You are on page 1of 46

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN


TẠO HÌNH CƠ BẢN CHO CÂY CẢNH

MÃ SỐ: MĐ 02
NGHỀ TẠO DÁNG VÀ CH M S C CÂY CẢNH

Trình độ: Đào tạo dƣới 03 tháng


(Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng 10 năm 2016
của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

N M 2016
LỜI GIỚI THIỆU

Để phục vụ chương trình đào tạo nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục tiêu đảm
bảo chất lượng trong đào tạo nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất
quan trọng. Giáo trình “Tạo hình cơ bản cho cây cảnh” cung cấp cho học viên những kiến
thức cơ bản về Các dáng thế cơ bản của cây cảnh, kỹ thuật cắt tỉa, uốn nắn tạo hình cho cây
cảnh nghệ thuật. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận
dụng trong thực tế sản xuất.
Đây là giáo trình mô đun trình độ đào tạo dưới 03 tháng được tổng hợp trên tài liệu
chính là mô đun “Tạo hình cơ bản cho cây cảnh” trình độ sơ cấp nghề1 được tổ chức biên
soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra.
Giáo trình này là quyển 2 trong số 5 mô đun chuyên môn của chương trình đào tạo
nghề “Tạo dáng và ch m sóc cây cảnh” trình độ đào tạo dưới 03 tháng. Trong mô đun này
gồm có 3 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp như sau:
Bài 1. Xây dựng ý tưởng tạo hình cây cảnh
Bài 2. Cắt tỉa tạo hình cho cây
Bài 3. Uốn nắn tạo hình cho cây
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn nhóm biên soạn Giáo trình mô đun “Tạo hình cơ bản
cho cây cảnh” trình độ sơ cấp nghề gồm:
1. ê oài Nam
2. Nguy n Đức Ngọc

1
Giáo trình được biên soạn kèm theo Quyết định số 539 /QĐ-BNN-TCCB ngày 11/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT

1
MỤC ỤC

ỜI GIỚI T IỆU .......................................................................................................... 1


MỤC ỤC ...................................................................................................................... 2
Mô đun: Tạo hình cơ bản cho cây cảnh ......................................................................... 3
Bài 1. Xây dựng ý tưởng tạo hình cây ........................................................................... 3
Bài 2. Cắt tỉa tạo hình ................................................................................................... 28
Bài 3. Uốn, nắn tạo hình cho cây ................................................................................. 36
ướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ............................................................... 45
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 45
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 45

2
MÔ ĐUN: TẠO HÌNH CƠ BẢN CHO CÂY CẢNH

Mã mô đun: MĐ 02
Thời gi n: 56 giờ
Giới thiệu mô đun
Mô đun Tạo hình cơ bản cho cây cảnh là mô đun là một trong số các mô đun kỹ n ng
quan trọng của nghề tạo dáng và ch m sóc cây cảnh. Sau khi học xong mô đun này, sinh
viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ n ng cơ bản của kỹ thuật Cắt tỉa tạo hình cho
cây cảnh.

Bài 1. Xây dựng ý tƣởng tạo hình cây

Mã ài: MĐ 02-1
Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu
Sau bài học, người học có khả năng sau:
- Nhận thức được giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế của cây cảnh nghệ thuật trong đời
sống và trong sản xuất kinh doanh.
- Trình bày được đặc điểm của các dáng thế cơ bản của cây cảnh nghệ thuật.
- Phân biệt được các dáng thế cây.
A. Nội dung
1. Khái quát chung về cây cảnh, cây cảnh nghệ thuật
1. 1. Cây cảnh, cây dáng thế, cây ons i
- Cây cảnh: Cây cảnh là những cây trồng để trang trí, thưởng thức vẻ đẹp của hoa, lá,
dáng...
- Cây dáng thế: à cây cảnh nghệ thuật với sự tác động của con người tạo thành tác
phẩm thể hiện ý nghĩa v n hoá phù hợp với thời đại.
- Cây Bonsai: à cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một
phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có,
hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ
lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng
một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt.
Vì thế người ta nói Bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống, hay là một tác
phẩm điêu khắc sống. Cái đẹp ở Bonsai là đơn giản, vừa đủ, hóa cách, mà quan trọng nhất là
gợi, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định.
Cũng có quan niệm cho rằng Bonsai là một hình thái nghệ thuật đơn nhất vì nó là sự
hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Cũng có người cho Bonsai là nghệ thuật của cái
đẹp, có người thì nói Bonsai là một hình thức đặc trưng của nghề làm vườn.
Tóm lại tùy theo quan niệm, trong khi người này xem Bonsai như là một trong những
lẽ sống đầy ý nghĩa thiêng liêng cao cả của tư tư ng, triết học, tôn giáo, thì người khác lại
3
xem đó chỉ là một thú vui lúc nhàn rỗi.
Bon: Cái khay, cái chậu.
Sai: Cây, trồng cây.
1.2. Triết lý – tinh thần củ cây cảnh, cây dáng thế
Cây cảnh không chỉ thuần tu là bức tranh phác thảo thiên nhiên, mà là sự kết hợp tài
tình giữa thiên nhiên và nghệ thuật. Tính triết lý của cây cảnh nghệ thuật có thể là:
- Hoà hợp với thiên nhiên, thiên nhiên là bà mẹ nuôi dưỡng chúng ta chứ thiên nhiên
không phải là kho vô tận của con người.
- Con người là một phần trong thiên nhiên, sống hài hoà với thiên nhiên chứ con người
không phải là trung tâm của vũ trụ.
- Khi làm và chơi cây dáng thế nghĩa là rèn luyện đức tính khiêm nhường, giản dị, kiên
nhẫn tin tưởng vào cuộc sống vượt qua mọi khó kh n trong cuộc sống hiện tại.
Cây dáng thế, Bonsai là kết quả của một quá trình lao động chuyên môn và nghệ thuật
vất vả từ cắt tỉa, uốn nắn, ch m sóc với các nguyên tắc tạo hình, thẩm mỹ phù hợp để tạo
nên một tác phẩm mang tính nghệ thuật cao.
Cây dáng thế Bonsai với nghệ thuật thể hiện ở mức đơn giản vừa đủ song rất tinh tế,
gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định.
Việc tạo cho cây nhỏ, lùn lại không phải là bỏ đói hành hạ cây, mà chúng ta có biện
pháp kỹ thuật tạo cho cây dáng vẻ cổ thụ với sức sống khoẻ mạnh thể hiện sự từng trải
phong sương của cây.
Thiên nhiên liên tục vận động biến đổi và tiến hoá hoàn thiện, nghệ thuật cây cảnh
Bonsai luôn hướng tới sự sáng tạo hoàn thiện. Sự sâu xa nhất của nghệ thuật cây cảnh “Con
người chỉ có thể góp phần hoàn thiện thiên nhiên chứ không thể tạo ra thiên nhiên”.
2. Phân loại cây cảnh: Hiện nay ở thế giới và Việt Nam có nhiều cách phân loại cây
dáng thế. Tuỳ theo từng mục đích có cách phân loại khác nhau:
2.1. Dự vào tình trạng củ cây
- Cây nguyên liệu: Chưa được uốn tỉa
- Cây sơ chế: Mới uốn tỉa sơ bộ
- Cây thành phẩm: à cây đã định hình có thể trưng bày
2.2. Dự vào trọng lƣợng h y kích cở
- Bonsai 1 tay: oại bonsai mini
- Bonsai 2 tay: D di chuyển, cao 15 – 70cm thịnh hành nhất
- Bonsai 4 tay: Hai người khiêng, còn gọi là bonsai sân vườn, cao 70 –180 cm. Ở Việt
Nam rất thịnh hành loại Bonsai này.
2.3. Dự vào dáng thế củ cây
Để phân loại dáng thế, trước hết chúng ta cùng nhau phân biệt và làm rõ dáng, thế là
gì?
- Dáng cây: Là phương của cây (chiều dọc của thân cây) so với mặt phẳng nằm ngang
hay so với mặt chậu.
VD: Dáng thẳng, dáng nghiêng...
4
- Thế/kiểu: Thế cây là nghệ thuật biểu đạt sự ẩn dụ ý nghĩa, tinh thần, tư tưởng truyền
thống v n hoá và được thể hiện qua một tên nào đó hay thế mà tác giả muốn gửi gắm tâm tư,
tình cảm của mình vào tác phẩm.
VD: Thế nhân v n, thế ngũ phúc...
3. Các dáng thế cơ ản
Phân loại cây dáng thế dựa vào dáng thế cây và số lượng cây trên gốc mà người ta chia
thành các loại như sau:
3.1. Dáng cơ ản
3.1.1. Dáng trực (thế đứng) α = 00
à cây có trục thân cây thẳng góc với mặt đất (hình 2.1). (nhìn tổng thể giữa ngọn và
gốc hình thành đường thẳng hoặc gần thẳng đứng).
* Ý nghĩa: Dáng trực trong nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ thuật hoá để ẩn dụ thế
hiên ngang, bất khuất...

