You are on page 1of 2

Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp sư phạm

Muốn xây dựng nhân cách cho học sinh người thầy cần phải tôn trọng nhân cách
các em. Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh
thần có sức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo
đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy
các em vươn lên cao hơn nữa.

Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương học sinh nhưng phải
nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ nhờn và ngược lại
thì các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm, do đó người
thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học sinh được.
* Khái niệm

- Trong giao tiếp coi học sinh là con người với đầy đủ các quyền được vui chơi,
học tập, lao động, bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội.
* Biểu hiện

Tôn trọng nhân cách học sinh, có thể quan sát các biểu hiện:
+ Biết lắng nghe học sinh trình bày ý muốn, nguyện vọng của mình, không nên
ngắt lời học sinh.
+ Biết thể hiện các phản ứng biểu cảm của mình một cách chân thành với học sinh.
+ Không dùng từ ngữ, câu xúc phạm đến nhân cách học sinh
+ Tránh những hành vi bộc phát, ngẫu nhiên khi tiếp xúc với học sinh.
+Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, không lôi thôi, luộm thuộm.
+ Tôn trọng nhân cách học sinh chính là tôn trọng nhân cách giáo viên.

 Sự tôn trọng học sinh cũng chính là sự tôn trọng nhân cách của giáo viên và
nghề nghiệp của chính mình .

You might also like