You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.

HCM
TRUNG TÂM TIN HỌC


BÀI THI MÔN WORD

TÊN ĐỀ TÀI

Tìm Hiểu Về Bonsai

Giáo viên hướng dẫn: Tạ Quang Thanh


Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thắng

KHOA ĐỊA LỚP 2A


NHÓM 1
THÁNG 11-2005
NGUYEÃN VAÊN THAÉNG BAØI THI MOÂN WORD

MỤC LỤC
I. Bonsai là gì?.............................................................................................2
I.1. Lịch sử Bonsai:..................................................................................2
I.2. Nét đẹp độc đáo trong thú chơi Bonsai.............................................2
II. Trồng Bonsai............................................................................................2
II.1. Tạo giống bằng gieo hạt:...................................................................3
II.2. Tạo bonsai bằng giâm cành...............................................................3
II.3. Chiết cành..........................................................................................3
III. Tạo dáng cho bonsai.................................................................................3
III.1. Một số phương pháp tạo dáng........................................................4
III.1.1. Cách làm cho gốc cây lộ ra:........................................................4
III.1.2. Phương pháp đổi chậu:...............................................................4
III.1.3. Phương pháp bóc vỏ:..................................................................4
III.1.4. Tạo ra vết chai:...........................................................................4
III.2. Một số kiểu dáng Bonsai................................................................5
III.2.1. Kiểu thân thẳng...........................................................................5
III.2.2. Kiểu thân nghiêng.......................................................................5
III.2.3. Kiểu song thụ..............................................................................5
III.2.4. Kiểu quá kiều..............................................................................5
III.2.5. Kiểu tùng lâm.............................................................................5

Trang 1
NGUYEÃN VAÊN THAÉNG BAØI THI MOÂN WORD

I. BONSAI LÀ GÌ?
Nếu dịch sát nghĩa thì Bonsai1 chỉ có nghĩa là cây trồng trong cái khay. Chữ
Bonsai mới chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ xứ Phù Tang từ vài thế kỷ nay. Bonsai có
nghĩa là cây cổ thụ làm nhỏ lại, bắt chước theo thiên nhiên, chứ không có nghĩa là làm
cây lùn đi hay do sự lùn di truyền
Bonsai ngày xưa được coi như thú tiêu khiển của các
nhà giàu có. Ngày nay, bonsai được nhìn nhận là một
nghệ thuật, một thú vui nhàn nhã cho đại chúng, nhất là
ở các đo thị lớn, ít gần gũi với thiên nhiên.

I.1. Lịch sử Bonsai:


Nghệ thuật trồng tỉa và tạo hình các cây kiểng và cổ thụ làm nhỏ lại đã có ở
Trung Hoa ít nhất từ thế kỷ thứ 7. Một vị thiền sư Nhật đã du nhập vào Nhật Bản vào
thời đại Kamakura (1192-1333). Mãi đến thời đại Edo2 (1615- 1867), nghệ thuật trồng
bonsai mới trở nên phổ thông, được nhiều người yêu chuộng và phát triển mạnh mẽ
cho tới ngày nay.

I.2. Nét đẹp độc đáo trong thú chơi Bonsai


Cái đẹp của bonsai mang nặng tính trừu tượng và không phải ai cũng thấu hiểu.
Cùng một cây thôi nhưng có thể mỗi người thấy nó đẹp một
kiểu theo quan điểm riêng của họ. Có những cây mới nhìn
đã thấy đẹp ngay, cũng có những cây nhìn cả tháng trời
mới thấy được vẻ đẹp của nó.

II. TRỒNG BONSAI


Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một phương pháp vẫn thường sử dụng để tạo
giống Bonsai

II.1. Tạo giống bằng gieo hạt

1
Bon: cái khay, cái chậu; Sai: cây trồng
2
Tên cũ của Tokyo

Trang 2
NGUYEÃN VAÊN THAÉNG BAØI THI MOÂN WORD

Được gieo trong khay ươm trong nhà kính. chúng ta cần dùng các loại khay ươm
có nhiều lỗ thoát nước, duới đáy có một lớp cát để thoát nước, gieo hạt giống vào và
phủ lên một lớp phân hữu cơ dày khoảng 5-7cm.

II.2. Tạo bonsai bằng giâm cành


Cắt vừa đúng ở dưới mắc lá như hình dưới, chiều dài chối cây vào khoảng 5-7cm,
ngắt bỏ những lá ở phần gốc. Nhúng chất cành vào chất tạo rễ và cắm nhẹ vào lớp
phân hữu cơ giâm cành. Đặt cành giâm vào chỗ có hơi sương và nắng sáng. Khi các
đọt bắt đầu ra lá non và rễ bạn nhẹ nhàng bứng chúng và trồng váo các chậu đã chuẩn
bị sẵn.