Hình 2.1. Cây thông dáng trực thế trượng phu

Hình 2.2. Si dáng trực

5
Hình 2.3. Sanh dáng trực
3.1.2. Dáng xiên (xiêu)/ nghiêng h y dáng tà
à dáng mà trục của thân cây hơi nghiêng so với phương nằm ngang khoảng α = 200–
700.
* Ý nghĩa: Ngoài thiên nhiên những cây này gặp trắc trở, thiên tai làm đổ nghiêng
nhưng cây vẫn sống và vươn lên.
Về mặt thẩm mỹ các cây có dáng xiêu thường trông rất mềm mại, duyên dáng nhã
nhặn, thường thể hiện hình tượng của người phụ nữ.

Hình 2.4. Cây Sanh dáng nghiêng Hình 2.5. Cây hoa giấy dáng nghiêng

6
Hình 2.6. Cây Sanh dáng nghiêng cành phóng Hình 2.7. Cây Sanh dáng nghiêng
3.1.3. Dáng hoành
à dáng cây mà trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu. Dáng hoành ở ngoài tự
nhiên thường là những cây có điều kiện sống khó kh n nhưng cây vẫn sống và nảy lộc đâm
chồi (cây nằm ngang trên mặt đất α = 70 - 900)

Hình 2.8. Cây hoa giấy dáng hoành

Hình 2.9. Cây Cần thăng dáng hoành Hình 2.10. Cây Sanh dáng hoành
* Về thẩm mỹ: Dáng cây này khá khác thường, ngoạn mục biểu hiện sự mềm mại dịu
7
dáng, duyên dáng...
3.1.4. Dáng huyền
Cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới như
dòng thác đổ (hình 2.11 và 2.12). Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu hướng ngóc lên. Cây
mọc vách đá α > 900.

Hình 2.11. Cây sanh dáng huyền Hình 2.12. Cây hoa giấy dáng huyên
* Ý nghĩa: Ngoài thiên nhiên những
cây này thường sống trong điều kiện khí hậu
nghiệt ngã nhất (cây ở sườn núi, vách đá...)
nhưng cây vẫn có thể sống, gốc cây bám
chắc vào đá, treo leo giữa trười mây, ngọn
cây vươn lên tạo hình ảnh của sự kiên trì
nhẫn nại vượt qua phong ba bão táp hướng
tới tương lai phát triển.
Về mặt thẩm mỹ: Dáng cây thể hiện sự
mềm mại, dịu dàng, sự tươi trẻ... song tiềm
ẩn một sức sống mãnh liệt.
3.2. Một số thế cơ ản
3.2.1 Thế từ cây một thân
Hình 2.13 Tùng la hán Thế trượng phu
a. Thế trượng phu
Cây dáng trực thân nhỏ đều từ gốc đến ngọn, bộ r to, khoẻ, vững trắc. cây có 2 hoặc 4
cành và ngọn, cành số 1 có chiều dài bằng 2/3 chiều cao của cây (hình 2.13).
Cây trong chậu nhưng có cảm giác cao ngút ở đại ngàn phỏng theo cây thông ngạo
ngh , hiên ngang đứng trên núi cao. Cây nói nên khí tiết của đấng trượng phu, thẳng thắn,
cương trực...
b. Thế nhất trụ kình thiên
à cây dáng trực, khoẻ khoắn, vững chắc, cành và ngọn tập trung ở trên cao, để lộ thân
cây to cho ta một cảm giác khoẻ khoắn (hình 2.14).
Ý nghĩa nói về thế lực nhỏ bé nhưng dũng cảm chống lại thế lực tiêu cực rất to lớn

8
Hình 2.14. Sanh-Thế nhất trụ kình thiên
c. Thế tam đa (Phúc – ộc – Thọ)
Tam đa gồm: Đa phúc (nhiều con), đa lộc (nhiều tiền của), đa thọ (sống lâu). Đó là ước
muốn chung của con người xa xưa.
Thế được tạo hình từ cây 2 cành 1 ngọn (cây 3 thân cũng gọi là thế tam đa). Kiểu cổ
các tán được cắt tả tròn trịa như hình đĩa xôi, theo quan niện quả phúc thì phải tròn. Ngày
nay, cành và ngọn đã được cắt tỉa phóng thoáng, linh hoạt, tự nhiên hơn và dáng sử dụng là
trực biến hoá.
- Ngày nay, quan niệm về thế tam đa cũng thay đổi:
“Nhiều con – Túng thiếu – Giảm thọ; Ít con – Dư dật – Trường thọ”

Hình 2.15. Thế tam đa Hình 2.16. Hình thế tam đa


d. Thế ngũ phúc
Cây thế ngũ phúc (4 cành 1 ngọn) cũng tương tự như cây tam đa. Thế này thường ở
dáng trực biến hoá. Thế tam đa và thế ngũ phúc đi đôi với nhau, hai thế này đều là cây trực
thọ, cây ngũ phúc n m tầng, có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tán nữa y như vậy
là đạt.

9
Hình 2.17. Thế Ngũ phúc (một cây)

Hình 2.18. Thế ngũ phúc (đa cây)


Nhưng cũng có thể đối thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện cũng được. Thế ngũ phúc
to cao đẹp hơn thế Phước, ộc, Thọ, ý muốn chúc tụng cao hơn nữa là Phước, ộc, Thọ, An,
Khang, nghĩa là có phúc, tốt lành may mắn, có lộc giàu có nhiều ruộng đất, có thọ là sống
lâu tr m tuổi, An là sống yên ổn không bị xáo trộn, có khang là vui vẻ, chết êm ải thoải mái.
Đúng là câu chúc tụng đầy đủ đẹp đẽ nhất.
e. Thế bạt phong
Thường là cây dáng xiêu (hình 2.19), thường gọi là xiêu phong. Trong tạo hình các
nhánh, cành được kéo xuôi về phía sau trái chiều với dáng của cây. Các tán thưa, rõ tán,
nhánh, cành lượn sóng có cảm giác gió đang thổi mạnh.
Thế cây như một con người đang vượt qua bão táp để đi tới đích, nói nên khí phách
quả cảm, ý chí kiên cường của con ngời trước mọi bão táp của cuộc đời.

10
Hình 2.19. Cây thế Bạt phong

Hình 2.20. Hình thế bạt phong


f. Thế bạt phong hồi đầu
- Tương tự như thế bạt phong chỉ khác là cổ cây quặt về phía sau, ý nghĩa thể hiện con
người cố gắng vượt qua bão táp nhưng còn ngoảnh nhìn về phía sau đầy lưu luyến và hứa
hẹn đối với quê hương.

Hình 2.21.Cây thế bạt phong hồi đầu

11
Hình 2.22. Hình thế bạt phong hồi đầu
g. Thế long th ng
- Cách thứ nhất: Uốn đầu rồng ở trên ngọn cây. Cách này hợp lý vì rồng bay lên thì
đầu phải ở trên, nhưng rất khó uốn, làm sao ngọn cây nhỏ hơn gốc cây mà uốn đầu nằm trên
ngọn cho đạt. Rồng lúc nào cũng đầu to, đuôi nhỏ, cho nên phải tìm cách cưa cắt cách nào
để cho đầu rồng to, lại thêm mũi miệng nữa thật là khó tạo dáng cho đẹp. Thân rồng thì d ,
chỉ cần uốn cong cong, các nhánh làm chân làm mây ôm lấy thân cây không mấy khó, nhiều
người vẫn uốn được.
- Cách thứ hai: Th ng lên nhưng đầu n m dưới gốc cây, phải tạo dáng làm sao khi nhìn
là thấy rồng cất đầu bay lên mới tài. Phải tạo dáng cho rồng vươn lên, mắt, mũi, miệng xừng
lên, hai chân trước làm hai chân vươn móng chòm lên, hai chân sau hạ thấp

Hình 2.13. Thế Long thăng


đuôi vẫy đập để cất cánh bay bổng lên. Nghệ thuật trong th ng là thân mình phải quật khởi
mới mới đúng điệu.
12
Thế này đẹp hơn vì đầu to đuôi nhỏ, tàn nhánh cân đối. Thế này tượng trưng cho lòng
cương quyết, lúc nào cũng vươn lên tiến bộ.
h. Thế thác đổ
Thế này cây cảnh cổ ít có thấy, là thế huyền độc thụ thân nằm bò qua miệng chậu (hình
2.12), như bị trận cuồng phong xô ngã xuống ao, nên ngọn cây bẻ cong, thòng xuống thấp
hơn đáy chậu. áng thật mềm mại uốn cong hợp lý theo luật hồi đầu tự nhiên, vươn lên lúp
búp có từng bậc rất đẹp, biều hiện cho sức sống làm cho người xem có cảm giác d chịu.

