You are on page 1of 4

1.

Lịch sử làng nghề

Vùng làng nghề, địa danh và địa chí làng nghề.


Làng Thiết Úng tên Nôm là làng Ống, xa xưa là Xa Lập phường; trước Cách
mạng tháng Tám là một xã thuộc tổng Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh; nay là một thôn của xã Vân Hà, 1 trong 23 xã của huyện Đông Anh. Xã
gồm có 6 thôn là Cổ Châu, Hà Châu, Hà Khê, Thiết Bình, Vân Điềm và Thiết Úng.

Nguồn gốc hình thành


Theo các bậc tiền bối về nghề kể lại, vào thời nhà Nguyễn, những nghệ nhân của
thôn đã từng được triệu vào cung để tham gia xây dựng cung điện, lăng tẩm cho vua,
chúa. Nhờ sự tài tình, khéo léo của đôi bàn tay, nhiều nghệ nhân của làng nghề Thiết
Úng đã được triều đình ban sắc phong. Từ đó, làng Thiết Úng nổi tiếng với nghề chạm
khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống.

2. Con người (nghệ nhân)


Đến nay, cả làng có 95% hộ gia đình làm nghề, có 9 nghệ nhân được phong tặng
danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, trong đó 2 người được công nhận có bàn tay vàng, đặc
biệt nghệ nhân Nguyễn Kim được bầu làm đại biểu Quốc hội.
Thiết Ứng tự hào có những người con được phong danh hiệu nghệ nhân đó là cụ
Đào Văn Bồi, cụ Đồng Thế Hiển, cụ Đồng Văn Ngọc, cụ Đồng Văn Huy, ông Đỗ Văn
Mùi, ông Nguyễn Văn Lưu…

3. Các tác phẩm nổi tiếng

Năm 2019-2021, Hộ Kinh doanh Đỗ Văn Cường được UBND thành phố Hà
Nội đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận 05 sản phẩm OCOP 3 sao và 1 sản
phẩm điêu khắc Chúa sơn lâm OCOP 4 sao
4. Đặc điểm, quy trình sản xuất sản phẩm

