You are on page 1of 7

2.6.

Giáo dục học sinh cá biệt


a) Khái niệm học sinh cá biệt
- “Học sinh cá biệt” là cách gọi chung những học sinh có biểu hiện tụt hậu, lệch
chuẩn và hành vi không mong đợi diễn ra thường xuyên, có hệ thống. Những học
sinh này cần được giáo dục lại một cách cẩn thận để giúp phục hồi thay đổi, tiến bộ
theo kịp với các yêu cầu giáo dục.
Một số học sinh quậy phá trong lớp học khiến thầy cô phải có kỹ năng xử lý hiệu quả.
(Ảnh: vtc.vn)
b) Các dạng học sinh cá biệt
- Vô kỉ luật: có những biểu hiện xem thường nội quy nhà trường, thường xuyên vi
phạm các quy định kỉ luật học đường như nghỉ học không phép, bỏ tiết, không làm
bài tập về nhà, gây sự, quấy phá, nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, chửi
thề, nói tục...
- Vô lễ: thường xuyên có hành vi chống đối vô cớ với người lớn, có thái độ, lời nói
thiếu tôn trọng, thậm chí xúc phạm nhà giáo dục.
- Lười biếng: dạng này gồm các học sinh lười học, lười lao động, thích được phục
vụ và hưởng thụ thành quả lao động, học tập của người khác.
- Hung hăng, thô lỗ: là nhóm học sinh cá biệt kiểu thích gây hấn. Có hành vi coi
thường người khác, hiếp đáp kẻ yếu, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh
chấp.
- Đua đòi, se sua, thực dụng: thường xuyên có biểu hiện coi trọng vật chất, ham
thích chưng diện, thể hiện sự “sành điệu”, trau chuốt vẻ ngoài một cách thái quá
với mục đích gây chú ý-> thường có lối sống buông thả, tụ tập, là nhóm nguy cơ
cao với cá hành vi vi phạm an ninh, trật tự xã hội.
c) Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
• Tiếp cận cá nhân tích cực
Muốn thay đổi hành vi của học sinh cá biệt, nhà giáo dục cần chủ động tiếp xúc
với học sinh để nắm bắt sát sao các thông tin cần thiết về học sinh đồng thời tạo ra
sự kết nối cảm xúc và xây dựng niềm tin với học sinh.
Tiếp cận tích cực với học sinh bao gồm các hành vi sau:
- Thể hiện sự quan tâm chân thành, thiện chí.
- Thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận học sinh.
- Tập trung vào điểm mạnh của học sinh.
- Tìm điểm tích cực và nhìn nhận các tình huống theo góc nhìn tích cực.
- Tập trung vào sự cố gắng và tiến bộ nhỏ nhất của học sinh.
Để thực hiện tiếp cận cá nhân tích cực với học sinh cá biệt, Nhà giáo dục
cần:
- Quan sát và xác định nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện sai lệch.
- Quan tâm đến những khó khăn thật sự của học sinh.
- Phát huy vai trò của tập thể học sinh và nhóm bạn của học sinh cá biệt để
mang cho học sinh các trải nghiệm cảm xúc tích cực từ sự quan tâm, động
viên, chỉa sẻ, hỗ trợ của bạn bè.
- Lắng nghe tích cực: là biểu hiện sự quan tâm và thiện chí hiểu học sinh của
nhà giáo dục, mong muốn cùng học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc đang có.
- Tôn trọng quyền quyết định và giải quyết vấn đề của học sinh.
Thầy cô giáo trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên) mở hộp thư “Những điều em
muốn nói” để lắng nghe, thấu hiểu, trao đổi động viên giúp đỡ học trò
 Biện pháp củng cố tích cực
- Củng cố hành vi đúng và sự tiến bộ của học sinh cá biệt bằng cá phản ứng
tích cực của nhà giáo dục như: ghi nhận, khuyến khích, khen thưởng-> giúp
học sinh có cảm xúc tích cực, mong muốn thay đổi và hòa nhập, mặt khác
giúp hình thành nhận thức lại về các chuẩn mực xã hội và chuẩn mực học
đường=> thái độ đứng đắn ở học sinh cá biệt.
Việc ghi nhận, khuyến khích, khen thưởn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ đúng lúc, đúng mức, xem xét sự nỗ lực thật sự của học sinh cá biệt đó
để tránh gây phản cảm với chính học sinh cá biệt và các học sinh khác
+ kết hợp khuyến khích, khen thưởng tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ tiềm
năng và trải nghiệm cảm xúc tích cực.
 Tác động song song
Là cách thức tác động trực tiếp đến học sinh cá biệt thông qua tập thể (lớp,
tổ, nhóm). Theo quan điểm của Makarenko, “tác động song song” về mục
đích là nhằm giáo dục cá nhân, nhưng thông qua tác động của tập thể cơ sở
mà trong đó cá nhân sống và hoạt động-> là phương pháp nhà giáo dục sử
dụng sức mạnh của dư luận tập thể để điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của cá
nhân theo yêu cầu giáo dục=> mối quan hệ biện chứng giữa tập thể và cá
nhân (đối tượng cá biệt được cả tập thể giám sát, quản lí, giúp đỡ, hỗ trợ).
Tập thể đóng vai trò như một lực lượng giáo dục đặc biệt
Điều cần thiết là nhà giáo dục phải đảm bảo:
+ xây dựng tập thể học sinh thành môi trường giáo dục, lành mạnh.
+ Phát huy tính tích cực, sáng tạo của tập thể.
+ Phát huy vai trò của các thành viên nòng cốt và đội ngũ cán bộ lớp.
+ Nhà giáo dục xây dựng được uy tín và tình cảm tốt đẹp với học sinh.
 Bùng nổ sư phạm
Là phương pháp tác động trực tiếp ở cường độ mạnh, bất ngờ vào quá trình
hưng phấn hoặc ức chế của hoạt động sinh lí thần kinh dẫn tới sự thay đổi
các quá trình tâm lí, tình cảm, hành vi của cá nhân.
Yêu cầu: Khi sử dụng phương pháp này
- Phải chớp thời cơ và tạo ra thời cơ
- Phương tiện để “bùng nổ” là ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, dễ hiểu, là cử
chỉ, hành vi đúng mực và quyết định hợp lí của nhà giáo dục.
- Sự “bùng nổ” phải biểu hiện mong muốn tốt đẹp của nhà giáo dục đối với
chính học sinh cá biệt
Makarenko nói “sự nổi giận phải biểu hiện một tài nghệ, biểu hiện một
hành động mang tính người chứ không phải hình thức, phải tỏ rõ được dụng
ý tốt đẹp của nhà giáo dục, thể hiện sự sai trái của học sinh và cần phải
chấm dút những hành vi đó”