Hình 2.24. Cây thế thác đổ

Hình 2.25. Thế thác đổ


i. Thế hạc lập
Thế này biến đổi từ thế phượng vũ, nhưng hai cánh không xòe ra, đầu ngẩng lên cao
hơn nữa, đuôi cũng không xòe ra, cành hầu cũng ôm lấy thân cây làm cho mình chim hạc
hơi dài ra, ngọn vươn cao và hồi đầu hạ để làm mỏ hạc. Thế này gọn gàng, nhưng oai vệ rất
đẹp. Biểu hiện lòng tự tin, tính khiêm tốn, nhưng nhất định sẽ thành công.

13
Hình 2.26. Cây thế hạc lập

Hình 2.27. Thế hạc lập


k. Thế phượng vũ
Thế này sửa theo dáng hình chim phượng đang múa. à cây độc phụ chân phượng có
hai r nổi cao lên thành 2 chân, thân ngắn vặt làm mình ngọn hồi đầu làm đầu chim. Cành
thứ nhất uốn xèo ra phía sau làm đuôi chim, hai cành tả hữu uốn xèo ra thành hình cánh
chim đang múa, đây là phân hay gi của nghệ nhân, phải uốn sao cho uyển chuyển mềm mại
như cánh chim múa. Cành phụ che thân làm hầu, ức ngắn gọn. Thế này phải có nét mỹ thuật,
khi nhìn là biết chim phượng bay múa, tượng trưng cho tính yêu đời vui tươi.

14
Hình 2.28. Cây thế phượng vũ

Hình 2.29. Thế phượng vũ


3.2.2 Thế từ cây 2 thân một gốc
a. Cây thế phụ tử, mẫu tử
Cách làm cây: Cây có 2 thân cùng gốc. Đường kính thân cây con tối đa bằng 2/3
đường kính cây cha mẹ. Chiều cao thân cây con không vợt quá 1/2 chiều cao cây cha mẹ

15
Hình 2.30. Cây thế phụ tử

Hình 2.31. Thế phụ tử


- Cây thế phụ tử có dáng trực, khoẻ khoắn.Thân con thường ở giữa canh số 1 và số 2
- Cây thế mẫu tử có dáng xiêu, mềm mại, uyển chuyển.
- Vị trí thân cây con không bị các cành của thân cha mẹ che lấp
- Thân cha mẹ có thể lấy 2 hoặc ở cành 1 ngọn tuỳ theo nét đi của cha mẹ. Thân tử sẽ
phân cành ngọn tuỳ theo cành ngọn của cha mẹ làm sao cho tổng số cành của 2 thân là số lẻ.

16
Hình 2.32. Cây thế mẫu tử

Hình 2.33. Thế mẫu tử


b. Cây thế huynh đệ
Người chơi cây thế quan tâm tìm những cây hai thân một gốc để tạo thế huynh đệ với ý
nghĩa về giáo dục đạo đức. Ông cha ta có câu “Quyền huynh thế phụ – Anh thay mặt cha;
Huynh đệ như thủ túc – Anh em như chân tay”
- Yêu cầu đối với thế này
+ Chạc cây liền cùng với gốc
+ Chạc cây phải khép sát nhau
+ Độ lớn và chiều cao hai cây vào khoảng một 10 một 8
- Chú ý
+ 2 cây dáng trực, khoẻ khoắn – anh em trai
+ Thân to thẳng khoẻ, thân nhỏ mềm mại – Anh trai, em gái...
17
Hình 2.34. Tùng cối-Thế Huynh đệ Hình 2.35. Sanh – Thế huynh đệ đồng khoa

Hình 2.36. Bỏng lẻ – Thế tỷ muội Hình 2.37. Ngâu – Thế tỷ muội
3.2.3 Những thế từ cây một gốc thân hoặc thân trồng ghép trở lên
a Thế tam đa
Theo truyện dân gian Trung Quốc, thì Phúc – ộc – Thọ là 3 vị thần ch m lo cho dân
về các mặt phúc, lộc, thọ có tên là “Phúc tinh, ộc tinh và Thọ tinh”
Cấu tạo của thế này là cây 1 gốc 3 thân hoặc 3 cây trồng ghép lại hoặc 3 cây liền nhau
qua bộ r (liên c n)

18
Hình 2.38. Thế tam đa
b. Thế ngũ phúc
Cây 1 thân 5 tán (4 cành, 1 tán) hoặc là cây 1 gốc 5 thân (trồng ghép) thể hiện: Phúc,
ộc, Thọ, Khang, Ninh.
Thế này trồng bằng n m cảnh trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng,
mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng
phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp.

Hình 2.39. Thế ngũ phúc


Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ tương với nhau, nếu
thiếu một cây thì thấy không đẹp.
c Thế rừng cây
Các cây cao thấp khác nhau được trồng sao cho nhìn giống như 1 khu rừng.

19
Hình 2.40. Thế rừng cây
3.2.4. Một số thế khác
a. Thế lưỡng long tranh châu
Thế này phải uốn với song thọ trồng chung vào một chậu, uốn đối xứng thành hai con
rồng uốn khúc, giao đầu tranh hạt minh châu nằm ở giữa.

Hình 2.41. Thế lưỡng long tranh châu


b. Thế long đàn phượng vũ
Thế này bay bướm hơn, có nghĩa là chim phượng hòang múa trên mình rồng. Đây là
thế có thể uốn với một cây, hoặc hai cây trồng chung một chậu. Phải cây cổ thụ gốc to, uốn
nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng. Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra
bốn phía làm chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, cây thứ hai có hai r chẻ ra
làm chân phượng, thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và
20
đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn
làm mây. Thế này uốn cho thật dịu dàng mềm mại như phượng đang múa, tán nhánh xòe ra,
trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng. thế chim phượng múa trên lưng rồng là tuyệt đẹp, biểu
tượng cho quyền uy của vua chúa, ngày xưa chỉ có ở trong cung đình.

Hình 2.42. Thế long đàn phượng vũ


c Thế bàn hổ phục

Hình 2.43. Thế bàn hổ phục


Thế này cũng có thể uốn với một cây cảnh to có hai thân hoặc với hai cây trồng chung
một chậu.Thế long bàn hổ phục có nghĩa là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu
khuất phục để chầu chủ nhân. Thế này rất khó uốn, phải có bộ r thành hình chân thú nằm
xòe ra phía trước, tả thanh long, hửu bách hổ, hai chân hổ chồm ra, hai chân rồng ngấu
xuống: Cây thanh long, gốc nằm trên mặt chậu, đầu ngẩng lên, thân uốn cong làm mình
rồng, cành tả hữu uốn theo lối chiết chi làm mây, hai cành trước sau làm chân xòe móng ra,
ngọn hồi đầu làm đuôi, uốn dáng mềm dẻo, uy n chuyển. Cây bên phải, gốc thân bò trường
lên chậu, đầu cúi mọp xuống, các chi tỉa nhỏ ôm lấy thân để trang trí, ngọn vươn lên làm
đuôi, tỉa theo tàn chổi nhỏ. Thế long bàn hổ phục có hình dáng nằm chầu khuất phục hiền
21
hòa, nhưng không kém phần uy nghi, biểu tượng cho quyền.
d Thế long mã hồi đầu
Thế này gồm hai cây to riêng biệt hay cùng gốc, nhưng một cây cao một cây thấp, r
xòe ra theo chân thú, cây thấp thân to, ngắn nằm ngang, ngọn làm đầu ngẩng lên, không tán
nhánh, tạo dáng con ngựa nằm quay đầu trở lên. Cây cao uốn thân long, cong cong v n vẹo,
phân chi theo lối tứ diện, xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn uốn tán to như bông sen
rồi bẻ cúp xuống làm đầu rồng quay trở lại.
Thế này rất khó uốn, phải lựa những cây mềm dẻo, có nhiều r để uốn chân thú nằm
xòe ra như chân ngựa, uốn làm sao cho khỏi phải giải thích người khác xem mà biết mới
hay, cho hài hòa mới đẹp.

