiếp tích cực.
2. Biểu hiện
- Giáo viên chấp nhận học sinh ở trạng thái nhất định chứ không thể có thái độ
không thể chấp nhận, không thừa nhận.
- Giáo viên không dùng những từ ngữ, hành vi - cử chỉ xúc phạm đến nhân cách học
sinh.
- Giáo viên không áp đặt học sinh, bắt học sinh phải hành động theo mình một cách
rập khuôn, máy móc.
- Giáo viên luôn lắng nghe học sinh trình bày ý muốn, nguyện vọng của mình và cố
gắng đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh.
- Giáo viên không có những hành vi bộc phát, ngẫu nhiên, mất lịch sự khi tiếp xúc
với học sinh.
- Giáo viên thể hiện sự lịch sự, gọn gàng, tinh tế trong trang phục, tác phong nhằm
đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu của ngành nghề.
- Giáo viên thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh riêng tư, những đặc điểm
riêng và cả những yếu tố thuộc về cá tính, kiểu thể hiện của từng học sinh, nhóm học
sinh. Giáo viên không được phép có thái độ phê phán hay không hợp tác một cách thiếu
cần nhắc, chủ quan.
3. Ý nghĩa
- Tôn trọng nhân cách học sinh là tôn trọng chính bản thân giáo viên, tôn trọng quá
trình giáo dục, giúp quá trình giáo dục được diễn ra thuận lợi và phù hợp với bản chất,
đặc điểm của quá trình giáo dục.
- Hình thành được niềm tin: người giáo viên tin vào phương pháp giáo dục, tin vào
triển vọng hoàn thiện nhân cách học sinh; học sinh tin tưởng vào khả năng của bản thân,
tin tưởng vào những biện pháp giáo dục mà giáo viên đưa ra.
- Sự tôn trọng của giáo viên dành cho học sinh giúp học sinh tự tin, thoải mái trong
giao tiếp hơn từ đó chủ động trong giao tiếp hơn. Không những vậy sự tôn trọng của giáo
viên cho học sinh còn tạo điều kiện giúp học sinh có được sự cân bằng trong đời sống
tinh thần, giảm bớt mâu thuẫn giữa người lớn và học sinh.
4. Các ví dụ
Vd1: Khi học sinh xung phong giải một bài toán dựa trên cách nghĩ và quan điểm mang
tính cá nhân của các em thì trước hết ta cần phải đánh giá rằng học sinh đã giải đúng chưa
Nếu đáp án chính xác nhưng cách làm quá dài dòng thì trước hết gv nên cảm ơn và ghi
nhận cách làm của học sinh nhưng đồng thời đưa ra cách giải ngắn gọn xúc tích dễ hiểu
hơn cho hs tham khảo.-> Điều này không chỉ giúp học sinh có thể thoải mái sáng tạo và
thêm được kiến thức mới mà cũng giúp cho học sinh đó cảm thấy rằng thành quả lao
động của mình được công nhận
-Nếu học sinh có nhầm lẫn trong các bước làm bài và ra đáp án sai thì giáo viên cần phải
chỉ ra lỗi sai cho học sinh để các em có thể ghi nhớ và tránh lập lại những lỗi đó trong
tương lai. Đồng thời cảm ơn và động viên các em vì đã nghĩ ra một cách giải mới-> Điều
đó giúp các em cảm thấy tự tin hơn không quá sợ hãi khi mắc những sai lầm.
Vd2: Sau 1 tháng đầu đi học thì có nhiều gv bộ môn than phiền về lớp chủ nhiệm. Sau
đó, gvcn cho học sinh trình bày những tâm tư nguyện vọng khuất mắt về những vấn đề
trong học tập theo nguyên tắc kín, để từ đó có thể tìm ra những vấn đề để khắc phục và
đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh
d3: Một số giáo viên thường hay xúc phạm học sinh, la mắng, không tôn trọng học sinh:
chì chiết mỗi khi học sinh vi phạm, không biết làm bài, nặng thì mắng học sinh là “Đồ
ngu như bò!”, “Đầu óc em học xong để ở đâu vậy?”, nặng hơn là xúc phạm đến gia đình,
người thân của các em.
Những hành động lời nói như vậy sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tâm lý của các em. Các em
đang trong trạng thái hoang mang vì chưa nắm bắt được nội dung buổi học mà giáo viên
còn la mắng tạo thêm những áp lực lên học sinh. Điều đó sẽ làm cho các em cảm thấy
khó chịu, nặng hơn có thể dẫn đến các căn bệnh như trầm cảm, mặc cảm với mọi người
xung quanh.
(Một số trường hợp xúc phạm đến gia đình học sinh thì theo bản năng, học sinh sẽ cãi lại
giáo viên để bảo vệ người nhà, nặng hơn là tác động vật lý với gv)
Vd4: Học sinh nói dối, cô giáo yêu cầu cả lớp mỗi người tát em đó một cái thật mạnh.
Khiến học sinh tổn thương về thể xác lẫn tinh thần( do vùng da mặt là vùng nhạy cảm...
có dây thần kinh...) có thể gây ra những tổn thương về cơ thể học sinh. Đồng thời tạo cho
học sinh sự ức chế về tinh thần, hành động này không giúp các em nhận ra lỗi của mình
khi nối dối mà ngược lại còn khiến học sinh trở nên căm phẫn hơn.