- Sau “bùng nổ” phải tiếp tục tác động gắn với xây dựng lại niềm tin, rèn
luyện hoặc khôi phục nếp sống, thói quyen đúng đắn, hình thành các phẩm
chất tích cực
Giáo viên chủ nhiệm cần biết kết hợp nhiều phương pháp giáo dục khác nhau. Ảnh
minh họa/internet

Câu hỏi củng cố:


1. Chọn ý không đúng về phân loại học sinh cá biệt ?
A. Vô kỉ luật
B. Nói tục, chửi thề
C. Hung hăng, thô lỗ
D. Vô lễ
2. Có mấy biện pháp giáo dục học sinh cá biệt?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đó là:
- Tiếp cận cá nhân tích cực
- Biện pháp củng cố tích cực
- Tác động song song
- Bùng nổ sư phạm
3. Học sinh cá biệt là gì?
A. Là cách thức tác động trực tiếp đến học sinh cá biệt thông qua tập thể (lớp,
tổ, nhóm)
B. là cách gọi chung những học sinh có biểu hiện tụt hậu, lệch chuẩn và hành vi
không mong đợi diễn ra thường xuyên, có hệ thống.
C. Là hành vi của học sinh cá biệt, nhà giáo dục cần chủ động tiếp xúc với học
sinh để nắm bắt sát sao các thông tin cần thiết về học sinh đồng thời tạo ra
sự kết nối cảm xúc và xây dựng niềm tin với học sinh
D. thường xuyên có biểu hiện coi trọng vật chất, ham thích chưng diện, thể hiện
sự “sành điệu”, trau chuốt vẻ ngoài một cách thái quá

You might also like