Hình 2.44. Thế long mã hồi đầu


4. Quy ƣớc thẩm mỹ về cây cảnh nghệ thuật
Một cây dáng thế bon sai đẹp là cây có sự cần đối hài hoà toàn diện từ việc tạo dáng,
kỹ thuật uốn nắn cây đến sự lựa chọn chậu và trưng bày. Để có những yêu cầu có một số
nguyên tắc tạo hình sau
4.1 Những quy ƣớc cở cở
- Quy tắc cân đối hài hoà: Quy tắc này thể hiện sự cân đối hài hoà về đường kinh gốc,
thân và cành, hài hoà với kích thước chậu, màu sắc chậu tạo sự phối màu, đường nét được
tôn thêm.
- Quy tắc tỷ lệ - kích thước: Kích thước thân, cành, chiều dài thân cành, độ lớn của
tán... kích thước của cây so với chậu, vị trí trồng cây trong chậu.
- Quy tắc thị giác
+ Mặt tiền: Đề cập đến điểm quan sát cây hay mặt tiền của cây, vì mỗi cây chỉ có một
điểm thể hiện hết vẻ đẹp của cây từ gốc r đến thân cành và lá cây.
+ Màu sắc: Hình dáng, màu lá, vỏ cây với màu sắc chậu, sự phối hợp màu sắc các vật
che phủ, trang trí như cỏ rêu hay ngôi chùa, hòn đá...

22
+ Quy tắc trồng cây, bố trí cây: Vị trí trồng cây trong chậu (Cây to trồng ở gần, cây
nhỏ trồng xa, các cây không trồng cùng trên một đường thẳng ngang theo chậu...), sự phân
cành (cây bên ngoài cành tàn ngả ra ngoài để đón ánh sáng), phông nền khi trưng bày cây.
4.2. Một số quy ƣớc cụ thể
4.2.1. Rễ cây
- R nổi trên mặt đất (hình 2.30), thấy rõ nơi xuất phát (lộ c n- phơi c n)
- R phân bố đều quanh gốc thân tạo sự vững chãi cho thân và sự kiếm tìm thức n.
Riêng với dáng hoành - bán huyền hay huyền - thác đổ; Thì r tập trung phía đối diện
với hương nghiêng tạo sự cân bằng.
- R không mọc quặt vào thân, mọc bên này vòng sang bên kia.
- R không chỉ mọc ở 1 phía của thân
4.2.2 Thân cây
- Vỏ cây thể hiện sự già nua (hình 2.45), trưởng thành như mốc mác, sần sùi u bướu,
nứt nẻ... tạo vể từng trải sự phong sương đây chính là vẻ đẹp của cây

Hình 2.45. Bộ rễ cây đẹp Hình 2.46. Thân cây thể hiện sự già nua

Hình 2.47.Thân cây cân đối


- Vỏ không có vết sẹo dây cuốn trên vỏ
- Màu sắc, hình dạng vỏ phù hợp với màu chậu
23
- Gốc to hơn thân và ngọn (thân bồ ngọn chỉ) phần dưới đầy đặn càng t ng thêm vẻ
trưởng thành cho cây.
- Thân có các hình dáng nhất định, phù hợp với cấu trúc cành và màu sắc vỏ
4.2.3. Cành, tán lá
Cành là cấu trúc thể hiện rõ dáng thế muốn thể hiện của cây, cây dáng thế đẹp cành
phân bố như sau:
- Cành phân bố xoắn trôn ốc từ dưới lên trên
- Kích thước cành có độ lớn giảm dần từ dưới lên trên, cành to phía dưới cảnh nhỏ ở
trên;
- Chiều dài cành có độ dài giảm dần từ dưới lên trên
- Độ lớn của mỗi cành theo quy luật to ở gốc và thon dần về phía ngọn cành
- Các cành không xuất phát từ 1 điểm, cành mọc song song không phát triển, cành
không được mọc kiểu xương cá;
- Cành không mọc ở chỗ lõm của thân (phần âm của thân)
- Cành/ nhánh 1 bố trí gần vuông góc với mặt tiền, nhánh thứ 2 tạo với mặt tiền nửa
góc vuông (góc 450), nhánh 3 nằm phía mặt sau của thân tạo cho cây chiều sâu
- Các cành tán của cây tạo thành 1 hình tam giác
* Cách lấy cành
- ấy cành nằm sát góc chuyển của thân hoặc ngay đỉnh của góc chuyển
- Không lấy cành ở ngay sau góc chuyển
- Không lấy cành ở giữa 2 góc chuyển
- Không lấy cành ở trên góc chuyển
+ Khi cắt vát thân để tạo ngọn mới
- ấy cành liền sát mặt cắt đối diện với ngọn mới
- Không lấy cành đối diện với mặt cắt vì cùng phía với ngọn
+ Cành dưới cùng lấy 2/3 chiều cao cây
+ Cành dưới cùng to nhất rồi giảm dần lên trên theo độ giảm của thân cây (đường kính
cành = 2/3 đường kính thân nơi tiếp giáp)
+ Khoảng cách các cành giảm dần từ dưới lên trên
+ Hai cành liên tiếp không được trùng hướng
Tán cây là một trong những yếu tố tạo thành vẻ đẹp hoàn thiện cho cây, c n cứ theo
dáng cây, tư ng định thể hiện mà có một số kiểu tán:
* Các kiểu tán cây bố trí tán lá theo dáng thế cây
- Dáng thẳng, dáng nghiêng, hơi nghiêng nhìn các cành tán nằm ngang
- Dáng huyền nhai- thác đổ bố trí cành tán nằn 2 bên cành uốn lượn, ngọn hơi vươn lên
tạo sự mềm mại uốn lượn
- Kiểu gió đùa- bạt phong: Thân nhánh tạt về một bên, thân nghiêng theo hướng gió.
Nếu bạt phong hồi đầu thì ngọn hơi quay ngược lại hướng gió thổi
- Kiểu v n nhân: Thân cao mảnh song vững chắc, các nhánh thưa, mảnh và dài chia
24
thành các khối rõ rệt. Nhằm tạo sự mảnh khảnh nhưng kiên cường vững chãi.
- Kiểu đa thân một gốc nhiều thân: Có thân chính là trung tâm của bố cục, lớn hơn các
thân con, các nhánh n ng ngang, song che lấp nhau, mỗi cây có một không gian riêng, ngọn
cao thấp khác nhau nh ng tạo cảm giác sâu xa.
- Dáng rừng cây nhiều thân từ nhiều gốc: Số thân là số lẻ, thân to ở mặt tiền thân nhỏ
phía sau, ngọn cây cao thấp khác nhau
5. Ý nghĩ một số con số dùng trong nghệ thuật cây cảnh
Trong nghệ thuật cây cảnh thì số cành, số thân thường được lấy theo số lẻ, đó là theo
quan niệm phương đông số lẻ tương trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu, ngoại trừ số 2 đó là
sự thể hiện sự hoà hợp trời đất, âm dương... Đồng thời số chẵn thường không sử dụng là do
quan niệm Sinh- ão - Bệnh - Tử.
Chúng tôi giới thiệu một số ý nghĩa của các con số có thể thường dùng trong nghệ
thuật cây cảnh để bẻ cành tạo tán, hay bày trí cây theo bộ.
* Số 2
Thể hiện sự đối lập nhưng mang tính hài hoà bền lâu.
Âm và dương đối lập nhưng hài hoà: Trời - Đất; Ngày - Đêm; Nam- Nữ..
* Số 3
Thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, những nét truyền thống v n hoá
trong quan hệ trên dưới, gia đình... và mong muốn của con người trong cuộc sống
+ Tam tài: Thiên - Địa - Nhân
+ Tam tai: Thu - Hoả - Phong
+ Tam đa: Phúc - ộc - Thọ (Nhiều con cháu- tiền tài nhiều - sống lâu dùng 3 cây hay
1 cây có 3 tán ho c 3 cây cùng gốc...)
+ Đông tàn tam hữu: Tùng - Trúc - Mai (Đại phu Tùng- Ngự sử Mai Quân tử trúc)
+ Tam cương: Trung - Hiếu - Nghĩa (3 nguyên tắc của người đàn ông trong mối qua hệ
Vua - tôi; trên dưới)
+ Tam tòng: Phụ - Phu - Tử (3 nguyên tắc của người phụ nữ trong quan hệ gia đình)
* Số 4:
Thể hiện sự chuyển giao tiết trong n m, những niềm tin của con người trong cuộc sống
vói những con vật linh thiêng trong đạo phật, mối quan hệ trong của sống
+ Tứ thời: Xuân- Hạ - Thu - Đông (Tùng - Cúc - Trúc - Mai; Lan - Sen -Tùng - Cúc)
+ Tứ linh: ong- y/ ân- Quy - Phượng (Trúc hoá long- Mai hoá phượng iên hoá
quy- Lựu hoá lân hay Đa - Sung - Sanh- Si)
+Tứ đức: Công - Dung - Ngôn - Hạnh (Nữ công gia chánh- Dung nhan; ời n tiếng
nói- Đức hạnh.)
* Số 5
Thể hiện quy luật vạn vật của trời đất, niềm tin tôn giáo, quy tắc cương thường của
người con trai, ước mong của con người trong cuộc sống
+ Ngũ hành: Kim - Mộc - Thổ - Thu - Hoả
+ Ngũ phương - ngũ đế: Đông - Tây - Nam - Bắc - Trung tâm
25
+ Ngũ phúc: Phúc - ộc- Thọ- Khang - Ninh (Nhiều con cháu- tiền tài nhiều - sống
lâu- gia dình an lành- sức khoẻ tốt; thường dùng thế cây 5 tán hay 1 bộ 5 cây)
+ Ngũ thường, ngũ luân: Nhân – L - Nghĩa - Trí/ Tri - Tín (quan hệ đồi thường quan
hệ trên dưới xã hội, hiếu nghĩa, tri thức kiến thức, tín nghĩa trong cuộc sống quan hệ)
* Số 7
Thể hiện mong uớc đối của con người đối với cuộc sống và xã hội
+ Thất hiền: 7 nhà hiền triết không màng đến công danh lợi lộc sống ở rừng Trúc lâm
(Kê khang, Nguy n Tịnh, Sơn đào, ương tú, ưu linh, Nguy n Hàm, Vương mậu)
+ Bảy điều r n:
- Dưỡng nội khí: Ít nói
- Dưỡng tinh khí: Kiêng sắc dục
- Dưỡng tạng khí: Kiêng nhổ nước bọt
- Giũ huyết khí: Ít n thức n cây nóng
- Giữ can khí: Không giận hờn
- Giữ vị khí: Không n uống quá độ
- Giữ tâm khí: Không lo nghĩ quá độ
* Số 9
Cửu phẩm: Thể hiện uớc mong gia đình dòng tộc được danh giá, có cuộc sống giàu
sang được cậy nhờ khi khó kh n" Một người làm quan cả họ được nhờ"
B. Câu hỏi và ài tập thực hành
I. Câu hỏi
- Kể tên các dáng, thế cây cảnh?
- iệt kê các dáng thế cơ bản của cây cảnh?
- iệt kê các quy ước thẩm mỹ đối với cây cảnh?
II. Thực hành
Nhận iết dáng thế và sự phân ố cành tán trên cây cảnh
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên thực hành việc nhận biết các dáng thế cơ bản và sự phân bố cành
tán trên cây cảnh
2. Yêu cầu
- Học viên nắm vững các dáng thế cơ bản của cây cảnh
- Biết cách phân tích sự phân bố cành tán
- Thực hiện tốt việc kể tên và phân tích sự bố trí của cành tán cây cảnh
3. Dụng cụ, vật tƣ
- Cây phôi, cây cảnh, vườn cây cảnh.
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng: 100% học viên biết cách gọi tên dáng thế của mỗi cây cảnh
26
và sự phân bố cành tán trên nó,
6. Nội dung thực hành
Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2. Thực hành phân biệt dán thế và sự phân bố cành tán trên cây cảnh
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất cây cảnh.Học viên quan sát các
vườn cây, lựa chọn, đánh giá và đưa ra kết quả.
- Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của
giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ n ng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên.
+ Đánh giá l a chọn các thao tác của từng nhóm.
C. Ghi nhớ
- Dáng là nhìn tổng thể bề ngoài của cây
- Thế được phát triển trên dáng cây và được chúng ta thổi hồn vào nó.
- Sự phân bố cành tán tùy thuộc vào từng dáng thế cây cụ thể.