II.3. Chiết cành


 Cách làm cũng giống như giâm từ cây non, nhưng chúng ta cắt dài hơn từ 7-
10cm và cắt ở mắc cây. Loại bỏ các lá ở phần gốc, nhúng vào hocmon tạo rễ và
chuyển đến các chậu khi cây đã có lá non và rễ.
 Cách chiết cành hiệu quả nhất là lột một đoạn cành và vùi chúng xuống đất.
 Cách thứ hai là chiết từ một cành có nhiều chồi. Cách này khi thành công sẽ tạo
được mảng cây có nhiều gốc cao thấp khác nhau.
 Một cách khác nữa là chiết cành trên cây. Chúng ta lột vỏ một đoạn cây vừa ý,
dùng rêu ẩm bó xung quanh, cho chất tạo rễ vào và bó lại. Khi cành đâm rễ
chúng ta có thể cắt để trồng vào chậu.

III. TẠO DÁNG CHO BONSAI


Cái tinh tuý của nghệ thuật bonsai là ở chỗ có thể dùng những kĩ thuật đặc sắc để
tạo ra một cây cảnh mang dấp cổ thụ cả trăm năm cho nên ngoài vấn đề am hiểu sâu
sắc về nghệ thuật tạo hình cho cây mà nghệ nhân cũng phải là những nghệ sĩ biết cách
thổi hồn vào cây sao cho người thưởng ngoạn cảm thấy trong chốc lát khi ngắm nhìn
bỗng quên đi đây là một cây cảnh mà chỉ thấy hiện lên một thiên nhiên kỳ vĩ, hài hoà,
huyền ảo.

Trang 3
NGUYEÃN VAÊN THAÉNG BAØI THI MOÂN WORD

III.1. Một số phương pháp tạo dáng

III.1.1. Cách làm cho gốc cây lộ ra


Phương pháp bỏ dần các lớp đất, đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng.
Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía
bên trên cho cát vào. Trong quá trình phát triển rễ gốc cây sẽ đâm phía có phân. Cứ
cách một thời gian người ta lại lấy bớt một phần cát bên trên làm gốc cây lộ dần ra,
đến khi bỏ hết lớp cát thì dừng lại, khi cây đạt đến độ thích hợp (gốc đã lộ ra theo ý
người chọn) thì chuyển qua chậu cạn.
Một cách khác cũng được các nhà vườn thực hiện đó là xếp nhiếu tầng gạch xung
quanh một mảnh đất, đổ đầy đá và trong đó  trồng một lúc nhiều cây cảnh.

III.1.2. Phương pháp đổi chậu


Phương pháp này thực hiện cũng khá đơn giản. Mỗi lần đổi chậu người ta lại
nâng rễ cây lên một ít và tuý theo sự bào mòn của nước tưới hoặc do mưa, nghệ nhân
dùng dụng cụ moi bỏ dàn các lớp đát bám vào rễ để rễ lộ ra bêbn ngoài. Khi thay đổi
chậu thì đưa các rễ cố định theo ý muốn.

III.1.3. Phương pháp bóc vỏ


Cách này người ta dùng các miếng kim loại hoặc sành bao quanh gốc làm cho lớp
vỏ ngoài của rễ một thời gian bị tróc dần ra.

III.1.4. Tạo ra vết chai


Trong tạo dáng bonsai, một vết chai được tạo đúng kĩ thuật sẽ tăng thêm tính
thẩnm mỹ cho cây cảnh của bạn. Khi chúng ta cắt một cành dạng chữ V, vết chai có
thể hình thành. Sau khi vỏ cây bị gọt, cần phết lên vết thương một lớp keo có tính diệt
nấm. Kĩ thuật này chỉ nên áp dụng từ 3 đến 4 lần trong thời gian 5 năm và trên một cây
chỉ nên tạo một vết chai mà thôi.

III.2. Một số kiểu dáng Bonsai

III.2.1. Kiểu thân thẳng


Đây là kiểu thân cây phát triển thẳng đứng, cành lá phân ra có tầng lớp rõ ràng,
tạo ra một dáng vươn thẳng đầy uy nghiêm, vững chãi

Trang 4
NGUYEÃN VAÊN THAÉNG BAØI THI MOÂN WORD

III.2.2. Kiểu thân nghiêng


Đây là kiểu thân cây nghiêng qua một bên, tán lá lại phaáttriển theo chiều ngược
laị như thường thấy trong các tranh sơn thuỷ. Thế cây này tạo được dáng uyển chuyển,
mềm mại.

III.2.3. Kiểu song thụ


Kiểu này trong một chậu có 2 cây hoặc chung một gốc nhưng có 2 thân. Nếu 2
cây to nhỏ khác nhau thì gọi là kiểu phụ tử, tỷ muội hoặc công tôn.

III.2.4. Kiểu quá kiều


Kiểu này phải có từ 2 cây trở lên trong chậu, bộ rễ trong cây sẽ xoắn lại, nố liền
vào với nhau như một chiếc cầu.

III.2.5. Kiểu tùng lâm


Đây là một tiểu cảnh gồm nhiều cây hợp lại trong bồn cảnh, tạo thế như rừng cây
rậm rạp.

Trang 5

You might also like