Đặc điểm:
Nét độc đáo trong một tác phẩm của nghệ nhân nơi đây được thể hiện ở thần
thái, nghệ thuật của từng tác phẩm. Đó là ở khuôn mặt, vóc dáng và các chi tiết minh
họa, hay từ nụ cười, hai má hoặc đôi mắt... của từng pho tượng đều phải toát lên được
sự đồng bộ, hài hoà, mềm mại và sinh động. Từ những chi tiết nhỏ cũng phải được
điều khắc tinh xảo. Có như vậy mới tạo ra nét độc đáo, sinh động và đó mới chính là
nét nghệ thuật rất riêng của các nghệ nhân và những người thợ lành nghề làng mộc
Thiết Úng.
Quy trình, kĩ thuật
- Trước khi chạm khắc, chỉ vẽ phác 1 số nét cơ bản lên gỗ bằng phấn, gần như
không có mẫu nhất định mà nghệ nhân chỉ ngồi nghiền ngẫm, sau đó định hình đường
mẫu hay hoa văn, và rồi đặt hướng làm, bắt thế của gỗ.
- Khó nhất là tạo hình khối sao cho nó đi theo dáng, thế của khúc gỗ đó. Sau đó
là cân đo phần chân tay tỉ lệ của pho tượng. Những kĩ thuật đòi hỏi chuyển động nhẹ
nhàng: sử dụng đục sắc bén để đẩy bằng tay
1. Công đoạn đầu tiên là xử lý gỗ nguyên liệu. Trước tiên người thợ phải chọn
được loại gỗ đảm bảo độ bền, chắc, ít cong vênh, rạn nứt, thớ gỗ phải dẻo mịn. Gỗ
được chọn kỳ lưỡng, loại bỏ giác gỗ (đây là phần gỗ non phía ngoài cùng cây gỗ).
2. Sau đó, được luộc nhiều ngày để đảm bảo gỗ không bị cong vênh do thời tiết.
Công đoạn này phân chia những cây gỗ lớn thành các thanh gỗ phù hợp với từng loại
sản phẩm giống như người đầu bếp sơ chế nguyên liệu, giúp tiết kiệm nguyên liệu đầu
vào. Nếu không biết pha gỗ thì sản phẩm sẽ có chỗ thừa chỗ thiếu, ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm cuối cùng.
3. Những thanh gỗ sau khi được pha chế xong sẽ được những thợ đục, thợ khảm
tạo ra những bức tượng, hoa văn, hoạ tiết trang trí nghệ thuật. Với những thợ đục lành
nghề, mọi đường nét bức tượng, hay hoa văn, họa tiết như đã định hình sẵn trong đầu
người thợ; hình các nhân vật hay bức tranh điêu khắc cứ hiện dần lên theo từng nhát
chàng, nhát đục.
4. Sau khi sản phẩm cơ bản hoàn thành, người ta chuyển sang khâu làm sạch và
trang trí, gọi là khâu gọi hàng. Khâu này nhẹ nhàng hơn nhưng lại đòi hỏi độ tinh xảo
và khéo léo hơn, thường do phụ nữ đảm nhận. Người thợ gọt cũng đục mỏng hơn để
gọt nhẵn các chi tiết, chạm khắc những nét hoa văn tinh xảo để hòan thiện sản phẩm.
5. Tiếp đến là khâu làm bóng sản phẩm. Người thợ lăn sơn ta trên mặt gỗ để khô,
dùng đá cán cho phẳng, sau đó dùng trấu, lá ngái, lá chuối đanh bóng. Khi sản phẩm
hoàn thiện thì dùng sáp ong xoa một lớp mỏng chờ khô rồi lấy rẻ lau nhẹ cho đến khi
sản phẩm đạt được độ bóng cần thiết.

5. Tương lai - Hướng đi cho làng nghề


Hiện nay nhu cầu thị trường trang trí nội thất các sản phẩm từ gỗ ngày càng cao,
để đủ số lượng phục vụ người tiêu dùng, các sản phẩm thông dụng của nghệ nhân Đỗ
Văn Cường bắt đầu được áp dụng công nghệ cao để sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên,
vẫn đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ của từng sản phẩm.
Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, sản phẩm của làng nghề
Thiết Úng được quảng bá và xuất sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc.
Do lượng hàng xuất khẩu được nhiều nên một số hộ gia đình, công ty đã từng bước
đưa các công nghệ cao vào sản xuất đồ gỗ, như: máy đục, máy hạ nền qua máy vi tính.

6. Tính Nguyên mẫu và biểu tượng của làng nghề


Phù điêu gà chọi
Bộ tứ bình 4 mùa, dựa trên các tích cổ.
Sen mùa thu, làm thành phong cảnh đồng quê,.. đề tài đa dạng.
Các sản phẩm bàn ghế tự sáng tạo.

7. Nguồn:
1. https://sodulich.hanoi.gov.vn/diem-den/diem-den-du-lich-lang-nghe/lang-
nghe-go-my-nghe-thiet-ung54026.html
2. https://nongthonmoihanoi.gov.vn/Backend/data/document/72491623-
ruotsanphamocop2021_12423-3cuoidein.pdf
3.
https://www.youtube.com/watch?v=rpnK13flxio
4. https://langngheviet.com.vn/lang-nghe-go-my-nghe-thiet-ung-to-chuc-le-hoi-
dau-xuan-21940.html
5. https://hanoionline.vn/do-go-my-nghe-thiet-ung-ngay-06-02-2023-
153807.htm
6.
https://nhandan.vn/chuyen-giu-nghe-o-thiet-ung-post472912.html

8. Nguồn ảnh:
https://drive.google.com/drive/folders/
1rzL8x2bIpODe5MJVfskGYw7bcE6nXA_5

You might also like