27
Bài 2. Cắt tỉ tạo hình

Mã ài: MĐ 02-2
Thời gi n: 21 giờ
Mục tiêu
Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng:
- Xác định được các đặc điểm cần lưu ý khi cắt tỉa cây cảnh.
- Trình bày được quy trình các bước trong kỹ thuật cắt tỉa tạo hình cây cảnh đúng thời
vụ và các yêu cầu khác, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện cắt tỉa tạo hình dáng một số cây cảnh theo nguyên tắc tạo hình.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị trong quá trình cắt tỉa tạo hình dáng.
- Rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ, vệ sinh, an toàn lao động.
A. Nội dung
1. Những cơ sở để uốn nắn, cắt tỉ cây
1.1. Các tính hƣớng
- Trọng lực: Cây mọc các vách đá, than cành mọc buông xuống nhưng ngọn cây luôn
có xu hướng mọc hướng lên. Cây mọc nghiêng thì hầu hết hệ r phát triển mạnh ở hướng đối
diện. Đây là điểm lưu ý để bố trí thân cành, r cho phù hợp kiểu dáng cây.
- Hướng quang: Cây luôn có xu hướng ngả về nơi có nhiều ánh sáng. Từ đặc điểm này
khi tạo cảnh rừng cây, tiểu cảnh hay trồng cây ở non bộ thì các cành của cây bên ngoài
nghiêng ra như thân cây.
- Hướng dinh dưỡng: Thân, cành, r cây luôn hướng về phía có nhiều nước và dinh
dưỡng. ợi dụng tính hướng này để tạo bộ r chum hay nhử r ký sinh ở các cây đa, sanh,
si…
- ướng gió: Do tác động của gió, thân cây thường bị mọc nghiêng theo hướng gió. R
cây thường mọc trội hơn về phía gió để kháng lại lực nghiêng của thân cây. Vân dụng kiểu
dáng gió đùa.
1.2. Ƣu thế ngọn: Khi chồi ngọn phát triển thường ức chế khả n ng sinh trưở ng của
chồi nách. Vận dụng ưu thế này ta có thể tiến hành ngắt chồi ngọn để tạo bong tán, hay ngắt
đỉnh chồi sẽ làm than cành lùn và to ra.
1.3. Tăng trƣởng: Nhịp t ng trưởng của cây là biểu hiện cây lớn về kích thước, t ng
chiều cao, tạo hoa và quả… Vận dụng điều này để xác định thời gian để quấn dây uốn nắn,
quấn đúng thời điểm để tránh ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây.
2. Dụng cụ cắt tỉ cây cảnh
Mục đích chính của việc cắt tỉa là tạo hình dáng cho cây cảnh theo ý ta định. Tuy nhiên
các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự t ng trưởng của các phần trên mặt đất (khí
sinh), nhằm duy trì sự cân bằng với sự t ng trưởng của r . Khi cắt tỉa cây cảnh đòi hỏi bạn
phải lựa chọn những một số dụng cụ cần thiết để tiến hành cắt tỉa, dạng lưỡi nhỏ như kìm
bấm, tỉa những cành mọc sai hoặc cắt cành hoa mang vào sử dụng. Có dạng lưỡi dài như
một con dao để tỉa lá tạo dáng cho bonsai sau đây là một số thiết bị cắt tỉa điển hình:

28
2.1. Cƣ
Cưa sử dụng để cắt thân, ngọn có đường kính tương đối lớn hoặc để cắt các cành khô...