5. Trắc nghiệm củng cố
CÂU HỎI TRÒ CHƠI NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG NHÂN CÁCH HỌC SINH
TRONG GIAO TIẾP SƯ PHẠM
1. Nhân cách là
A. giá trị được xây dựng và hình thành trong thời gian con người tồn tại trong xã hội
B. giá trị được xây dựng và hình thành trong thời gian con người học tập
C. giá trị được xây dựng và hình thành trong thời gian con người lao động
D. giá trị được xây dựng và hình thành trong thời gian con người giao tiếp với nhau
2. Nhân cách thể hiện điều gì
A. Thể hiện tính cách của con người
B. Thể hiện tình cảm của con người
C. Thể hiện phẩm chất bên trong của con người
D. Thể hiện trình độ trí thức của con người
3. Đâu không phải là biểu hiện của tôn trọng nhân cách học sinh
A. Lắng nghe ý kiến, quan điểm của học sinh
B. Cho học sinh trình bày những cách giải khác nhau trong cùng một bài tập
C. Giảng bài quá giờ giải lao của học sinh
D. Giáo viên có những đánh riêng cho những học sinh có hoàn cảnh riêng
4. Đâu không phải là ý đúng trong tôn trọng nhân cách
A. Tôn trọng nhân cách là tôn trọng nhân phẩm, tự do, tư tưởng của mỗi người
B. Tôn trọng nhân cách thể hiện nhu cầu, nguyện vọng và thói quen của mỗi cá nhân
C. Không ai có quyền xúc phạm đến thân thể, phẩm giá của mỗi người
D. Tôn trọng nhân cách là tôn trọng thời gian, tiền bạc, công sức của mỗi người
5. Đâu không phải là vai trò của tôn trọng nhân cách học sinh trong giao tiếp sư
phạm
A. Xác lập cho học sinh biết vai trò của mình
B. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh sẽ tốt đẹp hơn
C. Thể hiện được quyền lực của giáo viên
D. Phát huy được tính độc lập, tích cực nhận thức của học sinh
6. Trong tiết Tiếng Anh của lớp 11C, giáo viên tiếng Anh đã phê vào sổ đầu bài của
lớp rằng A không chuẩn bị bài tập về nhà và phê bình giờ học của lớp. Đến tiết sinh hoạt
lớp thì lớp chủ động giải quyết sự việc trên. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, ta nên:
A. Lập tức phê bình A trước cả lớp vì không chuẩn bị bài
B. Tìm hiểu lí do mà A không chuẩn bị bài và đưa ra hướng giải quyết phù hợp với lí
do đó
C. Bỏ qua vì sự việc không quá lớn
D. Mời phụ huynh của A để khiển trách A
7. B không tập trung trong tiết học mà lại sử dụng điện thoại di động làm giáo viên
thấy khó chịu. Hành động nào dưới đây của giáo viên là thiếu tôn trọng nhân cách của
học sinh
A. Nhắc nhở B lần đầu và yêu cầu B không được tái phạm
B. Đi xuống chỗ của B và xem điện thoại B có gì mà làm B mất tập trung
C. Yêu cầu B để điện thoại lên bàn giáo viên để không phân tâm trong việc học
D. Yêu cầu B ra ngoài giải quyết xong việc liên quan đến điện thoại di động rồi trở
lại lớp
8. P và một giáo viên bộ môn khác có hiểu lầm làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và
học của cả 2, là giáo viên chủ nhiệm P và là đồng nghiệp của giáo viên bộ môn, ta nên:
A. Khuyên nhủ để P tin rằng giáo viên luôn làm những điều đúng đắn
B. Bênh vực P vì P là học trò của mình và tự tin rằng mình rất hiểu tính cách của P
C. Xem như không biết gì vì đó là việc cá nhân của 2 người
D. Tìm hiểu nguyên nhân, lắng nghe P và đồng nghiệp của mình và tạo cơ hội để 2
người hóa giải khuất mắc
9. Trang phục của giáo viên như thế nào là thể hiện tôn trọng nhân cách của học
sinh
A. Giáo viên nam mặc quần cộc, áo thun
B. Giáo viên nữ mặc váy quá ngắn
C. Giáo viên mặc thiếu kín đáo
D. Giáo viên mặc trang phục lịch sự, kín đáo, màu sắc hài hòa
10. Đâu không là ý nghĩa của tôn trọng nhân cách học sinh trong giao tiếp sư phạm
A. Tôn trọng nhân cách học sinh cũng là tôn trọng chính bản thân mình
B. Tôn trọng nhân cách học sinh giúp học sinh tin tưởng của bản thân
C. Tôn trọng nhân cách học sinh làm học sinh lo lắng về năng lực bản thân chưa đáp
ứng được
D. Tôn trọng nhân cách học sinh chính là tôn trọng quá trình giáo dục
11. Đâu là biểu hiện của một người giáo viên tôn trọng nhân cách của học sinh:
A. Giáo viên dành thời gian cho học sinh nêu mong muốn và nguyện vọng của bản
thân
B. Giáo viên biết hoàn cảnh gia đình của học sinh và có những lời nói chừng mực
C. Giáo viên chỉ tay vào mặt học sinh khi đang phê bình học sinh
D. Giáo viên đi dạy với trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường giáo dục
12. Tôn trọng nhân cách của học sinh là tôn trọng những quyền nào của học sinh
A. Quyền học tập và rèn luyện
B. Quyền vui chơi
C. Quyền bình đẳng trong các mối quan hệ
D. Cả 3 đáp án trên

You might also like