You are on page 1of 2

CÂU HỎI TRÒ CHƠI NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG NHÂN CÁCH HỌC SINH TRONG GIAO TIẾP

SƯ PHẠM

1. Nhân cách là
A. giá trị được xây dựng và hình thành trong thời gian con người tồn tại trong xã hội
B. giá trị được xây dựng và hình thành trong thời gian con người học tập
C. giá trị được xây dựng và hình thành trong thời gian con người lao động
D. giá trị được xây dựng và hình thành trong thời gian con người giao tiếp với nhau
2. Nhân cách thể hiện điều gì
A. Thể hiện tính cách của con người
B. Thể hiện tình cảm của con người
C. Thể hiện phẩm chất bên trong của con người
D. Thể hiện trình độ trí thức của con người
3. Đâu không phải là biểu hiện của tôn trọng nhân cách học sinh
A. Lắng nghe ý kiến, quan điểm của học sinh
B. Cho học sinh trình bày những cách giải khác nhau trong cùng một bài tập
C. Giảng bài quá giờ giải lao của học sinh
D. Giáo viên có những đánh riêng cho những học sinh có hoàn cảnh riêng
4. Đâu không phải là ý đúng trong tôn trọng nhân cách
A. Tôn trọng nhân cách là tôn trọng nhân phẩm, tự do, tư tưởng của mỗi người
B. Tôn trọng nhân cách thể hiện nhu cầu, nguyện vọng và thói quen của mỗi cá nhân
C. Không ai có quyền xúc phạm đến thân thể, phẩm giá của mỗi người
D. Tôn trọng nhân cách là tôn trọng thời gian, tiền bạc, công sức của mỗi người
5. Đâu không phải là vai trò của tôn trọng nhân cách học sinh trong giao tiếp sư phạm
A. Xác lập cho học sinh biết vai trò của mình
B. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh sẽ tốt đẹp hơn
C. Thể hiện được quyền lực của giáo viên
D. Phát huy được tính độc lập, tích cực nhận thức của học sinh
6. Trong tiết Tiếng Anh của lớp 11C, giáo viên tiếng Anh đã phê vào sổ đầu bài của lớp rằng A
không chuẩn bị bài tập về nhà và phê bình giờ học của lớp. Đến tiết sinh hoạt lớp thì lớp chủ
động giải quyết sự việc trên. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, ta nên:
A. Lập tức phê bình A trước cả lớp vì không chuẩn bị bài
B. Tìm hiểu lí do mà A không chuẩn bị bài và đưa ra hướng giải quyết phù hợp với lí do đó
C. Bỏ qua vì sự việc không quá lớn
D. Mời phụ huynh của A để khiển trách A
7. B không tập trung trong tiết học mà lại sử dụng điện thoại di động làm giáo viên thấy khó chịu.
Hành động nào dưới đây của giáo viên là thiếu tôn trọng nhân cách của học sinh
A. Nhắc nhở B lần đầu và yêu cầu B không được tái phạm
B. Đi xuống chỗ của B và xem điện thoại B có gì mà làm B mất tập trung
C. Yêu cầu B để điện thoại lên bàn giáo viên để không phân tâm trong việc học
D. Yêu cầu B ra ngoài giải quyết xong việc liên quan đến điện thoại di động rồi trở lại lớp
8. P và một giáo viên bộ môn khác có hiểu lầm làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của cả 2, là
giáo viên chủ nhiệm P và là đồng nghiệp của giáo viên bộ môn, ta nên:
A. Khuyên nhủ để P tin rằng giáo viên luôn làm những điều đúng đắn
B. Bênh vực P vì P là học trò của mình và tự tin rằng mình rất hiểu tính cách của P
C. Xem như không biết gì vì đó là việc cá nhân của 2 người
D. Tìm hiểu nguyên nhân, lắng nghe P và đồng nghiệp của mình và tạo cơ hội để 2 người hóa
giải khuất mắc
9. Trang phục của giáo viên như thế nào là thể hiện tôn trọng nhân cách của học sinh
A. Giáo viên nam mặc quần cộc, áo thun
B. Giáo viên nữ mặc váy quá ngắn
C. Giáo viên mặc thiếu kín đáo
D. Giáo viên mặc trang phục lịch sự, kín đáo, màu sắc hài hòa
10. Đâu không là ý nghĩa của tôn trọng nhân cách học sinh trong giao tiếp sư phạm
A. Tôn trọng nhân cách học sinh cũng là tôn trọng chính bản thân mình
B. Tôn trọng nhân cách học sinh giúp học sinh tin tưởng của bản thân
C. Tôn trọng nhân cách học sinh làm học sinh lo lắng về năng lực bản thân chưa đáp ứng được
D. Tôn trọng nhân cách học sinh chính là tôn trọng quá trình giáo dục
11. Đâu là biểu hiện của một người giáo viên tôn trọng nhân cách của học sinh:
A. Giáo viên dành thời gian cho học sinh nêu mong muốn và nguyện vọng của bản thân
B. Giáo viên biết hoàn cảnh gia đình của học sinh và có những lời nói chừng mực
C. Giáo viên chỉ tay vào mặt học sinh khi đang phê bình học sinh
D. Giáo viên đi dạy với trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường giáo dục
12. Tôn trọng nhân cách của học sinh là tôn trọng những quyền nào của học sinh
A. Quyền học tập và rèn luyện
B. Quyền vui chơi
C. Quyền bình đẳng trong các mối quan hệ
D. Cả 3 đáp án trên

You might also like