Hình 2.46. Một số loại cưa


2.2. Kéo
Tùy vị trí và mục đích cắt tỉa, chúng ta sử dụng các loại kéo cắt khác nhau:
a. Kéo cắt tỉa cây 24 "-32" - Thường sử dụng để cắt tỉa tán

b. Kéo cắt cành – Thường sử dụng để cắt cành, cắt chuyển thân...c,d. Kéo tia – Thường sử dụng để
cắt tỉa ngọn, tỉa lá, tỉa nhánh, tỉa r
Hình 2.47. Một số loại kéo

29
Hình 2.48. Các loại kìm cắt cây
2.3. Kìm
Sau khi sử dụng cưa cắt chuyển thân hay cần tạo vết chuyển nhịp uyển chuyển cho
cây, chúng ta sử dụng kìm.
3. Cắt tỉ tạo hình cho cây
Để có một cây dáng thế đẹp, ngay từ đầu chúng ta cần có kế hoạch dài lâu để thực hiện
uốn tỉa tạo hình cho cây. Trước hết chúng ta cần quan sát tổng thể cây một cách kỹ càng về:
oại cây, hướng mà dáng cây có vẻ đẹp nhất (mặt tiền), cấu trúc phân cành, hình dạng kích
thước lá... Sau đó cân nhắc và xây dựng nên dáng thế cuối cùng cần đạt được. Từ đó tiến
hành thực hiện uốn nắn cắt tỉa đã định.
Mỗi một cây đều có hình dáng nào đó song chưa rõ nét, cắt tỉa là việc tạo hình dáng
cho cây dáng thế, cắt tỉa làm giảm sự phát triển của bộ r , sự phát triển của cành lá.
3.1. Nguyên tắc chung khi cắt tạo hình dáng
- Quan sát tổng thể cây, chọn mặt tiền cho cây
- Hình dung cấu trúc cành theo hình dáng thân, tiến hành cắt ngắn các cành, tỉa bớt tán
lá làm thân lộ ra.
- Trước hết xác định nhánh nào cần phải bỏ, chất lượng của Bonsai phụ thuộc vào việc
này, dĩ nhiên là thế dáng đã gợi ý cho ta quan sát cây nguyên liệu. Nếu sai lầm, nhầm lẫn
trong việc này sẽ làm cây mất giá, biến cây có thế đẹp thành cây tầm thường.
Công việc cắt tỉa phải tuân theo nguyên tắc:
+ Nhánh to ở dưới, các nhánh nhỏ dần lên trên, nhánh để phải phân bố theo hình xoắn
ốc quanh thân, tạo tán lá thành khối chóp.
+ Cắt bỏ những nhánh ở vị trí không đẹp hoặc nhánh vô ích.
+ Hai nhánh mọc đối nhau phải cắt đi một, để cho các nhánh mọc xen nhau.
+ Bỏ các nhánh mọc chằng chịt làm cây rườm rà, nặng nề.
+ Cắt ngắn những cành nhánh lớn, quá dài.
+ Cắt những chồi mọc đứng từ cành để tạo dáng già nua cho cây. Vì cây già, cành cây
thường oằn xuống.
30
+ Không nên chọn các chồi mảnh mai làm đầu của các cành lớn, mất vẻ tự nhiên.
+ Cắt bỏ nhánh đã chết, đã héo trừ trường hợp nếu giữ nhánh đó sẽ t ng thêm vẻ đẹp,
vẻ già nua của cây.
+ Vết cắt phải ngọt, chéo và lõm vào thân để mặt cắt mau lành sẹo và tạo thành sẹo
trên thân.
3.2. Kỹ thuật cắt thân, ngọn
Việc cắt tỉa cây cảnh chúng ta nên bắt đầu từ thân chính của cây, nó quyết định Dáng –
Thế cây, trước khi cắt cần quan sát tỉ mỉ từ nhiều góc độ khác nhau.
Vì vậy, phải c n cứ vào hình dáng bên ngoài của thân cây cảnh, kết hợp với ý đồ sáng
tạo của mình, mà lựa chọn mặt ngắm đẹp nhất. Đồng thời phải xem xét tới quan hệ tương hỗ
giữa thân chính và các chạc cây, để quyết định thế phát triển của cây.
Trình tự cắt tỉa phải từ thân chính tới cành chính, rồi từ cành chính đến cành nhỏ (hình
2.49)

H. 2.49a. Cắt chuyển cây phôi thành cây dáng hoành H. 2.49b. Cắt chuyển cây phôi thành cây dáng xiên
Từ một cây nguyên liệu, tùy thuộc vào cách nhìn nhận của chúng ta, mà ta có thể tạo
thành cây cảnh có dáng thế khác nhau (hình 2.49)

Hình 2.50. Từ cây phôi có thể tạo cây dáng thế khác nhau
3.3. Kỹ thuật cắt cành

31
Hình 2.51. Cách bố trí cành tán
Cành chính là khung giá đỡ cơ bản của cây cảnh, nó cũng làm phong phú sự biến hóa
tạo hình chỉnh thể cây, vì thế sự phối hợp giữa nó với chạc mẹ bắt buộc phải phù hợp với
chỉnh thể để đạt được sự thống nhất hài hòa của toàn cây.
Cành tán thứ nhất thông thường ở vào vị trí 1/3 thân chính, khoảng cách giữa các cành
tán bên trên dày hơn khoảng cách cành bên dưới để đạt yêu cầu lùn hóa cây (hình 2.51)
Đối với những cành không phù hợp với tạo hình tổng thể như cành đan nhau, mọc
vòng, mọc gối, đối xứng và song song phải kịp thời cắt bỏ (hình 2.40).

Hình 2.52. Các cành nên cắt khi tạo hình


Đối với một số dáng thế cây cụ thể như: “kiểu gió lùa”; cành rủ; cành đối xứng ta nên
tận dụng các cành có sẵn không cắt bỏ chúng (hình 2.53).

32
Hình 2.53. Một số cành không cắt theo dáng thế cây
4. Cắt tỉ giữ dáng - tu ổ
Mục đích của việc cắt tỉa giữ dáng là tu bổ và hoàn thiện dáng thế đã định, đồng thời
tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt và góp phần làm cây lùn đi.
4 1 Tỉ thƣ
Trong quá trình sinh trưởng của cây cảnh, từ thân cây mọc ra nhiều cành nhánh không
hợp với ý đồ khi tạo thế cây, nó vừa phá vỡ hình tượng tổng thể vừa làm tiêu hao dinh
dưỡng của cây và ảnh hưởng tới chiếu sáng và thông gió của cây. Tỉa thưa chính là biện
pháp thường xuyên được sử dụng để giải quyết vấn đề này.
Chúng ta tiến hành tỉa thưa chính là muốn kịp thời cắt bỏ những cành thừa (hình 2.54),
công việc này được tiến hành suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.

Hình 2.54. Tỉa thưa giữ dáng thế cây


4.2. Tỉ ngọn
Chính là khi cắt tỉa chạc cây, tiến hành tỉa bớt một phần của chạc cây và giữ phần còn
lại theo nhu cầu tạo hình, việc cắt tỉa này giúp lùn hóa dáng cây, đồng thời khiến cành đan
xen, nhấp nhô, khúc khủy t ng tính nghệ thuật và sức truyền cảm cho cây cảnh.
Việc cắt tỉa tiến hành khi ngọn cây sinh trưởng tới độ cứng cáp dự định, cắt ngắn lại
(thông thường giữ lại 2-5cm chạc cây), đồng thời giữ lại ít hất hai chỗ đâm chồi.
33
Sau khi cắt tỉa, sau một thời gian nhất định, ngọn - cành mới phát triển, đợi khi cành
mới này phát triển cứng cáp nhất định chúng ta lại tiến hành cắt tỉa như trên, thông qua phân
tầng cắt tỉa một cành, hai cành, ba cành...,cành nhánh cây sẽ hình thành từ khô cứng biến
thành uốn lượn, tinh tế đạt được hiệu quả nghệ thuật (hình 2.55).

Hình 2.55. Cắt tỉa ngọn


Chú ý: Việc cắt tỉa cây cảnh rất cần sự kiên trì và nghị lực, vì mỗi cành sau khi cắt tỉa,
đợi nó cứng cáp tới mức độ yêu cầu cần một thời gian nhất định, đợi tới khi hoàn thiện việc
cắt tỉa này có thể là chuyện của vài n m hoặc mười mấy n m sau. Việc tỉa cành, nhánh tiến
hành trước khi cây đâm chồi để tránh tổn thất cành, yếu thân cây. Những cành to sau khi cắt
cần kịp thời dùng nhựa mủ để bịt vết cắt, giảm lượng nước bay hơi và vi khuẩn xâm nhập.
B. Câu hỏi và ài tập thực hành
I. Câu hỏi
- Nguyên tắc chung khi tạo hình cây cảnh?
- Trình bày kỹ thuật cắt thân, ngọn, cành tạo dáng (đưa vào thế)?
- Trình bày kỹ thuật cắt tỉa tu bổ (duy trì đúng thế đã chọn)?
II. Thực hành
Thực hành cắt tỉ tạo dáng và cắt tỉ tu ổ cho cây cảnh
1. Mục đích
- ướng dẫn học viên thực hành việc cắt tỉa tạo dáng thế cơ bản cho cây cảnh
- ướng dẫn học viên thực hành việc cắt tỉa tu bổ giữ dánh thế cho cây cảnh
2. Yêu cầu
- Học viên nắm vững các dáng thế cơ bản của cây cảnh
- Biết cách phân tích sự phân bố cành tán
- Nắm vững kỹ thuật cắt thân, ngọn tạo dáng thế
- Nắm vững kỹ thuật cắt cành, và cắt tu bổ giũ dáng thế cho cây cảnh
3. Dụng cụ, vật tƣ
- Các dụng cụ cắt tỉa: Cưa, kéo, kìn, dao
- Cây phôi, cây cảnh, vườn cây cảnh; Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ 5 người/nhóm.

34
5. Sản phẩm ứng dụng: 100% học viên biết phân tích được tình hình cây phôi và cắt
tỉa chúng đưa vào dáng thế cụ thể.
6. Nội dung thực hành
Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2. Thực hành đánh giá thực trạng cây
Bước 3. Thực hành cắt tỉa
Bước 4. Trình bày sản phẩm.
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất cây cảnh. ọc viên quan sát
các vườn cây, lựa chọn, đánh giá và cắt tỉa.
- Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của
giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ n ng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên.
+ Đánh giá lựa chọn các thao tác của từng nhóm.
C. Ghi nhớ
- Khi cắt tỉa thân, cành cần phân tích, đánh giá tỉ mỉ, cận thận đưa ra phương án tối ưu
nhất cho cây cảnh
- Khi cắt cành cần chú ý đến vị trí, kích thước của cành và sự phù hợp với dáng thế cây
cảnh.

35
Bài 3. Uốn, nắn tạo hình cho cây

Mã ài: MĐ 03-3
Thời gi n: 21 giờ
Mục tiêu
Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng:
- Trình bày được các kỹ thuật uốn, nắn tạo hình cho cây cảnh.
- Xác định được các loại dụng cụ, vật tư cần dùng trong quá trình uốn, nắn tạo hình
cho cây.
- Thực hiện được thao tác uốn, nắn tạo hình cho cây đúng kỹ thuật và phù hợp với từng
loài cây.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, vật tư, thiết bị trong quá trình uốn tạo hình cho cây
cảnh.
A. Nội dung củ ài
1. Dụng cụ vật tƣ dùng để uốn, nắn tạo hình cây cảnh
Việc uốn cành, tạo dáng cho cây cảnh là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người
chơi cây cảnh nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm cây
cảnh sẽ biết nên chọn thời điểm nào, cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác
động.
1.1. Uốn ằng dây đồng, dây kẽm
Có nhiều phương pháp uốn cành, hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn dây đồng.
ầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn. (hình
2.56).

Hình 2.56. Sử dụng dây đồng, kẽm để uốn cành cây cảnh
1.2. Dử dụng dây chằng xoắn
Sử dụng dây chằng xoắn để uốn các cành to và khó uốn vì phương pháp cuốn dây đối
với những trường hợp này gần như không thể thực hiện được. Dây chằng xoắn thường được
sử dụng là loại dây đồng mảnh có đường kí nh từ 1-1,5mm. Bạn có thể buộc đầu kia của dây
36
chằng vào các điểm neo khác nhau, chẳng hạn như một cành cây khác, hoặc một nhánh cây
gãy, hay là cái lỗ bên hông chậu, hoặc cũng có thể buộc vào một sợi r to nào đó, hay thậm
chí vào một cái móc, cái đinh vít được đóng vào thân cây. Điều lưu ý đầu tiên khi sử dụng
dây chằng để uốn cành là để ý đến phần đệm. Sợi dây mảnh sẽ cứa đứt thân cành nếu bạn
không đệm vào đó 1 miếng cao su (hình 2.57).

Hình 2.57. Sử dụng dây chằng xoắn để các cành to


Bạn dùng một thanh kim loại chắn ngay điểm giữa để xoắn dây. (Ở đây để hình được
rõ, chúng tôi không thể hiện phần đệm, nhưng bạn vẫn phải luôn chú ý đến vấn đề đó). ợi
thế của biện pháp này là hai phần dây ở hai bên xoắn vào nhau, do đó đoạn dây ngắn đi, và
kéo các cành cây lại với nhau với một lực rất mạnh. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn dùng để
uốn những cành cây cực kì "khó nắn", tốt hơn nhiều so với cách dùng tay. ơn nữa, đối với
những cành cây giòn hoặc có nguy cơ d bị nứt, bị gãy, dây chằng xoắn có thể giúp giữ
được chúng trong vòng nhiều tuần, giảm nguy cơ làm hỏng cành cây
1.3. Sử dụng nẹp uốn
Nguyên tắc uốn của dụng cụ này giống như phương pháp dùng dây chằng xoắn, chỉ
khác ở chỗ thay vì kéo cành cây cần uốn và điểm neo lại với nhau bằng cách xoắn sợi dây
chằng, thì bạn dùng 1 thanh kim loại để siết chặt 2 đầu của nẹp uốn lại (hình 2.58). Nẹp uốn
có ưu điểm là (nếu đủ dài), nó có thể kéo được cành cây nhiều hơn so với khoảng cách giới
hạn mà biện pháp dây chằng xoắn mang lại.
Tuy nhiên, nếu dùng trong khoảng không gian chật hẹp thì hơi bất tiện, và thậm chí
không thể áp dụng được cách làm này.

Hình 2.58. Nẹp uốn


1.4. Khó uốn cành
37
Khóa uốn cành (hình 2.59) là một loại dụng cụ bằng kim loại có hai r ng giúp kẹp chặt
cành cây, cho phép người dùng có thể tác động mạnh hơn đến cành, uốn chúng vào đúng vị
trí mà mình mong muốn (sau đó chúng ta sẽ buộc dây chằng vào vị trí đó).

Hình 2.59. Khóa uốn cành


1.5. Nẹp chân
Nẹp ba chân cũng là một dụng cụ để uốn các cành cứng (hình 2.60). Với hai chân bên
ngoài được móc vào cành, chân chính giữa từ từ (bằng cách điều khiển mức ren) sẽ uốn
cong cành cây.
Tuy nhiên dụng cụ uốn này ít được ưa chuộng vì nó rất d làm thương tổn đến thân
cây, ngay cả khi đã dùng miếng lót cao su. Thêm nữa, những cành cây khả dĩ dùng "nẹp ba
chân" được thì cũng có thể dùng dây quấn, dây chằng là những phương pháp thông dụng
hơn.

Hình 2.60. Sử dụng nẹp 3 chân để uốn cành


2. Kỹ thuật uốn nắn cây cảnh
2.3. Phƣơng pháp uộc dây
Chính là việc dùng những sợi dây mềm khác nhau để tiến hành đan, chằng, bóp chặt
thân cành, ép cành –thân uốn thành hình dạng mong muốn.
Đặc điểm của phương pháp này là ít làm tổn hại đến vỏ cây, tháo thuận tiện
Đối với các loại cây khác nhau, độ già non khác nhau thì chọn những điểm tiếp xúc lực
khác nhau.
Cây d uốn thì khoảng cách giữa các điểm tiếp xúc lực ngắn, độ cong nhỏ và ngược
lại.
Khi buộc, chọn loại dây phù hợp với độ cứng của cây, buộc dây vào phần gốc hoặc
38
phần chia nhánh, sau đó từ từ uốn thân cây hoặc cành tới độ cong mong muốn, rồi kéo chặt
đây và buộc dây (hình 2.61; 2.62)

Hình 2.61. Buộc dây để uốn cây

Hình 2.62. Sử dụng dây chằng để uốn cây


Sử dụng những sợ dây đồng, nhôm, thép với độ to nhỏ khác nhau, lợi dụng khả n ng
uốn dẻo của chúng để cuốn quanh thân cành cây khiến nó uốn thành hình dạng nhất định.
Đặc điểm của phương pháp này là thao tác thuận tiện, uốn nắn d dàng, tốc độ chỉnh hình
nhanh, nhưng tháo gỡ phiền phức và hay lưu lại vết trên thân cây.
Chọn loại dây có kích thước phù hợp với đường kính thân và độ cứng của cây, tránh
cây không bị tổn hại chúng ta có thể dùng vỏ cây đay, giấy bạc, vải thô làm lớp đệm bảo vệ
trước.
Khi quấn cây, trước tiên cố định một đầu dây kim loại ở phần gốc, sau đó men chặt vỏ
cây theo hình xoắn trôn ốc từ dưới lên trên ngọn, từ gốc nhánh ra ngọn nhánh, dần dần quấn
cong thân, cành cây (hình 2.63, 2.64 và 2.65).
* ưu ý khi quấn dây:
- Không tưới nước trước khi quấn và uốn ít nhất 10 giờ
- Không quấn dây uốn những cây non còn yếu, cây mới sang chậu, không thay chậu
những cây vừa uốn.
39
Hình 2.63. Cách quấn dây kim loại

A.Thân cong phải quấn theo kim đồng hồ; B. Thân cong trái quấn ngược kim đồng hồ
Hình 2.64. Chiều quấn dây kim loại

Hình 2.65. Quấn dây kép


- Cây lá rộng quấn vào thời kỳ sinh trưởng, cây lá kim (họ bách, thông) quấn vào thời
kỳ cây ngủ nghỉ (cuối thu đầu xuân quấn cho tùng bách)
40
- Quấn trực tiếp vào vỏ thân, tránh các chồi non, lá
- Để cây trong bóng râm ít nhất 1 tuần sau khi quấn và uốn nắn thân cành
- Với những cây có vỏ thân mềm thì nên bọc dây trong nylon rồi mới quấn

Hình 2.66. Cây cảnh được sử dụng dây nhôm để uốn


2.3. Phƣơng pháp dùng ke sắt
Khi tiến hành uốn cho những thân, cành khó tìm ra điểm tiếp xúc lực hợp lý thì chúng
ta xử dụng ke sắt để làm điểm trợ lực.
Quấn cố định ke sắt ở vị trì thích hợp trên thân, cành rồi tiến hành uốn cong kéo cây và
buộc dây (hình 2.67)

Hình 2.67. Sử dụng ke sắt để uốn cây


2.4. Phƣơng pháp kéo có gậy chống
Do phương pháp này là cố định điểm tiếp xúc lực hai đầu thân (cành) nên độ cong của
thân chịu ảnh hưởng bởi độ dài vòng cung, để đạt được độ uốn cung vòng lớn, có thể chọn
dùng phương pháp kéo có gậy chống (hình 2.68)
41
Hình 2.68. Kéo có gậy chống
2.5. Phƣơng pháp xuyên thấu trợ cong
Đối với những thân hoặc cành khá khô cứng, chúng ta dùng dao nhỏ nhọn xuyên chính
giữa thân (cành) theo chiều dọc, trên phần muốn uốn, sau đó cắt dọc xuống phần định uốn,
sau đó dùng vỏ cây (vỏ cây đay) bọc bảo vệ, dùng thừng hoặc dây kẽm quấn thân từ dưới
lên trên, cuối cùng chúng ta uốn thân và cố định dây (hình 2.69)

Hình 2.69. Xuyên thấu trợ cong


2.6. Phƣơng pháp cắt răng cƣ trợ cong

Hình 2.70. Cắt răng cưa trợ cong


Phương pháp này sử dụng khi uốn thân (cành) khá khô cứng, chúng ta dùng cưa hoặc
dao để tạo khoảng đứt trên thân. C n cứ vào kích thước và độ cứng thân cây mà xác định độ
sâu và số lượng vết cưa, điểm cưa đặt phía trong của phần uốn, khoảng cách đều nhau, phần
42
giữa có thể sâu hơn một chút. Sau khi uốn chúng ta cố định bằng dây và dùng vỏ cây đay
bọc toàn bộ phần r ng cưa (hình 2.70)
2.7. Phƣơng pháp xẽ rãnh
Dùng dao khắc xẻ một rãnh dọc trên phần thân muốn uốn cong, độ sâu của rãnh
khoảng 2/3 đường kính thân uốn, độ rộng không được quá lớn, Sau khi xẻ rãnh xong chúng
ta có thể đệm vỏ cây đay, sau đó dùng thừng vừa uốn cong vừa quấn quanh thân, cuối cùng
cố định điểm tiếp xúc (hình 2.71).

Hình 2.71. Phương pháp xẻ rãnh


B. Câu hỏi và ài tập thực hành
I. Câu hỏi
- Trình bày những cơ sở tính toán thời điểm thích hợp để uốn cây?
- Trình bày kỹ thuật uốn cây bằng dây chằng, dây kim loại?
- Trình kỹ thuật uốn cây bằng ke sắt, dùng dao trợ cong, xuyên thấu?
- Trình bày những nguyên tắc cơ bản để làm yếu cành cây trước khi uốn?
II. Thực hành
Thực hành kỹ thuật uốn cây cảnh
1. Mục đích: ướng dẫn học viên thực hành việc uốn nắn tạo dáng thế cho cây cảnh
2. Yêu cầu
- Học viên nắm vững các dáng thế cơ bản của cây cảnh
- Biết cách phân tích sự phân bố cành tán
- Nắm vững các kỹ thuật uốn khắc tạo dáng và tu bổ cây cảnh
3. Dụng cụ, vật tƣ
- Các dụng cụ uốn nắn: Dây chằng, dây kim loại, ke sắt, dao, cưa, nẹp
- Cây phôi, cây cảnh, vườn cây cảnh
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng: 100% học viên biết phân tích được tình hình cây phôi và uốn
43
nắn chúng đưa vào dáng thế cụ thể.
6. Nội dung thực hành
Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2. Thực hành đánh giá thực trạng cây
Bước 3. Thực hành uốn nắn
Bước 4. Trình bày sản phẩm.
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất cây cảnh. Học viên quan sát
các vườn cây, lựa chọn, đánh giá và cắt tỉa.
- Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của
giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ n ng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên.
+ Đánh giá lựa chọn các thao tác của từng nhóm.
C. Ghi nhớ
- Chọn đúng tời điểm thích hợp để uốn cây
- Chọn dụng cụ uốn phù hợp
- Uốn đần dần từng bước một, tỉ mỉ và kiên nhẫn

44
Hƣớng dẫn thực hiện ài tập ài thực hành
- Nguồn lực cần thiết: Vườn cây cảnh; Dụng cụ, nguyên vật liệu để thực hiện; Bảo hộ
lao động.
- Cách chức tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (5 người/nhóm)
- Tiêu chuẩn sản phẩm
+ Phân biệt được các dáng thế cây cảnh
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị trong cắt tỉa, uốn và ch m sóc cây cảnh đảm
bảo đúng yêu cầu kỹ thuật

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập


Bài 1. Các dáng thế cơ ản củ cây cảnh nghệ thuật
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kỹ n ng nhận biết các dáng thế cây cảnh cơ bản Theo dõi đánh giá mức độ chính xác
- Kỹ n ng phân tích sự phân bố cành tán trên cây
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác
cảnh
Bài 2. Cắt tỉ tạo hình cho cây
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kỹ n ng cắt tỉa thân, ngọn, cành tạo dáng Theo dõi đánh giá mức độ chính xác, tỉ mỉ
- Kỹ n ng cắt tỉa tu bổ (duy trì đúng thế đã
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác, tỉ mỉ
chọn)
Bài 3. Uốn nắn tạo hình cho cây
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kỹ n ng xác định thời điểm thích hợp để
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác
uốn cây
- Kỹ n ng uốn cây bằng dây Theo dõi đánh giá mức độ chính xác, tỉ mỉ
- Kỹ n ng khắc và uốn thân cây Theo dõi đánh giá mức độ chính xác, tỉ mỉ

Tài liệu th m khảo


Giáo trình Mô đun 02. Tạo hình cho cây cảnh; Giáo trình đào tạo Nghề Tạo dáng và
ch m sóc cây cảnh; Trình độ đào tạo sơ cấp. Theo Quyết định số 539/QĐ-BNN-TCCB ngày
11/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

45

You might also like